THỰC TRẠNG về CHÍNH SÁCH cổ tức của các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

24 2.8K 19
THỰC TRẠNG về CHÍNH SÁCH cổ tức của các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI THUYẾT TRÌNH Đề tài: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Trần Thị Thùy Linh Nhóm thực hiện : Nhóm 2 Lớp : Ngân Hàng Ngày 2 Khóa : 21 Hệ : Cao Học Niên khóa: 2011 – 2013 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 - LỚP NGÂN HÀNG NGÀY 2 – K21 STT Họ Tên Ngày sinh Nơi sinh Ký tên Ghi chú 1 MAI THỊ THƯƠNG HIỀN 2 MAI XUÂN DŨNG 02/04/1987 Thanh Hóa 3 NGUYỄN THỊ HỒNG HIỆP 4 NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG 5 PHẠM THANH TRUYỀN 6 PHÓ BẢO THƯ 7 TRẦN VÕ HOÀI NHẬT ĐIỀN 8 TRƯƠNG MỸ XUÂN PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1. Các qua điểm về chính sách cổ tức 1.1. Chính sách cổ tức trong một thị trường vốn hoàn hảo - Quan điểm chính sách cổ tức không liên quan đến giá trị công ty của Merton Miller và Franco Modigliani (M&M dividend irrelevance proposition). Theo Merton Miller và Franco Modigliani (1961), thì trong một thị trường hoàn hảo (không thuế, không chi phí phát hành, chi phí giao dịch chứng khoán và chi phí thông tin), chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị vốn cổ phần của cổ đông. Giả định bản của quan điểm này là các quyết định đầu tư của công ty không chịu ảnh hưởng của chính sách cổ tức. Khi đó chính sách đầu tư của công ty là điều quan trọng nhất vì nó quyết định dòng thu nhập trong tương lai của công ty và do vậy, quyết định giá trị của công ty. Còn việc dòng thu nhập đó được phân chia giữa cổ tức và thu nhập giữ lại như thế nào không quan trọng. Tuy nhiên, nếu ta so sánh quan điểm này với tình hình thực tế của thị trường chứng khoán (TTCK) thì thể thấy sự mâu thuẫn. Thực tế là việc tăng cổ tức thường được coi là một thông tin tốt dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu, và ngược lại khi các công ty giảm hoặc không trả cổ tức nữa thì giá cổ phiếu sẽ sụt giảm. Nếu quả thực chính sách cổ tức không quan trọng thì tại sao lại những phản ứng như vậy trên thị trường? - Quan điểm coi chính sách cổ tức là tín hiệu dự báo sự phát triển của công ty (Dividend signaling hypothesis). Theo nghiên cứu của Bhattachar (1979) và Miller và Rock (1985) thì các nhà đầu tư không phản ứng với chính sách cổ tức mà với các thông tin chứa đựng bên trong chính sách cổ tức. Việc tăng cổ tức thể là một tín hiệu cho rằng các nhà quản trị công ty rất lạc quan về dòng thu nhập trong tương lai của công ty. Vì thông thường các công ty rất ngại cắt giảm cổ tức nên họ chỉ quyết định tăng cổ tức nếu tin rằng thể duy trì mức cổ tức cao đó trong tương lai. Do vậy mà tăng cổ tức sẽ dẫn đến giá cổ phiếu tăng. Nhưng chính tín hiệu lạc quan - dòng thu nhập cao trong tương lai - chứ không phải là phương tiện truyền đạt tín hiệu - cổ tức tăng - làm cho giá cổ phiếu tăng lên. Như vậy, theo các nhà nghiên cứu này thì chính sách cổ tức chứa đựng thông tin và thể được coi là một tín hiệu về khả năng phát triển trong tương lai của công ty. Tuy nhiên quan điểm này chỉ ý nghĩa khi thoả mãn hai điều kiện: Thứ nhất, các nhà đầu tư coi trọng thông tin này; Thứ hai, cổ tức là một tín hiệu về triển vọng phát triển của công ty và là một tín hiệu đáng tin cậy hơn các tín hiệu khác. Quan điểm này cho rằng cả hai điều kiện trên đều tồn tại. Các nhà đầu tư luôn quan tâm đến chính sách cổ tứccổ tức là một trong hai nguồn thu nhập chính của họ. Còn mức độ tin cậy cao của chính sách cổ tức khi đóng vai trò là tín hiệu về khả năng tăng trưởng của công ty là hoàn toàn thể lý giải được. Vì thực tế, nếu công ty tuyên bố tăng cổ tức mà không đủ thu nhập để trả thì sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài hoặc phải hy sinh các khoản đầu tư trong tương lai. Vì thế, tăng cổ tức là một tín hiệu độ tin cậy cao hơn và ràng buộc trách nhiệm của nhà quản lý công ty nhiều hơn các tín hiệu khác. Tuy nhiên, trong thực tế thì hầu như tất cả các công ty đều cố gắng duy trì mức cổ tức ổn định. Do vậy nên chính sách cổ tức không còn thực sự là một tín hiệu lạc quan về tương lai nữa. Các nhà đầu tư bắt đầu xem xét tới các yếu tố bên ngoài cổ tức như nguồn thu nhập bằng tiền mặt mà công ty thể dùng để trả cổ tức. Nếu công ty trả mức cổ tức cao hơn nguồn tiền mặt này thì giá cổ phiếu trên thị trường của công ty sẽ giảm, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư vào việc mức cổ tức đó không thể duy trì lâu dài. Một thực tế nữa làm cho quan điểm này giảm giá trị là sự phổ biến của các công cụ phân tích như máy tính, các nguồn dữ liệu giá rẻ và các phần mềm phân tích đã cung cấp cho các nhà phân tích nhiều thông tin đáng tin cậy hơn về hoạt động và triển vọng phát triển của các công ty phát hành chứng khoán. Mặc dù quan điểm này vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng một điểm mà các nhà đầu tư đều nhận thấy rõ ràng, đó là việc cắt giảm cổ tức nói chung sẽ gây ra phản ứng tiêu cực trên TTCK. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào kỳ vọng của các nhà đầu tư. Chẳng hạn như khi IBM công bố giảm 55% cổ tức vào ngày 26/1/1993 thì giá cổ phiếu IBM lại tăng nhẹ, điều này là do việc giảm cổ tức đã được dự đoán và phản ánh vào giá cổ phiếu từ trước đó. Giá cổ phiếu IBM đã giảm mạnh từ trước đó một tháng, khi IBM tuyên bố rằng công ty đang cân nhắc về việc cắt giảm cổ tức. Cũng trường hợp mức cổ tức tăng nhưng không cao như dự kiến làm cho giá cổ phiếu giảm vì các nhà đầu tư cho rằng dòng thu nhập trong tương lai của công ty sẽ thấp hơn mong đợi. 1.2. Chính sách cổ tức trong một thị trường vốn không hoàn hảo Quan điểm của Miller và Modigliani dựa trên giả định một thị trường vốn hoàn hảo. Trong thực tế, cổ tức và lãi vốn đều bị đánh thuế, việc phát hành và giao dịch chứng khoán đều phải chịu chi phí và sự bất đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý công ty và người đầu tư. Liệu trong một thị trường vốn không hoàn hảo như vậy, thì nhà đầu tư bàng quan với chính sách cổ tức của công ty hay không? Sau đây là một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về các tác động này: Thứ nhất, tác động của thuế: Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong một thế giới không thuế thì các nhà đầu tư sẽ bàng quan với việc nhận cổ tức hay lãi vốn. Nhưng trong thực tế, thu nhập từ cổ tức bị đánh thuế cao hơn nhiều so với thu nhập từ lãi vốn. Vì thế sẽ rất logic khi rút ra kết luận là các nhà đầu tư thể không thích nhận cổ tức. Điều này sẽ được phản ánh trong giá cổ phiếu. Những yếu tố khác không đổi, giá cổ phiếu của các công ty trả cổ tức sẽ thấp hơn giá cổ phiếu của các công ty giữ lại thu nhập để tái đầu tư. Tuy nhiên nếu xét trong thực tế thì phần lớn các công ty của Mỹ dành từ 40% đến 50% thu nhập để trả cổ tức. Như vậy thì, mặc dù việc trả cổ tức xét trên khía cạnh thuế là không lợi cho cổ đông nhưng phải những lý do nào đó khiến các công ty vẫn quyết định làm việc này. Theo nghiên cứu của Black và Scholes (1974), khi các công ty quyết định trả cổ tức thì điều đó chứng tỏ việc trả cổ tức mang lại một số lợi ích cho cổ đông. Các lợi ích đó bao gồm: Việc trả cổ tức lợi cho những cổ đông đang cần thu nhập và tránh cho họ khỏi việc phải bán cổ phiếu và chịu phí môi giới; Giúp các cổ đông đánh giá được rủi ro của công ty, nhất là khi công ty do trả mức cổ tức cao phải huy động vốn từ bên ngoài. Khi đó các cổ đông sẽ hội được xem xét các điều khoản mà công ty thỏa thuận khi huy động vốn. Điều này sẽ phần nào làm giảm sự bất đối xứng về thông tin giữa nhà quản lý công ty và các cổ đông. Black và Scholes còn phát triển quan điểm của mình hơn nữa. Họ chia các nhà đầu tư làm ba nhóm: Nhóm một là những người thích cổ tức; Nhóm hai là những người bàng quan với cổ tức; Nhóm ba là những người không thích cổ tức. Các cổ phiếu trả cổ tức cao sẽ thu hút những người thích cổ tức, chẳng hạn như các nhà đầu tư tổ chức ở Mỹ, vì họ chỉ phải chịu thuế đối với 30% cổ tức nhận được từ một công ty khác, hoặc thu hút những nhà đầu tư cá nhân mức thuế thu nhập thấp. Ngược lại những cổ phiếu trả cổ tức thấp sẽ thu hút những người không thích cổ tức, ví dụ như các nhà đầu tư cá nhân phải chịu mức thuế thu nhập cao. Khi công ty chọn một chính sách cổ tức nhất định, công ty sẽ thu hút một nhóm nhà đầu tư nhất định. Khi thay đổi chính sách cổ tức thì công ty đó sẽ thu hút một nhóm nhà đầu tư khác. Giả sử 40% các nhà đầu tư thích cổ tức cao, nhưng chỉ 20% các công ty trả mức cổ tức cao. Khi đó các công ty trả mức cổ tức cao sẽ không đáp ứng được cầu và giá cổ phiếu của họ sẽ tăng. Kết quả là các công ty mức cổ tức thấp sẽ chuyển sang trả mức cổ tức cao, và đến khi nào số công ty trả cổ tức cao chiếm 40%, thì thị trường cổ tức cân bằng và lúc này chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nữa. Thứ hai, tác động của chi phí phát hành và sự pha loãng quyền sở hữu: Việc trả mức cổ tức cao cũng nghĩa là công ty phải huy động vốn từ bên ngoài khi cần vốn đầu tư. Khi đó công ty phải chịu chi phí phát hành và sự pha loãng quyền sở hữu (khi phát hành thêm cổ phiếu). Những chi phí này thể khiến công ty không muốn trả mức cổ tức cao. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách cổ tức 2.1 Các hạn chế pháp lý ngăn cấm cổ tức làm suy yếu vốn Khi ấn định chính sách cổ tức của mình thì doanh nghiệp đều phải cân nhắc các hạn chế về mặt pháp lý như: - Hạn chế suy yếu vốn: tứcdoanh nghiệp không thể dung vốn (gồm mệnh giá cổ phầ thường và thặng dư vốn) để chi trả cổ tức. - Hạn chế lợi nhuận ròng: tứccổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và thời gian qua, nhằm ngăn cản các chủ sở hữu thường rút vốn đầu tư ban đầu và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp. - Hạn chế về khả năng thanh toán: tức là không chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (nợ nhiều hơn tài sản), nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của chủ nợ đối với tài sản của doah nghiệp. 2.2 Các khoản giới hạn trong hợp đồng trái phiếu công ty và các thỏa thuận tài trợ khác Các điều khoản hạn chế này thể giới hạn tổng mức cổ tức của một doanh nghiệp thể chi trả. Hoặc yêu cầu về quỹ dự trữ thanh toán nợ đôi khi cũng hạn chế việc chi trả cổ tức. hoặc nếu vốn luân chuyển (tài sản lưu động trừ nợ ngắn hạn) hay tỷ lệ nợ hiện hành không cao hơn một mức nhất định nào đó, thì doanh nghiệp không thể chi trả cổ tức. 2.3 Các ảnh hưởng của thuế Khi quyết định chi trả cổ tức, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệch giữa thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức. ngoài ra, thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành), còn thu nhập lãi vốn thể hoãn đến các năm sau. 2.4 Nhu cầu thanh khoản Chi trả cổ tức là dòng tiền ra đi; vì vậy, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp phụ thuộc vào các tài sản tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt. 2.5 Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn Doanh nghiệp lớn, uy tín, dễ tiếp cận với thị trường tín dụng và các nguồn vốn bên ngoài thì càng khả năng chi trả cổ tức bởi khả năng thanh khoản linh hoạt và tận dụng các hội đầu tư. Ngược lại với các doanh nghiệp nhỏ, chỉ vốn cổ phần, khó tiếp cận vốn bên ngoài thì khi hội đầu tư mới thuận lợi, thường việc chi trả cổ tức không nhất quán với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp. 2.6 Tính ổn định của lợi nhuận Một doanh nghiêp lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn một doanh nghiệp thu nhập không ổn định. 2.7 Các hội tăng trưởng vốn Thông thường, các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường nhu cầu để tài trợ các hội đầu tư hấp dẫn. vì vậy họ thường giữ lại phần lớn lợi nhuận và tránh bán cổ phần mới ra công chúng, vừa tốn kém, vừa bất tiện. 2.8 Lạm pháp Trong môi trường lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hoa không đủ thay thế tài sản đã cũ kỹ, lạc hậu; hơn nữa nhu cầu vốn luân chuyển, số dư tiền mặt giao dịch của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do đó, doanh nghiệp cần phải giữ lại lợi nhuận nhiuều hơn. 2.9 Ưu tiên của cổ đông (hiệu ứng khách hàng) Một doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông thì ban điều hành thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông (tức là mục tiêu, sơ thích của cổ đông). Còn doanh nghiệp số lượng cổ đông lớn, rộng rãi thì không thể tính đến ưu tiên cảu cổ đông khi quyết định chi tar cổ tức mà chỉ thể xem xét các yếu tố hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chínhcác yếu tố liên quan khác. “hiệu ứng khách hàng” cho thấy các nhà đầu tư sẽ chọn công ty chính sách cổ tức phù hợp với mục tiêu của mình 2.10 Bảo vệ chống loãng giá Việc quyết định giữ lại lợi nhuận, chi trả cổ tức thể còn phụ thuộc vào các quyết định tài trợ, cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. Rủi ro loãng giá, tức quyền lợi của chủ sở hữu theo phần trăm bị loãng, xuất hiện khi doanh nghiệp phát hành cổ phần mới vì thể cổ đông không mua hoặc không thể mua theo tỷ lệ tương ứng. vì vậy cso một vài doanh nghiệp lựa chọn chi tar cổ tức thấp để tránh rủi ro loãng giá. Ngoài ra, trong thực tế, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách cổ tức như: cấu trúc cổ đông, hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp, khả năng tạo lợi nhuận, đặc điểm phát triển của doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng,… PHẦN II: THỰC TRẠNG CHI TRẢ CỔ TỨC TẠI VIỆT NAM 1. Sơ lược các hình thức chi trả cổ tứccác doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng : Thông thường, 3 phương thức chi trả cổ tức bản là: • cổ tức bằng tiền mặt; • cổ tức bằng cổ phiếu; • cổ tức bằng tài sản Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu thưởng.  Đặc điểm của cổ tức trả bằng tiền mặt Cổ tức tiền mặt được trả tính trên sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm trên mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của công ty. Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là làm giảm vốn cổ phần cổ đông nhưng giá trị doanh nghiệp vẫn không đổi. Cổ tức tiền mặt làm chuyển giao giá trị kinh tế từ công ty sang cho các cổ đông thay vì công ty sử dụng tiền đó cho hoạt động của mình.Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một sự giảm mạnh trong giá cổ phần của công ty một lượng đúng bằng cổ tức được chia. Chia cổ tức bằng tiền mặt sẽ tạo ra sự an toàn hơn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ những hạn chế: + Vốn tích luỹ bị giảm về mặt tương đối do dùng lượng tiền mặt để phân phối cho các cổ đông. Như chúng ta đã biết lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được chia thành hai phần:  Một phần được giữ lại để đầu tư cho các dự án trong tương lai của doanh nghiệp.  Một phần được dùng để chia cổ tức cho các cổ đông. những trường hợp, doanh nghiệp không chia cổ tức mà để dành cho việc tái đầu tư. Cũng những trường hợp ngược lại, tất cả lợi nhuận đều được dùng để chia cổ tức. Nói tóm lại, khi doanh nghiệp dùng một phần lớn lợi nhuận của mình để phân phối cho các cổ đông sẽ làm cho vốn tích lũy tức lợi nhuận giữ lại bị giảm. + Tốc độ đầu tư các dự án mới sẽ bị ảnh hưởng (về số lượng dự án cần triển khai ngay). Nếu doanh nghiệp dùng phần lớn lợi nhuận của mình để trả cổ tức cho các cổ đông mà không đặc biệt quan tâm đến việc tái đầu tư thì tất nhiên, doanh nghiệp sẽ phải gặp khó khăn trong việc huy động vốn cho các dự án đầu tư mới điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các dự án mới. + thể tăng các khoản vay ngân hàng và như vậy tổng số tiền lãi vay phải trả tăng lên, làm giảm lợi nhuận sau thuế. Khi các doanh nghiệp sử dụng nợ vay vào hoạt động kinh doanh thể làm gia tăng hoặc giảm sút tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ vì lãi tiền vay phải trả cho tổ chức tín dụng tài chính hoặc trái phiếu là chi phí sử dụng vốn mang tính cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. + thể làm tăng rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn. Các doanh nghiệp này khi cần vốn để tài trợ cho hoạt động của mình sẽ phải tìm đến các nguồn vốn vay chi phí cao hơn. Việc sử dụng vốn vay sẽ tạo ra hiệu ứng đòn bẩy tài chính. Mức độ hiệu ứng của đòn bẩy tài chính được thể hiện ở hệ số nợ: Công ty hệ số nợ cao thì hệ số đòn bẩy tài chính cao và ngược lại. + Làm giảm việc tích luỹ nguồn vốn lưu động + Ngoài ra, việc chia cổ tức bằng tiền mặt ngày càng cao như vậy sẽ tạo ra áp lực lớn đối với Ban quản lý của công ty trong việc duy trì tỷ lệ cổ tức đó tránh việc cắt giảm trong những năm tới.  Đặc điểm cổ tức trả bằng cổ phiếu Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp đưa ra thêm những cổ phiếu của doanh nghiệp theo tỷ lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Bản chất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu: Chia cổ tức bằng cổ phiếu là một nghiệp vụ làm tăng số lượng cổ phiếu, chứ không làm gia tăng giá trị vốn cổ phần. Nói cách khác, về phương diện hạch toán kế toán, đó là một bút toán chuyển từ tài khoản thặng dư vốn sang vốn điều lệ của bảng cân đối kế toán một công ty. Khi thưởng cổ phiếu cho cổ đông, doanh nghiệp thường sử dụng dùng nguồn hình thành từ vốn thặng dư (số tiền chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ) và lợi nhuận tích lũy lại qua các năm (giống như khi trả cổ tức bằng cổ phiếu) để chuyển thành vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc vốn điều lệ tăng lên nhưng giá trị của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên bởi nguồn thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại bị giảm đi tương ứng. Điều đó cho thấy rằng, giá trị tài sản của mỗi cổ đông cũng không hề tăng lên, mặc dù số lượng cổ phiếu trong tài khoản của mình tăng lên. Việc doanh nghiệp công bố thưởng cổ phiếu cho cổ đông chính là dùng tài sản của cổ đông thưởng cho chính các cổ đông đó. Mà doanh nghiệpcủa các cổ đông. Nên, nhìn từ góc độ cổ đông thì đó là việc "tự thưởng", bớt một phần tài sản của mình để thưởng lại cho mình. Tại sao các doanh nghiệp lại chọn chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu? nhiều lý do để doanh nghiệp quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu, sau đây xin trình bày 3 lý do chính:  doanh nghiệp chia thưởng nhằm hỗ trợ cổ đông không phải chịu thuếthu nhập cá nhân.  Nhưng cũng những doanh nghiệp chọn hình thức này để tăng vốn điều lệ, từ đó tăng năng lực tài chính hội tiếp cận khoản vay lớn hơn để thực hiện các dự án lớn  Trong chừng mực nào đó, việc phát hành cổ phiếu thưởng giống như doanh nghiệp chia nhỏ cổ phần để giá mỗi cổ phiếu sau khi chia nhỏ sẽ giảm xuống, tạo tính thanh khoản trên thị trường. Đặc biệt là đối với những cổ phiếu thị giá cao, việc chia tách sẽ gia tăng tính thanh khoản do giá cổ phiếu đã được điều chỉnh giảm theo tỷ lệ chia thưởng. Ngoài ra, việc chia cổ phiếu thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu như là một cách để doanh nghiệp tránh bị mang tiếng trả cổ tức tiền mặt cực kỳ cao. Chính vì những mục đích trêncác doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Chính điều này tạo ra một số bất cập trong phương pháp phân phối lợi nhuận này. 2. Thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây: Tính đến ngày 22/6/2012, tại 2 sàn chứng khoán đã tới 95% công ty niêm yết tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên 2012. Nhiều tranh cãi, bức xúc cao trào hơn năm ngoái, trong đó, nóng nhất là chuyện chi trả cổ tức năm 2011 với những thất vọng, vui buồn và lo lắng. Khi đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư kỳ vọng vào 2 nguồn lợi nhuận: cổ tức và lợi nhuận chênh lệch từ việc mua đi bán lại cổ phiếu. Tuy nhiên do thị trường chứng khoán suy giảm, giá cổ phiếu phần lớn giảm 30%-70% từ đầu năm năm 2011 đến giữa tháng 6/2012, khoản lợi nhuận từ chênh lệch giá hoàn toàn không có. Điều này khiến chuyện chi trả cổ tức nóng hơn rất nhiều so với các năm trước. Tại các đại hội đồng cổ đông 2012, hàng nghìn cổ đông của các công ty thua lỗ phải ngậm ngùi biểu quyết thông qua tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2011 là 0% hoặc chỉ 3-5%. Theo thống kê, năm 2011, cả hai sàn khoảng 120 công ty thua lỗ, kể cả môt loạt các đại gia như SJS (lỗ 71 tỷ đồng, so với mức lãi 457 tỷ đồng trong năm 2010), TLH (lỗ ròng hơn 40 tỷ đồng), NVT (lỗ ròng 70,3 tỷ đồng), VSP (lỗ 535 tỷ đồng), HLA (lỗ 19,5 tỷ đồng), THV (lỗ198 tỷ đồng), chưa kể đến nhiều công ty chỉ lãi vài trăm triệu đồng. Lỗ nặng hoặc lãi không đáng kể, các doanh nghiệp này không tiền để trả cổ tức. Một loạt doanh nghiệp liên tục xin lùi ngày chi trả cổ tức năm 2010, công ty lần lữa xin khất nợ tới 3,4 lần với lý do chưa thu xếp được nguồn tiền, còn cổ tức năm 2011, thì vẫn chưa có. Công ty cổ phần Sông Đà 4 (SD4) khất cổ tức 2 tháng. Đầu năm 2012, Công ty cổ phần Sông Đà 9.06 (S96) thông báo thay đổi lần thứ 2 thời gian thanh toán cổ tức năm 2010 (ngày chốt ban đầu là 12/8/2011) đến tận 29/6/2012. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN) cũng quyết định trả cổ tức năm 2010 đến hết 30/6/2012. Ngoài chuyện nóng nhất là công ty không tiền chia cổ tức, nhiều công ty niêm yết đã buộc phải điều chỉnh giảm cổ tức trong năm. Điển hình là Licogi 16 (mã LCG, HOSE) đã bất ngờ thay đổi tỷ lệ cổ tức từ 15% xuống còn 5% tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2012. Các cổ đông của Petroland (mã PTL-HOSE) cũng nhận được một bất ngờ lớn khi lợi nhuận sau kiểm toán 2011 tăng hơn gấp đôi từ 48,5 tỷ đồng lên 128 tỷ đồng, trong khi điều chỉnh giảm lợi nhuận 2010 từ 156,8 tỷ đồng xuống vỏn vẹn còn 0,5 tỷ đồng. Do vậy, tỷ lệ chia cổ tức năm [...]... phí tài chính tăng cao và lợi nhuận giảm 3 Thực trạng chi trả cổ tức của các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1 Vài nét về thị trường bất động sản Việt Nam Sau cơn bão tài chính quốc tế, thị trường bất động sản Việt Nam đã lâm vào tình trạng thiếu vốn từ cuối năm 2008, và tình trạng này thường trực từ đó cho đến nay Diễn biến thị trường bất động sản Việt Nam từ cuối... cứu mối quan hệ giữa cổ tức được chia và giá trị thị trường của các công ty thuộc nhóm “ngành xây dựng và bất động sản Việt Nam được niêm yết trên thị trường chứng khoán Phân tích tác động cụ thể của từng yếu tố: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu, Thu nhập giữ lại trên mỗi cổ phiếu, Trượt giá thị trường cổ phiếu đến giá trị thị trường của các công ty ngành xây dựng và bất động sản tại Việt Nam 1.1.2 Giả thiết... nhận về nền kinh tế của Việt Nam nói chung, doanh nghiệp niêm yết nói riêng Thị trường vẫn được đánh đồng với thị trường niêm yết cổ phiếu của các công ty ngành bất động sản, tài chính, chứng khoán, ngân hàng Đó là lý do khiến nhà đầu tư cái nhìn khá bi quan về chứng khoán khi các doanh nghiệp ngành bất động sản, chứng khoán trở nên khó khăn - TTCK ảm đạm, nhà đầu tư thua lỗ thì đòi hỏi tất cả các. .. động vốn cổ phần ; - Duy trì chia cổ tức ở mức bình thường trong khi doanh nghiệp không đủ nguồn lợi nhuận để trả cổ tức nhằm che giấu những khó khăn - Chia cổ tức cao hoặc ở mức không hợp lý không bảo đảm tình hình tài chính lành mạnh PHẦN 3: THỰC NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI VIỆT NAM 1 Tác động của chính sách cổ tức lên giá trị thị trường của doanh nghiệp 1.1 Sơ lược về nghiên cứu: 1.1.1 Mục tiêu... sách của cổ phiếu, tỷ suất cổ tức dần bắt đầu đi vào ổn định hơn thì việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt lại gia tăng, tuy nhiên nhóm công ty ngành bất động sản, cà phê, thủy sản hầu như không chia cổ tức bằng tiền hoặc giữ tỷ lệ cổ tức rất thấp Đối với các doanh nghiệp trong nhóm trên, việc chia cổ tức thực hiện chủ yếu là chia cổ phiếu, cách chia cổ tức không xuất phát dòng tiền ra - Đa số các doanh nghiệp. .. trường chiếm ưu thế hơn chính sách cổ tức Kết luận: Cổ tức tiền mặt được chia của từng cổ phiếu trong năm xem xét ( DPS ) và giá cổ phiếu trước ngày thông báo chi trả cổ tức tiền mặt (MPS) ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm thông báo chia cổ tức tiền mặt ( MPS1) Lợi nhuận giữ lại của từng cổ phiếu trong năm xem xét không ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm... http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc /Doanh- nghiep/TTGDCKHCM/2012/07/HHS_ngay-dang-ky-cuoi-cung-tra-co-tuc -nam- 2011-bang-co-phieu/ 5 http://pvc.vn/vn/Tin-tuc/tin-kinh-te/Kinh-te-nhung-thang-dau -nam- 2012-Nua-mungnua-lo.aspx 6 Bài dự thi Nhà Kinh Tế Trẻ năm 2011 “ Phân tích chính sách cổ tức và tác động của nó đến giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 7 R Azhagaiah & Sabari... kê dữ liệu các DN thực hiện chia cổ tức từ đầu năm đến nay, một lần nữa cho thấy thực trạng khó khăn tài chính của nhóm DN ngành bất động sản, DN ngành cà phê, thủy sản Các DN thuộc nhóm ngành này hầu như không chia cổ tức bằng tiền hoặc giữ tỷ lệ cổ tức rất thấp Đối với các DN trong nhóm trên, việc chia cổ tức thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2012 chủ yếu là chia cổ phiếu, cách chia cổ tức không xuất... động của TTCK do: + TTCK mới ra đời đã bị khủng hoảng và nhà đầu tư mất niềm tin ; + Việc xuất hiện hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu diễn ra không nhiều và hầu hết các doanh nghiệp lại áp dụng chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao 1 số doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ rất cao : - Nhìn chung trong thời kỳ này, các doanh nghiệp cổ phần vẫn duy trì mức cổ tức từ 12%30% năm ; Các doanh nghiệp. .. cực đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản Do đó, thị trường bất động sản trong thời gian tới được dự báo là sẽ tiếp tục khó khăn, chưa thể sôi động ngay được Những doanh nghiệp không cân đối được dòng tiền để trả nợ và duy trì sản xuất thì thể dẫn đến phá sản 3.2 Thực trạng chi trả cổ tức của các công ty bất động sản Việt Nam 3.2.1 Chính sách cổ tức từ 1994 – 2000 : . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI THUYẾT TRÌNH Đề tài: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1. Các qua điểm về chính sách cổ tức 1.1. Chính sách cổ tức trong một thị trường vốn hoàn hảo - Quan điểm chính sách cổ tức không liên

Ngày đăng: 08/01/2014, 11:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Chính sách cổ tức trong một thị trường vốn hoàn hảo

  • 1.2.  Chính sách cổ tức trong một thị trường vốn không hoàn hảo

  • 1. Tác động của chính sách cổ tức lên giá trị thị trường của doanh nghiệp.

    • 1.1. Sơ lược về nghiên cứu:

      • 1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

      • 1.1.2. Giả thiết nghiên cứu:

      • 1.1.3. Nguồn dữ liệu:

      • 1.1.4. Thiết kế mẫu:

      • 1.1.5. Thời gian của nghiên cứu:

      • 1.2. Mô hình nghiên cứu:

      • 1.3. Phân tích và kết quả

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan