Thảo luận quản trị rủi ro

12 1.1K 4
Thảo luận quản trị rủi ro

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thảo luận quản trị rủi ro: Câu 1: Phân tích các tác động của rủi ro ngoại hối đến: Sự bất ổn của hoạt động doanh nghiệp, sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp và giá trị của doanh nghiệp ? * Khái niệm: Rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh khi tỷ giá biến động làm sụt giảm lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp và trong hoạt động xuất nhập khẩu.Những rủi ro này có thể phát sinh trong tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ của ngân hàng như: Cho vay, huy động vốn bằng ngoại tệ, Mua bán ngoại tệ, đầu tư chứng khoán bằng ngoại tệ,… Trong trạng thái “trường” và “đoản” đều có thể gặp rủi ro hối đoái khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi. Rủi ro ngoại hối có ảnh hưởng mạnh mẽ và chi phối đến hoạt động, khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Nó tác động đến sự bất ổn hoạt động của doanh nghiệp, sự tự chủ tài chính và đến giá trị của doanh nghiệp. Cụ thể là: Thứ nhất, rủi ro ngoại hối tác động về sự bất ổn của hoạt động doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp ổn định và hiệu quả qua sự vận động của các dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp của các chỉ tiêu NPV, IRR. Hoạt động của doanh nghiệp đều có mục tiêu và chiến lược kinh doanh riêng và để mục tiêu ấy thành hiện thực thì doanh nghiệp cần có sự hoạch định tài chính và lựa chọn phương án, dự án dự án đầu tư chính xác và phù hợp với khả năng tài chính của mình.vì đó là quyết định đầu tư dài hạn, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư lớn trong khoảng thời gian dài, mỗi quyết định đầu tư đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài, nó chi phối quy mô kinh doanh, trình độ trang thiết bị, công nghệ và từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong tương lai của doanh nghiệp. Bởi vậy, hoạt động ổn định và sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư ngày hôm nay. Thứ hai, rủi ro ngoại hối tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Sự tự chủ về tài chính thể hiện qua hệ số vố chủ sở hữu (H E ) và hệ số đảm bảo nợ. *Hệ số vốn chủ sở hữu: H E = VCSH / ∑ NV * Hệ số đảm bảo nợ =VSCH / ∑ Nợ Ý nghĩa: 1 đồng vốn vay được đảm bảo từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Sự tự chủ về tài chính hay liên tưởng đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện qua lợi nhuận tái đầu tư, tăng cổ phiếu công ty và vốn góp của các thành viên. - Khi doanh nghiệp hoạt động bất ổn, lợi nhuận kỳ vọng thu được sẽ sụt giảm. Khi đó, để cứu doanh nghiệp các nhà quản trị cần đi vay vốn để đảm bảo hoạt động, làm cho hệ số nợ tăng lên, kéo theo là sự phụ thuộc vào bên ngoài của doanh nghiệp cũng tăng lên. Từ đó làm cho hệ số vốn chủ thay đổi. -Tăng cổ phiếu công ty bằng việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để huy động thêm vốn, bên cạnh tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu nhưng lại pha loãng quyền kiểm soát, lợi ích của các cổ đông hiện hữu,sự tự chủ về tài chính giảm. - Vốn góp của các thành viên: tăng thêm vốn chủ sở hữu nhưng cổ đông tăng, chia sẽ quyền lợi và quyền kiểm soát công ty. Thứ ba, rủi ro ngoại hối tác động đến giá trị của doanh nghiệp.Thể hiện qua các chỉ tiêu : 1. Khả năng thanh toán: - Khả năng thanh toán ngắn hạn = TSNH/ NNH Khả năng thanh toán ngắn hạn từ 1 đến 2 là bình thường, dưới 1 là mất khả năng thanh toán. - Khả năng thanh toán nhanh = ( TSNH – HTK –TSNH ≠ ) / NNH Khả năng thanh toán nhanh từ 0.5 đến 1 là bình thường, dưới 0.5 là khó khăn trong thanh toán. - Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền / NNH Khả năng thanh toán tức thời từ 0.1 đến 0.5 là bình thường. 2. Cơ cấu nguồn vốn - tài sản: - Hệ số nợ : H v = NPT / ∑ NV - Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = NPT / VCSH - Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn / Nợ dài hạn + VCSH 3. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: - Vòng quay VLĐ = DTT / VLĐ bq - Vòng quay HTK = GVHB / HTK bq - Vòng quay các khoản phải thu = DTT / Các khoản phải thu bq - Vòng quay các khoản phải trả = GVHB / Các khoản phải trả bq 4. Khả năng sinh lời: - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng TS ( ROA) = LNST / ∑ TS - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH ( ROE) = LNST / VCSH - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( ROS) = LNST / DT Ngoài ra giá trị của doanh nghiệp còn thể hiện qua giá cổ phiếu. Khi công ty có lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai cao thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp càng thấp, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và sự tin cậy của đối tác cho doanh nghiệp tăng lên, dẫn đến sức hấp dẫn đầu tư vào doanh nghiệp cũng tăng lên. Câu 2: Trình bày ưu và nhược điểm của các hợp đồng phái sinh ? * Phái sinh là được sinh ra và thừa hưởng giá trị từ công cụ tài chính gốc hay công cụ tài chính chính thức như cổ phiếu trái phiếu,… bản thân nó không có giá trị nội tại. Nó phụ thuộc vào giá cả của công cụ tài chính chính thức. Có 4 loại hợp đồng phái sinh cơ bản sau: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. 1. Hợp đồng kỳ hạn: *Khái niệm: Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày ký kết hợp đồng. * Mục đích là phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách cố định thu nhập và chi phí trong tương lai. * Chủ thể: Doanh nghiệp XNK, công ty Đa quốc gia, NĐT trên thị trường quốc tế, hệ thống NHTM. * Thời hạn: Bội số của 30 ngày (≤ 6 tháng ). Hiệu lực nhất là hợp đồng dưới 3 tháng. * Tỷ giá kỳ hạn: được xác định tại hiện tại nhưng được thực hiện trong tương lai. Ưu điểm: - Phòng ngừa rủi ro tỷ giá - Có thể sử dụng để đầu cơ, tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá. Nhược điểm: - Yêu cầu phải ký quỹ, thế chấp tài sản. - Hợp đồng bắt buộc thực hiện khi đến hạn. - Hợp đồng có rủi ro tương đối cao khi tỷ giá biến động với dự đoán của NĐT khi đến hạn. - Hợp đồng không được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp, không chuyển giao được cho bên thứ 3. 2. Hợp đồng hoán đổi: * Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng giao dịch hối đoái, bao gồm đồng thời 2 giao dịch: Giao dịch mua và giao dịch bán cùng 1 số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của 2 giao dịch là khác nhau với tỷ giá của 2 giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi là trường hợp đặc biệt của hợp đồng kỳ hạn, nó khắc phục nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn. * Thời hạn: 3 ngày đến 6 tháng ( Việt Nam) * Điều kiện thực hiện: 6 ĐK - Phải có giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh. - Phải chứng minh được nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp. - Mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại ngân hàng. - Phải ký quỹ tại ngân hàng, không vượt quá 5% giá trị HĐ. - Phải trả phí giao dịch theo quy định - Phải ký kết hợp đồng hoán đổi với ngân hàng. * Ngày thanh toán: - Ngày hiệu lực: Ngày ký hợp đồng hoán đổi, thực hiện tỷ giá trao ngay. - Ngày thanh toán: Ngày thực hiện hợp đồng kỳ hạn với tỷ giá kỳ hạn. => Ưu điểm: - Hợp đồng hoán đổi khắc phục nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là đáp ứng nhu cầu giao dịch ở cả hiện tại và trong tương lai của nhà đầu tư. - Phòng ngừa rủi ro tỷ giá và có thể dùng để đầu cơ. Nhược điểm: - Hợp đồng bắt buộc khi đến hạn - Hợp đồng không được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp. - Phải trả phí giao dịch hoán đổi. - Phải ký quỹ không vượt quá 5% giá trị hợp đồng. - Phải mở tài khoản và ký hợp đồng hoán đổi với ngân hàng. 3. Hợp đồng tương lai ( giao sau): * Khái niệm: Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá được ấn định tại thời điểm ký kết hợp đồng và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong trong tương lai tại Sở giao dịch. * Đặc điểm: - Chuẩn hóa về: Loại ngoại tệ (ngoại tệ mạnh), số lượng ngoại tệ, thời hạn thanh toán (ngày thứ 4, tuần thứ 3 của các tháng 3, 6, 9, 12). - Mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá và sử dụng để đầu cơ. Nhưng đầu cơ là nhiều hơn cả. Ưu điểm: - Hợp đồng tương lai phòng ngừa rủi ro tỷ giá và sử dụng để đầu cơ, tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá. - Hợp đồng tương lai có quy mô nhỏ có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nên thu hút được nhà đầu tư. - Hợp đồng được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp, có khả năng chuyển đổi cho bên thứ 3,không nhất thiết phải chờ đến ngày đáo hạn. Nhược điểm: - Phải ký quỹ tối thiểu 4% giá trị hợp đồng. - Hợp đồng chuẩn hóa về loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ và ngày thanh toán nên không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. - Hợp đồng bắt buộc thực hiện khi đến hạn. 4. Hợp đồng quyền chọn: * Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc thực hiện mua hoặc bán 1 số lượng ngoại tệ (công cụ tài chính khác) với tỷ giá và thời điểm xác định. - Phí quyền chọn là giá mua hợp đồng mà người mua phải trả cho người bán, là khoản bù đắp rủi ro mà người bán gánh chịu cho người mua, là mức lỗ tối đa khi thực hiện hợp đồng. Ưu điểm: - Hợp đồng quyền chọn sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá. - Giới hạn được mức lãi lỗ cho nhà đầu tư. - Nhà đầu tư thực hiện hợp đồng khi có lợi cho nhà đầu tư, linh hoạt và chủ động hơn. Nhược điểm: - Mất phí quyền chọn dù có thực hiện hợp đồng hay không. Câu 3: Đánh giá mức độ thực hiện các công cụ tài chính phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian gần đây? Tại Việt Nam các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị trường cách đây hơn 10 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ- NHNN7 ngày 25/2/1999. Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Các giao dịch quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. Nhìn chung, mức độ phát triển của các công cụ tài chính phái sinh ở nước ta vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay việc thực hiện các hợp đồng phái sinh của khách hàng Việt Nam chủ yếu thực hiện qua môi giới nước ngoài và tham gia các thị trường ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa biết hoặc chưa quen sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, các hợp đồng phái sinh khá phức tạp nên doanh nghiệp ngại sử dụng. Hàng lanh pháp lý cho thị trường phái sinh ở Việt Nam hầu như chưa có. Các ngân hàng sử dụng CCPS tùy thuộc vào chiến lược quản trị rủi ro, chiến lược đầu tư, cơ cấu khách hàng của từng ngân hàng cụ thể: VCB và SHB trong năm 2008 bắt đầu quan tâm CCPS với mục đích quản trị rủi ro, tăng lên trong 2009 và có xu hướng giảm năm 2010. Ngân hàng ACB thì sử dụng CCPS nhiều, trong giai đoạn khủng hoảng 2008 - 2009 thì có xu hướng giảm vì các khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn nên việc thực hiện hợp đồng là giảm sút.Trong gđ 2006 – 2008 CCPS là kỳ hạn và hoán đổi có xu hướng tăng, 2008 – 2009 lại có xu hướng giảm. Cũng trong gđ này quyền chọn xuất hiện và tăng mạnh. Đầu 2010 thì giá trị HĐ quyền chọn đã lớn hơn kỳ hạn và hoán đổi.Đầu 2011, quyền chọn và kỳ hạn đã thay thế hoàn toàn hoán đổi, quyền chọn được các nhà đầu tư ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.Chỉ riêng năm 2009, ACB sử dụng HĐ tương lai, vì nó quy chuẩn nên hạn chế nhà đầu tư tham gia. Nhìn chung gđ 2007 – 2008 các GD của CCPS diễn ra trên thị trường trong nước, còn gđ 2009- 2010 có xu hướng chuyển sang nước ngoài để giao dịch. Bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì sau hơn 10 năm quy định và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát triển các công cụ này tại Việt Nam. Một số hạn chế về sự phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại NHTM Việt Nam trong thời gian qua như: - Các giao dịch mua bán ngoại tệ tại NHTM Việt Nam chủ yếu là giao dịch giao ngay. - Số lượng NHTM Việt Nam triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn quá ít dẫn đến doanh số thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ chiếm tỷ trọng thấp, chưa đến 10%. - Các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đã triển khai tại một số NHTM Việt Nam chưa phong phú, chưa đa dạng, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối với khách hàng, vì vậy số lượng khách hàng tham gia còn khá khiêm tốn. - Hoạt động mua bán ngoại tệ nói chung và thực hiện công cụ tài chính phái sinh chủ yếu tập trung tại hội sở chính của từng hệ thống NHTM Việt Nam và một số chi nhánh lớn của NH. - Phần lớn các NHTM chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức để triển khai có hiệu quả các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. - Phần lớn các NHTM chưa chuẩn bị nguồn lực, hệ thống công nghệ để triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. - Một số NHTM triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ thiếu sự kiểm soát dẫn đến tổn thất lớn cho NH. Điển hình là sự kiện kinh doanh ngoại tệ tại một NHTM Việt Nam theo kết quả của Thanh tra NHNN, đến ngày 31/12/2004 kinh doanh ngoại tệ lỗ của NH này lên tới 499,8 tỷ đồng, riêng quý IV/2004 chiếm 98,9% số lỗ nói trên (447,6 tỷ đồng). Trong số này, hoạt động kinh doanh đồng EUR và USD lỗ tới 28,3 triệu USD. Đặc biệt, liên tiếp trong những ngày cuối năm 2004, có 10 giao dịch mua ngoại tệ lên tới 30 triệu EUR/giao dịch. Rủi ro chủ yếu từ rủi ro hoạt động, trong đó lỗ chủ yếu xuất phát từ các giao dịch không phải do cán bộ phòng kinh doanh ngoại tệ thực hiện mà do lãnh đạo không trực tiếp kinh doanh hoặc chỉ đạo cho nhân viên giao dịch thực hiện, giao dịch vượt quá hạn mức quy định. Các báo cáo trạng thái ngoại tệ của NH này gửi về NHNN cũng không phản ánh chính xác thực tế trạng thái của NH. - Các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và công cụ tài chính phái sinh chậm thay đổi, chưa tương thích với thay đổi của thị trường. Chẳng hạn như Quyết định số 1820/NHNN-QLNH ban hành ngày 18/3/2009 trong đó quyền chọn chỉ được thực hiện giữa ngoại tệ và ngoại tệ, không được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và VND, chưa có quy định ràng về kế toán đối với DN về phí quyền chọn sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập DN, quy định về tỷ giá của NHNN vẫn còn tạo sự chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá trên thị trường. Biện pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển các công cụ tài chỉnh phái sinh tiền tệ tại các NHTM Việt Nam Những kết quả và hạn chế nêu trên tuy chưa thể phản ánh hết được toàn cảnh “bức tranh” về hoạt động kinh doanh tiền tệ và sự phát triển của công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các NHTM Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề xuất một số biện pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các NHTM Việt Nam. * Về phía NHTM - Đối với NHTM đã triển khai thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ cần phát triển hơn nữa về chiều rộng và chiều sâu các công cụ này bằng cách chuẩn bị các điều kiện để không chỉ hội sở mà các chi nhánh NH có thể thực hiện các giao dịch này với khách hàng. - NHTM cần tăng cường hội thảo, tư vấn khách hàng theo chuyên đề về những lợi ích mang lại của công cụ tài chính phái sinh tiền tệ để mở rộng khách hàng áp dụng. NHTM cần tư vấn cho DN phân tích, đánh giá nhiều yếu tố để có quyết định về mặt tài chính thông qua các sản phẩm phái sinh vì việc lựa chọn các sản phẩm phái sinh một mặt mang lại lợi ích cho DN, nhưng DN cần phải hiểu biết về sản phẩm và có biện pháp bảo hiểm rủi ro đi kèm. - NHTM cần nghiên cứu các sản phẩm, công cụ tài chính phái sinh tiền tệ của các NH trên thế giới, của chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam các NHTM thế mạnh về hoạt động này (VCB, Eximbank ) để áp dụng phù hợp đối với NHTM mới triển khai công cụ này. - Tăng cường hoạt động phân tích, dự báo, giám sát rủi ro thông qua hệ thống hạn mức để giới hạn mức lỗ, ghi nhận kế toán, hạn chế tổn thất cho NH do thực hiện các giao dịch phái sinh. - Đối với NHTM chưa thực hiện công cụ tài chính phái sinh, cần chuẩn bị nguồn lực, cơ cấu tổ chức, nghiên cứu kinh nghiệm của các NH khác để khi đủ điều kiện có thể triển khai có lộ trình từ thí điểm đến mở rộng, góp phần đáp ứng nhu cầu khách hàng, đa dạng hóa nghiệp vụ và nâng cao thu nhập NH. * Về phía Hiệp hội NH và NHNN, Bộ Tài chính Hiệp hội NH cần kết hợp với các cơ sở đào tạo (học viện, đại học ) làm cầu nối tổ chức các hội thảo, đào tạo chuyên đề giữa NH và DN để phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ từ sự hiểu biết, từ lợi ích mang lại để tạo sự quan tâm áp dụng các công cụ này. - Hiệp hội NH cần là cầu nối tiếp nhận, tập hợp các ý kiến, kiến nghị từ NHTM và DN liên quan đến công cụ tài chính phái sinh tiền tệ để tư vấn với các cơ quan quản lý sửa đổi quy định phù hợp, góp phần tạo điều kiện áp dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ hiệu quả. - Tạp chí chuyên ngành nên có phần dành riêng giới thiệu các sản phẩm mới, các sản phẩm phái sinh tiền tệ đã được triển khai, phát [...]... doanh tiền tệ, công cụ tài chính phái sinh tiền tệ theo xu hướng hội nhập quốc tế phù hợp điều kiện môi trường Việt Nam trong từng thời kỳ - NHNN cần tăng cường giám sát rủi ro từ xa qua hệ thống thông tin báo cáo của các NHTM và kiểm tra tại chỗ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn rủi ro kinh doanh tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam - Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành chuẩn mực liên quan... phát triển tại Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro rất lớn, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh các thị trường tài chính luôn dao động mạnh Sẽ đến lúc nhu cầu tự thân của doanh nghiệp là phải dùng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và bảo hiểm hoạt động sản xuất-kinh doanh Để làm được điều đó đòi hỏi sự phối hợp của Chính... các Ngân hàng và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các công cụ này tại Việt Nam Câu 4: Thực trạng doanh nghiệp XNK Việt Nam sử dụng công cụ tài chính phái sinh trên thị trường ngoại hối trong thời gian gần đây? . Thảo luận quản trị rủi ro: Câu 1: Phân tích các tác động của rủi ro ngoại hối đến: Sự bất ổn của hoạt động. lược quản trị rủi ro, chiến lược đầu tư, cơ cấu khách hàng của từng ngân hàng cụ thể: VCB và SHB trong năm 2008 bắt đầu quan tâm CCPS với mục đích quản trị

Ngày đăng: 08/01/2014, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan