Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam

150 6.7K 30
Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Miền núi phía Bắc là khu vực định cư lâu đời và đông đúc của nhiều dân tộc thiểu số. Cùng với dân tộc Việt, ngay từ những buổi đầu dựng nước, các dân tộc thiểu số đã tham gia tích cực vào việc xây dựng các truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình tạo lập, phát triển cuộc sống, các dân tộc nơi đây đã sáng tạo ra nền văn hóa, văn học truyền thống có giá trị. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có những đóng góp quan trọng đối với văn học dân gian Việt Nam nói chung trong đó đặc biệt phải nói đến truyện kể dân gian - bộ phận đã sớm được sưu tầm và hiện còn lưu giữ một nguồn tác phẩm dày dặn. Truyện kể dân gian là sự phản chiếu chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu và sáng tạo của quần chúng nhân dân thông qua những câu chuyện giàu sức tưởng tượng, giàu yếu tố kỳ ảo. Truyện kể dân gian là bộ phận bao gồm nhiều thể loại hơn cả trong các loại hình văn học dân gian. Đây cũng là bộ phận văn học có khả năng phản ánh chân thực, đa dạng nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống hiện thực, qua đó, phản ánh suy nghĩ, quan niệm và khát vọng của đồng bào các dân tộc. Truyện kể dân gian còn là bộ phận văn học dân gian gắn bó máu thịt với văn hóa dân gian, là nơi tích tụ nhiều tầng lớp lịch sử, văn hóa, bản sắc của các dân tộc thiểu số. Có thể khẳng định, cùng với đồng bào dân tộc ở những nhóm ngôn ngữ, vùng miền khác, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã sáng tạo nên những sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc, độc đáo phản ánh đời sống xã hội, quan niệm, tâm tư, tình cảm, khát vọng cộng đồng. Công tác sưu tầm, biên soạn về văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong đó có truyện kể dân gian đã được nhiều tác giả quan tâm từ những năm 64 của thế kỷ XX. Từ đó đến nay, nhiều tuyển tập truyện cổ dân gian đã được xuất bản gắn với tên tuổi các nhà sưu tầm, biên soạn tiêu biểu như Lê Trung Vũ, Hoàng Quyết, Hoàng Thao, Triều Ân, Cầm Cường…và một số nhóm tác giả của các viện nghiên cứu như Viện Văn học, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian. Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy những thành tựu nghiên cứu về bộ phận văn học dân gian đặc sắc này còn khiêm tốn, ít ỏi hơn rất nhiều so với sự tồn tại phong phú của chúng. Nhất là việc xem xét khám phá các thể loại truyện kể trong mối quan hệ qua lại với nhau, 1 trong mối quan hệ với đời sống tín ngưỡng, với lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa tộc người vẫn còn bỏ ngỏ. Đây là khoảng đất trống gợi mở cho những người nghiên cứu muốn tiếp tục góp sức nghiên cứu, tìm ra vẻ đẹp và giá trị trong những câu chuyện lung linh nhiều sắc màu. Bản thân những người nghiên cứu chúng tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại khu vực miền núi phía Bắc, có cơ hội được tiếp xúc và tiếp nhận một số giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, do đó, chúng tôi có những điều kiện thuận lợi nhất định khi nghiên cứu vấn đề này. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy ý nghĩa sâu sắc của công việc mà chúng tôi đã và đang tiến hành. Chúng tôi có điều kiện hiểu sâu hơn về một bộ phận văn học dân gian các dân tộc thiểu số, có cơ sở chỉ ra và lý giải một số nét đặc sắc trong truyện kể dân gian các dân tộc nơi đây, từ đó, góp phần giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn học quý báu vốn còn ẩn sâu chưa được biết đến. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát, thống kê, phân tích các thể loại, nhóm truyện, type truyện thuộc bộ phận truyện kể dân gian các dân tộc thiểu sốmiền núi phía Bắc nhằm dựng lại diện mạo của bộ phận đặc sắc này. - Chỉ ra mối liên hệ giữa các thể loại truyện kể và một số nét đặc trưng trong truyện kể của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. - Tìm hiểu sâu và hệ thống hóa về mối quan hệ giữa đời sống tín ngưỡng dân gian, thế giới quan, nhân sinh quan và bản sắc văn hóa với quá trình sáng tạo, phản ánh và lưu truyền truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trên cơ sở tìm hiểu khái quát về khu vực miền núi phía Bắccác dân tộc thiểu số cộng cư ở khu vực này, một số vấn đề lý thuyết như lý thuyết thể loại, một số khái niệm công cụ như khái niệm truyện kể dân gian, type và motif, luận án tiến hành khảo sát, phân tích ba thể loại truyện kể dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích qua các nhóm truyện, type truyện và hệ thống motif. 2 - So sánh và chỉ ra những tương đồng, khác biệt trong mỗi thể loại giữa các dân tộc trong khu vực, sự tương đồng và khác biệt giữa truyện kể khu vực này với dân tộc Việt và một số dân tộc thiểu số ở khu vực khác. - Phân tích mối quan hệ giữa các thể loại truyện kể với đời sống tín ngưỡng, nghi lễ, giữa các thể loại truyện kể với nhau, chỉ ra nét đặc trưng trong truyện kể của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tập hợp truyện kể được khảo sát chủ yếu trên những tổng tập, tuyển tập, hợp tuyển truyện kể, truyện cổ của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, cập nhật những tập truyện được sưu tầm và xuất bản gần đây. Ngoài ra, chúng tôi sẽ sử dụng thêm nguồn tư liệu điền dã chưa được xuất bản của một số tác giả và nhóm tác giả công bố trong một số luận văn, luận án. - Chúng tôi cũng hướng tới tìm hiểu một số hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, phong tục trong đời sống có liên quan đến truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án khảo sát, nghiên cứu ba thể loại tiêu biểu của truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. Chúng tôi xác định giới hạn miền núi phía Bắc bao gồm hai tiểu vùng miền núi Đông Bắc miền núi Tây Bắc (không tính một số tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ), đồng thời phân định với khu vực miền Trung và Nam Bộ. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp sau: + Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khảo sát, thống kê, phân loại các thể loại, nhóm truyện, type truyện dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc để có những số liệu, tỉ lệ làm cơ sở triển khai các nội dung của luận án. 3 + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích nội dung phản ánh, hình thức biểu hiện, các motif tiêu biểu của các nhóm truyện, type truyện dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. + Phương pháp so sánh – loại hình: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành so sánh một số nhóm truyện, type truyện, motif của các dân tộc khu vực này với truyện kể dân tộc Việt và một số dân tộc thiểu số ở khu vực khác, qua đó, phát hiện ra những tương đồng cũng như những khác biệt giữa các dân tộc. + Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi kết hợp phương pháp nghiên cứu của các ngành dân tộc học, sử học, văn hóa học để có những lý giải, khám phá mới về các nhóm truyện, type truyện, motif đặc thù của các dân tộc, cũng là thấy được giá trị ẩn sâu bên trong của kho tàng truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 5. Đóng góp mới của luận án Qua quá trình tập hợp, khảo sát, nghiên cứu nguồn tư liệu phong phú, luận án sẽ có những đóng góp sau: . Là công trình khảo sát một cách hệ thống diện mạo truyện kể dân gian các dân tộc thiểu sốmiền núi phía Bắc Việt Nam theo thể loại, type truyện và hệ thống motif. - Chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của truyện kể dân gian khu vực miền núi phía Bắc trong cái nhìn đối sánh với truyện kể của các dân tộc khác ở các vùng miền khác. Chỉ ra mối quan hệ giữa truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với đời sống tín ngưỡng và bản sắc văn hóa của các dân tộc. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của luận án được chia làm bốn chương: Chương 1: Tổng quan về khu vực miền núi phía Bắc và việc nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Chương 2: Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 4 Chương 3: Truyện cổ tích các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Chương 4: Mối quan hệ và nét đặc trưng của truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Truyện kể dân gian nói chung là sản phẩm văn hóa tinh thần sớm được hình thành từ trong đời sống lao động và sinh hoạt của các dân tộc. Truyện kể dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác tạo nên sức sống lâu dài, bền bỉ. Các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là một bộ phận cư dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vì thế điều kiện sinh sống tự nhiên, đời sống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục có những tương đồng và không ít khác biệt so với các dân tộc thiểu số ở khu vực khác. Chính những yếu tố này có tác động quan trọng và góp phần tạo nên bản sắc cũng như sức sống, sức lưu truyện của truyện kể dân gian nói riêng, văn học dân gian nói chung. Do đó, trước khi đi vào nghiên cứu cụ thể kho truyện kể phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, chúng tôi thấy cần thiết phải trình bày khái lược những nội dung có ý nghĩa cơ sở, nền tảng liên quan như không gian địa - văn hóa khu vực miền núi phía Bắc trong đó các dân tộc thiểu số là chủ nhân trung tâm, khái quát về văn học dân gian, diện mạo và tư liệu truyện kể dân gian các dân tộc nơi đây cùng với khái niệm và phương pháp nghiên cứu truyện kể theo type và motif. 1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội khu vực miền núi phía Bắc 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Theo các nhà địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế, miền núi phía Bắc là khu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, hiểm trở, được phân chia một cách tự nhiên thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đông Bắc là vùng có nhiều núi cao, cao nguyên xen với những thung lũng- cánh đồng lòng chảo, những dòng sông dài và nhiều danh lam thắng cảnh. Đông Bắc nổi tiếng với những ngọn núi cao như Tây Côn Lĩnh, Ngân Sơn, Mẫu Sơn…với những cao nguyên nằm ở biên giới Việt - Trung như cao nguyên Bắc Hà, Quản Bạ, Đồng Văn…Bên cạnh đó, vùng Đông Bắc còn chứa cả những thung lũng với những cánh đồng bằng phẳng như Nước Hai, Lộc Bình, Phủ Thông… và khá nhiều con sông lớn nhỏ như sông Lô, sông Chảy, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng…Khí hậu Đông Bắc cơ bản thuộc về vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ 6 trung bình trong năm là từ 20-22 độ C. Đáng chú ý là nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch nhau khá nhiều. Cá biệt có những nơi vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp tạo ra những dải tuyết trắng phủ đầy trên các đỉnh núi. Có thể thấy, về mặt địa lý tự nhiên, Đông Bắc là vùng có đủ các yếu tố mang tính đại diện cho cả nước. Ở đây, có núi cao, có sông dài, có vùng thấp vùng cao, có thung lũng, có cánh đồng, có biển, có biên giới quốc gia. Đó cũng là vùng chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sông Hồng lên vùng biên giới Đông Bắc. Môi trường tự nhiên cơ bản là điều kiện thuận lợi và có nhiều ưu đãi cho quá trình xây dựng và phát triển đời sống của cư dân vùng Đông Bắc nói chung trong đó có các tộc người dân tộc thiểu số. Cùng với Đông Bắc, Tây Bắc là vùng có điều kiện tự nhiên đặc biệt. Khu vực này nổi tiếng với các cánh đồng rộng lớn màu mỡ là: nhất Thanh (Mường Thanh- Điện Biên), nhì Lò (Mường Lò- Văn Chấn- Yên Bái), tam Thanh (Mường Thanh- Than Uyên- Lai Châu) và tứ Tấc (Mường Tấc- Phù Yên- Sơn La). Ngoài ra, địa bàn sinh tụ của các nhóm Mường còn nổi danh với bốn mường: nhất Bi (Mường Bi- Tân Lạc), nhì Vang (Lạc Sơn), tam Thàng (Kỳ Sơn) và tứ Động (Chiềng Động- Kim Bôi) thuộc tỉnh Hòa Bình. Tây Bắc cũng là khu vực có những ngọn núi cao vào loại nhất nhì Việt Nam như đỉnh Phanxipăng, dãy Hoàng Liên Sơn…Khí hậu nơi đây là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi điển hình. Mùa đông lạnh, có sương muối, ít mưa, mùa hè nóng, nhiều mưa. So với vùng Đông Bắc, nhiệt độ mùa khô ở đây cao hơn từ 1-2 độ C. Như vậy, Tây Bắc cũng là vùng địa lý điển hình và độc đáo với núi non hiểm trở, trùng điệp, nhiều dòng sông lớn, nhiều cao nguyên và những cánh đồng. Đây cũng là vùng có đường biên giới với hai nước bạn Lào và Trung Hoa, đặc biệt, nơi đây có các nhà máy thủy điện lớn cung cấp năng lượng cho cả nước. Điều kiện tự nhiên vừa có phần hùng vĩ, thơ mộng vừa có phần khắc nghiệt, hiểm trở ấy đã chi phối đến đời sống xã hội, văn hóa và văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên nhiều phương diện. Những núi, những sông, những cánh đồng rộng dài bát ngát đã ghi dấu ấn trong nhiều truyện kể dân gian các dân tộc. Các loài động thực vật phong phú đa dạng đã được đồng bào các dân tộc thể hiện sinh động trong các truyện thần thoại và cổ tích. Đặc trưng khí hậu rét vào mùa đông, mưa nhiều vào mùa hè và ấn tượng về những đại nạn trong tự nhiên như hạn hán, lũ lụt chính là cơ 7 sở cho sự hình dung và miêu tả về những chàng người khỏe, những nhân vật khổng lồ ngăn nước, đắp mương trong truyện kể. 1.1.2. Đặc điểm xã hội Miền núi phía Bắc là nơi trú cư lâu đời của rất nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường, Hmông, Dao, Giáy, Cao Lan, Sán Dìu, Hà Nhì, Lô Lô, Khơ Mú, Xinh Mun, Pu Péo… thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau như: Việt- Mường, Tày- Thái, Hmông- Dao, Tạng- Miến, Môn- Khơme. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 62% tổng dân số của cả khu vực miền núi phía Bắc. Xét về mặt hành chính, miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Tuy nhiên, sự phân bố cư dân các dân tộc thiểu sốcác tỉnh này có sự chênh lệch rõ rệt. Ví dụ ở tỉnh Cao Bằng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 95% nhưng ở Quảng Ninh đồng bào thiểu số chỉ chiếm khoảng 11% số dân. Những địa phương có dân tộc thiểu số cư trú đông tập trung ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên. Vì lẽ đó, trong luận án, chúng tôi tập trung khảo sát nghiên cứu truyện kể các dân tộc thiểu số cư trú ở các tỉnh đã kể trên. Trong các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc có những nhóm dân tộc di cư, du nhập và liên hệ rất mật thiết với một số dân tộc miền Nam Trung Quốc và một số dân tộc Đông Nam Á. Tiêu biểu là các dân tộc Hmông, Dao có nguồn gốc phương Bắc, di cư vào nước ta ở những thời kỳ lịch sử khác nhau như dân tộc Dao là từ thế kỷ XIII, dân tộc Hmông là từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX. Đặc điểm lịch sử xã hội này tạo ra sự ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam và một số dân tộc phía Nam Trung Quốc, điều đó được thể hiện khá rõ nét trong một số thể loại, type truyện dân gian mà chúng tôi sẽ chỉ ra và phân tích ở những chương sau. Đối với các dân tộc thiểu số, bản làng, mường là đơn vị cư trú quan trọng. Các nóc nhà quần tụ với nhau, gắn bó và quan hệ chặt chẽ tạo thành bản. Các bản làng cùng cư trú trong một thung lũng trở thành mường. Các dân tộc cư trú ở vùng thấp có thể xây dựng bản làng ở chân núi, thung lũng còn các dân tộc vùng cao chọn sườn đồi hay sườn núi để tạo lập. Người Thái thường lập bản ở ngay giữa các cánh đồng 8 nên bản của họ là những cụm dân cư khá đông đúc, có khi có tới hàng trăm nóc nhà. Người Mường lại thường dựng bản thành từng cụm ven chân núi nên quy mô không lớn như bản người Thái. Các dân tộc ở vùng Đông Bắc như Tày, Nùng, Hmông, Dao thì hay chọn sườn đồi, sườn núi làm nơi dựng bản. Dù ở những vị trí khác nhau thì đồng bào các dân tộc đều thống nhất tiêu chuẩn dựng bản mường đó là gần nguồn nước để tiện cho lao động sản xuất và sinh hoạt. Riêng dân tộc Mường còn dựng bản nơi có gốc cây si hoặc cây đa. Nước có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống, đặc biệt với cácdân vùng thấp. Người Tày, Nùng, Thái có hoạt động sản xuất cơ bản là làm ruộng ở những thung lũng lúa nước với hệ thống thủy lợi theo kiểu mương, phai, lái, lịn và các loại cọn, guồng…Và có lẽ vì thế, nước cùng với những yếu tố có liên quan đã trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu thường xuyên xuất hiện trong truyện kể dân gian các dân tộc. Mỗi bản đều có địa giới rõ ràng, địa giới hoặc là một con đường, dòng suối hoặc là một gốc cây cổ thụ, một cái đèo, một con dốc… Mỗi bản có nguồn tài nguyên riêng mà chỉ các thành viên trong bản được quyền sử dụng. Mỗi bản thường có nhiều dân tộc cùng sinh sống, lao động và có quan hệ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Người cùng một bản thường tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng ở nơi sinh hoạt chung như miếu, đình làng… Về tổ chức quản lý xã hội, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc chủ yếu thực hiện theo thiết chế tự quản, mỗi bản, mường đều có một người đứng đầu được gọi là trưởng bản. Một số dân tộc thiểu số tiêu biểu như Thái, Tày, Mường do ảnh hưởng rõ rệt của chế độ phong kiến, do xã hội đã phát triển hơn và đạt đến trình độ tiền giai cấp, tiền nhà nước do vậy, thiết chế xã hội đã hình thành bộ máy bao gồm lý trưởng, chánh tổng, quan châu…một số dân tộc khác thực hiện thiết chế theo chế độ quằng, thổ ty, phìa tạo, lang đạo. Chính vì thế, trong truyện kể dân gian các dân tộc này, chúng ta thấy xuất hiện phổ biến hình ảnh thực của giai cấp thống trị với tên gọi, đặc điểm tính cách xác định cụ thể. Hầu hết gia đình các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đều thuộc loại gia đình nhỏ phụ hệ bao gồm hai hình thức gia đình hạt nhân và gia đình hạt nhân mở rộng, trong đó, người chồng, người cha làm chủ gia đình. Người chủ gia đình có vai trò quyết định trong tổ chức sản xuất và điều hòa các mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong gia đình, nề nếp phân 9 công lao động theo lứa tuổi và giới tính đã hình thành từ lâu đời. Người đàn ông trưởng thành thường gánh vác những công việc nặng nhọc như cày, bừa, phát rẫy, săn bắn, đánh bắt, dựng nhà cửa…Phụ nữ tham gia những công việc sản xuất ít nặng nhọc hơn như gieo cấy, chăm sóc lúa và hoa màu, đặc biệt là đảm nhận công việc trong gia đình như dệt may, khâu vá nấu nướng và chăm sóc con cái. Đặc điểm xã hội này đã để lại những dấu ấn nhất định trong nhiều truyện kể. 1.2. Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Miền núi phía Bắc là khu vực định cư của rất nhiều dân tộc thiểu số, ngoài một số tộc người bản địa còn có nhiều nhóm tộc người từ các khu vực, quốc gia khác di cư đến và định cư sinh sống tại đây. Do đó, đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số cư trú tại khu vực này vừa là sự tổng hợp một cách tự nhiên bởi mối giao lưu, ảnh hưởng, tiếp biến các sắc thái văn hóa tộc người vừa là sự hiện hữu một số nét văn hóa riêng của mỗi tộc người ấy. Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu khái quát những nét văn hóa mang tính chất tổng hợp, là điểm gặp gỡ, thống nhất giữa các dân tộc coi đó như một phần điểm tựa để khám phá giá trị của bộ phận truyện kể phong phú ấy. Bên cạnh đó, ở một số luận điểm chúng tôi cũng xem xét đến bản sắc văn hóa mỗi tộc người có ảnh hưởng và tạo ra những type, motif truyện độc đáo của từng dân tộc. Tìm hiểu một số biểu hiện cụ thể trong đời sống văn hóa các dân tộc cũng có nghĩa là chúng tôi muốn hướng tới việc khai thác và lý giải các thể loại truyện kể dân gian từ góc độ văn hóa tộc người, văn hóa vùng lãnh thổ và trong mối liên hệ văn hóa liên quốc gia ở một vài trường hợp cụ thể. Với tinh thần đó, dưới đây chúng tôi xin trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản về đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Cộng cư trong khung cảnh thiên nhiên vừa bí ẩn, khắc nghiệt vừa hùng vĩ, nên thơ, người dân các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã tạo dựng và lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng thời cổ đại- văn hóa Nam Á. Đó là bức tranh văn hóa phản ánh một nền sản xuất nông nghiệp miền núi vùng nhiệt đới gió mùa. Bức tranh văn hóa ấy được biểu hiện ra thành các nét vẽ muôn màu muôn vẻ trong tất cả các phương diện văn hóa vật chất và tinh thần. Sống ở miền núi, giữa môi trường tự nhiên nhiều loại gỗ, tre, nứa lá, người miền núi phía Bắc đã biết sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn để làm nhà ở. Cư 10 [...]... vào truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nhưng có thể coi như tri thức tiền đề, cơ sở giúp chúng tôi triển khai luận án bởi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là một bộ phận tạo thành các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung Đặc điểm truyện kể các vấn đề truyện kể các dân tộc thiểu số Việt Nam có những ảnh hưởng và chi phối nhất định đến đặc điểm truyện kể các dân tộc miền núi. .. hướng sau: - Nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung trong đó truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc là một bộ phận - Nghiên cứu truyện kể dân gian của từng dân tộc, từng thể loại, kiểu truyện, hình tượng hoặc motif cụ thể nào đó trong truyện kể các dân tộc Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc một cách toàn diện, nhìn đối... truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái của tác giả Mai Anh Dũng (2013) Điểm lại lịch sử nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung, văn học và truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng, có thể thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam một cách khái quát và hệ thống Các. .. một số đặc trưng của truyện kể các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Trên tinh thần đó, chúng tôi đã thống kê, khảo sát chủ yếu trên các tập truyện tiêu biểu sau: Truyện cổ tích miền núi [73], Truyện cổ Việt Bắc [94], Truyện cổ Việt Bắc [96,97], Truyện cổ dân tộc Mèo [100], Truyện cổ dân tộc Mèo [134], Truyện cổ dân tộc Mèo Hà Giang [135], Truyện cổ Tày Nùng [95], Truyện cổ các dân tộc Việt Nam. .. với nguồn truyện kể của người Việt cũng như các dân tộc thiểu số các vùng, miền khác Văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc gắn liền với đời sống Đặc trưng này đúng với văn học dân gian nói chung nhưng nó càng đúng và rõ hơn với văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam và văn học của đồng bào miền núi phía Bắc Nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật đã khẳng định: “Văn học dân gian truyền... trong kho tàng truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 20 1.4.2 Lịch sử nghiên cứu Công tác nghiên cứu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa thực sự tương xứng với những thành quả của công tác sưu tầm Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc chủ yếu đã được khảo sát, nghiên cứu theo các hướng sau:... đối với truyện kể dân gian nhưng nhiều chỗ vẫn còn chưa hoàn toàn chính xác Tuy vậy, chúng tôi xác định đó là những cơ sở tiền đề quan trọng để tìm hiểu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số tiếp tục là mối quan tâm của giới nghiên cứu trong những năm gần đây Trong bộ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, một số nhà... Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam 19 [130] Gần đây nhất, bộ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam [114-116] do Viện Nghiên cứu văn hóa thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn theo hướng song ngữ, tiếp tục là kết quả đáng ghi nhận về công tác sưu tầm và giới thiệu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số trong đó có các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Từ việc khái... chuyên luận, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu và giới thiệu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc Trong các công trình có tính chất công cụ này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành giới thiệu, phân loại và phân tích các loại, tiểu loại truyện kể dân gian tiêu biểu của tất cả các dân tộc thiểu số dọc suốt từ Bắc chí Nam Năm 1980... gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Truyện cổ tích miền núi [73] do tập thể thầy trò trường Sư phạm miền núi trung ương thực hiện Từ sau những năm 64, công tác sưu tầm truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đặc biệt được quan tâm chú ý hơn với sự xuất hiện các công trình tiêu biểu như: Truyện cổ Việt Bắc [94], Truyện cổ dân tộc Mèo [108], Truyện cổ Tày Nùng [95] Thời kỳ này, truyện . thiểu số miền núi phía Bắc 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Truyện kể dân gian. vực miền núi phía Bắc và việc nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Chương 2: Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc thiểu số miền núi phía

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

      • 2.1. Mục đích nghiên cứu

      • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

      • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

        • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

        • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

        • 4. Phương pháp nghiên cứu

        • 5. Đóng góp mới của luận án

        • 6. Bố cục của luận án

        • CHƯƠNG 1

        • TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

          • 1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội khu vực miền núi phía Bắc

            • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên

            • 1.1.2. Đặc điểm xã hội

            • 1.2. Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

            • 1.4. Lịch sử sưu tầm và nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

            • 1.4.1. Lịch sử sưu tầm, biên soạn

              • 1.4.1.1. Thời kỳ 1945-1980

              • 1.4.1.2. Thời kỳ từ 1980 đến nay

              • 1.4.2. Lịch sử nghiên cứu

              • 1.5. Khái niệm truyện kể dân gian và các thể loại truyện kể dân gian

              • 1.6. Khái quát về tư liệu và diện mạo chung truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

              • 1.7. Khái niệm type (kiểu truyện), motif (mô típ) và phương pháp nghiên cứu truyện kể dân gian theo type và motif

              • Tiểu kết

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan