lý luận dạy học

19 497 4
lý luận dạy học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phương pháp thảo luận nhóm

TRƯỜNG ĐHSP- ĐH ĐÀ NẴNG KHOA ĐỊA LÍ LỚP 10SĐL HỌC PHẦN: LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ GVHD: PGS.TS ĐẬU THỊ HÒA NHÓM 6 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM TÓM TẮT NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP THẢO LUẬN NHÓM II. MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN THIẾT TRONG THẢO LUẬN NHÓM III. PP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM BÀI 24. SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ, CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA (SGK LỚP 10, T 93) MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, sự thành công của việc giảng dạy thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau. Thảo luận nhóm tên tiếng anh là “ cooperative learning” có nghĩa là học tập hợp tác. Điều đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của học sinh trong dạy học và được xem là một phương pháp dạy học. Ngày nay kinh tế – kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không ai hoàn hảo, do đó làm việc nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng ta cần thấy được những ưu điểm của hình thức dạy học này để phát huy điểm mạnh của nó. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM 1. Khái niệm Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp giáo viên cấu tạo bài học thành các câu hỏi, các vấn đề để giao nhiệm vụ cho những nhóm nhỏ học sinh trong một thời gian nhất định để học sinh mạn đàm, trao đổi, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao. 2. Vai trò Phương pháp cho học sinh thảo luận nhóm ở trên lớp có tác dụng rất tốt: * Thứ nhất: Phương pháp này phát huy tính tích cực của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện quan điểm, ý kiến bản thân trong tập thể nhóm, rèn luyện kĩ năng xã hội cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe tích cực, đạt câu hỏi…. * Thứ hai: hình thành kĩ năng hợp tác của học sinh * Thứ ba : là sự hợp tác hai chiều giữa học sinh, giữa giáo viên và học sinh. Qua đó giúp giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức cũng như quan điểm, xu hướng, hành vi của học sinh để từ đó làm thay đổi thái độ của học sinh 3. Ưu và nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm • Ưu điểm: * Khi những vấn đề được giao phó hoặc phân công cho nhóm thảo luận, những học sinh trong nhóm sẽ cố gắng tìm hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp. Đồng thời, tinh thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. => Như thế, khi một vấn đề được đem ra thảo luận, trách nhiệm nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm và dù cho vấn đề được giải đáp đúng hay sai trước khi có nhận xét của các nhóm khác và sau cùng là của thầy cô, vấn đề đó đương nhiên đã tạo sự chú ý và sự cố gắng tìm hiểu nơi mỗi thành viên và việc học tập do vậy sẽ tích cực hơn. * Việc học tập sẽ mang lại hiểu quả cao * Có thể phát triển năng lực toàn diện cho học sinh từ tâm lí, tính cách cho đến kỹ năng và hành vi giao tiếp… * Số lượng hợp tác làm việc tập thể nên có thể bổ sung cho nhau những thiếu sót. * Qua quan sát hoạt động của các nhóm, giáo viên có thể đánh giá chính xác năng lực của từng học sinh từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp, đồng thời cũng kịp thời trấn chỉnh thái độ học tập không tốt của học sinh. • Nhược điểm * Giáo viên thường bị động về thời gian. * Lớp thường có số lượng quá đông, gây trở ngại rất nhiều trong tổ chức, quản các nhóm. * Đa phần học sinh ít chuẩn bị ở nhà. Trong nhóm thường chỉ tập trung ở một số đối tượng tích cực, có năng lực, đa phần thuộc nhóm học sinh lười biếng hay ỷ lại vào người khác nên ít mang lại hiệu quả như mong muốn. => Vì thế, muốn hoạt động thảo luận nhóm thành công, giáo viên phải nắm vững phương pháp, biết cách tổ chức, biết kết hợp nhiều phương tiện, kỹ thuật hỗ trợ. Song yếu yếu tố quyết định vẫn là ở học sinh. Chính vì vậy mà ngoài việc phải năng động, tích cực, các em cần được hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành thảo luận và ngay cả khi chuẩn bị soạn bài ở nhà trong tiết học trước. [...]... đô thị bị vẩn đục với nhiều tệ nạn KẾT LUẬN Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học tích cực - lấy học sinh làm trung tâm Nếu được vận dụng khoa học, sẽ khai thác tối đa hiệu quả học tập của học sinh Tuy nhiên, nếu áp dụng một cách máy móc, mang tính hình thức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian học tập của học sinh Cảm ơn cô và các bạn đã lắng ngh ... lụt…….Những nội dung này sẽ tạo hứng thú và sự quan tâm của học sinh 2 Tổ chức thảo luận nhóm Thảo luận nhóm được tiến hành theo các bước: Bước 1: Chuẩn bị thảo luận Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm Bước 4: Tổng kết thảo luận Để học sinh làm quen và dễ dàng nắm bắt, cũng như phát huy hết khả hợp tác trong thảo luận nhóm thì bản thân người giáo viên phải biết kết hợp... HƯỚNG DẪN HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM 1 Chuẩn bị nội dung thảo luận Để chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm được tốt thì vấn đề cần thiết đó là việc chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận: * Những bài khó về nội dung * Có những vấn đề nhiều người quan tâm * Đây là vấn đề có thể tranh luận được Ví dụ: như trong dạy địa lí thì nên chọn những bài có nội dung về vấn đề về môi trường,dân... giáo viên phải biết kết hợp rất nhiều phương pháp với nhau như: phương pháp nêu vấn đề,đàm thoại gợi mở…Thông qua hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra,đồng thời gợi mở giúp học sinh định hướng được câu trả lời II Nội dung dạy học Bài 24: Sự phân bố dân cư Các loại hình quần cư và đô thị hóa Mục III Đô thị hóa 1 Khái niệm Đô thị hóa là một quá trình kinh tế – xã hội, mà biểu hiện của . thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học tích cực - lấy học sinh làm trung tâm. Nếu được vận dụng khoa học, sẽ khai thác tối đa hiệu quả học tập của học. năng lực của từng học sinh từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp, đồng thời cũng kịp thời trấn chỉnh thái độ học tập không tốt của học sinh. • Nhược

Ngày đăng: 03/01/2014, 21:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan