THÀNH tựu xóa đói GIẢM NGHÈO ở VN THỜI GIAN QUA

20 2.1K 11
THÀNH tựu xóa đói GIẢM NGHÈO ở VN THỜI GIAN QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối với các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn, vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăn trong khi đây là nhu cầu cần thiết của con người.Trải qua nhiều thời kỳ, Việt Nam đang từng bước phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể trong mọi mặt như: Kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục,… khiến cho đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Ở Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đánh giá là một trong những thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm đáng kể qua các thời kỳ nhưng vẫn xếp trong nhóm các nước nghèo trên thế giới và công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta càng có nhiều thời cơ và thách thức khi nước ta đã gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn đang là vấn đề bức xúc được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết, là nền tảng để đất nước có thể phát triển ổn định và bền vững, do đó Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, dự án, chương trình nhằm thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo giúp nâng cao đời sông nhân dân, công tác này đã được những thành công và được sự ủng hộ to lớn từ phía nhân dân cũng như các tổ chức quốc tế, mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng cũng không thể phủ định những giá trị mà nó đem lại. Và trong suốt chặng đường ấy, Việt Nam đã bước đầu gặt hái được những thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo ở từng thời lỳ cụ thể.

Lý thuyết tài chính công MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 2 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI . 3 1.1 Một số khái niệm về nghèo đói 3 1.2 Những quan điểm về nghèo đóixóa đói giảm nghèo 4 PHẦN II: NHỮNG THÀNH TỰU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA . 6 2.1 Những thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo . 6 2.2 Nguyên nhân của những thành tựu trên . 11 PHẦN III: NHỮNG TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY . 13 3.1 Người nghèo và địa phương nghèo còn tồn tại tư tưởng ỷ lại . 13 3.2 Sự thiếu sót trong việc đánh giá tỷ lệ nghèo . 13 3.3 Tỷ lệ hộ nghèo của nước ta còn mức cao 1 Lý thuyết tài chính công . 13 3.4 Sự bất bình đẳng trong thu nhập và mức sống giữa các vùng và các nhóm dân cư còn cao và xu hướng tiếp tục tăng . 14 3.5 Những thành tựu đạt được trong công tác xoá đói giảm nghèo còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn lớn . 15 3.6 Nguồn lực huy động cho chương trình xóa đói, giảm nghèo còn khiêm tốn . 15 3.7 Số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam còn mức cao, trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo còn quá thấp, tập trung những đối tượng nghèo và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống . 16 3.8 Các cơ chế, chính sách xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ cho người nghèo tuy được triển khai thực hiện, song chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa rõ ràng và minh bạch một số vùng và địa phương, chưa thích ứng với đièu kiện cụ thể của từng vùng, từng nhóm người nghèo . 17 3.9 Các chính sách về bình đẳng giới tuy được ban hành nhiều nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc . 18 PHẦN IV: KẾT LUẬN . 19 2 Lý thuyết tài chính công LỜI MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU Đối với các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm. các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn, vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăn trong khi đây là nhu cầu cần thiết của con người. Trải qua nhiều thời kỳ, Việt Nam đang từng bước phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể trong mọi mặt như: Kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục,… khiến cho đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đánh giá là một trong những thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm đáng kể qua các thời kỳ nhưng vẫn xếp trong nhóm các nước nghèo trên thế giới và công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta càng có nhiều thời cơ và thách thức khi nước ta đã gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Xóa đói, giảm nghèo nước ta vẫn đang là vấn đề bức xúc được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết, là nền tảng để đất nước có thể phát triển ổn định và bền vững, do đó Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, dự án, chương trình nhằm thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo giúp nâng cao đời sông nhân dân, công tác này đã được những thành công và được sự ủng hộ to lớn từ phía nhân dân cũng như các tổ chức quốc tế, mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng cũng không thể phủ định những giá trị mà nó đem lại. Và trong suốt chặng đường ấy, Việt Nam đã bước đầu gặt hái được những thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo từng thời lỳ cụ thể. PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI 3 Lý thuyết tài chính công 1.1 Một số khái niệm về nghèo đói Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp… Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người tuổi trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác. Người ngưỡng nghèo là người có tổng thu nhập tương đương với tổng chi dùng tối thiểu đó. các nước phát triển ngưỡng nghèo cao hơn đáng kể so với các nước đang phát triển. Chuẩn đói nghèo: Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. nước ta, tùy vào từng thời kì phát triển của đất nước mà đưa ra chuẩn nghèo đói khác nhau phù hợp với thực tế. Năm 2000, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001 - 2005. Ngưỡng nghèo đói được ấn định cho từng khu vực: Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng/người/tháng. Đến năm 2005, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006 – 2010 theo khu vực như sau: Khu vực nông thôn với mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị với mức thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng. Theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định và áp dụng mới cho giai đoạn 4 Lý thuyết tài chính công 2011 – 2015. Đối với hộ nghèo: khu vực nông thôn, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ dưới 400.000 đồng/người/tháng, đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 500.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng khu vực nông thôn, còn khu vực thành thị là từ 501.000đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. 1.2 Những quan điểm về nghèo đóixóa đói giảm nghèo Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả những giàu mạnh thì người nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người nghèo trong khi xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo. Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại tất cả các quốc gia dân tộc. Nó là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gianthời gian. Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng, trong đó có Việt Nam. Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Nghèo tuyệt đốinghèo tương đối. _Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế,… _Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của địa phương, một thời kì nhất định. Nghèo tương đối có thể 5 Lý thuyết tài chính công được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo là: không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản mức tối thiểu dành cho con người, có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Chính sách xoá đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài. Trước mắt là xóa hộ đói, giảm hộ nghèo; lâu dài là xóa sự nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên để thoát nghèo. Trong khi trách nhiệm của Chính phủ là giúp gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để xóa đói giảm nghèo; thì hiệu quả xóa nghèo đạt thấp nếu bản thân người nghèo không tích cực và nỗ lực phấn đấu vươn lên với mức sống cao hơn. Xóa đói giảm nghèo phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo các nước. Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xóa đói giảm nghèo thành công nhanh và bền vững. PHẦN II: NHỮNG THÀNH TỰU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA 6 Lý thuyết tài chính công 2.1 Những thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo Việt Nam, đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 2001 đến 2005: Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Nhờ tăng trưỏng GDP toàn nền kinh tế cao (bình quân 5 năm đạt 7,5%), tăng dần qua các năm và trong tất cả các nhóm ngành kinh tế cơ bản nên tốc độ giảm nghèo trong giai đoạn 2001 - 2005 là khá nhanh. Theo kết quả các đợt điều tra mức sống dân cư toàn quốc, theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu năm 1998 tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam vẫn còn mức 37% và năm 2000 giảm còn 32%, thì năm 2002 còn 28,9% và năm 2004 còn 24,1%. Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo Việt Nam đã được thể hiện rõ nét trong những năm qua. Tính theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ nghèo chung cả nước trong 5 năm 2001 - 2005 đã giảm được hơn một nửa. Nếu so với mục tiêu giảm 20% đã được ghi trong văn bản Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo cho giai đoạn 2001 - 2005, thì chúng ta đã đạt được kết quả hơn gấp đôi. Đó là một thành tựu lớn. Vùng giảm nghèo đói mạnh nhất là Đông Nam Bộ, từ 8,88% xuống 1,7 %, tức là giảm tới 5,2 lần; các vùng còn lại giảm tương đối đồng đều từ 50% đến 60%. Vùng còn có tỷ lệ nghèo trên 10% là Tây Bắc (12%), Tây Nguyên (11%) và Bắc Trung Bộ (10,5%). Song, để nhìn rõ hơn những thành tựu đã đạt được của giai đoạn 2001 - 2005, nhất là trong việc phát huy những ưu điểm, cách làm tốt phục vụ cho sự phát triển những năm tới chúng ta cũng cần tính toán trên cơ sở chuẩn mới (được áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010). Theo đó, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, nghĩa là tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới tính bình quân cả nước cao hơn tỷ lệ nghèo (theo chuẩn cũ) khoảng 15%. Bức tranh tổng quát về tỷ lệ nghèo theo vùng, theo chuẩn nghèo mới như sau: Bình quân cả nước - 22%; vùng Tây Bắc - 42%; 7 Lý thuyết tài chính công Đông Bắc - 33%; đồng bằng sông Hồng - 14%; Bắc Trung Bộ - 35%; duyên hải Nam Trung Bộ - 23%; Tây Nguyên - 38%; Đông Nam Bộ - 9%; và vùng đồng bằng sông Cửu Long - 18%. Tuy tỷ lệ nghèo đói thành thị giảm nhanh hơn khu vực nông thôn, nhưng lại không ổn định, từ 9,2% (năm 1998) xuống 6,6% (năm 2002), lại tăng lên 10,8% (năm 2004). Tỷ lệ nghèo của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số còn rất cao và tốc độ giảm nghèo chậm từ 75,2% xuống 69,3% trong thời gian tương ứng. Giảm diện nghèo về lương thực, thực phẩm: Tình trạng nghèo về lương thực, thực phẩm đã được cải thiện rất đáng kể trong thời gian vừa qua. Số liệu của các đợt điều tra mức sống dân cư cho thấy tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm đã giảm từ 35,6% (giai đoạn 1998 - 1999) xuống còn 11,9% (giai đoạn 2002 - 2003). Đây là thành tựu rất quan trọng đối với bộ phận nghèo trong xã hội hiện nay, vì chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm luôn là mốc đầu tiên nói lên ranh giới giữa đói và nghèo, chứng tỏ chúng ta đã giảm được cơ bản tình trạng đói (xóa đói). Tăng thu nhập và chi tiêu của dân cư: Thành tựu xóa đói giảm nghèo còn thể hiện qua sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình và tăng chi tiêu cho sinh hoạt của các hộ theo khu vực, vùng, nhóm. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên là sự chênh lệch giữa các khu vực, nhóm và vùng: năm 2001 - 2002, chi tiêu trung bình thành thị cao gấp 2,2 lần so với khu vực nông thôn. Trên bình diện toàn xã hội, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống có xu hướng giảm, thành thị chiếm 52%, nông thôn là 60%. Nhưng đối với các hộ nghèo thì phần lớn chi tiêu vẫn tập trung cho ăn uống, đặc biệt là nhóm hộ nghèo nông thôn, chiếm trên 70% tổng chi tiêu gia đình. Xét theo vùng thì tỷ lệ chi tiêu cho ăn uống của hai vùng Đông Nam Bộ và đồng Bằng sông Hồng là thấp nhất (tương ứng là 52,65% và 53,83%) và cao nhất là Tây Bắc (64,24%), Đông Bắc (61,19), đồng bằng sông Cửu Long (60,52), Tây Nguyên (58,59%) và Bắc Trung Bộ (58,28%). Do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng với định hướng chung là từng bước tiếp cận với trình độ của các nước đang phát triển trong khu vực, nên chuẩn nghèo đã được điều chỉnh lại, trong đó có tính đến các nhân tố ảnh hưởng. Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo 8 Lý thuyết tài chính công là những hộ khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ khu vực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống. Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ trong toàn quốc; Các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%). Giai đoạn năm 2006 – 2010: Mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2006- 2010 của Việt Nam là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ khoảng 23% năm 2005 xuống còn 15% năm 2010 (theo chuẩn nghèo mới, ước tính đến cuối năm 2005, cả nước sẽ có hơn 4 triệu hộ nghèo); cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Chương trình giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, nhất là các cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, văn hóa giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt . tạo tiền đề cơ bản để đại bộ phận hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo. Chương trình đã hỗ trợ cho 5 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân khoảng 6-7 triệu đồng/lượt/hộ; triển khai 30.000 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật; 120 ngàn lao động nghèo đã được đào tạo nghề miễn phí, trong đó khoảng trên 60% lao động sau đào tạo có việc làm; dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã được nhân rộng 218 xã thuộc 35 tỉnh, thành, với tổng số hộ tham gia mô hình là 27.566 hộ, trong đó 77% là hộ nghèo; đã có khoảng 2.000 công trình hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư 273 xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo; 52 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 8 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí; khoảng 400 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ nhà và đến nay đã có 17 tỉnh, thành phố, 306 quận, huyện và 5.931 xã, phường, thị trấn được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao “Bằng ghi công” hoàn thành chương trình xóa nhà dột nát cho người nghèo. Những năm qua, nhờ thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh 9 Lý thuyết tài chính công tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi (Chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (Nghị quyết số 30a) và các chương trình kinh tế, xã hội khác hướng vào mục tiêu giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm nhanh từ 22% (năm 2005) xuống còn 11,3% (năm 2009) và còn 9,45% (năm 2010), bình quân mỗi năm giảm 2% - 3% tỷ lệ nghèo; người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế (vốn, đất đai, công nghệ, thị trường .) và các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý .; kết cấu hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt. Trong những năm 2010 – 2013, có thể khẳng định rằng, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Mặc dù kinh tế đất nước còn không ít khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước luôn coi công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng. An sinh xã hội và giảm nghèo luôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Chính phủ những năm qua. Những thành tựu có được trong xóa đói giảm nghèo là nhờ nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các cá nhân. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 giảm 1,5% so với năm 2010. Số hộ thiếu đói năm 2011 có 609,6 nghìn hộ và 2.563 nghìn khẩu giảm 18,6% số hộ và 12,0% về khẩu so với năm 2010. Tính đến năm 2012, đã có 500 nghìn lượt hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở, 542 triệu lượt người được hỗ trợ bảo hiểm xã hội. Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng gần 2 lần trong 5 năm qua. Trong năm 2012, số lượt hộ thiếu đói giảm 27,6% và tỷ lệ hộ nghèo cả nước cũng giảm 1,76% so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo và các huyện nghèo giảm nhanh, hoàn thành vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012). Thông qua thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, tỷ lệ hộ nghèo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 47% (năm 2006) xuống còn 28,8% (năm 2010), thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ các xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã 10 [...]... Vấn đề nghèo đói xóa đói giảm nghèo từ lâu là vấn đề mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm, là một trong những nhiệm vụ được thực hiện hàng đầu Quan điểm xuyên suốt trong cương lĩnh phát triển đất nước của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng thời kỳ và từng chính sách phát triển Từ quan điểm ấy, nhiều năm qua xóa đói giảm nghèo đã trở thành. .. thực hiện xoá đói giảm nghèo trên diện rộng, nên đời sống của người nông dân nông thôn đã được cải thiện rõ nét Tăng trưởng kinh tế và ổn định là tiền đề giúp công tác xoá đói giảm nghèo tiến hành nhanh và toàn diện, để kết quả xoá đói giảm nghèo bền vững cần phải đảm bảo các điều kiện cho người nghèo thể thụ hưởng được các thành tựu của sự phát triển Việc tăng cường tài sản cho người nghèo, đặc biệt... thể dẫn đến nguy cơ tái nghèo đói cao Mặt khác, có không ít hộ tuy không thuộc diện đói nghèo mức thu nhập không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng có nguy cơ tái đói nghèo Bên cạnh đó nghèo đói có mối liên quan mật thiết với tình trạng suy thoái môi trường Nghèo đói có thể khiến cho nông dân khai thác qúa mức nguồn tài nguyên vốn đã hạn hẹp và càng làm cho nghèo trở lên trầm trọng hơn 3.6... tăng trưởng và giảm nghèo _Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực, được nhân dân hưởng ứng Nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề đói nghèo cho các cấp, các ngành và mọi người dân đặc biệt là người nghèo và xã nghèo được thường xuyên quan... nhiều hộ gia đình các xã có khó khăn đặc biệt sẽ được coi là hộ nghèo, tỷ lệ nghèo tăng lên trên 50%, thậm chí một số nơi còn lên đến 70-80% Việc đánh giá tỷ lệ nghèo thấp hơn thực tế một vài địa phương khiến một bộ phận người thực sự nghèo chưa được tiếp cận với các chương trình xóa đói, giảm nghèo 3.3 Tỷ lệ hộ nghèo của nước ta còn mức cao Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới) của một... Nhìn lại thành tựu của sự nghiệp đổi mới, cùng với các chỉ số lạc quan về tăng trưởng kinh tế, không thể không nói đến những đóng góp quan 19 Lý thuyết tài chính công trọng của sự nghiệp giảm nghèo Trên các diễn đàn trong nước và quốc tế, kết quả xóa đói giảm nghèo của Việt Nam luôn được khẳng định là thành tựu hiện hữu từ nhiều phương diện đánh giá khác nhau Tuy nhiên, trước xu hướng tăng trưởng của... cầm, gia súc, phát triển ngành nghề Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, quyết định, chính sách quan trọng về công tác xóa đói giảm nghèo đã được ban hành để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ... chương trình Trong quá trình thực hiện xoá đói giảm nghèo, sự tham gia giám sát của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể cơ sở, người dân, đặc biệt là người nghèo, phụ nữ và người dân tộc thiểu số cũng là một trong nhưng nguyên nhân tạo nên thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia của Việt Nam PHẦN III: NHỮNG TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Mặc dù, Việt... vốn còn mang tính bình quân, v.v một số nơi, nhất là vùng cao, vùng sâu thông tin đến với người dân chưa đầy đủ nên nhận thức về các chính sách của Nhà nước đối với người nghèo còn hạn chế Những khiếm khuyết nói trên đã làm cho hiệu quả của chương trình xóa đói, giảm nghèo bị giảm bớt một phần Việc tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo không đồng đều một số địa phương Đội ngũ cán bộ... dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ pháp lý….tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho xoá đói giảm nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các xã nghèo để pháp triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt những xã nghèo miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người 12 Lý thuyết tài chính công _Công tác xã hội hoá hoạt động xoá đói giảm nghèo,

Ngày đăng: 03/01/2014, 13:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan