Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may và những đề xuất hạn chế

22 1.4K 2
Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may và những đề xuất hạn chế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 3 1.1 Quản trị rủi ro trong họat động kinh doanh xuất khẩu .3 1.2 Quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu .3 1.3 Những đặc điểm của quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay .4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 6 2.2. Thực trạng các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua .8 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT HẠN CHẾ NHỮNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAYCỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .16 3.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp .16 3.2 Căn cứ đề xuất các giải pháp 16 3.3 Một số giải pháp quản trị hiệu quả rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam .17 3.4 Một số kiến nghị .20 3.4.1 Những kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam – Vitas .20 3.4.2 Những kiến nghị đối với Nhà nước 20 KẾT LUẬN .20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD 1 Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có bước phát triển mới, toàn diện hơn vững chắc hơn so với các thời kỳ trước đó. Mặc dù gần đây, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốc độ khá cao: năm 2007 là 8,48%; năm 2008 là 6,23%; 2009 là 5,32%. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành dệt may nước nhà. Ngành dệt may là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh ổn định trong nhiều năm qua, đóng vai trò quan trong trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trong cạnh tranh quốc tế, đây cũng là ngành mà Việt Nam có thế mạnh- Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch hàng dệt may năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2007. Tính đến hết năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 9,12 tỷ USD, dẫn đầu về mặt giá trị xuất khẩu trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tuy nhiên so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm 1,3%. Các thị trường nhập khẩu dệt may chính của nước ta: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Canada. Có một thực tế đáng buồn là việc phát triển sản xuất xuất khẩu dệt may chứa đựng nhiều rủi ro bất trắc. Nhiều doanh nghiệp dệt may thừa nhận việc sản xuất, giao nhữnghàng xuất khẩu trị giá nhiều tỷ đồng mỗi năm thông qua “hợp đồng miệng”. Nếu có rủi ro thì gần như chắc chắn doanh nghiệp trắng tay. Đây là thực trạng “vừa làm vừa run” khá phổ biến đối với DN xuất khẩu dệt may. Lãnh đạo một công ty may xuất khẩu tại Nam Định thừa nhận: “nếu có tranh chấp quốc tế xảy ra thì . thua to, do DN không hề biết L/C của đối tác là gì cả. Nếu bên nhập khẩu xù nợ, không thanh toán, DN cũng không biết đòi ở đâu, vì không có hợp đồng, chỉ tin nhau bằng miệng là làm. Dù tiếng là làm hàng FOB nhưng DN hoàn toàn không nắm được đằng chuôi”. Điều đó nói lên có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu dệt may hiện nay. Do đó quản trị hiệu quả rủi ro trong kinh doanh dệt may là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại phát triển bền vững của các nhà xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Chính vì vậy quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu dệt may hiện nay là mối quan tâm hàng đầu về phương diện lý thuyết thực tiễn trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu dệt may. Xuất phát từ ý nghĩa đó, nhóm 2 mạnh dạn đóng góp quan điểm của mình qua đề tài: “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế”. Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD 2 Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 1.1 Quản trị rủi ro trong họat động kinh doanh xuất khẩu 1.1.1.Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu - Quản trị rủi ro: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,… cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. - Quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu: Là một bộ phận của quản trị rủi ro, nhằm đánh giá, phong ngừa, giảm thiểu những tình huống xấu trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.1.2 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu - Nhận dạng phân loại những rủi ro đã sẽ đến trong quá trình thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm tất cả các khâu từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. - Doanh nghiệp đo lường rủi ro. - Kiểm soát rủi ro, với những điều kiện phù hợp với doanh nghiệp. - Xây dựng thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro. - Quản lý xem xét lại quy trình. 1.1.3 Nhận dạng – phân tích – Đo lường rủi ro Phương pháp nhận dạng-phân tích-đo lường rủi ro trong kinh doanh XNK: - Phân tích hợp đồng - Phân tích số liệu rủi ro - Phân tích chuỗi rủi ro - Phương pháp truy lỗi - Kiểm tra đối tác - Làm việc với môi trường bên ngoài 1.2 Quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu 1.2.1 Quá trình đàm phán – ký kết hợp đồng xuất khẩu 1.2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị: 1.2.1.2 Giai đoạn đàm phán - Đàm phán giao dịch qua thư tín. - Giao dịch đàm phán qua điện thoại - Giao dịch đàm phán bằng cách gặp trực tiếp Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD 3 Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” 1.2.1.3 Giai đoạn kết thúc ký kết hợp đồng Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu thường được thành lập dưới hình thức văn bản. Ở nước ta, hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị xuất khẩu. Đây là hình thức tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Ngoài ra nó còn tạo thuận lợi cho thống kê, theo dõi, kiểm tra việc ký kết thực hiện hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng, các bên cần chú ý một số quan điểm sau: - Cần có sự thoả thuận thống nhất với nhau tất cả mọi điều khoản cần thiết trước khi ký kết. - Mọi điều kiện cần ràng tránh tình trạng mập mờ, có thể suy luận ra nhiều cách. - Mọi điều khoản của hợp đồng phải đúng với luật lệ của hai quốc gia thông lệ quốc tế. - Ngôn ngữ của hợp đồng là ngôn ngữ hai bên cùng chọn thông 1.2.2 Quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 1.3 Những đặc điểm của quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 1.3.1 Những đặc trưng của quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - Giá trị đơn hàng lớn: Dệt may là môt trong những thế mạng của Việt Nam hiện nay. Chúng ta hiện nay có nhiều doanh nghiệp lớn với các đối tác chủ yếu ở Mỹ Châu Âu, các doanh nghiệp vừa nhỏ phần lớn chỉ gia công cho các doanh nghiệp lớn xuất khẩu, chính vì vậy đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam xuất ra nước ngoài đều là những đơn hàng lớn với số tiền thanh toán cao. - Giao hàng đến nhiều nơi trên thế giới: Ngoài Mỹ Eu, các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng đến các nước châu Mỹ La Tinh một số nước châu Á khác. Do vậy, địa điểm giao hàng cũng ngày càng mở rộng hơn - Tính liên tục: Các hợp đồng đươc ký kết, các hoạt động XNK diễn ra liên tục trong năm, điều này dẫn tới việc quản trị rủi ro gặp khó khăn vì mỗi hợp đồng đều có rủi ro khác nhau. - Phương thức giao hàng: Thường sử dụng phương thức FOB - Đồng tiền thanh toán: Thường sử dụng USD hoặc EURO trong giao dịch Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD Kiểm tra hàng hóa Mua bảo hiểm cho hàng hóa Lập bộ chứng từ thanh toán Giải quyết khiếu nại(nếu có) Làm thủ tục hải quan Giao hàng cho người vận chuyển Chuẩn bị hàng hóa để xuất 4 Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” 1.3.3 Nhận dạng những rủi ro của quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - Giá trị đơn hàng: Do giá trị đơn hàng lớn nên tính rủi ro cũng cao khi có tranh chấp liên quan đến đơn hàng hay rủi ro xấu xảy ra như mất hàng, hỏng hàng… - Do giao hàng đến nhiều nơi trên thế giới nên tiềm ẩn phát sinh các vấn đề pháp luật với các quốc gia khác nhau các doanh nghiệp tại các quốc gia đó. Chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm để hiểu hết tất cả pháp luật của các quốc gia vùng lãnh thổ. - Do việc ký kết thực hiện hợp đồng liên tục diễn ra trong năm không theo mùa vụ nên khả năng phát sinh tranh chấp lớn. - Phương thức giao hàng: Do khối lượng đơn hàng nhiều nên tiềm ẩn rủi ro giao hàng không dúng hạn. Khi ký đơn hàng FOB (Free on Board) doanh nghiệp không phải chịu cước nếu giao hàng theo đúng thời gian nhưng nếu lỡ tàu, doanh nghiệp buộc phải giao hàng bằng đường hàng không. Cước vận chuyển đối với lượng hàng tương đương một container 40 feet tới Mỹ là khoảng 100 triệu đồng. - Biến động tỉ giá - một dạng rủi ro tiềm ẩn: Biến động tỉ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến các DN Việt Nam luôn rơi vào thế bị động. Với việc có khả năng trong tương lai tỉ giá VND/USD ngày càng linh hoạt hơn, mà gần đây là việc Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức mở rộng biên độ tỉ giá VND/USD lên 0,5%, thì bất ổn trong tỉ giá giờ đây đã trở thành một nguồn rủi ro mà các DN cần phải tính đến trong khi xây dựng kế hoạch kinh doanh. Các biến động này càng lớn khi dòng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp lượng kiều hối ngày càng chảy vào nền kinh tế nhiều hơn sau khi VN trở thành thành viên chính thức của WTO. Điều đáng lưu ý là sắp tới đây sẽ ngày càng có nhiều DN kinh doanh xuất nhập khẩu tiến tới sử dụng các ngoại tệ khác không phải là USD, mà tỉ giá trao đổi giữa VND các ngoại tệ như đồng euro, bảng Anh, yên Nhật lại hoàn toàn thả nổi theo giá thị trường (không theo biên độ như tỉ giá VND/USD). Thế cho nên, các bất ổn trong tỉ giá ngày càng khó lường. Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD 5 Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Có thể nói dệt may đang là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng dệt may chiếm gần 5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Theo số lượng thống kê năm 2009 thì hiện tại số doanh nghiệp dệt may là 3719, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%; doanh nghiệp CP, TNHH có vốn nước ngoài lớn hơn 50% là 1%; DN CP, TNHH có vốn nước ngoài nhỏ hơn 50%, tư nhân chiếm 76%, DN nước ngoài chiếm 18,5% còn lại 4% là hợp tác xã. Hiện tại Vinatex – Tập đoàn dệt may Việt Nam đang đứng đầu trong việc sản xuất mặt hàng dệt may. Vinatex hiện có hơn 110 đơn vị thành viên, đơn vị liên kết gần 120 nghìn lao động, chiếm tỷ trọng 95,5% về sản xuất bông, hơn 42,3% về sản xuất sợi, 25,37% về sản xuất vải 20% về may của cả nước. 2.1.2 Sản lượng, kim ngạch giá cả xuất khẩu Là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu, hàng dệt may của nước ta đang dần chiếm lĩnh các thị trường quốc tế. Sau mức suy giảm nhẹ (0,6% so với năm trước) của năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may đang bứt phá, hứa hẹn một năm tăng trưởng tốt với trị giá đạt 3,86 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2010, tăng 18,6 % so với cùng kỳ năm 2009, chiếm gần 15% tổng kim ngạch của cả nước cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 (là dầu thô) tới gần 1.7 tỷ USD. 2.1.3 Thị trường xuất khẩu Số liệu thống kê hải quan trong nhiều năm qua cho thấy, Hoa Kỳ là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng nay sang Hoa Kỳ luôn Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD 6 Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. EU Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 18% 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nảy của cả nước trong năm 2009. Tuy nhiên, trong 3 thị trường dẫn đầu này, thì Hoa Kỳ vẫn là thị trường mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình là 19%/năm trong giai đoạn 2005 -2009, thị trường EU Nhật Bản có tốc độ tăn bình quân lần lượt là 17% 12%. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 2,22 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ 2009 (tăng 426 triệu USD về số tuyệt đối). Biểu đồ: Xuất khẩu hàng dệt may của VN sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản từ 2007 -2009 5 tháng 2010 Triệu USD Còn lại các thị trường khác như Nga, Hàn Quốc, Canada… Một số thị trường mới mở như Châu Phi – mặc dù có nhu cầu lớn, nhưng hàng dệt may Việt Nam vẫn chưa thâm nhập được bao nhiêu do rủi ro về thanh khoản, hệ thống thanh toán qua ngân hàng chưa đủ độ tin cậy, chi phí đi lại tốn kém. 2.1.4 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng sự phát triển còn gặp khá nhiều khó khắn khi nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành phần lớn là xuất khẩu. Số liệu thống kê hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2010 tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày là 3,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó riêng các vải các loại nhập khẩu đã là 2 tỷ USD, tăng 23,5 %. Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp dệt may than phiền là càng xuất nhiều thì nguy cơ thua lỗ càng lớn cũng là ở nguyên nhân thiếu sự chủ động với nguyên liệu đầu vào. Phần lớn các phụ kiện của công nghiệp dệt may sản xuất trong nước chưa đáp Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD 7 Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” ứng được đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng cần thiết của sản phẩm xuất khẩu. Giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Việt Nam trong thời gian vừa qua đã phải đối mặt với tình trạng rất vất vả để đàm phán mở rộng thị trường nhưng trong khi đó phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước thứ 3 đê sản xuất. Công nghiệp thiết kế mẫu mã vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là gia công làm thuê theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Vì vậy để ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững, việc phát triển công nghiệp phụ trợ với hàng dệt may là vấn đề cấp bách trong tương lai, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường chính đã đạt tới ngưỡng có thể bị xem xét trong các vụ kiện trợ cấp, bán phá giá… Sự phát triển dựa trên giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm thay vì chỉ chú trọng chạy theo phát triển kim ngạch như trong thời gian qua sẽ biến dệt may thành mặt hàng có sức cạnh tranh cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, đem lại nguồn ngoại tệ quý giá cho đất nước. 2.2. Thực trạng các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp thay đổi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội kinh doanh cũng làm môi trường kinh doanh của các DN có những thay đổi, từ đó gây ra những nguy cơ rủi ro mà các DN kinh doanh quốc tế có thể gặp phải. Đó là: 2.1.1.1 Những thay đổi về chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam 1) Thay đổi về chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam Hội nhập kinh tế, Việt Nam nỗ lực để cải cách hệ thống thương mại cho phù hợp với những cam kết hội nhập kinh tế thể hiện trong các hiệp định song phương đa phương đã ký như: Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại Việt Nam- EU, .Cam kết tại Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương APEC, gia nhập WTO. Các thay đổi về chính thương mại quốc tế đáng chú ý như: - Xoá bỏ chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương, mở ra cơ hội trực tiếp tham gia XNK cho các DN tư nhân. - Xoá bỏ chế độ cấp giấy phép hoạt động thương mại để các DN đều được tham gia, từng bước xoá bỏ chế độ cấp giấy phép cho từng lô hàng, các biện pháp hạn chế XNK thay bằng thuế quan. - Sử dụng thuế quan là công cụ bảo hộ chủ yếu đối với sản xuất trong nước. Với các chính sách phù hợp đã đem lại thay đổi tích cực về môi trường kinh doanh quốc tế, tạo ra tính ràng, minh bạch giúp giảm đáng kể các chi phí rủi ro cho DN trong kinh doanh XNK.Các DN xuất khẩu dệt may VN có thể tận dụng ưu thế về lao động rẻ để tham gia kinh doanh quốc tế đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp hàng VN. - Ký hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt - Nhật (EPA), hiệp định này cho phép hàng dệt may XK vào Nhật được hưởng thuế suất 0% thay cho mức 10% hiện nay. Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD 8 Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” Bên cạnh các tác động tích cực trên, việc thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng tạo ra các thách thức, nguy cơ rủi ro cho các DN xuất khẩu dệt may, thể hiện như: Thứ nhất, các DNNN hoặc chuyển đổi từ DNNN như May Việt Tiến đang là đầu mối giữ độc quyền XNK dệt may sẽ gặp khó khăn do sức ép cạnh tranh với các DN trong nước.Nếu không đổi mới phương thức kinh doanh, tăng cường củng cố phát triển thị trường thì sẽ bị thu hẹp mất thị phần. Thứ hai, tham gia thị trường mới DN XNK dệt may Việt Nam dễ gặp rủi ro do các đối tác quốc tế gây ra, do chưa am hiểu tập quán buôn bán quốc tế. Thứ ba, nếu thiếu gắn kết, phối hợp với nhau, cạnh tranh không lành mạnh… giữa các nhà kinh doanh xuất khẩu trong nước thì sẽ xảy ra chào giá thấp so với thị trường để giành khách hàng, gây tổn hại lớn đến DN trong ngành. Thứ tư, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ có chiến lược XK sớm hơn Việt Nam nên hàng dệt may XK của các nước này chiếm thị phần lớn mang lại lợi nhuận cao trong khi VN chủ yếu là gia công quốc tế XK gia công uỷ thác, sức cạnh tranh của hàng dệt may VN còn yếu. 2) Thay đổi về chính sách thuế xuất, nhập khẩu dệt may Để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế, Luật thuế xuất, nhập khẩu đã được sửa đổi nhiều lần để phục vụ mục tiêu của Đảng Nhà nước là: bảo hộ khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu tăng nguồn thu cho NSNN. Để tăng cường công cụ pháp lý bảo vệ cho sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại, Luật thuế xuất nhập khẩu mới còn quy định các loại thuế bổ xung như: thuế tự về, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp xuất khẩu, thuế chống phân biệt đối xử. Việc thay đổi chính sách thuế XNK ràng, minh bạch tạo thuận lợi cho DN nhưng cũng tạo ra thách thức, tạo ra nguy cơ rủi ro đối với DN. - Khi Việt Nam gia nhập WTO, sức ép hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải cắt giảm tối đa các hàng rào thuế quan phi thuế quan sẽ là thách thức đối với các DN đang có mức bảo hộ cao bị hạ thấp trở thành khó khăn. - Các loại thuế bổ xung như: thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp xuất khẩu, thuế chống phân biệt đối xử…bảo vệ sản xuất trong nước nhưng cũng làm tăng nguy cơ rủi ro cho DN nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may. - Việc thường xuyên thay đổi mức thuế xuất để đối phó trong ngắn hạn gây rủi ro, khó khăn cho DN trong việc xác định chiến lược kinh doanh lâu dài, hạn chế đầu tư dài hạn, gây rủi ro cho DN XNK dệt may. 2.1.1.2 Thay đổi của thị trường quốc tế tác động đến xuất khẩu dệt may Việt Nam Các DN dệt may Việt Nam May Việt Tiến đã dần mở rộng thị trường thiết lập quan hệ thị trường mới như: khối ASEAN, các nước EU, Mỹ, Nhật Bản…Đây là các thị trường lớn, sức tiêu thụ mạnh, có tiềm năng nhưng thuộc loại “khó tính” với nhiều rào cản thương mại, các điều kiện giao vận thanh toán rất nghiêm ngặt. Do đó khi tham gia các thị trường này Việt Tiến DNXK dệt may Việt Nam gặp nhiều rủi ro: Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD 9 Tiểu luận PLKDQT “Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may những đề xuất hạn chế” Thứ nhất, DN phải đối mặt với các rào cản thương mại quốc tế. Để bảo hộ sản xuất trong nước, các nước nhập khẩu có xu hướng thiết lập các rào cản mới như: quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá(C/O), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp…Đặc biệt với mặt hàng dệt may thì dễ vướng vào các rào cản thuộc về tiêu chuẩn lao động môi trường, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp(thuế đối kháng) của nước nhập khẩu áp cho hàng dệt may Việt Nam.Gần đây các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU… kiểm soát chặt với hàng dệt may của Việt Nam. Thứ hai, DNXK dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với DN các nước có cùng lợi thế như Trung Quốc, các nước ASEAN. Cùng có lợi thế về nguyên liệu dồi dào, nguồn lao động rẻ nhưng hàng dệt may Việt Nam vẫn kém sức cạnh tranh về giá thành, chất lượng, chủng loại…so với các đối thủ mạnh là Trung Quốc, Bangladest, Ấn Độ, Campuchia. Đặc biệt, Bangladest là quốc gia kém phát triển nên được ưu đãi về thuế ít gặp rào cản thương mại, đã trở thành đối thủ gây rủi ro cho DNXK dệt may VN, DNXK dệt may Việt Nam còn trực tiếp chịu tác động từ: Sự biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền mạnh, sự biến động giá cả trên thị trường quốc tế. 2.1.2 Phân tích, đánh giá rủi ro thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 2.1.2.1 Các rủi ro thường gặp trong xuất khẩu dệt may, nhận dạng, dự báo rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch năm 2010 trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến xấu: - Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế ngày càng nặng nề khó dự đoán. - Thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp do sức mua tại các nước nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh, cùng với Ấn Độ, Bănglađet việc Trung Quốc vừa được dỡ bỏ hạn ngạch đã gây áp lực rất lớn đối với hàng dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 trở lực lớn: Thứ nhất, sự tăng trưởng lớn của ngành dệt may 4 nước : Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia Ấn Độ Thứ hai, nguy cơ tiềm ẩn từ thị trường Hoa Kỳ, nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá biện pháp tự vệ thương mại, Hoa Kỳ tiến hành giám sát chặt với hàng dệt mayxuất sứ từ Việt Nam. Thứ ba, cần phải giải quyết vấn đề tiền lương ngành dệt may cho tương xứng, tình trạng đình công của công nhân ngành dệt may… Thứ tư, Quản trị rủi ro cho hoạt động xuất khẩu dệt may với nhiều nguy cơ rủi ro khó khăn thách thức. Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, các rủi ro đã xảy ra có nhiều khả nãng xảy ra ở DN xuất khẩu dệt may Việt Tiến là các rủi ro thuộc nhóm rủi ro kinh tế tài chính, rủi ro pháp lý, rủi ro từ nội bộ DN rủi ro mang tính ngành 2.1.2.2 Đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro trong xuất khẩu dệt may 1) Nhóm rủi ro kinh tế tài chính: a) Rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi: Trường Đại học Ngoại Thương Nhóm 2-Lớp CH K6.2 QTKD 10 . Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may và những đề xuất hạn chế 1.3.3 Nhận dạng những rủi ro của quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng dệt. PLKDQT Rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may và những đề xuất hạn chế CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH

Ngày đăng: 31/12/2013, 11:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan