ĐỀ tài sáu mũ tư DUY

14 482 1
ĐỀ tài sáu mũ tư DUY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 Dẫn luận a. Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu 2 b. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 c. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3 d. Phương pháp nghiên cứu .3 e. Nguồn liệu .3 g. Bố cục bài niên luận 3 1. Điều kiện ra đời và phát triển .4 1.1 Từ ảnh hưởng của lịch sử, xã hội Tây Âu thời Cận đại .4 1.2 Đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 4 2. Đặc điểm cơ bản của Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh .4 2.1.Quan niệm về bản chất, nhiệm vụ của khoa học và triết học 5 2.2.Quan niệm về thế giới và con người 6 2.3.Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức 6 2.3.1.Quan niệm về nhận thức .6 2.3.2.Phương pháp nhận thức 8 2.4. Quan niệm về chính trị xã hội .9 3. Những thành tựu của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 9 4. Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh .11 Kết luận 13 Phụ lục tham khảo .14 Phan Đình Duy 1 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 DẪN LUẬN a. Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Ở một số nước tiên tiến, Triết học là nền tảng của luật pháp và chính sách. Triết học được coi trọng và thực tế cho thấy, nó đi sâu vào không chỉ các lĩnh vực của khoa học mà còn là cội rễ của các lĩnh vực xã hội. Triết học hỗ trợ và duy trì các giá trị văn minh và nâng cao tính nhân văn và cộng đồng. Người nào thấu hiểu bản chất của triết học sẽ có được duy khoa học và lý tính. Nghiên cứu triết học là một công việc khó khăn, đỏi hỏi người nghiên cứu không chỉ có tầm nhìn bao quát và sâu rộng mọi vấn đề, duy logic mà còn phải có một niềm say mê mãnh liệt. Học tập và nghiên cứu triết học đối với những học viên cao học cũng là một môn học giúp cho học viên có cái nhìn đúng đắn cũng như duy sắc bén về xã hôi, sự vật và con người…vv. Triết học không phải là mới mẻ với những học viên cao học do đã được học căn bản khi còn là sinh viên đại học, Tuy nhiên, bể học thì vô bờ, mà triết học lại mênh mông nên không thể nghiên cứu đầy đủ cả một thời kỳ triết học từ cổ đại tới cận, hiện đại mà chỉ có thể nghiên cứu từng mảng nhỏ đó là : CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH-NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ. Khi thực hiện đề tài này, bằng một kiến thức mới ở mức cơ bản về triết học cũng như những kinh nghiệm ban đầu về nghiên cứu các lĩnh vực khoa học còn rất khiêm tốn thì bài tiểu luận này chính là lúc để học viên có thể trau dồi thêm kiến thức về triết học cũng như bồi bổ thêm kinh nghiệm về nghiên cứu. Do không phải là người nghiên cứu triết học chuyên sâu, nên khi nghiên cứu bài tiểu luận này, tôi chủ yếu là tìm tòi các sách báo, bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu triết học trong và ngoài nước đã công bố và được đánh giá. Bằng việc tổng hợp lại các kiến thức từ các tài liệu mà các nhà nghiên cứu, học giả đã dày công đúc kết ra để nhằm hoàn thành bài niên luận này. Từ lý do trên, bản thân học viên đặt cho mình mục tiêu trong tiểu luận này, là thông qua quá trình làm tiểu luận sẽ giúp mình tiếp xúc được một lượng kiến thức Phan Đình Duy 2 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 triết học có thể đem lại duy tốt hơn, trau dồi được cho mình phương pháp luận tốt hơn trong học tập và nghiên cứu. b. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đề tài ở dạng thu hoạch, tổng hợp và lựa chon cho nên ý nghĩa thực tiễn mà đề tài mang lại là tạo một trắc quan thực tế, cụ thể hơn về một phần nhỏ bé trong cả chiều dài lịch sử triết học của nhân loại. Thứ nữa là giúp việc tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên quan khác của học viên thuận tiện hơn phần nào. c. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng chính mà đề tài tập trung phản ánh là Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh. Do đó phạm vi nghiên cứu là lịch sử, xã hội triết học Phương Tây cận đại nói chung và nước Anh nói riêng, về cuộc đời và tưởng của các nhà khởi xướng cũng như người phát triển chủ nghĩa này. Từ đó có cái nhìn tổng quan, những đánh giá , nhận định mang tính tập dượt của bản thân về một giai đoan nhỏ của triết học Tây Âu thời cận đại d. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, dựa vào những kiến thức bước đầu về mặt lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu tìm hiểu. Từ đó sinh viên sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp logic kết hợp cùng với một số phương pháp như tổng hợp, thu thập… e. Nguồn liệu. Do mục đích đề tài là tổng hợp đánh giá nên nguồn liệu chủ đạo là các sách triết học “ Đại cương về lịch sử triết học” của tập thể các tác giả mà TS Bùi Văn Mưa chủ biên và một số trang web triết học khác… g. Bố cục bài niên luận. Ngoài phần dẫn luận và phần kết luận. Đề tài gồm có 4 phần và một phần phụ lục tài liệu tham khảo. Phan Đình Duy 3 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 1. Điều kiện ra đời và phát triển 1.1 Từ ảnh hưởng của lịch sử, xã hội Tây Âu thời Cận đại Thời kì cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) là thời kì phương thức sản xuất bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Sự nổ ra và thàng công vang dội xóa bỏ hoàn toàn của ba cuộc Cách mạng sản lớn: Cách mạng sản Hà Lan (1560 -1570); Cách mạng sản Anh (1642-1648); Cách mạng sản Pháp (1789-1794) đã xác lập chế độ cộng hòa sản và mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với bản ngày càng rõ rệt và gay gắt. Khoa học, kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khoa học tự nhiên và đạt được nhiều thành tựu quan trọng 1.2 Đến sự ra đời của Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh Từ những đặc trưng về điều kiện kinh tế, xã hội và khoa học tự nhiên thời Cận đại kể trên, sự xung đột gay gắt giữa nhà thờ, phong kiến với sự phát triển của khoa học và sản tiến bộ đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kì này là sự thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của những tưởng vô thần đối với hữu thần luận, chủ nghĩa duy vật thời kì này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực duy triết học và khoa học. Những điều này được khái quát trong tưởng triết học của Phơrăngxít Bêcơn (Francis Bacon) (1561-1626). Ông được công nhận là người sáng lập và đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm. 2 Đặc điểm cơ bản của Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh Ph.Bêcơn là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. C.Mác coi Ph.Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Ông sinh trong một gia đình quý tộc Anh. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kembritgiơ, ông công tác nhiều năm trong ngành ngoại giao cho vương triều Xtiua. Mặc dù sống ở nước Anh trước thời kỳ cách mạng sản, nhưng Ph.Bêcơn là người nhiệt liệt ủng hộ những cải cách sản nhằm Phan Đình Duy 4 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển của khoa học và triết học. Những tác phẩm lớn của ông là: “Đại phục hồi các khoa học” (1605), “Công cụ mới” (1620), . 2.1 Quan niệm về bản chất, nhiệm vụ của khoa học và triết học Sống trong thời kỳ đêm trước của cuộc cách mạng sản Anh, Ph.Bêcơn đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ những bất công xã hội, xây dựng cuộc sống phồn vinh. Khác với những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, Ph.Bêcơn khẳng định phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học và triết học chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng. Ông cho rằng, mục đích của xã hội là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được. Ph.Bêcơn cho rằng triết học và khoa học mang tính lý luận và khái quát cao. duy triết học là duy lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất. Theo ông, triết học hầu như đồng nhất với tất cả các khoa học, bao chứa mọi khoa học khác mà triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa học. Đó là nền tảng và cơ sở của mọi khoa học khác, đồng thời nó đã bao chứa toàn bộ các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Ph.Bêcơn cho rằng nhiệm vụ của triết học là đại phục hồi các khoa học, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. Ph.Bêcơn chỉ ra rằng khoa học mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại chứ không riêng cho ai. Những quan niệm giản đơn, hẹp hòi, coi khoa học như là một nghề thủ công có lãi chỉ làm cho khoa học bị què quặt đi mà thôi. Bằng khoa học, con người tiếp cận với thế giới. Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Ph.Bêcơn khẳng định "tri thức là sức mạnh". Từ đó ông đi đến một một kết luận mang tính cách mạng đối với người đương thời, coi "hiệu quả và sự sáng chế thực tiễn là người bảo Phan Đình Duy 5 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 lãnh và ghi nhận tính chân lý của các triết học". Muốn chinh phục tự nhiên thì con người cần phải nhận thức các quy luật của nó, vận dụng và tuân theo chúng. 2.2 Quan niệm về thế giới và con người Ph.Bêcơn cho rằng “Thế giới (giới tự nhiên) tồn tại khách quan đa dạng và thống nhất; con người là một sản phẩm của thế giới”. Thế giới tồn tại khách quan không phụ thuộc vào cái chủ quan của con người tức là không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín, nhận thức. Tính đa dạng của thế giới chỉ có thể được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm về vật chất, về hình dạng và vận động…Vật chất là toàn thể các phần tử rất nhỏ với những tính chất khác nhau. Hình dạng là nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt của các sự vật và chi phối vận động. Vận động là bản năng, sinh khí của sự vật, vật chất, là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất. Từ sự thống nhất giữa vật chất - hình dạng - vận động nên nhận thức bản chất sự vật vật chất là khám phá ra hình dạng, vạch ra các quy luật vận động chi phối chúng. Con người là một sản phẩm của thế giới khi con người bao gồm cả thể xác và linh hồn. Theo ông, cả thể xác lẫn lin hồn đều là vật chất. Ph.Bêcơn không chỉ thừa nhận sự hiện hữu của linh hồn con người mà còn khẳng định có cả linh hồn thực vật và động vật tồn tại trong cơ thể thực vật, động vật. Khoa học nghiên cứu con người và linh hồn phải là khoa học tự nhiên. 2.3 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức 2.3.1 Quan niệm về nhận thức Ph.Bêcơn cho rằng cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Khoa học thật sự phải biết sử dụng duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới vật chất khách quan, đa dạng và thống nhất. Khoa học như thế chỉ có thể là khoa học thực nghiệm. Và tri thức khoa học thật sự phải luôn mang bản tính khách quan; chúng hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi Phan Đình Duy 6 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 ích chủ quan của con người. Để đạt được những tri thức như thế, khoa học mới cần phải loại bỏ những ảo tưởng ra khỏi quá trình nhận thức của chính mình. Theo Ph.Bêcơn, quá trình nhận thức thế giới khách quan là quá trình xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Quá trình này phải xuất phát từ bản thân thế giới khách quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến duy lý tính để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của con người còn bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng; do đó, năng lực tìm hiểu thế giới của con người bị hạn chế, mà hậu quả là dẫn đến những sai lầm không thể tránh khỏi. Để tránh các sai lầm, cần phải xem xét nguồn gốc, tính chất của các ảo tưởng và tìm cách khắc phục chúng. Ph.Bêcơn chỉ ra bốn loại ảo tưởng. Đó là ảo tưởng “loài”, ảo tưởng “hang động”, ảo tưởng “thị trường”, ảo tưởng “nhà hát”. Ảo tưởng “loài” là sai lầm gây ra do nhân loại lầm lẫn bản tính chủ quan của trí tuệ của mình với bản tính khách quan của sự vật. Khi mắc phải ảo tưởng này con người xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật bằng cách gán ép cho sự vật khách quan những đặc điểm chủ quan của mình. Ảo tưởng “hang động” xuất hiện trong quá trình nhận thức của từng con người cụ thể. Do mỗi con người cụ thể có những đặc điểm tâm lý, tính cách chủ quan khác nhau mà trong quá trình nhận thức, chúng đã xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật. Ảo tưởng “thị trường” được hình thành khi con người không xuất phát từ tình hình thực tế của bản thân sự vật mà dựa vào thói quen, tập quán, quan niệm, thuật ngữ mơ hồ không phản ánh đúng bản chất của sự vật để nhận thức nó; vì vậy, sự xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật là không thể tránh khỏi. Ảo tưởng “nhà hát” có nguồn gốc từ những quan niệm sai trái nhưng được củng cố bởi các thế lực chính trị, tôn giáo… đang thống trị trong đời sống xã hội; vì vậy, chúng cản trở quá trình nhận thức đúng đắn của con người nếu chúng không tương hợp với đường lối chính trị, tôn giáo đó… Phan Đình Duy 7 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 Theo Ph.Bêcơn, để khắc phục các ảo tưởng này, chúng ta cần phải khách quan hóa hoạt động nhận thức. Điều này được thực hiện bằng các cách tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhiên mà không thông qua uy tín, sách vở, lòng tin, tín điều…; ra sức hoàn thiện phương tiện, công cụ nhận thức và nhân cách, cá tính cá nhân của từng con người, đặc biệt phải biết làm thí nghiệm, biết sử dụng phép quy nạp khoa học, biết tổng hợp và khái quát hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm cảm tính riêng lẻ để xây dựng chuẩn xác các khái niệm, nguyên lý chung phản ánh đúng đắn, chính xác bản chất, quy luật của sự vật tồn tại trong hiện thực khách quan 2.3.2. Phương pháp nhận thức khoa học Ph.Bêcơn cho rằng, từ trước tới nay, duy giáo điều và đầu óc nông cạn chủ yếu chỉ sử dụng hai phương pháp nhận thức sai lầm. Ông gọi hai phương pháp đó là phương pháp “con nhện” và phương pháp “con kiến”. Phương pháp “con kiến” tức là chỉ thu lượm, góp nhặt những dữ kiện vung vãi dẫn đến kết luận quáng. Phương pháp “con nhện” nghĩa là kết luận bất chấp mọi tài liệu, thực tế sinh động bên ngoài đang tồn tại, thay đổi ra sao, tức lý luận suông. Để khắc phục hai phương pháp trên, nhà khoa học thật sự phải là nhà khoa học thực nghiệm biết sử dụng điêu luyện phương pháp “con ong”, tức là biết sàng lọc kinh nghiệm, vạch ra kiến thức tổng hợp, so sánh để khám phá ra các quy luật của thế giới. Theo Ph.Bêcơn, quá trình nghiên cứu - nhận thức đúng đắn cần phải trải qua 3 bước như sau: + Một là, dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm chúng ta trực tiếp tiếp cận thế giới tự nhiên đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính. + Hai là, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm tính này để xây dựng những sự kiện khoa học và phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng. Phan Đình Duy 8 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 + Ba là, từ những mối liên hệ nhân quả giữa sự kiện khoa học đó, bằng quy nạp khoa học, chúng ta xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang nghiên cứu. Rồi từ những giả thuyết khoa học đó, chúng ta rút ra các hệ quả tất yếu của chúng. Kế đến chúng ta tiến hành những quan sát, thí nghiệm mới để kiểm tra các hệ quả đó; nếu đúng thì ta có nguyên lý, định luật tổng quát; còn nếu sai thì chúng ta lập lại giả thuyết mới. 2.4.Quan niệm về chính trị xã hội Là nhà tưởng kiệt xuất của tầng lớp quý tộc cấp tiến, Ph.Bêcơn chủ trương một đường lối chính trị phục vụ lợi ích cho giai cấp sản và chuẩn bị điều kiện để phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa bản. Ông đòi hỏi: Phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ; Phải phát triển một nền công nghiệp và thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa học và tiến bộ của kỹ thuật. Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng thông qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời ông cũng chống lại mọi cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân. 3.Những thành tựu của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm mà Ph.Bêcơn là người sáng lập có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử triết học. tưởng triết học mà Ph.Bêcơn khởi xướng đặt nền móng cho những nhà triết học sau ông kế nhiệm và mở rộng theo hướng tích cực hơn. Lốccơ đã đẩy chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm do Ph.Bêcơn khởi xướng thành chủ nghĩa duy giác. Rồi từ chủ nghĩa duy giác của Lốccơ, giám mục Béccơly đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm chủ quan nổi tiếng. Ngoài ra Ph.Bêcơn còn phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, Ph.Bêcơn cho rằng để lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ. Để giải thích thế giới, ông đã cải biến thuyết bốn nguyên nhân của Arixtốt theo hướng duy vật. Ông xoá bỏ nguyên nhân mục đích của các sự vật và cho rằng, mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân: hình dạng, vật chất và vận động. Khác với Arixtốt, ông coi hình dạng của sự vật là cái nằm chính trong bản thân sự vật, là Phan Đình Duy 9 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh – những thành tựu và hạn chế Nhóm 8 bản chất hoàn toàn khách quan của nó; không thể có cái gọi là "hình dạng của hình dạng" phi vật chất, cũng như "vật chất đầu tiên" phi hình dạng là không có thực; mọi "hình dạng" đều chỉ là "hình dạng" của vật chất. Cả ba nguyên nhân "hình dạng", "vật chất" và "vận động", thực chất đều là bản tính của vật chất. Vì thế vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ động. Ph.Bêcơn đã có bước tiến rất xa so với các nhà triết học trước đó và đương thời khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất và vận động, giữa bản chất của sự vật và vận động của nó. Khẳng định vận động là đặc tính của sự vật, Ph.Bêcơn cho rằng nhận thức sự vật là nhận thức vận động của chúng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận xét, Ph.Bêcơn đã hiểu "rằng trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất và quan trọng nhất, không phải chỉ với tính cách là máy móc và toán học mà hơn nữa còn với tính cách là xu hướng, sức sống của vật chất". Công lao của Ph.Bêcơn còn ở chỗ ông khẳng định quá trình nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan, xem xét với tinh thần phê phán, cách mạng chứ không giáo điều. Những tưởng đó có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với thời đại của ông mà còn đối với cả hiện nay. Ph.Bêcơn là một trong những người đầu tiên nhận thức được hạn chế của tam đoạn luận và của lôgic hình thức - cái mà từ trước đến bấy giờ vẫn được coi là phương pháp nhận thức vạn năng, đồng thời ông là một trong những người khởi xướng ra tưởng lôgic mới. Ông vạch ra được những phương pháp nhận thức trước đó là những phương pháp kiểu “con kiến”, “con nhện” là những phương pháp mang hạn chế. Bản chất của "phương pháp con ong" mà ông đề xuất là từ những tri thức do cảm tính đem lại chế biến chúng, như con ong biến mật hoa thành mật ong, rút ra những tri thức mới bằng duy lý tính. Phương pháp nhận thức tối ưu, theo Ph.Bêcơn, là phương pháp quy nạp. Ông coi phương pháp quy nạp là chiếc la bàn của khoa học. Nhưng ông không thoả mãn với những phương pháp quy nạp đã có (quy nạp đầy đủ, quy nạp không đầy đủ). Ông là người đầu tiên khám phá ra phương pháp quy nạp loại trừ, tức Phan Đình Duy 10

Ngày đăng: 30/12/2013, 15:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan