TỔNG QUAN về NGOẠI THƯƠNG của TRUNG QUỐC

5 418 2
TỔNG QUAN về NGOẠI THƯƠNG của TRUNG QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC TMQT Giảng viên: Trương Quang Hùng Học viên: Nguyễn Hoàng Oanh - Lớp KTPT K19 Tên đề tài: TỔNG QUAN VỀ NGOẠI THƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC I/ Giới thiệu: Kết quả đạt được của ngoại thương Trung Quốc từ khi mở cửa đến nay là đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc chuyển thể chế ngoại thương truyền thống của nền kinh tế hiện vật, trên cơ sở chế độ công hữu đơn nhất sang một thể chế mới đa dạng, linh hoạt và phù hợp hơn trong nền kinh tế thị trường. Trung Quốc đã xóa bỏ từng bước quyền lực kinh tế tập trung thống nhất, dành quyền tự chủ rộng rãi trong mậu dịch ngoại thương cho các địa phương, xí nghiệp và công ty ngoại thương. Thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất-nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, làm cho địa vị kinh tế của đất nước ngày càng cao. Sau 22 năm tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu tăng 22 lần; năm 2000 tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu của Trung Quốc đạt 474,3 tỷ USD, xuất khẩu xếp hàng thứ 7 và nhập khẩu hàng thứ 8 thế giới, tăng 31,3% so với năm 1999; trong đó xuất khẩu tăng 27,8%, nhập khẩu tăng 35,8%. Kim ngạch 6 tháng đầu năm 2001 giảm 20% so với cùng kỳ năm 2000, trong đó xuất khẩu chiếm 51,6% tổng kim ngạch, nhập khẩu chiếm 48,4%. Cho đến năm 2010, Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 31,1% so với năm 2009. (Nguồn: Internet). Tổng cục hải quan Trung Quốc (GAC) ngày 10/1 cho biết giá trị ngoại thương của nước này trong năm 2010 đã tăng vọt lên 34,7% so với năm 2009, đạt 2.970 tỷ USD. Các quan chức nước này cho biết, chỉ tính riêng trong tháng 12 vừa qua, giá trị ngoại thương của Trung Quốc đạt 295,2 tỷ USD, mức tăng trưởng kỷ lục so với mức 21,4% của cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, thặng dư thương mại nước này trong năm vừa qua lại giảm mạnh. Trong năm 2010, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã giảm 6,4%, đạt 183,1 tỷ USD, thấp hơn so với 196,1 tỷ USD trong năm 2009. Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong mọi hoạt động ngoại thương năm qua là 6,2%, giảm so với con số 8,9% trong năm 2009 và 11,6% trong năm 2008. Theo GAC, kết quả trên có được là do kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong năm vừa qua đã tăng 31,1% so với năm 2009, đạt 1.580 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu lại tăng 38,7% lên 1.390 tỷ USD. Tuy nhiên GAC nhận định rằng ngoại thương của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phát triển hướng tới một hình thái cân bằng. Bên cạnh việc mở rộng không ngừng kim ngạch xuất-nhập khẩu thì cơ cấu hàng xuất-nhập khẩu của Trung Quốc ngày càng được cải thiện đáng kể. Trước đây, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm sơ chế như thực phẩm, súc vật sống, nguyên liệu thô và dầu mỏ; tỷ trọng các hàng công nghiệp trong cơ cấu xuất khẩu chiếm một lượng nhỏ. Thì ngày nay Trung Quốc đã chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm gia công, tỷ lệ này khá cao khoảng 74% năm 1998, nhờ tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ nên các sản phẩm này có sức cạnh tranh cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là hàng dệt, điện máy, hóa chất, quần áo, thực phẩm, nước giải khát, máy móc không dùng điện, . Về nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là máy móc, sản phẩm điện tử, thiết bị điện, thiết bị nghe nhìn, phụ kiện, . Trước năm 1979, thương mại của Trung quốc được tiến hành chủ yếu với Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm 1979, các nền kinh tế thị trường trở thành những bạn hàng chính, chiếm 80% nhập khẩu của Trung Quốc, với tỷ trọng khoảng 87% trong năm 1979. Năm 1996, tỷ trọng nhập khẩu từ các nền kinh tế thị trường tăng khoảng 9%. Hiện nay các đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc là: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU Mỹ . II/ Lý Thuyết: Trung Quốc ngày nay lựa chọn chiến lược ngoại thương là hướng về xuất khẩu. phát triển dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh trong các ngành mạnh nhất. với hai yếu tố chính là tự do hóa thương mại, và phá giá đồng nội tệ. trên động lực đó làm cơ sở cho các ngành khác phát triển theo. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế Trung Quốc lưu ý một thực tế là doanh nghiệp Trung Quốc chỉ thu được một tỷ lệ lợi nhuận rất nhỏ. Điển hình trong trường hợp này là máy tính HP. Kết quả khảo sát của hải quan Thượng Hải cho thấy, với mỗi máy tính HP xách tay được bán với giá 1000 USD trên thị trường Mỹ, công ty Trung Quốc nhận được 30,3 USD, trong khi công ty Mỹ thu được 169,6 USD. Tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm tiêu tốn năng lượng và ô nhiễm cao nhanh là mảng tối của thương mại Trung Quốc. xuất khẩu thép tấm và phôi thép tăng cao là do dư thừa công suất và dự báo thay đổi chính sách lien quan. Vì vậy những mặt hang công nghiệp như vậy không được khuyến khích vì ô nhiễm cao, đi ngược lại nỗ lực giảm mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị GDP và gây nguy hiểm đến sự phát triển xã hội bền vững. vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã ngừng chính sách hoàn thuế xuất khẩu đối với 406 mặt hang, trong đó có các sản phẩm từ thép. III/ Chính sách ngoại thương: Lịch sử chính sách ngoại thương của Trung Quốc có thể chia ra làm hai giai đoạn cụ thể như sau: Ngoại thương Trung Quốc trước thời kỳ mở cửa: được thực hiện theo một cơ chế tập trung thống nhất từ trung ương, một cơ chế hoạt động ngoại thương trực thuộc nhà nước. hoạt động ngoại thương được chính quyền trung ương lãnh đạo và chi phối bằng các biện pháp hành chính. Nhà nước quản lý hành chính đối với các công ty ngoại thương, thực hiện kế hoạch trực tiếp và thu-chi thống nhất trong cả nước. chính vì vậy, đặc trưng của thể chế quản lý hoạt động ngoại thương thời kỳ này là thể chế của nền kinh tế hiện vật, trên cơ sở chế độ công hữu đơn nhất. Mặc dù trong thời gian đầu chính sách này có phát huy được tác dụng, nhưng về sau do tình hình phát triển của thế giới, nó đã bộc lộ một số mặt hạn chế như sau: Thứ nhất: sản xuất không phát huy được hiệu quả, bị tách khỏi tiêu thụ, mất tính tập trung với quy mô lớn, hình thành việc buôn bán đơn lẻ, thiếu những kênh tiêu thụ hàng hóa ra thị trường thế giới. Thứ hai: sự thiếu hiểu biết của các doanh nghiệp sản xuất về thị trường, mặt hàng, cơ chế… đã gây nhiều trở ngại hơn cho việc mở rộng khả năng và phạm vi hoạt động ngoại thương. Thứ ba: do nóng vội và mong muốn phát triển kinh tế, hội nhập với mậu dịch quốc tế nên chính quyền trung ương đã xây dựng một hệ thống các chính sách khổng lồ, chồng chéo. Bên cạnh đó, việc quản lý các hoạt động ngoại thương một cách quá cứng nhắc đã hạn chế rất nhiều đến các giao dịch với nước ngoài. Ngoại thương Trung Quốc thời kỳ mở cửa: Trung Quốc theo đuổi chính sách tự dựa vào sức mình và những nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi trong quan hệ ngoại thương. Tích cực phát triển thương mại với các nước trên thế giới. hàng hóa được nhập khẩu một cách thận trọng và có chọn lựa dựa trên cơ sở những nhu cầu cần thiết của thị trường Trung Quốc. khuyến khích xuất khẩu nhằm củng cố sự phát triển kinh tế đất nước. những nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi đòi hỏi những phương thức và điều kiện trao đổi giữa các bên phải công bằng, hợp lý và có lợi, đồng thời dựa trên sự tôn trọng tập quán và các quy định của đối tác, các thỏa thuận và hợp đồng ký kết. Việc giám sát các hoạt động xuất-nhập khẩu đạt được thông qua các biện pháp quản lý dưới hình thức giấy phép, hệ thống hạn ngạch bên cạnh biện pháp thu thuế. Cụ thể như sau: Hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch do Ủy ban kế hoạch Nhà nước quản lý. Hiện tại có 13 chủng loại hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch là: dầu, len, sợi nylon, sợi polyeste, cao su tự nhiên, lốp ô tô, chất độc sodium dùng trong tách lọc vàng, bạc, đường ăn, phân bón hóa học, thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, sợi. Những hàng hóa khi nhập cần phải có có phép cấp hạn ngạch nhập khẩu sẽ do cơ quan xuất-nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử của nhà nước quản lý. Hiện nay, các chủng loại hàng yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu bao gồm: ô tô, khung ô tô, vô tuyến màu, đèn hình màu, mô tô, động cơ mô tô, băng, máy video, cátset, các vi mạch điện tử của máy, tủ lạnh, máy nén khí, băng nghe nhìn, máy photocopy, ô tô có cần trục, khung gầm xe, kính hiển vi điện tử, vật quay của máy bay phản lực và bộ phận hình màu điện tử. Không được phép nhập khẩu phương tiện đi lại cũ chạy bằng động cơ, mô tô và xe ô tô mui kín, thậm chí cả khi là hàng được cho. Việc giám sát hàng hóa xuất khẩu được phân theo hình thức giám sát bằng hạn ngạch theo kế hoạch, hạn ngạch chủ động và giấy phép chung. Năm 1997 có 114 loại hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép xuất khẩu, chia thành 142 chủng loại nhỏ. Năm 1997 có 40 loại sản phẩm xuất khẩu theo hạn ngạch kế hoạch, bao gồm: gạo, đậu tương, ngô, chè, tan, tungsten, antimony, dầu thô, dầu thành phẩm, bông, sợi bông, vải pha polyeste và cotton, vải lụa tự nhiên. Những mặt hàng này là mặt hàng mua và bán của các công ty xuất khẩu đã được chỉ định. Những hàng hóa xuất khẩu đang chiếm lĩnh thị trường quốc tế hoặc phải hạn chế trong xuất khẩu theo yêu cầu của phía nước ngoài thì phài chịu sự quản lý bằng hạn ngạch chủ động. Năm 1997 có 53 loại sản phẩm trong nhóm này, bao gồm 22 loại xuất sang Hồng Kông, Ma Cao và 31 loại xuất đi những nơi khác trên thế giới, quản lý bằng hạn ngạch chủ động được thực hiện đối với 24 trong số 53 mặt hàng xuất khẩu chịu sự giám sát nhập khẩu của nước ngoài. Trong số này có 19 mặt hàng là sản phẩm dệt. Hạn ngạch xuất khẩu bị dộng hàng năm được quyết định theo các hiệp định song phương. Các sản phẩm sau đây bị cấm xuất khẩu bởi bất cứ xí nghiệp nào: Những hàng hóa có thể gây hại cho an ninh quốc gia. Những di vật bị pháp luật quy định cấm, súc vật và cây gần bị tuyệt chủng và các sản phẩm được sản xuất trong trại lao động. Hàng hóa trái với bổn phận quốc tế của Trung Quốc Xạ hương, đồng hoặc platinum. Việc quản lý giám sát xuất-nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc nhằm bảo hộ cho các ngành sản xuất còn non trẻ, hiệu quả cạnh tranh còn thấp, cũng như góp phần thúc đầy quá trình chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại phải chịu tổn thất do phải dùng hàng hóa có giá cao, hoặc kém chất lượng. IV/ Ý nghĩa chính sách: Trung Quốc đang từng bước tiến tới tự do hóa mậu dịch. Nhìn chung, từ khi cải cách – mở cửa Trung Quốc đã sớm nắm bắt được những cơ hội có lợi của xu thế toàn cầu hóa kinh tế với mức độ ngày càng tăng. Trong quá trình này, Trung Quốc đã thu được nhiều lợi ích kinh tế đáng kể, do tận dụng được nguồn vốn dồi dào của nước ngoài và thành quả hoạt động mậu dịch quốc tế, đã đẩy nhanh được sự phát triển của kinh tế trong nước, nâng cao được vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp hiện đại hóa của Trung Quốc. Bên cạnh những cơ hội mà toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc cần phải chú trọng đến một số vấn đề như sau: Thứ nhất: phải xem xét và từng bước xác lập những cơ chế và chính sách đồng bộ phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động kinh tế phải được quản lý dưới sự bảo đảm của quy chế pháp luật công minh, chặt chẽ và có hiệu quả. Thứ hai: các chính sách và biện pháp trong mậu dịch đối ngoại và đầu tư phải đảm bảo có sự cân đối, hài hòa với chính sách phát triển kinh tế trong nước, để tạo ra sức mạnh tổng hợp bổ sung lẫn nhau, phục vụ lẫn nhau, góp phần tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế đất nước, tạo điều kiện đi sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế. Thứ ba: việc mở rộng tự do hóa mậu dịch, tham gia vào WTO đã có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Thông qua cơ chế điều tiết có tính chất ràng buộc, xác lập và quy chuẩn hóa hoạt động mậu dịch, chống bán phá giá và nghiêm khắc dỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan mậu dịch, tạo điều kiện cho các nước đang phát triển thúc đẩy hoạt động ngoại thương trên thị trường quốc tế. . Trương Quang Hùng Học viên: Nguyễn Hoàng Oanh - Lớp KTPT K19 Tên đề tài: TỔNG QUAN VỀ NGOẠI THƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC I/ Giới thiệu: Kết quả đạt được của ngoại thương. tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc là: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU Mỹ . II/ Lý Thuyết: Trung Quốc ngày nay lựa chọn chiến lược ngoại thương là hướng về xuất

Ngày đăng: 29/12/2013, 11:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan