Quản trị marketing phát triển sản phầm trà thảo mộc dr thanh trong năm 2012

45 623 2
Quản trị marketing phát triển sản phầm trà thảo mộc dr thanh trong năm 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 PHÂN TÍCH 5 I. Giới thiệu. 5 1.1. Giới thiệu về Tân Hiệp Phát. 5 1.2. Giới thiệu về sản phẩm trà thảo mộc Dr.thanh. 6 1.3. Sứ mạng 6 1.4. Tầm nhìn 7 1.5. Mục tiêu chiến lược 7 II. Phân tích môi trường Marketing bên ngoài 7 2.1. Môi trường vĩ mô 7 2.1.1. Môi trường kinh tế. 7 2.1.2. Môi trường chính trị 8 2.1.3. Môi trường xã hội: 9 2.1.4. Môi trường công nghệ 10 2.2. Tình hình thị trường: 10 2.3. Tình hình cạnh tranh: 12 2.3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp 12 2.3.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp 15 2.4. Tình hình sản phẩm: 16 2.4.1. Về tên sản phẩm. 17 2.4.2. Về bao bì sản phẩm. 17 2.4.3. Về chất lượng sản phẩm. 18 2.4.4. Về màu sắc: 19 2.4.5. Về Logo và slogan. 19 2.5. Tình hình phân phối 19 2.5.1. Mạng lưới phân phối hiện tại: 20 2.5.2. Đánh giá hiệu quả phân phối 20 2.5.3. Mô tả và đánh giá các thành viên của kênh phân phối 21 2.5.4. Hiệu quả sử dụng vật phẩm xúc tiến của các nhà phân phối 21 2.5.5. Trưng bày tại các điểm bán và văn hóa cửa hàng 21 NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 1 TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI III. Phân tích môi trường Marketing nội bộ 22 3.1. Môi trường công ty 22 3.2. Trung gian marketing. 22 3.3. Khách hàng. 22 3.4. Công chúng. 23 IV. Phân tích ma trận SWOT 25 4.1. Điểm mạnh 25 4.2. Điểm yếu 25 4.3. Cơ hội 25 4.4. Thách thức 27 V. Mục tiêu Marketing 28 5.1. Căn cứ xác định mục tiêu 28 5.2. Xác định mục tiêu 28 VI. Chiến lược Marketing 28 6.1. Thị trường mục tiêu. 28 6.2. Chiến lược sản phẩm. 29 6.3. Chiến lược giá 30 6.4. Hệ thống phân phối. 31 6.5. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 34 VII. Tổ chức thực hiện 37 7.1. Thiết kế và triển khai sản phẩm: 37 7.2. Các hoạt động xúc tiến. 38 7.3. Dự trù nguồn lực 40 7.4. Lập chương trình 41 VIII. Dự kiến lãi, lỗ. 42 IX. Đánh giá 43 9.1. Về chiến lược sản phẩm. 43 9.2. Về chiến lược giá cả. 43 9.3. Về chiến lược phân phối. 43 9.4. Về chiến lược xúc tiến hỗn hợp. 43 NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 2 TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời buổi kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, để làm cho một doanh nghiệp sống sót và vững mạnh là một điều vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi ở những người lãnh đạo không chỉ một đầu óc tính toán, một trí phán đoán thiên tài mà còn là sự quyết đoán. Trong một tích tắc nào đó, thay đổi kịp thời sẽ mang lại cho ta tất cả hoặc không gì hết. Và trong sự thành bại của một doanh nghiệp thì những kế hoạch marketing sẽ dẫn đường cho chúng ta tiến đến thành công. Nó có thể đưa ta đến đỉnh cao hoặc dìm ta xuống tận đáy trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt này. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tìm kiếm cho mình một chiến lược, kế hoạch marketing phù hợp. Và Tân Hiệp Phát không phải ngoại lệ. Là một doanh nghiệp hội viên của hiệp hội rượu – bia – và nước giải khát Việt Nam,Tân Hiệp Phát nắm giữ trong tay rất nhiều thương hiệu được người tiêu dùng biết đến như: Trà xanh không độ, trà thảo mộc Dr.Thanh, bia Bến Thành…Với Dr.Thanh, Tân Hiệp Phát đã thực hiện một số chiến lược Marketing nhằm vươn tới trở thành một thương hiệu quốc gia, để nhắc đến Tân Hiệp Phát mọi người sẽ hình dung ra ngay một thương hiệu của người NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 3 TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI Việt Nam. NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 4 TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI PHÂN TÍCH I. Giới thiệu. 1.1. Giới thiệu về Tân Hiệp Phát. Tập đoàn Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với đơn vị tiền thân là Nhà máy Bia và nước giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất, kinh doanh rượu, bia và nước giải khát. Sứ mệnh mà tập đoàn Tân Hiệp Phát đặt ra là: kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng châu Á với mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn Quốc tế. Tân Hiệp Phátthành viên của Hiệp hội Rượu bia và nước giải khát Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, với trên 13 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh,và phục vụ các tầng lớp tiêu dùng, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy, đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ. Công ty là đơn vị đạt liên tục 10 năm liền ( từ năm 1999 – 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức. Đầu năm 2007, tập đoàn Tân Hiệp Phát chính thức được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp giấy chứng nhận số 78822 V/v công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công ty cho tất cả các loại hàng hóa tại Việt Nam do công ty sản xuất. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều thương hiệu khác ở Việt Nam, nhưng Tân Hiệp Phát đã từng bước khẳng định vị thế và chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng. Hấu hết các sản phẩm của Tân Hiệp Phát sau khi ra đời đều chứng tỏ chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập, mức giá rất cạnh tranh. Hiện tại, tập đoàn có hơn 29 mặt hàng đã được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm(Bộ Y Tế) cấp phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa do tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Song song với việc chú trọng tới chất lượng sản phẩm, Tân Hiệp Phát cũng nỗ lực cố gắng đầu tư, xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở sản xuất, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã và kiểu dáng công nghệ. Với phương châm phát triển “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”, Tân Hiệp Phát đã phấn đấu không ngừng, đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm cùng với chiến lược Marketing đúng đắn, phù hợp, quy tụ đầy đủ quy trình 5P (Product: sản phẩm,Price:giá cả, Place: thị trường,People: con người) đã mang cho Tân Hiệp Phát những thành công nhất định. Bằng chứng là dòng sản phẩm Trà xanh NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 5 TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI không độ năm 2008 tăng trưởng 800% .Ngoài ra, Tân Hiệp Phát cũng nhận được rất nhiều giải thưởng lớn như: “Huy chương vàng độc đáo ”, “Thương hiệu Việt Nam hội nhập Quốc tế”, “ Giải thưởng Thương hiệu quốc gia” năm 2010.Gần đây, ngày 8/4/ 2011 Tân Hiệp Phát và Tổng giám đốc Trần Quý Thanh đã vinh dự nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ , ghi nhận những cố gắng, nỗ lực và đóng góp của Tân Hiệp Phát đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong suốt thời gian qua. Sự thành công bước đầu của Tân Hiệp Phát đã ảnh hưởng khá nhiều đến những cải tiến của hàng loạt các sản phẩm, thức uống độc đáo khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn. Hiện nay, Tân Hiệp Phát đang sở hữu hàng loạt sản phẩm đa dạng từ nước tăng lực Number One, trà xanh không độ, nước giải nhiệt, nước hoa quả ép,…và gần đây là trà thảo mộc Dr. Thanh cũng gây được nhiều chú ý trên thị trường. 1.2. Giới thiệu về sản phẩm trà thảo mộc Dr.thanh. Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm, 22/12/2008 sản phẩm trà thảo mộc Dr. Thanh được tung ra thị trường với slogan “ Thanh nhiệt cơ thể, không lo bị nóng”. Sản phẩm đã được tung ra thị trường trong đúng dịp tết Kỷ Sửu.Đây là thời điểm mọi người thường tập trung vào các hoạt động vui chơi có tần suất cao, kết hợp với thói quen ăn uống của người Á Đông là ưa thích các món chiên xào. Chính điều này thường gây cảm giác “nóng trong”, tuy không phải là bệnh lý nhưng lại rất có hại cho sức khỏe.Nhận biết được nhu cầu này tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đưa ra thị trường sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh như là một lời đáp lại những mong muốn của khách hàng một cách đúng lúc. Mục tiêu của Tân Hiệp Phát khi khai sinh ra Dr.Thanh không chỉ là thu được lợi nhuận trên vốn đầu tư cao mà còn là danh tiếng và hình ảnh của công ty về một sản phẩm thương hiệu đảm bảo chất lượng, uy tín và được tín nhiệm cao trên thị trường.Tân Hiệp Phát mong muốn trong tương lai không xa không chỉ chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước mà còn vươn xa hơn sang các nước châu Á, Hoa Kỳ và châu Âu trong xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới. Tân Hiệp Phát có tham vọng biến Dr Thanh trở thành một thương hiệu quốc gia. Tân Hiệp Phát mong muốn rằng mỗi khi nhắc đến “thanh lọc cơ thể” thì hình thành ngay trong suy nghĩ của mỗi người dân Việt Nam hình ảnh trà thảo mộc Dr.Thanh. 1.3. Sứ mạng NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 6 TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI “Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn quốc tế ”. 1.4. Tầm nhìn “Hôm nay phải lớn hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”, cùng phương châm: “Thoả mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng”.Đây được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Tập đoàn và cũng chính là động lực vươn đến hoài bão đưa Tân Hiệp Phát: “Trở thành Tập đoàn cung cấp thức uống tầm cỡ thế giới” 1.5. Mục tiêu chiến lược Tân Hiệp Phát tạo ra những sản phẩm thức uống tốt nhất qua nhiều thương hiệu: Number one, Laser, Bến Thành, Gold Bến Thành…đến với người tiêu dùng bởi hệ thống phân phối rộng khắp và trải đều trên 64 tỉnh thành của Việt Nam. “ Trở thành Tập đoàn hàng đầu Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: ngành thức uống, ngành thực phẩm ăn liền và bao bì nhựa ”. II. Phân tích môi trường Marketing bên ngoài 1. 1.1. Môi trường vĩ mô 1.1.1. Môi trường kinh tế. Trước sự phục hồi của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với tình hình lạm phát có thể phát sinh từ giá tiêu dùng thế giới cao hơn do sự phục hồi của kinhtế toàn cầu, và mặt khác là sự gia tăng nhanh của cung tiền. Lạm phát năm 2010 của Việt Nam là 11.75% và theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6.2011 tăng 1,09% so với tháng 5, nâng tổng mức lạm phát từ đầu năm đến cuối quý II lên 13,29%. Liên tục tăng trưởng mạnh trong nhiều năm qua nhưng từ đầu năm đến nay, thị trường bia, rượu, nước giải khát trong nước gặp không ít khó khăn. Do ảnh hưởng của giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, ảnh hưởng đến gia thành sản phẩm nên trong quý I một số sản phẩm bia các loại đã phải điều chỉnh tăng giá, việc tăng giá sản phẩm đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, sức tiêu thụ sản phẩm của ngành. Sản lượng bia các loại ước đạt 534 triệu lít, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 7 TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia, rượu nước giải khát quý I năm 2011 ổn định. Nguyên do tình hình thời tiết diễn biến bất lợi, lạm phát tăng cao, kinh tế trong nước nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và làm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bia, rượu và giảm sản lượng sản xuất. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong quý I/2011, tình hình kinh tế - xã hội nói chung và của ngành công thương nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng của kinh tế thế giới, với những khó khăn, thách thức như: lạm phát tăng cao, nhiều loại chi phí đầu vào (giá xăng, dầu, điện, giá một số nguyên vật liệu…) tăng, lãi suất ngân hàng còn ở mức cao, tỷ giá ngoại tệ biến động . đã có tác động nhất định đến giá thành sản phẩm, dịch vụ, khả năng thanh toán các hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn ngành công thương trong việc triển khai Nghị quyết số 02/ NQ-CP ngày 09 tháng 1 năm 2011 đề ra những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tích cực đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, đầu tư, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới ., ngành công nghiệp nói chung trong đó có ngành công nghiệp nhẹ quý I đã đạt được kết quả nhất định. 1.1.2. Môi trường chính trị Tuy tình hình kinh tế thế giới những năm gần đây luôn gặp những biến động…Nhưng nền chính trị Việt Nam vẫn tương đối ổn định, không có bảo loạn khủng bố, Việt Nam vẫn được xếp vào danh sách các quốc giacó chỉ số an toàn về chính trị cao.Chính sự bình ổn về chính trị này đã tạo đà cho các ngành kinh tế trong nước phát triển. Trong đó có cả ngành bia rượu nước giải khát. Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát sẽ được phát triển theo hướng bền vững, chú trọng bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong quy hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành rượu bia nước giải khát Việt Nam giai đoạn 2006-2010 đạt 12%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016- 2025 đạt 8%/năm. Đến năm 2010 sản lượng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rượu NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 8 TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI công nghiệp, 2 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu từ 70-80 triệu USD. Đến năm 2015, sản lượng sản xuất đạt 4 tỷ lít bia, 188 triệu lít rượu công nghiệp, 4 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu từ 140-150 triệu USD. Đến năm 2025, sản lượng sản xuất đạt 6 tỷ lít bia, 440 triệu lít rượu công nghiệp, 11 tỷ lít nước giải khát. Đối với ngành nước giải khát, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất bằng thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước gắn với việc xây dựng vùng nguyên liệu tại các địa phương. Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng. 1.1.3. Môi trường xã hội: Đến nay, có hơn 100 loại nước giải khát không gas (không kể nước uống đóng chai, nước khoáng), được khai thác từ nhiên liệu thiên nhiên như củ, quả, các loại trà thảo mộc. Thế nhưng, nếu mới đầu, doanh thu của các sản phẩm nước trái cây nguyên chất nhanh chóng tăng trưởng do đánh trúng tâm lý của mọi người, thì gần đây, những "công nghệ" không an toàn vệ sinh thực phẩm bị phát hiện khiến người dân chẳng còn mặn nồng, nếu không muốn nói là nghi ngại những loại thức uống này. Nắm bắt thời cơ, các nhà sản xuất cho ra đời các loại trà nhanh chóng thu hút người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe được kiểm định bởi các cơ quan y tế và việc tiêu dùng nước giải khát cũng không nằm ngoàixu hướng này. Xu hướng tiêu dùng đối với mặt hàng nước giải khát đang có sự chuyển dịch rõ ràng sang các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên như trái cây, trà xanh. Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong cây cỏ để khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và văn hóa ẩm thực phương Đông nhằm hạn chế tối đa đưa các chất hóa học tổng hợp vào cơ thể gây độc hại. Xuất phát từ tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng cộng thêm thói quen hàng ngày như ăn uống, ngủ, nghỉ, sinh hoạt… thiếu khoa học khiến việc sử dụng thảo dược nhằm giải nhiệt, bài trừ các chất độc hại trong cơ thể, chống oxy hóa… trở thành một nhu cầu bức thiết. Trong khi đó, việc sử dụng thảo dược để chữa nhiều chứng bệnh đã được khoa học chứng minh. Cuộc sống hiện đại, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh . khiến con người rất cần các loại thực phẩm chức năng, trà thảo mộc để bồi bổ cơ thể, giải độc, ngăn chặn lão hóa và tinh thần luôn thoải mái để làm việc và lao động. Trà thảo mộc là NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 9 TIỂU LUẬN NHÓM QUẢN TRỊ MARKETING GVHD: VÕ THANH HẢI sản phẩm phù hợp cho một xã hội hiện đại. Cách đây khoảng 10 năm, khi mà giới trẻ thế giới vẫn còn sùng bái nước ngọt và thức ăn nhanh. Loại nước uống có gas này và thức ăn nhanh xuất hiện ở mọi nơi mọi lúc, trở thành biểu tượng cho lối sống hiện đại gấp gáp. Tuy nhiên, ngày nay, giới trẻ thế giới có nhiều lựa chọn hơn với các thực phẩm xanh và thức uống làm từ thiên nhiên. Và dường như họ cũng dần nhận ra lợi ích của việc sống chậm lại, tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn với những sản phẩm tự nhiên hơn. Trong những thức uống làm từ thiên nhiên, phải nhắc đến trà thảo mộc. Uống trà thảo mộc từ lâu đã là một phần của văn hóa Á Đông, đặc biệt là Trung Hoa. Văn hóa uống trà ấy đang ảnh hưởng ngày càng nhiều đến giới trẻ tòan thế giới. Xuất phát từ Trung Hoa và lan dần ra toàn cầu, trà thảo mộc đóng chai đang dần khẳng định vị trí tối thượng của một loại nước giải khát tự nhiên, có lợi cho sức khỏe. Thực tế, trên mọi bàn ăn của từng nhà, từng người tại Trung Hoa Đại Lục và cộng đồng các dân tộc Hoa trên khắp thế giới, nước ngọt và các lọai nước uống công nghiệp đã gần như bị thay thế bởi trà thảo mộc đóng chai. Không dừng lại đó, ở các nước phương Tây khác, loại trà này cũng đang là lựa chọn của đại bộ phận những người có xu hướng tìm về thiên nhiên. Xu hướng uống trà thảo mộc đang lan rộng hơn bao giờ hết và nay đã xuất hiện tại Việt Nam với trà thảo mộc Dr.Thanh là đại diện tiên phong. 1.1.4. Môi trường công nghệ Hiện nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nhanh chóng của ngành rượu-bia-nước giải khát. Tập đoàn Tân Hiệp Phát đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hóa và là đơn vị đầu tiên trong ngành Bia& nước giải khát đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Công ty đã liên doanh, liên kết, tăng cường hợp tác quốc tế với các công ty sản xuất nước giải khát nổi tiếng trên thế giới, chọn đối tác chiến lược để huy động các thế mạnh về công nghệ, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý . nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. 1.2. Tình hình thị trường: Nước giải khát Việt Nam được đánh giá là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao bất chấp cơn khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhiều nhãn hiệu nước giải khát có doanh thu tăng tới 800%/năm. Với 2 tỷ lít nước giải khát đạt được trong năm 2010, bình quân đầu người Việt Nam tiêu thụ hơn 23 lít. Nếu so với khoảng cách 6 năm thì tốc độ tăng NHÓM: RỒNG VÀNG TRANG 10

Ngày đăng: 28/12/2013, 20:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan