Làm thêm thời sinh viên (phần 1)

3 402 1
Làm thêm thời sinh viên (phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm thêm thời sinh viên (phần 1)

Làm thêm thời sinh viên (phần 1) Có thể nói không quá, sinh viênthời đẹp nhất của tuổi đi học. Tôi rất thích và muốn trích lại lần nữa đoạn này của nhà văn Phan Việt: “Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18 – 25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai, cả hưng phấn lẫn thất vọng, cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng, cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc”. Bạn có nhận ra gì không? Trong tám năm đó (18-25) thì giai đoạn sinh viên đã chiếm hết phân nửa rồi. Vậy thì còn hoài nghi gì về cái đẹp của quãng đời sinh viên? Thú thật là tôi học chẳng giỏi, nhưng được cái đã nếm trải đủ mọi cung bậc: rớt có, thi lại có, học bổng có, trung bình có, xuất sắc có. Bài viết này không nói về việc học trên trường lớp, mà là việc học ở trường đời, thông qua những công việc làm thêm lặt vặt thời sinh viên. Thỉnh thoảng, tôi nhận được nhiều câu hỏi đại loại là: “Sinh viên có nên đi làm thêm không?”, “Học ngành này thì nên làm thêm những việc gì?”, “Công việc em đang làm chẳng có gì thú vị, chỉ được cái có tiền, vậy có nên tiếp tục?”. Thay vì trả lời câu hỏi, thôi thì kể chuyện ngày xưa của tôi để thông qua đó, tôi chia sẻ một cách gián tiếp nhé. Với tôi, bài học số một: Tôi nói như thế vì tôi đã làm kha khá công việc rất bình thường, thậm chí theo nhiều người là rất nhàm chán. Nhưng tôi đã làm nó với một con mắt khác thường. Tính tôi hay quan sát lung tung, để rồi tự hỏi: 1 1. Làm sao để làm một công việc “nhàm chán” theo cách thú vị? 2. Có bài học gì hay ho trong những công việc bình thường? Công việc đầu tiên của tôi là đi giao lịch (quà Tết) cho ngân hàng ACB. Thú thật là tôi chẳng học được gì to tát, ngoài một trải nghiệm thú vị về ba thứ: 1/ Thấy quý đồng tiền do mình làm ra (dù sau đó chúng tôi hùn tiền lại tổ chức sinh nhật cho một người bạn trong nhóm). 2/ Trở nên rành đường hơn. 3/ Luyện nội công “mặt dầy”. Cái số hai và ba là vô cùng quan trọng với một người nhút nhát như tôi. Nay dạn dĩ hơn cũng là nhờ ngày xưa đi lòng vòng ngoài đường, có cơ hội nhìn cuộc sống tấp nập, rồi dám bấm chuông xông vào công ty người ta để chào hỏi và tặng lịch. Thú vị quá còn gì! Công việc thứ hai là đi giao hàng. Một kỉ niệm vui mà cũng xấu hổ. Đó là ngày đầu tiên, tôi lúng ta lúng túng khi giao cây đàn cho khách mà không hề biết lắp ráp. Mang thùng đàn tới, tôi đành thú thật: “Chú ơi, chú lắp giúp con với vì hôm nay là ngày đầu tiên con đi làm, con chưa rành”. Cũng may gặp vị khách hiền lành nên ông ấy và tôi cùng loay hoay, rồi cũng xong. Một kỉ niệm khác. Hôm đó là chủ nhật, tôi đang đi chơi thì điện thoại từ công ty gọi bảo có khách mua hàng. Tôi phải bỏ dở cuộc vui mà làm nhiệm vụ. Thật lòng thì bực bội nhưng phải làm vì trách nhiệm. Đã vậy nhà người khách này rất khó tìm, lòng vòng mãi cả tiếng đồng hồ mới mò ra. Đến nơi gần 1h trưa, bụng đói meo. Sau khi lắp đàn xong thì nhờ một bé đàn thử để kiểm tra (tôi không biết đàn). Dù rất mệt, đói, một chút bực nhưng vẫn tươi tắn, lịch sự, phục vụ hết mình. Thế là được người ta bo hai chục ngàn. Tôi từ chối nhưng người ta cứ nằng nặc dúi vào túi, đến mức không thể từ chối được nữa. Hai chục ngàn lúc ấy cũng khá lớn với tôi, nhưng cái lớn hơn là một bài học về tinh thần phục vụ. Tôi không xin xỏ (tôi rất ghét kiểu này) nhưng hiểu rằng Công việc thứ ba, tôi đi giữ xe trong những ngày cao điểm của cuộc thi Festival do trường Suối Nhạc tổ chức. Thời gian này rất đông khách: khách của trường, khách của tòa báo, nhân viên của trường, nhân viên của tòa báo (trường Suối Nhạc thuê mặt bằng của tòa báo). Do chỉ có một mình mà lưu lượng người ra vào rất đông, tôi phải đặt ra hai mục tiêu: 1/ Đảm bảo sắp xếp xe sao cho tiết kiệm diện tích nhất và 2/ Vui vẻ, niềm nở hướng dẫn mọi người (đặc biệt là phụ huynh của trường chở con đến thi). Một kỷ niệm không bao giờ quên. Đó là có một anh nhìn rất ngầu, đeo kính đen, ngồi trên chiếc Majestic chạy vào bãi. Tôi vui vẻ cười: “Anh cứ chống xe ở đó để em dắt vào cho”. Anh nghiêm mặt, 2 tháo kính, hỏi: “Anh biết tôi là ai ở đây không?”. Tôi hơi lúng túng không biết phải trả lời thế nào vì câu hỏi này khó quá, lại đặt ra với một “thằng giữ xe” như tôi. Anh ấy chỉ vào tôi và nói tiếp: “Đừng có giỡn mặt với tôi”. Nhưng sau đó thì anh cũng chịu gạt chống để xe lại. Tôi thấy anh đi theo hướng tòa báo, đoán chắc là anh làm to lắm. Trưa hôm đó, tôi gặp bố (bố tôi có quen nhiều người bên tòa báo), cố gắng mô tả ngoại hình người này để tò mò xem anh là ai. Hóa ra anh là phóng viên của tòa soạn. Nói chung cũng không có gì đặc biệt nhưng cách hành xử làm tôi hết hồn. Vậy là tôi có hai bài học: 1/ Dù là ai, cũng hãy lịch sự ngay cả với người thấp hơn mình. 2/ Đừng bao giờ khoe thân thế, đó là cái khoe có giá trị thấp nhất. Đó ba công việc rất đỗi bình thường của tôi vào năm nhất và năm hai. Cho dù nó chẳng dạy tôi gì về kiến thức cả, nhưng lại rất thú vị với nhiều bài học về cuộc sống và cách sống. Bạn thấy không, chỉ cần chịu khó quan sát, sẽ có vô vàn điều thú vị cho chúng ta học hỏi. 3 . Làm thêm thời sinh viên (phần 1) Có thể nói không quá, sinh viên là thời đẹp nhất của tuổi đi học. Tôi rất thích. làm thêm lặt vặt thời sinh viên. Thỉnh thoảng, tôi nhận được nhiều câu hỏi đại loại là: Sinh viên có nên đi làm thêm không?”, “Học ngành này thì nên làm

Ngày đăng: 28/12/2013, 20:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan