Ảnh hưởng đến môi trường của dự án khai thác mỏ đá vôi Vạn Xuân – Thái Nguyên

15 1.3K 0
Ảnh hưởng đến môi trường của dự án khai thác mỏ đá vôi Vạn Xuân – Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề địa kỹ thuật. Ảnh hưởng đến môi trường của dự án khai thác mỏ đá vôi Vạn Xuân – thái nguyên

Đề tài: Ảnh hưởng đến môi trường của dự án khai thác mỏ đá vôi Vạn Xuân Thái Nguyên Mục lục Mở đầu………………………………………………………………….….anh I. Điều kiện tự nhiên của dự án………………………………… viết 1. Đ ặc đi ểm đ ịa l ý t ự nhi ên……………………………………trang 2. Đặc điểm địa hình địa mạo…………………………………… vào 3. Đặc điểm địa tầng……………………………………………….đây 4. Đặc điểm địa chất công tr ình………………………………… 5. Đặc điểm thủy văn……………………………………………… II. Dự án khai thác mỏ đá vôi Vạn Xuân Thái Nguyên……… 1. Vị trí địa lý………………………………………………………. 2. Quy dự án…………………………………………………… 3. Công nghệ khai thác và tuyển khoáng………………………… III. Tác động của dự án tới môi trường…………………………… 1. Tác động đến khối lượng và chất lượng nước mặt .……… 2. T ác đ ộng đ ến m ôi tr ư ờn đ ất………………………………. Kết luận……………………………………………………………………. Tài liệu tham khảo ………………………………………………………. Mở đầu Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, trong đó không thể không kể đến những mỏ đá vôi với trữ lượng tương đối lớn, phân bố dọc khắp đất nước từ bắc vào nam. Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, gắn liền với sự phát triển đó là hàng loạt các công trình xây dựng mọc lên, đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Do đó việc khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng là rất cần thiết và có ý nghĩa, không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong xây dựng phát triển mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho vùng cũng như cho đất nước. Kết quả thăm dò đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, mỏ đá vôi Vạn Xuân, xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho thấy chất lượng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường có chất lượng cao. Mỏ nằm gần trục đường giao thông rất thuận tiện, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km theo đường QL 1B, điều kiện vận chuyển dễ dàng, sản phẩm làm ra có khả năng cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt phục vụ cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên Khu vực khai thác và chế biến có diện tích 8,0 ha thuộc địa phận xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cách thị trấn La Hiên khoảng 7,5 km về phía Ðông Ðông Bắc, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km theo quốc lộ 1B, cách Hà Nội khoảng 110 km theo quốc lộ 3 và quốc lộ 1B. Các khu vực tiếp giáp của xã Lâu Thượng: + Phía Bắc giáp xã Cúc Đường và Vũ Chấn + Phía Tây giáp thị trấn La Hiên + Phía Đông giáp thị trấn Đình Cả + Phía Nam giáp xã Liên Minh và xã Tràng Xá Các đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động bởi dự án bao gồm: dân cư, hệ thực vật. Dân cư trong vùng sống thành các xóm nhỏ ven thung lũng Trúc Mai, dọc quốc lộ 1B. Cách khu vực dự án về phía Đông Bắc (khoảng 400m) là khu dân cư thuộc thôn Trúc Mai xã Lâu Thượng phân bố rải rác ở chân núi. Đây là đối tượng sẽ bị tác động khi dự án được triển khai. Hệ thực vật trong khu vực triển khai dự án thưa thớt, chủ yếu là các loại cây thân gỗ nhỏ, cây bụi và dây leo. 2. Đặc điểm địa hình địa mạo. Khu vực khai thác nằm trên sườn núi có độ cao từ +100 đến +250m thuộc phần Đông Bắc của dãy núi Voi (kéo dài từ La Giang đến Đình Cả theo hướng Tây Nam - Đông Bắc) thuộc địa hình vùng núi thấp đến trung bình. Sườn núi có độ dốc vừa 25 - 30 0 , phần phía Đông Nam dốc hơn khoảng 35 0 , phần chân núi trồng ít bạch đàn, phi lao, phần phía trên là cây lúp xúp và lau lách. Phía Đông Nam khu vực mỏ là thung lũng hẹp trước núi. Phía Tây Nam khu vực khai thácmỏ đá đang khai thác và khu công nghiệp nhỏ Trúc Mai đang được xây dựng 3. Đặc điểm địa tầng. Căn cứ kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/1.000 và kết quả thi công các công trình khai đào, khoan máy, khu vực mỏ đá vôi Trúc Mai có các phân vị địa tầng như sau. + Hệ Cambri, thống trên, Hệ tầng Thần Sa (ê 3 ts) + Hệ Ordovic, thống giữa - thống trên, Hệ tầng Nà Mọ (O 2-3 nm) + Hệ De von, thống dưới, Hệ tầng Sông Cầu (D 1 sc) + Hệ Cacbon, hệ Pecmi, Hệ tầng Bắc Sơn (C-P 1 bs) + Hệ Triat, thống dưới, Hệ tầng Sông Hiến (T 1 sh) + Hệ Đệ Tứ (Q) Theo các tài liệu đo vẽ địa chất đã tiến hành, vùng nghiên cứu nằm trong đới Sông Hiến, đây là vùng có các hoạt động kiến tạo tương đối mạnh mẽ, các đá trong vùng bị vò nhàu uốn nếp phức tạp và bị cắt xén bởi nhiều hệ thống đứt gãy kiến tạo. Tuy nhiên trong vùng không thấy có các biểu hiện của hoạt động magma xâm nhập. Về mặt cấu trúc địa chất chung, vùng nghiên cứu là một phần cánh Đông Nam của phức nếp lõm lớn có phương trục Đông Bắc - Tây Nam. Đá ở nhân nếp lõm là các thành tạo trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Hiến, cánh nếp lõm là các đá của hệ tầng Bắc Sơn, hệ tầng Sông Cầu, hệ tầng Nà Mọ. Các đá này lại bị vò nhàu biến vị mạnh và hình thành nhiều nếp uốn thứ cấp do ảnh hưởng của các hoạt động đứt gãy kiến tạo, vì vậy thế nằm của đá bị biến đổi tương đối phức tạp. Các đứt gãy trong vùng đóng vai trò đường dẫn dung dịch nhiệt dịch và là vị trí thuận lợi để lắng đọng quặng nhiệt dịch tạo nên các mỏ quặng chì kẽm, đa kim ở khu vực La Hiên - Cúc Đường. 4. Đặc điểm địa chất công tr ình. Dựa vào đặc điểm độ bền cơ học của đất đá có thể phân thành hai loại: Đá mềm yếu kém ổn định: bao gồm lớp đất phủ có chiều dày từ 0,3 - 0,7 m. Đặc điểm của lớpđất đá này là mềm yếu và có nhiều tảng lăn kích thước lớn, khi đào qua chúng dễ bị sập lở. Tuy nhiên, do chiều dày của lớp nhỏ và diện phân bố rất hẹp nên không ảnh hưởng đến khai thác mỏ. Đá rắn chắc ổn định: đây là loại đá vôi, vôi dolomit còn tươi chưa bị phong hoá. Đá cứng chắc, độ bền cơ học cao, là đối tượng được khai thác làm vật liệu xây dựng. 5. Đặc điểm thủy văn Trong và lân cận khu vực khai thác không có sông, chỉ có 1 khe suối nằm ở phía Đông Nam khu mỏ, đây là khe ngắn hẹp, độ dốc lớn, lòng rộng 0,5 - 1m, độ dốc từ 15 - 20 0 . Lòng suối không có các tảng lăn, khả năng thoát nước tốt. Khe suối chỉ có nước chảy vào mùa mưa, tiếp nhận một phần lượng nước mưa chảy tràn qua diện tích khai thác. Nước trong, không màu, không mùi, không vị. Nhìn chung nước mặt ở khu vực khai thác chỉ tồn tại ở các khe suối cạn, chỉ có nước chảy vào mùa mưa. Do các suối cạn, dốc nên khả năng thoát nước rất nhanh, vì vậy không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mỏ và sinh hoạt của dân cư trong vùng. Tuy nhiên vào mùa mưa, nước suối dâng cao, chiều sâu mực nước có thể lên đến > 2m, gây ngập thung lũng dưới chân núi sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động khai thác mỏ. Căn cứ vào đặc điểm, thành phần thạch học, cấu tạo và khả năng thấm nước của các loại đất đá, nước dưới đất tại khu vực tồn tại trong các hệ tầng như sau: Nước trong các thành tạo trầm tích Đệ Tứ: chủ yếu phân bố ở phía Nam, chiều sâu mực nước phụ thuộc theo mùa và theo độ cao địa hình, mùa khô gần như cạn kiệt. Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mặt. Nước trong tầng này không mùi, không vị, thuộc loại nước bicarbonat, độ pH = 6,60 7,3. Nước trong các thành tạo đá vôi hệ tầng Bắc Sơn: nước tàng trữ và lưu thông trong khe nứt và đứt gãy cắt qua đá vôi, vôi dolomit. Nước trong đới này xuất lộ dọc theo các khe ở dạng thấm rỉ. Nhìn chung nước trong tầng này rất nghèo, mùa khô cạn kiệt, do địa hình dốc nên có thể tự chảy, vì vậy không ảnh hưởng đến quá trình khai thác mỏ. II. Dự án khai thác mỏ đá vôi Vạn Xuân Thái Nguyên 1. Vị trí địa lý Khu vực thăm dò thuộc địa phận xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cách thị trấn La Hiên khoảng 7,5 km về phía Đông - Đông Bắc, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km theo quốc lộ 1B, cách Hà Nội khoảng 110 km theo QL 3 và QL1B. Khoảng cách từ khu vực triển khai dự án tới nhà dân gần nhất khoảng 250m. Khu vực khai thác có toạ độ và diện tích được khống chế bởi các điểm khép góc: Tên điểm Hệ tọa độ X (m) Y (m) 1 24 02 900 6 01 865 2 24 03 065 6 01 795 3 24 03 185 6 02 045 4 24 03 030 6 02 125 2. Quy dự án Theo Báo cáo địa chất đã được phê duyệt thì trữ lượng địa chất mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tính đến mức +80 m là 3.800.296 m 3 . Trữ lượng công nghiệp: Cấp 121 và 122 tính đến coste +80 trở lên là: 2.387.583 m 3 Công suất đá nguyên khai của mỏ được xác định trên cơ sở: Trữ lượng đá làm VLXD thông thường đã được hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt; Kế hoạch sản xuất kinh doanh, năng lực hiện tại của Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác Khoáng sản Thái Lâm và nhu cầu của thị trường địa phương cũng như nhu cầu của thị trường các tỉnh lân cận. Dự án chọn công suất khai thác mỏ như sau: Công suất đá nguyên khai A = 100.000 m 3 /năm đá vật liệu xây dựng. Do đ ó ta t ính đ ư ợc tu ổi th ọ c ủa m ỏ l à 25 n ăm. 3. Công nghệ khai thác và tuyển khoáng Toàn bộ mỏ trong suốt quá trình khai thác từ mức +212m xuống mức +80 sử dụng máy khoan có đường kính mũi khoan >100 mm khoan tạo lỗ để nạp thuốc nổ mìn. Giai đoạn 1( hệ thống khai thác lớp xiên): đá sau khi được làm tơi bằng nổ mìn được máy ủi có công suất > 200 CV để gạt chuyển từ tầng đá nổ mìn xuống mặt bằng bốc xúc ở cao độ +100m. Từ mặt bằng này, máy xúc có dung tích gầu 1,2 m 3 xúc đá lên ô tô có trọng tải 10 tấn chuyển về trạm nghiền sàng. Giai đoạn 2 (hệ thống khai thác lớp bằng): đá sau khi được làm tơi bằng nổ mìn được máy xúc có dung tích gầu 1,2 m 3 xúc trực tiếp đá lên ô tô có trọng tải 10 tấn chuyển về trạm nghiền sàng. Sử dụng máy ủi có công suất > 200 CV để hỗ trợ cho máy xúc trong quá trình khai thác. Ô tô tự đổ Trạm nghiền sàng Mỏ Khai thác lớp xiên Khai thác lớp bằng Khoan, nổ mìn Gạt chuyển Xúc bốc 4. Quy trình sản xuất đá vật liệu xây dựng được thể hiện theo sơ đồ dưới đây. Nghiền thô Phân loại Nghiền tinh Các loại sản phẩm Đá nguyên liệu Công suất trạm nghiền sàng: khối lượng đá cần nghiền hàng năm là: 100.000 m 3 /năm, tương đương 269.000 T/năm. III. Tác động của dự án tới môi trường 1. Tác động đến khối lượng và chất lượng nước mặt 1.1. Trong giai đoạn xây dựng. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường và lượng nước mưa . do địa hình dốc nên có thể tự chảy, vì vậy không ảnh hưởng đến quá trình khai thác mỏ. II. Dự án khai thác mỏ đá vôi Vạn Xuân – Thái Nguyên 1. Vị trí địa. Đề tài: Ảnh hưởng đến môi trường của dự án khai thác mỏ đá vôi Vạn Xuân – Thái Nguyên Mục lục Mở đầu………………………………………………………………….….anh

Ngày đăng: 28/12/2013, 13:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan