Xứ ủy trung kỳ với phong trào cách mạng nghệ an thời kì 1930 1931

97 547 0
Xứ ủy trung kỳ với phong trào cách mạng nghệ an thời kì 1930   1931

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng Đại học Vinh Khoa Lịch sử === === Lê Ngọc Thu Khóa luận tốt nghiệp đại học Xứ uỷ Trung Kỳ với phong trào cách mạng Nghệ An thời kỳ 1930 - 1931 Chuyên ngành: Lịch sử đảng cộng sản việt nam Vinh - 2009 1 Trờng Đại học Vinh Khoa Lịch sử === === Khóa luận tốt nghiệp đại học Xứ uỷ Trung Kỳ với phong trào cách mạng Nghệ An thời kỳ 1930 - 1931 Chuyên ngành: Lịch sử đảng cộng sản việt nam Giáo viên hớng dẫn: TS. Trần Văn Thức Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Thu Lớp: 46B Lịch sử Vinh 2009 2 A. mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam đợc thành lập (3/2/1930), một phong trào cách mạng sôi nổi đã diễn ra trong cả nớc mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Gần 80 năm đã trôi qua nhng Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn đợc khẳng định là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Xô viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện chính lớn lao làm rung chuyển nền thống trị của đế quốc Pháp và bọn phong kiến phản động ở Đông Dơng. Sự kiện này đánh dấu một bớc ngoặt trên con đờng đấu tranh giải phóng, giành độc lập dân tộc, giành chính quyền cho nhân dân. Không lâu sau đó, tháng 3/1930, Phân cục Trung ơng Đảng Cộng sản Việt Nam đợc thành lập tại Trung Kỳ với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng từ Thanh Hoá đến Bình Định. Do bị địch khủng bố gắt gao nên Xứ uỷ bị phá vỡ nhiều lần. Mặc dù thời gian hoạt động của Xứ uỷ Trung Kỳ không đợc liên tục nhng Xứ uỷ Trung Kỳ đã có vai trò rất quan trọng trong việc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạngTrung Kỳ những năm 1930 - 1945. Trong suốt thời gian tồn tại của mình vai trò lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ thể hiện rõ nhất qua phong trào cách mạng 1930 1931, với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh. Nhiều năm qua, đã có rất nhiều tác giả ở trong và ngoài nớc tìm hiểu, nghiên cứu về Xô viết Nghệ Tĩnh. Bởi đó là lần đầu tiên công - nông ở một nớc thuộc địa đã lật đổ chính quyền phản động của đế quốc và phong kiến ở nhiều vùng nông thôn, dựng lên chính quyền của công nông. Tuy còn một số hạn chế nhng chúng ta không thể phủ nhận giá trị lịch sử và ý nghĩa sâu sắc của sự kiện cách mạng tiêu biểu này. Chúng ta cũng biết cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh có những đặc thù riêng. Và trong thực tiễn cuộc đấu tranh đó cũng rất sinh động. Do đó, Xô viết Nghệ Tĩnh chứa đựng nhiều 3 nội dung khoa học và là nguồn đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu, giới sử học Đã có rất nhiều tác phẩm, sách, báo, tạp chí của nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Thế nhng chủ yếu các công trình tập trung khai thác và nghiên cứu phong trào đấu tranh của quần chúng trên phạm vi cả hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong khi đó, dới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Trung Kỳ, Nghệ An đợc xem là trận địa chính và có ý kiến cho rằng Nghệ An là nơi đã tạo nên đỉnh cao trong phong trào cách mạng toàn quốc 1930 - 1931. Nhng lại có không nhiều những công trình nghiên cứu, tìm hiểu cao trào cách mạngNghệ An, để khai thác sâu hơn nguồn t liệu quan trọng này. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài Xứ uỷ Trung Kỳ với phong trào cách mạng Nghệ An thời kỳ 1930 - 1931 , làm khoá luận tốt nghiệp với mong muốn ngời đọc có đựơc những hiểu biết hệ thống, đầy đủ hơn về phong trào cách mạng Nghệ An những năm 1930 - 1931, dới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ uỷ Trung Kỳ. Qua đó thấy đợc vai trò của Xứ uỷ Trung Kỳ với cách mạng Nghệ An những năm 1930 1931. 2. Lịch sử vấn đề Xô viết Nghệ Tĩnh là một trong những sự kiện lịch sử oanh liệt nhất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Nó khẳng định bằng thực tiễn khách quan năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Chính vì thế đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau của Xô viết Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều tìm hiểu vấn đề ở góc độ tổng quát. Chủ yếu trình bày về nguyên nhân dẫn đến cao trào, diễn biến, ý nghĩa và những bài học rút ra từ Xô viết Nghệ Tĩnh. Có thể kể tên các tác phẩm tiêu biểu: Xô viết Nghệ Tĩnh của Tiểu ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh (1980); hay tác phẩm cùng tên của Tiểu ban nghiên cứu 4 Lịch sử Đảng tỉnh uỷ Nghệ An (2000); Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 2000 của Sở Văn hoá Thông tin Nghệ An Trong những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử tỉnh Đảng bộ Nghệ An cũng trình bày về phong trào cách mạngNghệ An những năm 1930 - 1931 nh: Sự kiện lịch sử Đảng bộ thành phố Vinh (tập I) của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Vinh, Sơ lợc lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh uỷ Nghệ An; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, tập 1 (1930 - 1945) của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An. Trên các báo Ngời Lao khổ cơ quan ngôn luận của Xứ uỷ Trung Kỳ và báo Chỉ đạo cơ quan của Kỳ bộ Trung Kỳ cũng viết về phong trào cách mạngNghệ An và Hà Tĩnh những năm 1930 - 1931 dới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ. Trong Tạp chí Lịch sử Đảng Viện Lịch sử Đảng Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cũng có nhiều bài viết của các tác giả Trần Trọng Thơ, Bùi Ngọc Tam nghiên cứu hoạt động của Xứ uỷ Trung Kỳ thời kỳ 1930 - 1945. Trên cơ sở tìm hiểu kỹ các tài liệu, các công trình nghiên cứu về Xô viết Nghệ Tĩnh, Xứ uỷ Trung Kỳ tác giả đã hệ thống kiến thức, đi sâu vào nghiên cứu sự chỉ đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ đối với phong trào cách mạng Nghệ An thời kỳ 1930 - 1931. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một cách khái quát những nét cơ bản về mảnh đất, con ngời Nghệ An. Những truyền thống yêu nớc và cách mạng của mảnh đất và con ngờ nơi đây. Để thấy rằng đó là tất cả những điều kiện cần thiết để phong trào cách mạng bùng nổ và lên đến đỉnh cao ở Nghệ An. Nghiên cứu một cách có hệ thống sự ra đời và hoạt động chủ yếu của Xứ uỷ Trung Kỳ trong những năm 1930 - 1931. 5 Làm rõ sự năng động, sáng tạo của Xứ uỷ Trung Kỳ trong việc vận dụng chủ trơng, đờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể ở Trung KỳNghệ An. Chính nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ đã tạo nên những thành quả cách mạng lớn lao cho cách mạng Nghệ An. Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài khai thác những nội dung liên quan đến phong trào cách mạng 1930 - 1931, đặc biệt là sự chỉ đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ với phong trào cách mạng ở tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh, đi sâu tìm hiểu làm rõ nội dung Xứ uỷ đã có sự chỉ đạo trực tiếp cụ thể đối với cách mạng Nghệ An nh thế nào? Để thấy đợc vai trò của Xứ uỷ Trung Kỳ đối với cách mạng Nghệ An. 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo và sử dụng nguồn tài liệu thành văn nh: - Văn kiện Đảng từ 1930 - 1945. - Tài liệu thông sử viết về lịch sử Việt Nam cận hiện đại. - Các tài liệu chuyên khảo về Xứ uỷ Trung Kỳ và Xô viết Nghệ Tĩnh. Để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng các phơng pháp nghiên cứu: ph- ơng pháp logic, phơng pháp lịch sử, phơng pháp so sánh, phân tích, khái quát, tổng hợp. 5. Đóng góp của khoá luận Tìm hiểu vấn đề Xứ uỷ Trung Kỳ với cách mạng Nghệ An thời kỳ 1930 - 1931, tác giả mong muốn có sự đóng góp trên một số phơng diện sau: - Hệ thống những t liệu, sự kiện phản ánh sự hình thành và hoạt động chủ yếu của Xứ uỷ Trung Kỳ từ 1930 - 1945. Qua đó thấy đợc vai trò, sự cần thiết phải có một cơ quan lãnh đạo cấp Xứ, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền. - Đặc biệt thấy đợc vai trò lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ và sự chỉ đạo của Trung ơng Đảng với phong trào cách mạng Nghệ An thời kỳ 1930 - 1931. 6 6. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm ba chơng: Chơng 1: Khái quát về phong trào cách mạng Nghệ An trớc năm 1930. Chơng 2: Xứ uỷ Trung Kỳ ra đời và hoạt động của Xứ uỷ. Chơng 3: Vai trò của Xứ uỷ Trung Kỳ đối với phong trào cách mạng Nghệ An thời kỳ 1930 - 1931. 7 B. nội dung Chơng 1 khái quát về phong trào cách mạng nghệ an trớc năm 1930 1.1. Nghệ An - điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nghệ An là tỉnh ở khu vực Bắc Trung kỳ. Tỉnh Nghệ An nằm trong toạ độ từ 18 0 3500 đến 20 0 0010 vĩ độ bắc, và từ 103 0 5025 đến 105 0 4030 kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông là Biển Đông với đờng bờ biển dài 92 km, phía tây giáp các tỉnh Xiêng Khoảng, Pôlikhămxay, Hủaphăn thuộc nớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với đờng biên giới dài 419 km. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nớc ta, với diện tích tự nhiên 16.370 km 2 . Địa hình Nghệ An rất đa dạng. Tính đa dạng này là kết quả của một quá trình kiến tạo lâu dài và phức tạp. Núi, đồi trung du là dạng địa hình chiếm phần lớn đất đai cả tỉnh. Dãy Trờng Sơn trùng điệp phía tây. Trong lòng đất chứa nhiều khoáng sản kim loại nh vàng, thiếc, chì, kẽm, mănggan. Về khoáng sản phi kim loại có các loại đất sét làm gạch ngói, đá hoa. Đặc biệt, đá vôi có trữ lợng lớn (khoảng 250 triệu m 3 ), phân bố rải rác nhiều nơi trong tỉnh, nhiều nhất là ở Quỳnh Lu, Anh Sơn. Rừng núi Nghệ An chiếm khoảng 3/4 diện tích của tỉnh, phần lớn chạy theo hớng tây bắc - đông nam và thấp dần về phía đông. Nghệ An có hầu hết các động vật, thực vật của vùng nhiệt đới và cận ôn đới. Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia thành bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân thờng nghèo màu sắc, hiếm âm thanh. Hè đến là nắng nóng và gió tây nam (thờng gọi là gió Lào) ngự trị làm nứt nẻ đất 8 đai, bụi tỏa mù trời. Tiếp đó là mùa thu thờng xảy ra ma, lũ, bão. Sách xa viết: trớc thu phân lũ lụt ngập tràn, ếch đẻ bếp cá sinh ngòi rãnh; Sau sơng giáng ma sa tầm tã, vách lên rêu, đờng xá đầy bùn [30, 18]. Rồi đến mùa đông rả rích ma phùn, gió bấc lạnh lẽo, ủ dột. Nghệ An có khá nhiều sông ngòi. Lớn nhất là sông Lam (tức sông Cả) với 151 nhánh lớn nhỏ. Ngoài sông tự nhiên, còn có hệ thống kênh đào nối liền các sông với nhau, gọi là kênh Nhà Lê. Hệ thống sông ngòi trong tỉnh rất có giá trị đối với hoạt động dân sinh và quốc phòng. Giao thông vận tải của tỉnh khá phát triển. Nghệ An có đờng quốc lộ 1A xuyên Việt ở phía đông, quốc lộ 15A xuyên Việt ở phía tây, đi suốt chiều dài bắc nam của tỉnh. Quốc lộ 7 xuất phát từ quốc lộ 1A tại ngã ba Diễn Châu, đi theo hớng tây bắc, sang tận Xiêng Khoảng (Lào). Ngoài ra còn có các tuyến đ- òng khác nh: Quốc lộ 48, quốc lộ 46, các đờng cấp tỉnh: 15B, 34, 38 . có nhiều tác dụng trong việc lu thông nội tỉnh. Nghệ An có hai cảng Bến Thuỷ và Cửa Lò. Cảng Cửa Lò đợc xác định là cảng vùng, phục vụ cho ba tỉnh Thanh Nghệ - Tĩnh và trung chuyển cho vùng Hạ Lào. Cảng sông Bến Thuỷ có từ thời Pháp thuộc, đợc nạo vét mở rộng vào năm 1929. Về đờng hàng không, sân bay Vinh có từ năm 1929, nay đang đợc tiến hành nâng cấp để đáp ứng yêu cầu vận tải hàng không dân sự và quân sự. Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Nghệ An, nằm cách Hà Nội 291 km về phía Bắc và cách Huế 367 km về phía Nam. Do nằm ở vị trí chiến lợc quan trọng, trong nhiều thế kỷ trớc, ngời ta luôn xem Nghệ An là vùng đất rộng, ngời đông, địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho cả tiến công và phòng thủ. Trong các cuộc chiến đấu chống giặc giữ nớc hàng ngàn năm của dân tộc, Nghệ An luôn trở thành vùng chiến lợc quan trọng của đất nớc. Nơi đây đã có lúc là bãi chiến trờng, là chỗ dựa lúc phòng thủ, là 9 nơi đứng chân để xây dựng lực lợng và cũng là nơi xuất phát của các cuộc tấn công áp đảo quân thù. Nhận xét về vị thế của Nghệ An, Phan Huy Chú trong lịch triều hiến ch- ơng loại chí cho rằng: Nghệ An . núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tợng tơi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả Nam Châu. Ngời thì thuần hoà, chăm học, sản vật thì nhiều thứ quý của lạ. Những vị thần ở núi, ở biển phần nhiều có tiếng linh thiêng. Đợc khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc danh hiền. Lại còn khoảng đất liền với đất ngời Nam, ngời Lào, làm giới hạn cho hai miền nam bắc, thực là nơi hiểm yếu, nh thành đồng ao nóng của nớc và là then khoá của các triều đại [15, 62 - 63]. 1.1.2. Kinh tế xã hội Đêm 31/8 rạng ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lợc Việt Nam. Nhng phải 26 năm sau, với điều ớc Patơnôt (6/6/1884), chúng mới hoàn toàn thôn tính đợc nớc ta. Hơn một năm sau, ngày 20/7/1885, tớng Sơmông đem hai đại đội lính Pháp gồm 188 tên đổ bộ lên Cửa Hội, tiến vào đánh chiếm thành Nghệ An. Từ đây, lịch sử Nghệ An bớc vào một giai đoạn mới đầy gian nan, thử thách. Sau khi hoàn thành việc xâm lợc nớc ta, thực dân Pháp đã tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa với quy mô ngày càng lớn. Nghệ An là vùng đất giàu tài nguyên, đông nhân công, giao thông thuận lợi, lại giáp Lào nên các tập đoàn t bản Pháp đã tập trung khai thác với tốc độ nhanh, nhất là những năm đầu thế kỷ XX. Vinh Bến Thuỷ trở thành một trung tâm quan trọng trong công cuộc khai thác của thực dân Pháp. Dới thời Pháp thuộc, kể từ 1896 trở đi, tỉnh Nghệ An có 5 phủ và 6 huyện. Các phủ của Nghệ An gồm: Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳ Châu, Tơng D- ơng, Hng Nguyên và 6 huyện là: Nam Đàn, Thanh Chơng, Nghi Lộc, Yên 10 . phong trào cách mạng Nghệ An thời kỳ 1930 - 1931. 7 B. nội dung Chơng 1 khái quát về phong trào cách mạng nghệ an trớc năm 1930 1.1. Nghệ An - điều kiện. phong trào cách mạng Nghệ An những năm 1930 - 1931, dới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ uỷ Trung Kỳ. Qua đó thấy đợc vai trò của Xứ uỷ Trung Kỳ với cách mạng

Ngày đăng: 27/12/2013, 21:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan