Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao năng lực hoà nhập cộng đồng cho người khiếm thị tại hội người mù tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

65 3.1K 20
Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao năng lực hoà nhập cộng đồng cho người khiếm thị tại hội người mù tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ -------------- NGUYỄN THỊ NGUYỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC HỘI NHÓM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ TẠI HỘI NGƯỜI TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC HỘI VINH – 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ -------------- NGUYỄN THỊ NGUYỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC HỘI NHÓM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ TẠI HỘI NGƯỜI TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC HỘI Giảng viên hướng dẫn: Ths. Võ Thị Cẩm Ly VINH – 2011 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp chuyên nghành CTXH (công tác hội) với đề tàiỨng dụng phương pháp CTXH nhóm nhằm nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng cho người khiếm thị tại hội người tỉnh Nghệ An”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Để hoàn thành bài khóa luận này, trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới nhà trường cùng các thầy cô trong tổ bộ môn CTXH - Trường Đại học Vinh. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sĩ Võ Thị Cẩm Ly đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện bài luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Hội người tỉnh Nghệ An cùng tất cả các hội viên của hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại hội. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài luận này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, các bạn và những người quan tâm tới đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Nguyệt 3 MỤC LỤC Trang 1.1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái 13 2.1.1. Mô tả khả năng hòa nhập cộng đồng của nhóm thân chủ trước can thiệp 30 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Con người khi sinh ra ai cũng mong muốn mình sẽ được như bao người khác, giống như tất cả những người bình thường trên trái đất này. Họ khát khao được sống, được cống hiến, được làm việc bằng chính khả năng của mình để đáp ứng những nhu cầu cho bản thân, gia đình cũng như toàn hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng được thỏa mãn những mong muốn của mình cho dù đó chỉ là những mong muốn rất giản dị. Bên cạnh những con người luôn năng động tìm kiếm cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của bản thân ở mức cao nhất thì cũng có những con người kém may mắn hơn, họ là những người “yếu thế” và “dễ bị tổn thương” trong hội mà nếu như không có sự hỗ trợ từ bên ngoài thì dường như họ bất lực trước cuộc sống, trong đó có người khiếm thị. Nếu xét ở một khía cạnh nào đó thì họ bị xem là một gánh nặng của hội, tuy nhiên để họ trở thành những con người “tàn nhưng không phế”, biến họ trở thành những người lao động sống có ích cho gia đình và hội thì chúng ta cần quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho họ được khẳng định mình. Trong sự phát triển ngày càng nhanh về mọi mặt từ kinh tế hội đến văn hóa, giáo dục, y tế đời sống của con người được nâng cao. 4 Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cho hội. Một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm giải quyết đó là vấn đề hoạt động nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng cho người khiếm thị. Người khiếm thị luôn ao ước được học tập và làm việc như bao người khác. Việc nâng cao năng lực cho người khiếm thị vượt qua khó khăn hòa nhập với cộng đồng là những hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo số liệu do GS.TS Tôn Thị Kim Thanh giám đốc Bệnh viện mắt Trung ương đưa ra tại Hội nghị phòng chống loà được tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 5/12/2006 cả nước còn 875000 người loà. Còn riêng tỉnh Nghệ An năm 2009 Tỉnh hội người Nghệ An đưa ra con số những người bị là: có 12000 người bị hai mắt, 36000 người bị một mắt. Hiện tại, có khoảng 60000 đến 70000 người mắc bệnh đái tháo đường, bong võng mạc mắt. Trong đó có khoảng 14000 người có nguy cơ bị mù. Như vậy người tỉnh Nghệ An đang có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Ở tỉnh Hội người Nghệ An các hội viên chủ yếu xuất phát từ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ không chỉ khó khăn về mặt kinh tế mà còn khó khăn về mặt tinh thần, cả trong sinh hoạt, lao động sản xuất, đi lại, kết hôn lập gia đình và chăm sóc con cái . Đặc biệt người khiếm thị luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp với mọi người, chưa thực sự hòa nhập với cộng đồng .Chính vì vậy mà họ rất cần sự quan tâm giúp đỡ của mọi người. Với mong muốn ứng dụng các kiến thức và kỹ năng CTXH (công tác hội) để hỗ trợ người khiếm thị tại Hội người tỉnh Nghệ An tăng cường khả năng hòa nhập với cộng đồng, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp CTXH nhóm nhằm nâng cao năng lực hoà nhập 5 cộng đồng cho người khiếm thị tại Hội người tỉnh Nghệ An”. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ đưa lại cái nhìn chính xác hơn, giúp mọi người hiểu hơn về cuộc sống thực tại của người khiếm thị. 2. Ý nghĩa lý luận khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận khoa học Nghiên cứu này đã ứng dụng các lý thuyết hệ thống sinh thái, học tập hội để nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng cho nhóm người khiếm thị tại Hội người tỉnh Nghệ An. Từ đó bổ sung và hoàn thiện những tri thức lý luận của mảng đề tài này. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu hướng tới giải quyết các vấn đề của các thành viên trong nhóm người khiếm thị tại Hội người tỉnh Nghệ An hướng đến nhân rộng mô hình can thiệp này trong thực tiễn. 3. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng phương pháp CTXH nhóm nhằm nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng cho người khiếm thị tại Hội người tỉnh Nghệ An. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nhóm người khiếm thị tại Hội người Tỉnh Nghệ An: 3 thành viên có độ tuổi từ 17 đến 32 tuổi. Cán bộ quản lý của Hội người tỉnh Nghệ An. 3.3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng, tăng cường khả năng giao tiếp và khả năng tự lực cho người khiếm thị trong cuộc sống. 3.4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Tỉnh hội người Nghệ An. - Về thời gian nghiên cứu: 21/2/2011 – 16/4/2011 6 - Về nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu và can thiệp giúp đỡ nhóm đối tượng cụ thể là nhóm ba người khiếm thị từ 17 - 32 tuổi ở Hội người tỉnh Nghệ An, giúp đối tượng hòa nhập với cộng đồng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm phương pháp luận nghiên cứu. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử tất cả mọi hiện tượng nảy sinh trong hội đều có quá trình phát sinh, phát triển, sự phát triển của nó trong các thời kỳ khác nhau, dưới các hình thức kinh tế - hội khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau. Vận dụngluận của chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi tìm hiểu các hiện tượng hội, các quá trình hội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đời sống hội. Dựa trên quan điểm đó, có thể thấy nghiên cứu về người khiếm thị cần phải đặt nó trong điều kiện cụ thể về tình hình kinh tế, hội, văn hóa của Hội người tỉnh Nghệ An, cũng như trong điều kiện chung của cả nước. Trong mỗi điều kiện này thì vấn đề về người khiếm thị sẽ có những biến đổi khác với các hình thức khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp với các nhu cầu cũng như các khó khăn của người khiếm thị tại Hội. Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của hội sẽ có các yếu tố khác nhau tác động đến khả năng hòa nhập của người khiếm thị. Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự kiện hội này trong mối liên hệ với các sự kiện hội khác. Không được tách riêng việc thực hiện quyền con người ra khỏi sự vận hành của đời sống hội, mà phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế, chính trị, văn hóa, hội… Tiếp cận theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tức là, trong bối cảnh thực tế tại Hội người tỉnh Nghệ An phải xem xét việc thực hiện công tác hòa nhập cho người khiếm thị trong tình hình chuyển đổi sang nền kinh tế thị 7 trường. Sự biến đổi của nền kinh tế - văn hóa - hội đã có những tác động như thế nào trong quá trình hòa nhập của người khiếm thị. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung Trong đề tài này, thảo luận nhóm tập trung là một phương pháp thu thập thông tin quan trọng, không chỉ cung cấp những thông tin cần thiết cho các hoạt động của tiến trình CTXH nhóm mà còn góp phần tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp mang tính chất nghề nghiệp giữa NVXH (nhân viên hội) và nhóm thân chủ. Nghiên cứu tiến hành thảo luận nhóm có sự tham gia của 3 thành viên nhóm theo các nội dung chính sau đây: o Cuộc sống của các đối tượng hiện nay: các mối quan hệ với bạn bè và cán bộ cơ sở, sự liên hệ với gia đình, hoạt động học tập và hòa nhập hội… o Những niềm vui, kỷ niệm đẹp và đáng nhớ của các đối tượng từ khi vào hội người đến nay. o Những khó khăn mà các đối tượng gặp phải trong quá trình sinh hoạt, học tập và lao động tại hội. o Đánh giá nhu cầu, nguyện vọng tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và học tập của các đối tượng. Trong hoạt động thảo luận nhóm tập trung, NVXH giới thiệu và giải thích về nội dung và mục tiêu các hoạt động CTXH nhóm dự định được tổ chức trong thời gian nghiên cứu ở trung tâm. Sau đó, để nhóm đối tượng tự quyết định có tham gia hay không. Trong quá trình thảo luận nhóm, NVXH và các thành viên nhóm luôn thực hiện nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và nguyên tắc tự quyết, thể hiện thái độ lắng nghe tích cực và đóng góp cho các hoạt động nhóm. 4.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu Trong nghiên cứu của mình, ngoài việc thu thập thông tin từ đối tượng và gia đình đối tượng, tôi đã sử dụng các thông tin, các số liệu từ các báo cáo 8 của Hội người tỉnh Nghệ An, các giáo trình, tạp chí liên quan đến người khiếm thị…sau đó lựa chọn ra những thông tin phù hợp để đưa vào chuyên đề này. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi và trả lời trực tiếp giữa NVXH với cán bộ quản lý, và thân chủ tại Tỉnh hội người Nghệ An. Các câu hỏi nội dung phương pháp nhằm khai thác các thông tin thái độ với người khiếm thị, tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng và khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. 4.2.4. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu đời sống thực của đối tượng tại trung tâm như quan sát cách thân chủ sinh hoạt với mọi người. Đồng thời ghi chép lại những thông tin tiến trình tâm lý hội của thân chủ. Ngoài ra cần kết hợp các kĩ năng như lắng nghe, khả năng nhận biết nhu cầu thân chủ, kĩ năng thiết lập mối quan hệ… 4.3. Phương pháp thực hành CTXH: phương pháp CTXH nhóm Phương pháp CTXH nhóm là quá trình tương tác hỗ trợ giữa các thành viên của nhóm CTXH có thể là nhóm thân chủ và NVXH trong nhóm can thiệp hoặc các nhà chuyên môn, tình nguyện viên, nhà chức trách và NVXH trong nhóm nhiệm vụ, ở đó diễn ra các hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ thân chủ đạt được mục đích, mục tiêu hoặc các thành viên nhóm nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao. Diễn đạt theo cách đơn giản hơn, thì đây là trình tự các bước hoạt động của CTXH nhóm thực hiện trong quá trình giúp đỡ nhóm thân chủ hoặc hoành thành nhiệm vụ được giao. Có nhiều cách phân chia về các giai đoạn của một tiến trình nhóm, trong đề tài này tôi phân chia tiến trình CTXH nhóm với nhóm người khiếm thị theo 4 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm; Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động; Giai đoạn can thiệp, thực hiện nhiệm vụ và giai đoạn kết thúc. 9 5. Giả thiết nghiên cứu - Giả thiết 1: NKT nói chung và người khiếm thị nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp hòa nhập với cộng đồng. - Giả thiết 2: NVXH vận dụng phương pháp CTXH nhóm có thể hỗ trợ cho nhóm người khiếm khi nâng cao khả năng hoà nhập cộng đồng PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật Chính phủ Việt Nam đã thông qua và thực thi nhiều luật, chính sách, quy định và sáng kiến liên quan đến NKT (người khuyết tật), kể cả quyền tiếp cận việc làm bền vững và hiệu quả, trong đó phải kể đến những văn bản chủ yếu sau: • Hiến pháp nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2001. Việc bảo vệ NKT được nêu tại Điều 59 và 67. • Pháp lệnh NKT (1998). Điều 9 nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử hoặc ngược đãi NKT. • Bộ luật lao động (năm 1994). Phần III của Bộ luật quy định về việc làm cho NKT tại cơ quan và doanh nghiệp. Điều 123 nêu chỉ tiêu 2% đến 3% lực lượng lao động trong doanh nghiệp phải là NKT. • Luật đào tạo nghề (năm 2006) • Bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn về tiếp cận đối với NKT (2002), đưa ra những tiêu chuẩn tiếp cận cấp quốc gia. • Ban điều phối Quốc gia về vấn đề NKT (2001). • Đề án trợ giúp NKT của chính phủ giai đoạn 2006-2010. Được phê duyệt tháng 10 năm 2006. Đề án đưa ra phương pháp tiếp cận toàn 10 . NGUYỄN THỊ NGUYỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ TẠI HỘI. Ứng dụng phương pháp CTXH nhóm nhằm nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng cho người khiếm thị tại Hội người mù tỉnh Nghệ An. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nhóm

Ngày đăng: 27/12/2013, 20:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan