Đổi mới phương pháp dạy học triết học mác lênin theo hướng phát huy tích cực của người học ở trường cao đẳng sư phạm nghệ an hiện nay

105 950 3
Đổi mới phương pháp dạy học triết học mác   lênin theo hướng phát huy tích cực của người học ở trường cao đẳng sư phạm nghệ an hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------------ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGHỆ AN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC gi¸o DỤC vinh - 2008 NGUYỄN THỊ MINH LỆ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Minh Lệ Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC 8 1.1. Sự cần thiết khách quan phải đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin 8 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học 23 Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGHỆ AN HIỆN NAY 33 2.1. Vài nét về đặc điểm, tình hình chung của trường Cao đẳng phạm Nghệ An hiện nay 34 2.2. thực trạng dạy học Triết học Mác - Lênin trường Cao đẳng phạm Nghệ An 36 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGHỆ AN 51 3.1 Một số giải pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học 51 3.2. Thực nghiệm phạm 80 MỤC LỤC KẾT LUẬN 87 NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 95 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2. CĐSP : Cao đẳng phạm 3. CNDT : Chủ nghĩa duy tâm 4. CNDV : Chủ nghĩa duy vật 5. GV : Giảng viên 6. KHTN : Khoa học tự nhiên 7. KL : Kết luận 8. KN : Khái niệm 9. MQH : Mối quan hệ 10. PPDH : Phương pháp dạy học 11. QĐ : Quan điểm 12. SV : Sinh viên 13. TTKQ : Tồn tại khách quan 14. VC : Vật chất 15. VD : Ví dụ 16. VĐ : Vận động 17. YT : Ý thức MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề thường xuyên, cấp thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra trong nền giáo dục - đào tạo mỗi quốc gia. Việt Nam vấn đề đổi mới PPDH nhằm phát huy tích tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục - đào tạo vào những thập niên cuối của thế kỷ XX. Trong cuộc cải cách giáo dục lần 2 năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Hiện nay, một trong những vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược được xã hội quan tâm nhất là xây dựng một nền giáo dục với chất lượng ngày càng cao để không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tăng cường chất lượng nguồn lực con người Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Chủ trương, định hướng đổi mới PPDH đã được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1- 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12- 1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (12- 1998), được cụ thể hoá trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học” [12, tr.41]. Trong thực tế, những năm qua ngành giáo dục - đào tạo, các cơ sở giáo dục và bản thân mỗi giáo viên đã tích cực thực hiện đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc đổi mới, trong đó có đổi mới PPDH là một sự nghiệp khó khăn. Trong quá trình thực hiện đổi mớiđổi mới PPDH, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc và cả những băn khoăn, trăn trở. Do đó, vấn đề đổi mới PPDH như thế nào, đổi mới PPDH theo những phương hướng nào luôn là những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu để giải đáp những yêu cầu của thực tiễn giáo dục. Các trường phạm với vai trò là “cỗ máy cái” trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mang, trực tiếp thực hiện công tác giáo dục nhằm “đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta” [32, tr.258], việc đổi mới PPDH càng đặc biệt quan trọng và giữ vị trí tiên phong. Nhận thức được vai trò đó của các trường phạm, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ra Chỉ thị 15/1999/CT-BGD&ĐT ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạyhọc tập trong các trường phạm. Trường Cao đẳng phạm (CĐSP) Nghệ An đã tích cực hưởng ứng, thực hiện chủ trương đổi mớiđổi mới PPDH của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục - đào tạo, đã tạo ra những chuyển biến trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Có thể nói, đổi mới PPDH là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giảng viên (GV) trường CĐSP Nghệ An. Tuy có những chuyển biến tích cực đó, nhưng trong thực tế, việc thực hiện đổi mới PPDH vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Đa số GV vẫn rơi vào tình trạng lúng túng trong từng bài soạn, từng tiết giảng cụ thể theo PPDH mới. Hay nói cách khác, đổi mới như thế nào, như thế nào là đổi mới vẫn là những câu hỏi, những băn khoăn, những trăn trở của GV hiện nay. Trong khi đó, các đề tài nghiên cứu, các bài viết phần lớn vẫn đang dừng lại những định hướng, những vấn đề chung mà chưa có điều kiện đi sâu vào những vấn đề cụ thể của đổi mới PPDH từng bộ môn. Đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin không nằm ngoài tình trạng chung đó. Đặc biệt với đặc thù của một môn học lý luận, trừu tượng, có nhiệm vụ trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, việc tiếp cận và thực hiện đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy học triết học Mác - Lênin lại càng khó khăn và cấp bách trong điều kiện hiện nay. Để góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giảng dạyhọc tập, chúng tôi chọn nội dung: “Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học Trường Cao đẳng phạm Nghệ An hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH nói chung, đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin nói riêng của nhiều tác giả trong nước đã được công bố những góc độ khác nhau. Liên quan đến đề tài của luận văn, có thể chia thành nhóm các vấn đề sau đây: 1-Nhóm vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học GS.TS Trần Bá Hoành : Lý luận cơ bản về dạyhọc tích cực (những vấn đề chung), Đổi mới PPDH trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, Hà Nội tháng 8/2003; Dạy học lấy người học làm trung tâm- nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 96/2003; Đổi mới phương pháp dạy học Trung học cơ sở, Tài liệu dùng trong các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Trung học cơ sở, Hà Nội tháng 4/2000; Bàn tiếp về dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 5/1995; Phương pháp tích cực, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3/1996. GS.TSKH Thái Duy Tuyên: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh; Về nội dung đổi mới phương pháp dạy học; Tích cực hoá hoạt động nhận thức qua điều khiển hoạt động trí tuệ của người học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội 2002. TS Hà Thị Đức: Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Đại học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 4/1995. Tác giả đã nêu lên một số phương hướng đổi mới PPDH Đại học như: phương pháp giảng dạy cần phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên (SV) trong quá trình học tập Đại học; chú ý phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi phát hiện tri thức mới. TS Trần Kiều: Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông nước ta, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 5/1995. Tác giả đưa ra một số quan điểm chung về phương pháp và PPDH; nhận xét về thực trạng dạy học hiện nay nước ta và đưa ra một số kiến nghị về đổi mới PPDH. Tác giả Nguyễn Kỳ: Biến quá trình day học thành quá trình tự học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3/1996, đã nêu lên thực chất của giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm; quá trình dạy - tự học; qui trình dạy - tự học. TS Phạm Viết Vượng: Bàn về phương pháp giáo dục tích cực, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 10/1995. GS.TS. Vũ Văn Tảo: Dạy cách học, Dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, Hà Nội 6/2003. 2-Nhóm vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin PGS, TS Vũ Trọng Dung: Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy triết học Học viện chính trị khu vực I trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Triêt học, số 4/2007. Tác giả đã nêu lên các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy triết học; đưa ra giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình - một phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp tích cực khác, như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, hỏi đáp… gắn với sử dụng các phương tiện hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ của người học. PGS, TS Vũ Văn Viên: Về đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác - Lênin, Tạp chí Triết học, số 4/2007. Tác giả luận chứng cho hai luận điểm: Thứ nhất, sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác - Lênin. Thứ hai, sự cần thiết phải chú trọng đến kiến thức cơ bản trong quá trình đổi mới công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác - Lênin. GS, TS Nguyễn Trọng Chuẩn: Góp vào việc dạy triết học Mác cho sinh viên nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 3/2007. Tác giả đã chỉ rõ thực trạng của việc giảng dạy triết học Mác cho SV không chuyên triết học nước ta hiện nay, làm rõ nguyên nhân của thực trạng này; đề xuất một số giải pháp để đổi mới việc giảng dạy triết học Mác, như: xác định rõ mục đích dạy học triết học Mác; thay đổi PPDH triết học. PGS.TS Phạm Văn Đức: Nghiên cứu và giảng dạy triết học Việt Nam - những nhiệm vụ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học công tác giảng dạyhọc tập các môn lý luận chính trị tại Đại học quốc gia Hà Nội (1956 - 2006), với các bài nghiên cứu của các tác giả trực tiếp làm công tác giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, như: Vận dụng tổng hợp các phương pháp trong giảng dạy môn triết học Mác - Lênin của TS Lê Văn Lực; Một số yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực môn triết học Mác - Lênin (qua kinh nghiệm trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) của TS Dương Văn Thịnh. Liên quan đến nội dung của đề tài, TS Nguyễn Lương Bằng đã có một số công trình bàn về giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin bậc Đại học như: Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lênin các trường Đại học hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7(2002); Một số vấn đề về đánh giá kết quả các môn khoa học Mác - Lênin Đại học bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, Tạp chí Giáo dục, số 4 (2006); Một số vấn đề đặt ra đối với các môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học giảng dạy các môn Lý luận chính trị các trường Đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội tháng 9-2007; Phát triển giáo dục Đại học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2001 v.v Có thể nói, những công trình nghiên cứu, những đề tài khoa học phần lớn tập trung vào những vấn đề chung, những định hướng cơ bản về đổi mới PPDH nói chung, PPDH các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, còn những đề tài đi sâu nghiên cứu về đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin với những vấn đề cụ thể của nó thì vẫn rất khiêm tốn. Vì vậy, trong đề tài của mình, tác giả đã chỉ ra thực trạng và một số giải pháp thực hiện đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học triết học Mác - Lênin trong các trường Đại học, Cao đẳng nói chung, Trường CĐSP Nghệ An nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã kế thừa trực tiếp những thành quả nghiên cứu của các công trình, đề tài nêu trên đây về lý luận và phương pháp để vận dụng vào việc nghiên cứu, triển khai công trình của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về đổi mới PPDH và thực trạng dạy học triết học Mác - Lênin Trường CĐSP Nghệ An, đề xuất những giải pháp đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học Trường CĐSP Nghệ An, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học triết học Mác - Lênin hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học. - Khảo sát thực trạng dạy học triết học Mác - Lênin Trường CĐSP Nghệ An trong những năm qua. - Đề xuất một số giải pháp đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học Trường CĐSP Nghệ An. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học Trường CĐSP Nghệ An hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Trường CĐSP Nghệ An trong những năm gần đây. Đề tài chỉ tập trung giải quyết một số nội dung của vấn đề đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo; những vấn đề cơ bản của giáo dục học và giáo dục học hiện đại và dựa trên kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học về đổi mới PPDH. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn gồm: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết. . TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -- -- - -- - -  -- -- - -- - - ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG CAO. quan phải đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin 8 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của

Ngày đăng: 27/12/2013, 20:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan