LUẬN BÀN VỀ VẤN ĐỀ RANH GIỚI TRONG PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

18 961 3
LUẬN BÀN VỀ VẤN ĐỀ RANH GIỚI TRONG PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dành cho sinh viên và học viên: ranh giới địa lý tự nhiên trong phân vùng địa lý tự nhiên/

LUẬN BÀN VỀ VẤN ĐỀ RANH GIỚI TRONG PHÂN VÙNG ĐỊA TỰ NHIÊN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phân vùng địa tự nhiên là toàn bộ những vấn đề có liên quan với sự nghiên cứu sâu sắc những nguyên nhân phân dị và phân lập những bộ phận riêng biệt của môi trường điạ lý, với sự nghiên cứu cấu trúc và các quá trình tại các bộ phận địa phương đó, vạch ra những bộ phận đó, các đường ranh giới của chúng và cuối cùng là sự thể hiện các kết quả đó trên bản đồ địa lí chuyên môn và mô tả chúng trong bản thuyết minh cho bản đồ. Như vậy, Nói đến phân vùng địa tự nhiên vấn đềbản và quan trọng hàng đầu đó là ranh giới địa tự nhiên, bởi vì nó cho phép chứng minh một cách khách quan hơn sự tồn tại của nhũng lãnh thổ này hay những lãnh thổ khác.Theo ý kiến của V.P.Lidov, N.E.Dik .cho rằng “Trong bất kỳ một hoạ đồ chuyên ngành nào tiêu chuẩn chính xác để truyền đạt cái thực tế tự nhiên lên bản đồ là ranh giới tự nhiên”. Nội dung của vấn đề cần trình bày bao gồm: - Các ý kiến, quan điểm của các tác giả về ranh giới địatự nhiên - Tính chất của ranh giới địatự nhiên - Chỉ tiêu để xác định ranh giới địatự nhiên - Phương pháp vạch ranh giới địatự nhiên - Khó khăn trong việc xác đỉnh ranh giới địa li tự nhiên 2. NỘI DUNG Nói đến ranh giới địatự nhiên có không ít các quan điểm khác nhau, khác nhau về ý kiến trong sự tồn tại của ranh giới tự nhiên, khác nhau về khái niệm ranh giới địatự nhiên. Nhưng nhìn chung hầu như các tác giả địa lí học ngày nay đã thừa nhận sự tồn tại của ranh giới tự nhiên trong khi nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. Ranh giới địatự nhiên được được nhiều tác giả nghiên cứu và phân chia dưới những góc độ trên đây: 2.1 Ranh giới đứng Có thể hiểu rằng quyển trên mặt địa cầu không thể có ranh giớ rõ rệt, nó hòa nhập dần dần vào các hệ tầng ở dưới sâu của vỏ Trái Đất và vào các lớp ở phía trên của quyển khí. Tuy nhiên ranh giớ phải có đâu đó của lớp vỏ này. Nó đi qua chỗ mà ở đó tính chất của các mối liên hệ thay đổivề nguyên tắc. Ở đó các mối liên hệ bên trong được thay thế bằng các mối liên hệ bên ngoài. Có thể chỉ ra các mối liên hệ giữa các hợp phần riêng biệt của quyển trên mặt địa cầu – đá, các dòng nước, khí và sinh vật, chặt chẽ hơn là giữa vỏ này nói chung với các yếu tố bên ngoài môi trường của nó. Các yếu tố này dường như có tính chất một chiều. Thí dụ Mặt Trời phóng dòng năng lượng xuống bề mặt đất nhưng không chịu sự tác động trở lại. Năng lượng ở đây được biến đổi thành các dạng khác, được sử dụng để tạo nên những chất mới, kể cả chất sống. Xuất phát từ những điều nói trên, bây giờ chúng ta hãy thử phác qua những ranh giớ bên trên và bên dưới của quyển địa cầu. Mặc dù những khác biệt về chất rõ rệt của lớp vỏ này với vũ trụ còn lại, tính tiệm tiến và tính không rõ ràng về các ranh giớ của nó vẫn còn hiệu lực. Vì thế các nhà địa lí khác nhau đã vạch chúng bằng nhiều cách khác nhau. A.A.Grigoriev đã giả định trước tiên rằng ranh giớ bên dưới của lớp cỏ địa lí nằm ở độ sâu 100 – 200 km, nhưng về sau đã xích dần ranh giớ này với mặt ngoài, đặt độ sauu của vỏ này chỉ ngang với độ sâu của bản thân vỏ Trái đất mà độ dày trung bình là vào khoảng 20km (dưới các dãy núi trên đất nổi đạt 60-80 km, nhưng dưới các vùng trũng đại dương giảm xuống 5-8 km). A.L.Armand đồng ý với A.A.Grigoriev, nhưng bổ sung một điều. Theo ý kiến của ông, vỏ địa lí còn có cả một đới ngoại vi, “tầng bên dưới” của nó đạt tới độ sâu 1200km. X.V.Kalexnik chỉ đưa vào vỏ địaphần trên cùng của vỏ Trái đất gọi là quyển biểu sinh, khu vực được cải tạo trực tiếp, và tích cực dưới tác động của nhiệt mặt trời, nước, không khí và sinh vật. Độ dày của nó cả thảy chỉ vào khoảng hàng chục – hàng trăm mét(mức độ tối đa 500-800m). I.M.Zabelin đã nêu ra một quan điểm khác đối với ranh giới bên dưới của vỏ địa lí. Ông đã vạch ra ranh giới lan rộng của giới sinh vật và nước ở thể lỏng, nghĩa là ở độ sâu khoảng 4-5km. Đại đa số các nhà nghiên cứu vạch ranh giới bên trên của vỏ địa lí theo đỉnh tầng đối lưu, nghĩa là lớp phân chia ranh giớ giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu. Ở đây diễn ra những biến đổi mạnh mẽ nhất trong những tính chất vật lí của quyển khí. Những tính chất ở lớp bên dưới trong quyển khí, nghĩa là của tầng đối lưu, trong một chừng mực lớn bị quy định bởi sự tác động qua lại của nó với quyển đá và quyển nước. sự tác động qua lại nầy gây nên sự phân bố nhiệt độ, các dòng thăng của không khí và toàn bộ các hoàn lưu của các khối khí trong tầng đối lưu, cũng như tình hình chứa hơi nước và tuần hoàn khí ẩm của chúng, sự tồn tại của các hạt rắn (bụi, muối), các dòng khí mang đến tận ranh giới bên trên của tầng đối lưu vi khuẩn, bào tử, phấn hoa của thực vật. Phải chú ý rằng trong môi trường không khí, ranh giới đặc biệt luôn di động và không rõ ràng. Có lẽ phải nâng cao đôi chút ranh giớ bên trên của quyển trên mặt địa cầu hay tách ra lớp ngoại vi của nó với độ dày vào khoảng 10km, bởi vì ở phần dưới cùng của tầng bình lưu vẫn còn cảm thấy ảnh hưởng của các dòng không khí di chuyển theo hướng thẳng đứng (mây vũ tích ở chí tuyến dâng lênđến độ cao 20km, ở các vĩ độ ôn đới dâng lên đến 10km). Cũng như ở các xoáy thuận và xoáy nghịch: ranh giới lí thuyết của sự sống lan rộng đến màn ozon, lớp có sự tập trung tối đa của ozon (ở độ cao 20-25km), hấp thụ mạnh mẽ bức xạ sóng ngắn có tính chất hủy diệt đối với sinh vật. 2.2 Ranh giới ngang (ranh giới địatự nhiên) 2.2.1 Khái niệm * Theo V. I. Prôkaev: Phân vùng địatự nhiên luôn luôn có quan hệ với sự phát hiện phát hiện ranh giới các địa - tổng hợp và việc vạch chúng trên bản đồ. Ranh giới giữa các địa tổng hợp là một dải chuyển tiếp mà trong đó các đặc tính của một địa tổng hợp này được thay thế bằng các đặc tính của một địa tổng hợp khác. Khi thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thể tổng hợp địatự nhiên trong thiên nhiên đa số các nhà địa lí đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của các đường ranh giới địatự nhiên. Nhưng Eneef cho rằng cảnh quan không tồn tại như một khách thể, có giới hạn trong thiên nhiên, nó không có ranh giới rõ rệt và nói chung không có đường ranh giới. (1967) Nhưng nhìn chung hầu như các tác giả địa lí học ngày nay đã thừa nhận sự tồn tại của ranh giới tự nhiên trong khi nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. * Theo N.I. Mikhailov vào năm (1970): ông định nghĩa “ranh giới tự nhiên của cảnh quan là một đường mà dọc theo đó có sự thay đổi rõ rệt của một thành phần nào đó của nó. Những ví dụ có thể là đường bờ biển, đương phay hay đường đỉnh nhọn của một dãy núi”. * A.E. Phêdina: Ranh giới là một dải tách các khu vực khác nhau về chất lượng. Đường ấy cũng vạch rõ những sự thay đổi về số lượng. Nhìn chung đường ranh giới là một dải có chiều rộng khác nhau, chúng phản ánh những sự thay đổi về số lượng, những đặc điểm chất lượng nhất định của khu vực địatự nhiên. 2.2.2 Tính chất của ranh giới địa tự nhiên Bàn về vấn đề này đã có nhiều ý kiến khác nhau, các nhà địa lí phương Tây thường cho rằng trong thiên nhiên không tồn tại ranh giới, sự thừa nhận có ranh giới là chỉ do ý kiến chủ quan của một số nhà làm công tác phân vùng. Trong khi đó các nhà địa học Xô viết đã diễn ra cuộc tranh luận về tính chất của đường ranh giới. Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng trong thiên nhiên chỉ tồn tại những đường ranh giới rõ dệt. Một số khác lại cho rằng chỉ có những đường ranh giới biến đổi từ từ. Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và bằng những sự kiện quan sát được trong thiên nhiên đa số các nhà Địa thừa nhận sự có mặt trong thiên nhiên những đường ranh giới có tính chất khác nhau. Các đường ranh giới tự nhiên có thể vừa rõ rệt, vừa từ từ. Điều đó phản ánh những bước chuyển tiếp khác nhau giữa các đơn vị lãnh thổ phụ thuộc vào các đặc tính và trạng thái của các thể tổng hợp. Tính chất của đường ranh giới có liên quan đến biến đổi về số lượng, những biến đổi này gây lên những biến đổi chất lượng của các hiện tượng tự nhiên. Theo V.I Leenin: “ Tất cả các ranh gới kể cả trong tự nhiên lẫn xã hội đều biến động và có tính chất ước định ở một mức độ nhất định…” 2.2.2.1. Ranh giới là những đường rõ rệt. Theo ý kiến của N.A. Xôntxev, tính chất của ranh giới phụ thuộc vào tuổi của khu vực địatự nhiên : tuổi càng trẻ, ranh giới càng rõ rệt, và trái lại tuổi càng già ranh giới càng kém rõ hơn, vì theo thời gian độ rõ rệt của ranh giới sẽ dần bị xóa đi và bị mờ đi dưới ảnh hưởng của những sự kiện sau cùng nhất. V.B.Lindov và các tác giả khác lại gắn tính chất ranh giới của các khu vực khác nhau với cường độ và mâu thuẫn của các quá trình xảy ra trong các khu vực : “những đường ranh giới rõ rệt và rạch ròi nhất ở nơi có một nhóm quá trình này được thay hoàn toàn bằng một quá trình ngược lại, ví dụ tích tụ được thay bằng rửa trôi. Nơi nào biểu hiện của các quá trình bị thay đổi kém thì nơi đó các chuyển biến chất lượng cũng biểu hiện yếu hơn” (1954). K.I. Gerentsuk cho biết rằng ngay cả những ranh giới đứt đoạn như các đường bờ sông, bờ hồ, bờ biển cũng không phải là một đường thật sự. Những ranh giới dứt khoát, gần thành một đường là những nét sơn văn được biểu hiện rõ rệt trong đường cong của địa hình địa phương (chân và rìa trên của sườn, đôi khi là đường chia nước và đáy thung lũng) ; đó cũng là đường tiếp xúc giữa các đá hoàn toàn khác nhau về đặc điểm thạch học, kể cả những lúc chỗ tiếp xúc đó tuy không được thể hiện trên địa hình, nhưng lại xuất hiện rõ trong đặc tính của những thành phần khác; đó còn là những đường, nơi có sự thay đổi rõ rệt trong các điều kiện thủy văn và thủy địa chất của địa phương (đường bờ của bồn chứa nước, đường rìa của băng hà, nơi nước ngầm xuất hiện trên mặt đất). Rõ ràng là những đường ranh giới dứt khoát được hình thành do tác động của chính các nhân tố đã thay đổi rõ rệt trong không gian. 2.2.2.2 Ranh giới là một dải chuyển tiếp Theo D.L.Armand cho rằng thường những ranh giới của các khu vực diễn ra từ từ, nhưng chủ yếu ở những khu vực nhỏ, bởi vì ranh giới của các khu vực lớn thường theo dấu hiệu khí hậu. Các ranh giới địa tổng hợp từ từ, không rõ rệt, thường phổ biến hơn. Tính chất rõ rệt của ranh giới càng lớn, nếu chiều rộng của nó càng bé và cấp bậc phân vị của địa tổng hợp được nó phân tách càng cao. Khi chiều rộng đó là 100m thì dải chuyển tiếp giữa hai cảnh diện đã là một ranh giới rất mờ, nhưng nếu dải đó lại phân cách các vùng cảnh quan thì nó lại được xếp vào ranh giới dứt khoát. Armand (1955) đã đưa ra một công thức để tính một hệ số riêng đặc trưng cho tính dứt khoát của ranh giới. Ranh giới các địa tổng hợp được hình thành do tác động của các nhân tố địa chất - địa mạo và thủy văn - địa mạo là những dải chuyển tiếp mà trên bản đồ tỉ lệ trung bình hay trên bản đồ tỉ lệ nhỏ thường là những đường. Nói chung, những ranh giới đó dứt khoát hơn nhiều so với các ranh giới được tạo nên bởi các nhân tố khí hậu địa đới và khí hậu địa ô. Những nhân tố đó, như ta đã biết, thay đổi rất từ từ trong không gian. Những ranh giới địa đới thường là những dải chuyển tiếp rộng đến nỗi chúng chỉ có thể được thể hiện bằng những đường trên bản đồ theo tỉ lệ nhỏ nhất. Ph.N.Mincov cho rằng có ranh giới tự nhiên rõ rệt và từ từ ở mọi khu vực địatự nhiên, trong đó có khả năng tồn tại ranh giới rõ rệt, đặc biệt ở các khu vực lớn là do sự chồng xếp ranh giới của một số thành phần cấu tạo gây nên. Nếu ranh giới của một khu vực chỉ trùng với một thành phần nào đó, ví dụ ranh giới đới khí hậu của các đới, thì trong trường hợp đó ranh giới sẽ từ từ. Vì vậy theo ông, tính chất các ranh giới của các khu vực địatự nhiên phụ thuộc vào sự trùng lặp lớn nhất hay không trùng lặp với các ranh giới của các thành phần riêng biệt. X.V.Kalexnik cho rằng, đối với các thể tổng hợp lãnh thổ nhỏ đường ranh giới có thể biểu hiện vừa rõ rệt vừa từ từ, còn ranh giới của các khu vực lớn, đặc biệt là các đới địa lí thì hầu như là từ từ. Nhiều nhà địa lí (V.B.Lidov, N.I. Khailov, D.L.Armand, Ph.N.Mincov) không đồng ý với Kalexnik về việc phân các đới chuyển tiếp vào những ranh giới từ từ giữa các đới, những đới chuyển tiếp - rừng đài nguyên, bán hoang mạc – là những thể tổng hợp địatự nhiên với những đặc điểm tự nhiên riêng biệt của mình và vì thế có những đường ranh giới rõ rệt và từ từ. Bây giờ trong đa số bản đồ phân vùng của các thể tổng hợp cũng như của các nhà sinh vật một vài á đới chuyển tiếp trước kia cũng được coi là những đới độc lập. 2.2.2.3. Ranh giới vừa rõ rệt vừa từ từ Từ sự trình bày ở trên chúng ta thấy rằng, một vài nhà địa lí đã gắn tính chất của ranh giới với tuổi của khu vực (khu vực càng già, ranh giới càng có tính chất từ từ), với cấp phân vị của khu vực (khu vực càng lớn, ranh giới càng từ từ), với sự trùng hợp về số ranh giới nhiều hay ít của những thành phần riêng biệt (sự chồng xếp của ba thành phần cấu tạo sẽ gây nên những ranh giới rõ rệt hơn). Nghiên cứu các nguồn tài liệu tham khảo trong sách vở và những tài liệu nghiên cứu được ở trên thực địa ở các khu vực riêng biệt, không thể đồng ý hoàn toàn với những ý kiến nêu trên, Phêđina rút ra được kết luận như sau : Không phụ thuộc vào tuổi của khu vực, vào sự phù hợp ranh giới của các thành phần riêng biệt, bất kỳ một đơn vị khu vực nào cũng có thể có ranh giới rõ rệt hay từ từ, không chỉ ở đường khoanh toàn khu vực, mà còn ở từng đoạn riêng biệt của nó nữa. Chúng tôi thống nhất với ý kiến của Minkhailov cho rằng, có sự tồn tại của các ranh giới rõ rệt và từ từ, và tán thành với ý kiến của Lidov cho rằng có sự đa dạng về tính chất ranh giới giữa các tổng hợp địatự nhiên ở cấp khác nhau. Trong các tài liệu cũng có thể gặp việc dùng các thuật ngữ về ranh giới như ranh giới “theo đường”, “rõ rệt”, ‘từ từ” và “quy ước”. Một câu hỏi đặt ra đấy là cùng một quan niệm như nhau hay khác nhau? Theo ý chúng tôi đó là những khái niệm và nội dung khác nhau. Trong thiên nhiênranh giới rõ rệt, nhưng chúng có thể biểu hiện ở dạng dải với mức độ phức tạp khác nhau (thẳng, gãy khúc, cong, chiều rộng khác nhau). Những ranh giới từ từ cũng thể hiện trong thiên nhiên ở dạng dải với chiều rộng khác nhau và hình dáng phức tạp. Những ranh giới quy ước có thể có trong những sự chuyển tiếp rõ rệt cũng như từ từ. Tính chất quy ước này biểu hiện không phải sự quy ước về sự tồn tại mà trong quy ước biểu hiện và diễn tả trên bản đồ trong khi nghiên cứu ranh giới chưa được đầy đủ. Cũng cần giải thích một điều, trên cơ sở nào các đường ranh giới tự nhiên của các thể tổng hợp có các giá trị phân vị khác nhau được thể hiện và vẽ bản đồ ? Ph.N.Mincov phân biệt ra hàng loạt những ranh giới địatự nhiên, gọi là những giới hạn cảnh quan : địa đới khí hậu, ranh giới băng hà, địa mạo, ranh giới các thung lũng sông, ông xếp các ranh giới này vào những đơn vị phân vị khác nhau có nghĩa là đối với mỗi thể tổng hợp ở các cấp khác nhau ông đều vạch ranh giới theo ranh giới của một thành phần cấu tạo này hay khác. Chẳng hạn, ranh giới khí hậu địa đới làm ranh giới của đới, sơn văn cho khu, địa chất và địa mạo cho vùng. Ranh giới của các băng hà cổ có thể là ranh giới khu hoặc vùng. Ông cho rằng có thể vạch ranh giới đới và khu trên những bộ phận riêng biệt theo các thung lũng. Do đó, trong khi vạch ranh giới của các thể tổng hợp địatự nhiên cá thể người ta sử dụng ranh giới của các thành phần riêng biệt, hơn nữa có thể sử dụng ranh giới của một thành phần này cho mọi đơn vị, hoặc thành phần khác cho các đơn vị khác nhau, hoặc dùng xen kẽ ranh giới của các thành phần cấu tạo đối với các thể tổng hợp có giá trị phân vị khác nhau. Có thể lấy ranh giới của những thành phần riêng biệt làm ranh giới của các đơn vị khu vực được không ? Đường ranh giới sơn vănđịa mạo thường là ranh giới của các thể tổng hợp địatự nhiên, đặc biệt là theo ven các miền núi, các miền đất cao. Nhưng không phải các ranh giới địatự nhiên luôn là trùng lập các đường ranh giới sơn vănđịa mạo. Đường ranh giới khí hậu cũng được dùng làm ranh giới tự nhiên, đặc biệt là các đới và đôi khi cả xứ nữa, ở đấy người ta thấy có sự biến đổi khí hậu theo kinh tuyến. Người ta thường vạch ranh giới phía nam của đài nguyên theo đường đẳng nhiệt tháng 7, mặc dù đường ranh giới này chỉ là quy ước. Tất nhiên khí hậu có ảnh hưởng đến sự hình thành các ranh giới địatự nhiên, nhưng chính nó lại phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, vì thế một mình ranh giới khí hậu không phản ánh được những đặc điểm của thể tổng hợp địatự nhiên. Ranh giới khí hậu thường biểu hiện kém rõ rệt trong thiên nhiên. Thung lũng sông có thể làm ranh giới của các thể tổng hợp. Ví dụ như thung lũng sông Inixei tách hai đới tự nhiên lớn với nhau xứ tây Xibia và trung Xibia. Thung lũng sông Cuban ở phần hạ lưu đã chia cắt ra hai vùng tự nhiên, đồng bằng Azov Pricuban và đồng bằng ven sườn dốc Pricuban. Còn ở Việt Nam thì theo tác giả Vũ Tự Lập, Ông lấy thung lũng Sông Hồng làm ranh giới phân chia hai nền : Hoa Nam và Đông Dương. . nhiên - Tính chất của ranh giới địa lí tự nhiên - Chỉ tiêu để xác định ranh giới địa lí tự nhiên - Phương pháp vạch ranh giới địa lí tự nhiên - Khó khăn. những ranh giới địa lí tự nhiên, gọi là những giới hạn cảnh quan : địa đới khí hậu, ranh giới băng hà, địa mạo, ranh giới các thung lũng sông, ông xếp các ranh

Ngày đăng: 27/12/2013, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan