Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm anh và những thành tựu và hạn chế của nó

19 574 0
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm anh và những thành tựu và hạn chế của nó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 - CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH . 2 1.1 Bối cảnh lịch sử . 2 1.2 Đặc điểm triết học 2 Chương 2 - NHỮNG THÀNH TỰU HẠN CHẾ CỦA MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU . 4 2.1 Phơrăngxít Bêcơn (1561-1621) . 4 2.1.1 Quan niệm về bản chất, nhiệm vụ của khoa học triết học . 4 2.1.2 Quan niệm về thế giới . 6 2.1.3 Nhận thức luận phương pháp luận . 7 2.1.4 Nhân bản học quan niệm về tôn giáo . 11 2.2 Tôma Hốpxơ (1588 - 1679) . 12 2.2.1 Quan niệm về bản chất đối tượng của triết học . 12 2.2.2 Quan niệm về thế giới . 13 2.2.3 Lý luận nhận thức phương pháp luận 13 2.2.4 Quan niệm về con người . 14 2.2.5 Quan niệm về xã hội tôn giáo 15 Chương 3 - KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 1 MỞ ĐẦU Triết học là sản phẩm tinh thần của hiện thực thời đại, là nền tảng hình thành phát triển của xã hội loài người. Triết học được xem như là gốc rễ của ngành khoa học. Triết học phát triển từ thấp đến cao, giống như một cây cổ thụ từ lúc nảy mầm, phát triển đến khi trưởng thành. Dưới tán cây cổ thụ triết học lịch sử có biết bao bông hoa nở rộ, mỗi một bông hoa mang một gam màu làm tươi đẹp cuộc sống của chúng ta, giúp khai sáng tri thức của nhân loại. Trong số những bông hoa ấy, Ph.Bêcơn được xem như là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh khoa học thực nghiệm T.Hốpxơ đã kế thừa, hệ thống hóa phát triển theo khuynh hướng kinh nghiệm. Từ đó hình thành một truyền thống trong triết học Anh: chủ nghĩa kinh nghiệm. Vậy quá trình phát triển của chủ nghĩa kinh nghiệm Anh diễn ra ra sao? Để tìm hiểu về vấn đề này, nhóm 8 đã chọn đề tài “Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh những thành tựu hạn chế của nó”. Về phương pháp nghiên cứu bài viết này dùng phương pháp mô tả, phân tích dựa trên các tài liệu sẵn có. Đây chỉ là một bài khảo cứu chuyên ngành nên bài viết chỉ giới hạn trong những điểm cơ bản nhất về chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm những thành tựu hạn chế của nó. Tuy nhiên, với những giới hạn nhất định khả năng nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận không tránh khỏi một số thiếu sót, rất mong được những lời góp ý chân thành của Thầy bạn đọc. 2 Chương 1 - CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH 1.1 Bối cảnh lịch sử Bắt đầu từ thế kỷ 17 nước Anh đã đạt được sự phát triển thịnh vượng về kinh tế - xã hội, trở thành một trong những cường quốc lớn nhất ở Tây Âu. Trong nước, sản xuất công trường thủ công phát triển mạnh. Giai cấp tư sản công nghiệp thương nghiệp gắn với tầng lớp quý tộc mở mang đồn điền ở nông thôn. Thương nghiệp hàng hải phát triển nhanh chóng. Giai cấp tư sản Anh khẳng định được vai trò của mình trong đời sống xã hội, tập hợp được lực lượng chống chế độ phong kiến đã lỗi thời. Cuộc Cách mạnh tư sản Anh (1642-1648) báo hiệu một thời kỳ lịch sử mới bắt đầu. Phương thức sản xuất tư bản được xác lập trở thành phương thức sản xuất thống trị, tạo ra những vận hội mới cho khoa học kỹ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ cao. Từ những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội những thành tựu mới trong khoa học tự nhiên, triết học thời kỳ này đã có một bước phát triển mới. Khoa học tự nhiên thời kỳ này mang đặc trưng là khoa học tự nhiên - thực nghiệm 1.2 Đặc điểm triết học Sự phát triển về kinh tế xã hội dẫn đến những giai cấp mới được hình thành, những yêu cầu về tinh thần, tư tưởng cùng với những thành tựu về khoa học kỹ thuật tiến bộ là điều kiện để triết học duy vật Anh xuất hiện phát triển. Triết học Anh thế kỷ XVII là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản Anh trước sau cách mạng. Đặc trưng của triết học Anh trong thế kỷ này mang tính chất duy vật duy cảm. Đồng thời, do tính chất không triệt để của Cách mạng tư sản Anh ảnh hưởng của các thế lực tôn giáo, cho nên thế giới quan của các nhà duy vật Anh cũng thiếu triệt để. 3 Những thành tựu hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh được thể hiện trong những đại diện tiêu biểu sau:  Phơrăngxít Bêcơn (1561-1621)  Tômát Hốpxơ (1588-1679) 4 Chương 2 - NHỮNG THÀNH TỰU HẠN CHẾ CỦA MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU 2.1 Phơrăngxít Bêcơn (1561-1621) Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. C.Mác coi Ph.Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ Ph.Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn phát triển mới với những màu sắc riêng. Ph.Bêcơn sinh trong một gia đình quý tộc Anh. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kembritgiơ, ông công tác nhiều năm trong ngành ngoại giao cho vương triều Xtiua. Mặc dù sống ở nước Anh trước thời kì cách mạng tư sản, nhưng Ph.Bêcơn là người nhiệt liệt ủng hộ những cải cách tư sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển của khoa học triết học. Những tác phẩm lớn của ông là Đại phục hồi các khoa học (1605), Công cụ mới (1620) . 2.1.1 Quan niệm về bản chất, nhiệm vụ của khoa học triết học Sống trong thời kỳ đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Anh, Ph.Bêcơn đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học triết học sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ những bất công xã hội, xây dựng cuộc sống phồn vinh. Khác với những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, Ph.Bêcơn khẳng định phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học triết học chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng. Ông cho rằng, mục đích của xã hội là nhận thức các nguyên nhân mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được. Chịu ảnh hưởng của quan niệm trước đây coi triết học là khoa học của các khoa học, Ph.Bêcơn hiểu triết học theo hai nghĩa. Triết học theo nghĩa rộng là tổng thể các tri thức lý luận của con người về Thượng đế (học thuyết về Thượng đế), về giới tự nhiên (học thuyết về giới tự nhiên) về bản thân con người (học thuyết về con 5 người); học thuyết về Thượng đế là thần học, chỉ có bộ phận thần học tự nhiên (tức học thuyết lý giải Thượng đế dưới góc độ nghiên cứu khoa học, vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó) mới thuộc về triết học, còn bộ phận thần học Thượng đế (tức xem xét Thượng đế dưới góc độ tôn giáo) thì thuộc về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng .Học thuyết về tự nhiên trong triết học được Ph.Bêcơn gần như đồng nhất với khoa học tự nhiên, còn học thuyết về con người thì được coi là nhân bản học. Theo Ph.Bêcơn, khác với bộ môn lịch sử các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người, triết học khoa học mang tính lý luận khái quát cao. Tư duy triết học là tư duy lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất. Theo nghĩa rộng, triết học hầu như đồng nhất với tất cả các khoa học, bao chứa mọi khoa học khác. Theo nghĩa hẹp, triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa học. Đó là nền tảng cơ sở của mọi khoa học khác, đồng thời đã bao chứa toàn bộ các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Ph.Bêcơn cho rằng nhiệm vụ của triết học là đại phục hồi các khoa học, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. Ph.Bêcơn chỉ ra rằng khoa học mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại chứ không riêng cho ai. Những quan niệm giản đơn, hẹp hòi, coi khoa học như là một nghề thủ công có lãi chỉ làm cho khoa học bị què quặt đi mà thôi. Bằng khoa học, con người tiếp cận với thế giới. Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Ph.Bêcơn khẳng định "tri thức là sức mạnh". Từ đó ông đi đến một một kết luận mang tính cách mạng đối với người đương thời, coi "hiệu quả sự sáng chế thực tiễn là người bảo lãnh ghi nhận tính chân lý của các triết học". Muốn chinh phục tự nhiên thì con người cần phải nhận thức các quy luật của nó, vận dụng tuân theo chúng. 6 2.1.2 Quan niệm về thế giới Phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, Ph.Bêcơn cho rằng để lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ. Để giải thích thế giới, ông đã cải biến thuyết bốn nguyên nhân của Arixtốt theo hướng duy vật. Ông xoá bỏ nguyên nhân mục đích của các sự vật cho rằng, mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân: hình dạng, vật chất vận động. Khác với Arixtốt, ông coi hình dạng của sự vật là cái nằm chính trong bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó; không thể có cái gọi là "hình dạng của hình dạng" phi vật chất, cũng như "vật chất đầu tiên" phi hình dạng là không có thực; mọi "hình dạng" đều chỉ là "hình dạng" của vật chất. Cả ba nguyên nhân "hình dạng", "vật chất" "vận động", thực chất đều là bản tính của vật chất. Vì thế vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ động. Ph.Bêcơn đã có bước tiến rất xa so với các nhà triết học trước đó đương thời khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất vận động, giữa bản chất của sự vật vận động của nó. Khẳng định vận động là đặc tính của sự vật, Ph.Bêcơn cho rằng nhận thức sự vật là nhận thức vận động của chúng. C.Mác Ph.Ăngghen đã nhận xét, Ph.Bêcơn đã hiểu "rằng trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất quan trọng nhất, không phải chỉ với tính cách là máy móc toán học mà hơn nữa còn với tính cách là xu hướng, sức sống của vật chất". Ph.Bêcơn đã tìm cách phân loại các dạng vận động. Theo ông có 19 dạng vận động: 1) vận động xung đối; 2) vận động móc nối; 3) vận động giải phóng mà thông qua đó sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực; 4) vận động, trong đó sự vật hướng tới khối lượng kích thước mới; 5) vận động liên tục; 6) vận động có lợi; 7) vận động tự hợp lại với quy mô lớn; 8) vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ; 9) vận động từ tính; 10) vận động sản sinh ra; 11) vận động chạy trốn; 12) vận động thức tỉnh; 13) vận động mô tả, ghi nhận; 14) vận động ngoại tuyến; 15) vận động theo xu hướng; 16) vận động hùng tráng; 17) vận động tự quay; 18) vận động rung động; 19) đứng yên. 7 Từ đây, có thể thấy rằng, về cơ bản Ph.Bêcơn đã phân loại vận động theo cảm tính, mô tả, chưa biết phân loại theo cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học; không thấy được sự phát triển của thế giới vật chất đã dẫn đến xuất hiện những hình thức vận động khác nhau về chất, phù hợp với trình độ cấu trúc của vật chất. Tuy nhiên việc coi đứng yên là một dạng vận động ở Ph.Bêcơn là một quan niệm duy vật cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi đó. Ông cũng là người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới. 2.1.3 Nhận thức luận phương pháp luận Bêcơn là người ủng hộ nhiệt thành sự phát triển của khoa học. Ông nói: "Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà không cần phải tô vẽ cường điệu, làm rõ ý nghĩa giá trị chân chính của nó." Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, Bêcơn đồng thời chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các “ngẫu tượng” (Idola theo tiếng cổ Hi Lạp nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc). Để nhận thức chân lí khắc phục được các ngẫu tượng, thì phải vạch ra cơ chế bản chất của chúng. Do vậy, Bêcơn coi học thuyết về các ngẫu tượng tựa như phần mở đầu trong nhận thức phương pháp luận của mình. Các ngẫu tượng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi vì chúng một phần có trong bản chất của trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lí nhân cách của mỗi người. Theo Bêcơn, "trí tuệ con người tự đặt ra chướng ngại vật cạm bẫy cho mình”. Vì các ngẫu tượng thường xuyên ám ảnh con người, tạo nên cho những tư tưởng ảo ảnh giả dối, xuyên tạc bộ mặt thật của thế giới, nói tóm lại, cản trở con người 8 xâm nhập vào thế giới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu". Vì vậy, quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình. Bêcơn phân loại các dạng ngẫu tượng như sau: Dạng ngẫu tượng loài: sinh ra do việc loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật. Ai cũng dễ dàng gán cho sự vật những đặc tính của riêng con người. Bêcơn nói: "Các ngẫu tượng loài có cơ sở trong chính bản thân loài người, bởi vì thật là sai lầm khi khẳng định cảm giác cảm tính của chúng ta là thước đo sự vật. Ngược lại, tất cả các giác quan cũng như trí tuệ đều được dựa trên sự tương đồng của con người, chứ không phải dựa trên sự tương đồng của thế giới. Trí tuệ con người cũng tương tự như chiếc gương méo, khi pha trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì phản ánh các sự vật dưới dạng bị xuyên tạc, bóp méo". Sở dĩ có loại ngẫu tượng này, theo Bêcơn, là do các giác quan cũng như trí tuệ của con người còn chưa được hoàn thiện. Một trong những biểu hiện của ngẫu tượng này là ở chỗ, người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến suy nghĩ chủ quan của mình là thước đo tất thảy mọi vật. Ngẫu tượng loài do vậy rất bền vững. Chúng ta chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của ngẫu tượng này bằng cách hoàn thiện các nhận thức của con người như thực nghiệm v.v Việc Ph.Bêcơn đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là hợp lý. Ông nhận xét đúng rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình. Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận hoàn toàn cái chủ quan trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải "khách quan thuần tuý" của ông là một điều không tưởng, tuy nhiên có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán các quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó, vì sự tiến bộ của khoa học. 9 Dạng ngẫu tượng hang động: Ngoài những ngẫu tượng đối với cả loài người, thì mỗi người còn có các đặc tính chủ quan, tâm lí, tính cách đặc thù của mình làm xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật. Chúng còn xuất hiện do hoàn cảnh giáo dục của mỗi người cũng khác nhau. Thực chất ngẫu tượng hang động chính là ngẫu tượng loài, nhưng biểu hiện ở mỗi người cụ thể ở mức độ hình thức khác nhau. Sở dĩ gọi là ngẫu tượng hang động vì mượn câu chuyện của Platôn về hang động, Ph.Bêcơn ví trí tuệ của con người như hang động méo mó của Platôn, mà trong đó thể hiện cái bóng của các sự kiện diễn ra bên ngoài. Để hạn chế dạng ngẫu tượng này, mỗi người cần phải hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm tập thể v.v Ngẫu tượng thị trường: xuất hiện do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín, hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán truyền thống, trong đó bên cạnh nhiều yếu tố tích cực, cũng chứa đựng không ít những điều lạc hậu. Các ngẫu tượng này còn xuất hiện do ngôn ngữ khoa học của chúng ta đôi chỗ còn chưa thật chuẩn xác. Quan niệm trên của Ph.Bêcơn có nhiều điểm hợp lý tiến bộ. Ngẫu tượng nhà hát: Đó là những ảnh hưởng có hại của nhiều học thuyết, quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý. Phê phán tệ sùng bái cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó, Ph.Bêcơn khẳng định "chân lý là con gái của thời gian chứ không phải của uy tín". Để tìm ra chân lý chúng ta không nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận, nhưng cũng không nên giáo điều trong nhận thức. Nhìn chung, việc xác định bản chất nguyên nhân của các ngẫu tượng của Ph.Bêcơn còn mang nặng tính trực quan, chủ yếu xét ở khía cạnh nhận thức luận, vì vậy chưa đưa ra được các giải pháp khắc phục ngẫu tượng một cách hợp lý. Công lao của ông trong học tuyết về ngẫu tượng là ở chỗ ông đã đặt ra vấn đề cơ sở xã hội của quá trình nhận thức; ở chỗ khẳng định quá trình nhận thức sự vật phải hoàn toàn

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan