giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám

47 1.6K 23
giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám

MỤC LỤC Phần mở đầu Phần nội dung Chương I. Giới thiệu tổng quan về Văn MiếuQuốc Tử Giám 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Văn MiếuQuốc Tử Giám 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của Văn MiếuQuốc Tử Giám 1.3. Khái quát cảnh quan và kiến trúc của công trình Chương II. Giải các hình trang trí có ý nghĩa biểu tượng của Văn MiếuQuốc Tử Giám 2.1. Khảo sát, thống kê, phân loại các hình tượng trang trí. 2.2. Ý nghĩa văn hóa của các hình tượng trang trí. 2.3. Sơ bộ đánh giá, nhận xét. Chương III. Giải biểu tượng văn hóa của cảnh quan kiến trúc 3.1. Tổng quan cảnh quan kiến trúc của Văn MiếuQuốc Tử Giám 3.2. Miêu tả vị trí, chức năng, ý nghĩa văn hóa của các công trình trong tổng thể cảnh quan kiến trúc. 3.3. Sơ bộ đánh giá, nhận xét. Phần kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 2 6 6 6 7 8 12 12 13 23 25 25 26 33 34 35 37 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề. Khi nói đến văn hoá không thể không nói đến biểu tượng. Mọi người đang sống trong thế giới biểu tượngbiểu tượng đang hiện diện trong đời sống của con người. Tác giả J.Cherealier, A.Gheebant trong: “Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới” đã cho rằng: “Các biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái tim của cuộc sống giàu tưởng tượng dẫu chúng ta có nhận biết hay không đêm ngày trong hành ngôn, trong các cử chỉ, hay trong các giấc mơ của mỗi chúng ta đều sử dụng các biểu tượng”. Biểu tượng có ảnh hưởng lớn lao trong nhiều lĩnh vực văn học, văn hóa kể cả trong việc bảo tồn nghiên cứu các di sản văn hoá và các tác phẩm văn học của mỗi dân tộc. Biểu tượng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bước vào thế kỷ XX, thuật ngữ biểu tượng thâm nhập vào đời sống xã hội một cách sâu sắc, nó không chỉ tồn tại trong một ngành khoa học, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau: Triết học, Lịch sử học, Tâm lý học, Khảo cổ học, Văn học Mỗi bộ môn khoa học bằng phương pháp tiếp cận riêng của mình, đã đưa ra những quan niệm, những phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu khác nhau về biểu tượng, khiến cho lý thuyết về biểu tượng rất phong phú, đa dạng và đôi khi chưa thực sự thống nhất. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích phong phú và đa dạng hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn MiếuQuốc Tử Giám bao gồm ba khu vực: vườn Văn, hồ Giám và khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám, tuy nhiên kiến trúc chủ thể của công trình tập chung chủ yếu tại khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khu Văn Miếu Quốc Tử Giámtường gạch vồ bao quanh, phía trong được chia thành năm lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian ngăn cách nhau bằng một bức tường gạch có ba cửa thông với nhau (gồm cửa chính giữa và 2 hai cửa phụ ở hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, Đại Thành môn và cổng Thái Học. Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 thời vua Lý Thánh Tông, tính đến nay công trình này đã trải qua gần 1000 năm, nhiều thế kỉ với nhiều thời kì lịch sử khác nhau, thời kì nào cũng để lại dấu ấn riêng trên công trình, các lớp văn hóa chồng chất tạo cho Văn MiếuQuốc Tử Giám vẻ huyền bí, tạo cho những người nhìn vào những dấu hỏi thắc mắc về công trình, đặc biệt là về kiến trúc, trong đó trọng tâm là hệ thống biểu tượnghệ thống các hình trang trí trang trí. Biểu tượng có thể nhỏ nhưng những ý nghĩa văn hóa truyền tải qua nó thì không hề nhỏ. Bởi lẽ, sáng tạo ra biểu tượng đòi hỏi một trình độ duy nhất định, việc sử dụng mô típ trang trí có ý nghĩa biểu tượng thể hiện quan niệm, tưởng của chủ thể văn hóa, vì thế, việc giải các biểu tượng trở thành một thách đố đầy thử thách thú vị. Đã có các công trình nghiên cứu về Văn MiếuQuốc Tử Giám: bài viết: Góp phần “giải văn hóa – giải ảo hiện thực” Văn MiếuQuốc Tử Giám (Hà Nội) trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa số 2, Đại học văn hóa Hà Nội của tác giả Dương Văn Sáu; Trung tâm hoạt động khoa học Văn MiếuQuốc Tử Giám đã xuất bản hai cuốn sách viết về Văn Miếu đó là Văn MiếuQuốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội và Văn MiếuQuốc Tử Giám và Danh ngôn Khổng Tử…tuy nhiên, xét về mặt số lượng thì những nghiên cứu về Văn MiếuQuốc Tử Giám còn khá khiêm tốn hơn nữa về nội dung những công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả kiến trúc, lịch sử hình thành và kiến trúc khái quát, giải một vài biểu tượng tiêu biểu, chưa có sự hệ thống, thống kê và phân loại biểu tượng. Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề chúng ta có thể có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu và giải biểu tượng, nhưng ít có công trình nào tập trung nhiều vào vấn đề này, chính vì thế em đã quyết định chọn đề tài “Giải ý nghĩa các biểu tượng Văn Miếu - Quốc Tử Giám” để đi vào tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề, giúp cho việc đối chiếu và tìm hiểu văn hóa được nhìn một cách toàn diện nhất trên mọi phương diện. 2. Nhiệm vụ của đề tài 3 Thứ nhất, chỉ ra các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng của các biểu tượng. Thứ hai, thống kê, phân loại các hình thức biểu hiện và các ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng để thấy được tần số và ý nghĩa của các biểu tượng, phân loại biểu tượng theo cách trình bày để thấy được nghệ thuật đường nét, hình khối hay điêu khắc chiếm ưu thế hơn trong kiến trúc Văn MiếuQuốc Tử Giám. Thứ ba, góp phần tìm hiểu, nghiên cứu về biểu tượng văn hóa dân gian, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn phát huy các giá trị biểu tượng – nét di sản văn hóa truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc. Thứ tư, đặt những biểu tượng trang trí trong hệ thống kiến trúc công trình để hiểu một cách toàn diện nhất về những giá trị văn hóa, thông điệp văn hóa do kiến trúc của công trình mang lại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ý nghĩa hàm chứa trong các hình tượng nghệ thuật, kiến trúc, quy hoạch của công trình Văn MiếuQuốc Tử Giám. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống các biểu tượng trang trí, cảnh quan kiến trúc ở Văn MiếuQuốc Tử Giám. 4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài Biểu tượng là một bộ phận cấu thành của văn hóa dân gian. Giải biểu tượng giúp đi sâu tìm hiểu và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc như phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội. Do đó, việc “giải biểu tượng Văn MiếuQuốc Tử Giám” chính là góp phần vào việc đi sâu, tìm hiểu văn hóa dân tộc. Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của văn hoá trong tình hình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Điều đó được thể hiện rõ trong nghị quyết Trung ương Đảng khóa VIII: “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong khi đó “ văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển”. 5. Phương pháp nghiên cứu Vì các hiện tượng văn hóa luôn đa dạng, phong phú và bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống xã hội nên ở đây bài báo cáo sử dụng phương pháp liên ngành, kết hợp nhiều chuyên ngành để nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp 4 điền dã để có được cái nhìn chân thực nhất về vấn đề mình nghiên cứu và phương pháp thống kê để thống kê, phân loại để thấy được số lượng, tần suất của các biểu tượng. Bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp mô tả… 5 PHẦN NỘI DUNG Chương I Giới thiệu tổng quan về Văn MiếuQuốc Tử Giám 1.1Lịch sử hình thành của Văn MiếuQuốc Tử Giám Văn Miếu được xây dựng năm 1070 triều nhà Lý dưới sự trị vì của vua Lý Thánh Tông. Theo sách “ Khâm định Việt sử thông giám cương mục” chính biên quyển thứ ba có đoạn chép như sau: “Tháng 8, mùa thu lập nhà Văn Miếu, đắp tượng Chu Công, Khổng TửTứ Phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền bày ở Văm Miếu, bốn mùa cúng lễ, ai Hoàng Thái tử tới đó học tập”. Như vậy chức năng đầu tiên của Văn Miếu là nơi thờ tự Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền ngoài ra nơi đây còn mang chức năng của một trường học Hoàng Gia dành cho Thái tử Lý Càn Đức, con của vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan. Năm 1072, Thái Tử Lý Càn Đức lên ngôi vua trở thành vua Lý Nhân Tông, năm 1076 ông ra lệnh cho xây trường Quốc Tử Giám ngay bên cạnh Văn Miếu làm trường học dành cho con của các bậc Vương quyền. Có lẽ vì nguyên nhân này trường lấy tên là Quốc Tử. Đến thời nhà Trần, đời vua Trần Thái Tông ông đã mở rộng trường Quốc Tử Giám, thay tên là Quốc Học Viện, không chỉ dạy cho con em nhà Vương Quyền còn thu nhận cả những học trò con nhà thường dân nhưng có sức học xuất sắc. ”. Thời đó, chức quan trông nom công việc tại Quốc Học Viện được đặt là Đề Điệu Quốc học viện do Thượng thư Phạm Ứng Thần đảm nhiệm. Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám nghiệp(hiểu trưởng) và là thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Sang thời hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa 1442 trở đi(chủ trương đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đá trên lưng rùa. Tới 6 năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông đã tổ chức đều đặn 3 năm một khoa thi, đúng 12 khoa. Cuối triều Lê thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế. Năm 1082, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu Hà Nội. tổng trấn bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy, vào đầu thời Nguyễn, Văn Miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang, chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác vào khu vực này làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và bốn nghiên đá. Ngày nay, toàn bộ khu Thái học được xây dựng với diện tích 1530m2 trên tổng diện tích 6150m2 gồm các công trình tiêu biểu là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất cổ xưa của Quốc Tử Giám. 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của Văn MiếuQuốc Tử Giám Vai trò đầu tiên của Văn Miếu – cũng chính là ý tưởng xây dựng Văn Miếu của Vua Lý Thánh Tông là để thờ Đức Khổng Tử, Tứ Phối và thập nhị hiền triết. Ngoài ra, Văn Miếu thời đó còn kiêm luôn nhiệm vụ là trường học, người học trò đầu tiên đó là Thái tử Lý Càn Đức con của Vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan. Sau này khi Vua Lý Nhân Tông lên ngôi và cho xây dựng trường Quốc Tử Giám cạnh Văn Miếu làm trường học cho con các bậc Vương quyền. Trải qua nhiều giai đoạn tới thời Vua Trần Thái Tông, trường Quốc Tử Giám được mở ra với quy mô lớn hơn, nhận cả học sinh có xuất thân bình thường nhưng sức học xuất sắc. Dưới mỗi thời đại, chức năng và nhiệm vụ của Văn MiếuQuốc Tử Giám liên tục thay đổi nhưng chủ yếu vẫn là nơi thờ tự các bậc Tiên sư, Tiên thánh của đạo nho và dạy học cho học sinh. Đến thời vua Lê Thánh Tông cho mở khoa thi để 7 chọn Trạng nguyên, khắc tên người đỗ đầu bảng lên bia đá thì Văn Miếu lại trở thành nơi lưu giữ thông tin lịch sử. Còn bây giờ đây khi Văn Miếu được chủ tịch nước xếp hạng 23 di tích Quốc Gia trọng điểm, Văn MiếuQuốc Tử Giám trở thành nơi để du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu văn hóa. 1.3.Khái quát cảnh quan, kiến trúc công trình Sa bàn kiến trúc Văn MiếuQuốc Tử Giám thời xưa. Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám(phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54133m2 bao gồm: hồ Văn, vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám. Năm Quý Mão niên hiệu thứ 14 (1483) Lê Thánh Tông đã thực hiện một đợt đại trùng tu, được ghi lại trong Đại Việt sử kí toàn thư như sau: Tháng giêng, mùa xuân sửa nhà Thái học…Đằng trước nhà Thái học dựng Văn Miếu. Khu nhà cũ của 8 Văn Miếu có điện Đại Thành để thờ Tiên thánh, Đông Vũ và Tây Vũ chia ra thờ các Tiên hiền,Tiên nho; điện Canh Phục để làm nơi túc yết,một kho để chứa đồ tế khí và một phòng để làm nhà bếp; đằng sau nhà Thái học dựng cửa Thái học, nhà Minh luân. Giảng đường phía đông và giảng đường phía tây dùng làm chỗ dạy các học sinh. Lại đặt thêm kho Bí thư để chứa ván gỗ khắc thành sách; bên đông bên tây nhà thái học làm nhà cho học sinh trong ba xá, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy 25 gian để làm chỗ nghỉ ngơi của học sinh. Văn Miếu Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong “Kiến văn tiểu lục”(1777) thì: “Văn Miếu; cửa Đại Thành nhà ba gian hai chái, lợp bằng ngói đồng(ngói ống), Đông Vũ và Tây Vũ hai dãy đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ một gian, điện canh phục một gian hai chái, nhà bếp hai gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang lợp bằng ngói ống, nhà bia phía đông và phía tây đều 12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn một gian, xung quanh đắp tường, cửa hành ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh Luân 3 gian 2 chái, cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều một gian, có tường ngang. Nhà giảng dạy ở phía đông và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều 3 dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu thời nay đều là kiến trúc thời kì đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường gạch vồ(đây là sản phẩm của nhà hậu Lê). Hiện nay, quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám được chia thành ba khu vực chính: 1 là Văn hồ, 2 là vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám đây là khu tổng thể, bố cục đăng đối từng khu từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô và kiến trúc ở đây đơn giản hơn và theo phương thức nghệ thuật truyền thống dân tộc Việt Nam(từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19). 9 Sa bàn kiến trúc Văn MiếuQuốc Tử Giám ngày nay Khu vực thứ nhất là Hồ Minh Đường hay Văn hồ, dân gian thường gọi là hồ Giám, diện tích hiện nay là 12297m vuông. Giữa hồ có gò Kim Châu, trên dựng Thủy Phán đường-là nơi diễn ra các buổi bình thơ của các nho sinh thời xưa. Khu vực thứ hai là vườn Giám trồng nhiều cây cối và nằm về phía Đông của khu nội tự, góp phần tạo vẻ đẹp về cảnh quan cho công trình. Khu vực thứ ba – khu chủ thể của di tích là khu nội tự Văn MiếuQuốc Tử Giám gồm các kiến trúc chính như sau ( từ ngoài vào trong): Tứ trụ gồm bốn cột trụ xây bằng gạch ngăn cách Văn MiếuQuốc Tử Giám với không gian bên ngoài. Tiếp đến là cổng chính Văn Miếu môn (tam quan) gồm ba cửa, cửa giữa xây to và cao hai tầng, trên đặt một quả chuông lớn. Tiếp đến là cổng Đại Trung xây kiến trúc nhà ba gian với hai hang cột ở hiên trước và hiên sau, trên lợp ngói mũi hài. Sau cổng Đại Trung là Khuê Văn Các xây dựng vào năm 1805 do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng; bên dưới là 4 trụ gạch, 10 . 6 năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông đã tổ chức đều đặn 3 năm một khoa thi, đúng 12 khoa. Cuối triều Lê thời Cảnh Hưng,. tuổi thọ cao và thân hình vững chắc. Rùa có khả năng nhịn đói dài lâu nên nó được coi là một con vật thanh cao thoát tục, ngoài ra nó còn có tuổi thọ cao nên

Ngày đăng: 26/12/2013, 12:38

Hình ảnh liên quan

chọn Trạng nguyên, khắc tên người đỗ đầu bảng lên bia đá thì Văn Miếu lại trở thành nơi lưu giữ thông tin lịch sử. - giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám

ch.

ọn Trạng nguyên, khắc tên người đỗ đầu bảng lên bia đá thì Văn Miếu lại trở thành nơi lưu giữ thông tin lịch sử Xem tại trang 8 của tài liệu.
Giải mã các hình trang trí có ý nghĩa biểu tượng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám - giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám

i.

ải mã các hình trang trí có ý nghĩa biểu tượng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Xem tại trang 12 của tài liệu.
2.2. Ý nghĩa văn hóa của các hình tượng trang trí 2.2.1. Con rồng và những đứa con của rồng - giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám

2.2..

Ý nghĩa văn hóa của các hình tượng trang trí 2.2.1. Con rồng và những đứa con của rồng Xem tại trang 13 của tài liệu.
2. Hình ảnh “phượng hóa”: bốn con phượng hoàng chụm lại trên đỉnh Tứ trụ tạo thành nụ hoa - giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám

2..

Hình ảnh “phượng hóa”: bốn con phượng hoàng chụm lại trên đỉnh Tứ trụ tạo thành nụ hoa Xem tại trang 36 của tài liệu.
3. Hình ảnh con si vẫn và một số hình trang trí trên Tứ trụ - giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám

3..

Hình ảnh con si vẫn và một số hình trang trí trên Tứ trụ Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan