Chính sách hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, khuyến khích sử dụng xe buýt của thành phố hồ chí minh

3 1.6K 4
Chính sách hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, khuyến khích sử dụng xe buýt của thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Hoàng Yến Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19 Chính sách hạn chế sử dụng phương tiện giao thông nhân, khuyến khích sử dụng xe buýt của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị có tốc độ phát triển cao nhất cả nước. Nhu cầu đi lại của người dân thành thị rất cao, số lượng phương tiện giao thông nhân ngày càng nhiều (hiện có khoảng 500.000 xe ôtô và 4,5 triệu xe gắn máy), tỷ lệ đất dành cho hạ tầng giao thông thấp, tình trạng lưu thông hỗn hợp nhiều loại phương tiện giao thông trên cùng phần đường . đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại các tuyến đường vào trung tâm Thành phố, nhất là vào các ngày cao điểm cũng như làm môi trường sống ngày càng ô nhiễm và gia tăng tai nạn giao thông. Do đó, để giải quyết tình trạng trên, Thành phố đã đề ra kế hoạch giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015, trong đó đề ra nhiệm vụ từng bước giảm dần số lượng phương tiện giao thông nhân và thay bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng. Đây không phải là lần đầu tiên Thành phố đề ra chính sách nhằm hạn chế phương tiện giao thông nhân, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt nhưng các chính sách trước đây đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí cơ hội đầy đủ (bao gồm chi phí bằng tiềnchi phí thời gian) của việc đi lại bằng xe buýt vẫn còn cao hơn nhiều so với phương tiện nhân. Tuy nhiên, do giá vé đã được trợ cấp để giữ giá vé ở mức tương đối thấp nên yếu tố duy nhất làm giảm sức hút của xe buýt chínhchi phí thời gian. Nhìn lại hệ thống giao thôngthành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua bộc lộ nhiều hạn chế làm tăng chi phí thời gian của việc đi lại bằng xe buýt. Thứ nhất là việc bố trí khoảng thời gian giữa các xe buýt trong lộ trình tương đối dài (khoảng 30 phút) làm người dân phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Thứ hai là khoảng cách giữa các trạm xe buýt ngắn làm thời gian di chuyển bằng xe buýt lâu hơn so với các phương tiện khác do mất nhiều thời gian để đón và thả khách. Thứ ba là việc bố trí trạm xe buýt không hợp lý làm tăng thời gian từ trạm đến nơi làm việc. Thứ tư là việc bố trí trạm xe buýt không phù hợp với mật độ dân cư tăng thời gian từ nhà đến trạm xe. Thứ năm là sự lưu thông hỗn hợp của nhiều phương tiện trên cùng một làn đường, không có làn đường dành riêng đã làm tăng thời gian di chuyển bằng xe buýt, nhất là vào các giờ cao điểm. Thứ sáu là các tuyến xe buýt không đa dạng, lộ trình không phù hợp làm tăng thời gian di chuyển của người dân. Ngoài ra, còn một số các yếu tố khác mặc dù không làm tăng chi phí thời gian nhưng cũng làm thất bại chính sách khuyến khích người dân đi lại bằng xe buýt như: bố trí loại xe buýt không tương thích với nhu cầu đi lại của người dân, còn nhiều yếu tố khác tuy không làm tăng chi phí nhưng lại ảnh hưởng đến việc đi lại bằng xe buýt như thái độ tiếp viên kém, xe xuống cấp, tài xế chạy xe với tốc độ cao, tình trạng bỏ trạm, trạm xe mất vệ sinh, nạn móc túi trên xe, . Chính sách hạn chế xe nhân, nhất là xe gắn máy trước đây của Thành phố như điều chỉnh lệch giờ làm việc, lệch giờ học, quy định mỗi công dân chỉ sở hữu một xe gắn máy, . cũng không phát huy hiệu quả. Nguyên nhân là do sự quản lý lỏng lẽo của nhà nước trong việc cấp giấy phép lái xe cũng như quản lý phương tiện giao thông nhân; một số quy định vi phạm quyền tự do sở hữu của công dân. Hơn nữa việc trợ cấp giá xăng dầu đã làm giảm chi phí đầy đủ của việc di chuyển bằng xe 1 1 1 Nguyễn Thị Hoàng Yến Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19 nhân so với các phương tiện công cộng. Tuy nhiên, thậm chí khi đã nhà nước quy định giá xăng dầu theo giá thị trường thì cũng không làm giảm việc sử dụng phương tiện nhân của người dân. Nguyên nhân do những bất cập trong phát triển hệ thống xe buýt làm cho người dân không muốn sử dụng xe buýt mà tiếp tục sử dụng xe nhân. Hạ tầng giao thông không phù hợp, nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thích sử dụng xe nhân hơn xe buýt của người dân; không làn đường dành cho xe đạp; vỉa hè chật chội, không có lối đi thông thoáng cho người đi bộ, . Ngoài ra, tâm lý cho rằng xe hơi, xe gắn máy đắt tiền thể hiện sự giàu có, thành đạt của một bộ phận người dân cũng làm gia tăng lượng xe nhân lưu thông trong Thành phố, nhất là trong những năm gần đây khi mà thu nhập của người dân ngày càng tăng. Trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn đến năm 2020 lần này, Thành phố đã đề ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế phương tiện giao thông nhân và thay bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng. Có thể nói kế hoạch giảm ùn tắc giao thông lần này của Thành phố là những chính sách đồng bộ kết hợp cả quy hoạch đô thị, kiểm soát đi lại và giao thông tĩnh, phát triển các loại hình giao thông công cộng có sử dụng là đường riêng. Để thực hiện kế hoạch này, vào đầu tháng 7 vừa qua, Thành phố đã phát động cuộc vận động người dân đi lại bằng xe buýt. Theo đó, Thành phố đề ra nhiều biện pháp như xây dựng bãi xe miễn phí cho khách đi xe buýt, xử lý nặng những trường hợp tiếp viên có thái độ không đúng mực với hành khách và tài xế bỏ trạm, ưu tiên đất xây dựng bến bãi, đầu tư thêm xe buýt mới, có một số tuyến đường có làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt, tổ chức các tuyến xe buýt nhanh khối lượng lớn, tiếp tục trợ giá xe buýt để giữ giá vé ở mức thấp, tổ chức chương trình giữ vé và trúng thưởng cùng xe buýt, . về các giải pháp hạn chế phương tiện giao thông nhân, Thành phố sẽ cấm mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định, triển khai việc thu phí đỗ xe đô thị theo hướng mức phí đỗ xe tăng dần từ ngoại ô vào trung tâm Thành phố, triển khai hệ thống thu phí điện tử đối với xe ô tô sử dụng đường trong khu vực trung tâm Thành phố, thí điểm việc điều chỉnh tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới và lệ phí lưu hành xe nhân, . Ngoài ra còn một số biện pháp khác nhằm giảm ùn tắc giao thông như điều chỉnh lệch giờ làm việc, lệch giờ học tập, . Tuy nhiên, kế hoạch này có một hạn chế lớn là chỉ tiêu tỷ lệ đất dành cho giao thông vẫn còn thấp (đến năm 2015 đạt 8,18% và năm 2020 đạt 12,2%) so với các thành phố lớn thuộc các quốc gia khác. Điều này cũng gây trở ngại cho chính sách giảm ùn tắc giao thông. Hơn nữa với thực trạng đường chật hẹp và tình trạng lưu thông hỗn hợp nhiều phương tiện trên cùng một làn đường như hiện nay thì việc dành riêng phần đường ưu tiên cho xe buýt sẽ khó thực hiện. Mặt khác, việc mở rộng đường lại gặp trở ngại lớn là giá đất đô thị quá cao, sẽ cản trở công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tâm lý người dân thích sử dụng xe ôtô do nó thể hiện sự giàu có và thành đạt kết hợp với việc mức thuế nhập khẩu thấp sẽ làm tăng lượng xe ô tô trong thời gian tới nếu như Chính phủ không có các biện pháp tích cực. Ngoài ra, chính sách khuyến khích sử dụng xe buýt của Thành phố không chỉ quan tâm đến người sử dụng dịch vụ mà còn phải quan tâm đến người cung cấp dịch vụ vì trong thời 2 2 2 Nguyễn Thị Hoàng Yến Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19 gian qua, do áp lực lợi nhuận kinh doanh nên các chủ hãng xe buýt phải tìm mọi cách giảm chi phí đầu vào do giá vé được giữ ở mức thấp. Do đó, các chủ hãng xe đã gây áp lực cho các tài xế, cũng như lôi kéo hành khách vượt quá sức chứa của xe để đảm bảo lợi nhuận. Việc quản lý lỏng lẽo của các cơ quan chức năng cũng làm tăng lượng xe nhân, giảm việc đi lại bằng xe buýt. Chính sách lần này cũng thiếu nhiều biện pháp như đánh thuế xăng dầu, thuế môi trường, thuế tiếng ồn đối với các phương tiện giao thông nhân, các biện pháp bảo vệ an toàn tài sản cho người dân sử dụng xe buýt. Do đó, để hạn chế phương tiện lưu thông nhân, khuyến khích sử dụng xe buýt thì ngoài các biện pháp nêu trong kế hoạch, Thành phố cần thắt chặt quy định và quy trình cấp giấy phép lái xe; tuyên truyền, giáo dục, điều chỉnh cách nghĩ xe ô tô thể hiện sự thành đạt của người dân, nhất là thế hệ trẻ; có chính sách thu hút các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào hệ thống xe buýt kết hợp với quản lý chặt chẽ hệ thống xe buýt hiện hành; khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức xe đưa rước công nhân; đánh thuế xăng dầu, thuế môi trường, thuế tiếng ồn đối với người sử dụng phương tiện giao thông nhân; tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho người dân. 3 3 3

Ngày đăng: 26/12/2013, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan