BẢO vệ QUYỀN sở hữu

3 209 0
BẢO vệ QUYỀN sở hữu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU KIỆN ĐÒI TÀI SẢN Ðiều 256. Quyền đòi lại tài sản Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Ðiều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Ðiều 257 và Ðiều 258 của Bộ luật này. Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu 1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.  không đòi được  CSH kiện người chuyển giao BTTH 2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu,  CSH có quyền đòi lại TS trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.  Trường hợp này, CSH không có quyền đòi lại TS  kiện đòi BTTH Ðiều 257. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình Chủ sở hữuquyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; (TS rời khỏi CSH trong ý chí) trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữuquyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu  ngoài ý chí của chủ sở hữu. Ðiều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Lưu ý: không phải là bán đấu giá thông thường mà sự bán đấu giá được thực hiện trên cơ sở của QĐ thi hành án sau khi bản án của TA có HLPL. Hậu quả của việc đòi lại tài sản: - Buộc phải trả lại TS cùng hoa lợi, lợi tức thu được trong qua 1trình chiếm hữu bất hợp pháp - Tùy trường hợp cụ thể, người có nghĩa vụ phải tuân theo điều 600 BLDS Ðiều 600. Tài sản hoàn trả 1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được. 2. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người bị thiệt khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền. Ðiều 602. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại. YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI Ðiều 260. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại. Ðiều 261. Bảo vệ quyền của người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu Các quyền được quy định tại các điều từ Ðiều 255 đến Ðiều 260 của Bộ luật này cũng thuộc về người tuy không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề hoặc theo căn cứ khác do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận. CÁC NGHĨA VỤ KHÁC CÓ LIÊN QUAN *Khoản tiền đã mua hoặc chi phí đầu tư hợp lý trên tài sản: -Đầu tư, bảo quản làm tang chi phí, người đầu tư ngay tình và không nhằm mục đích che dấu tội phạm: được hoàn trả Ðiều 601. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức 1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. 2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Ðiều 247 của Bộ luật này. Thời hạn được xem là ngay tình: từ lúc chiếm hữu đến trước thời điểm biết được sự chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật. được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật: một người thụ đắc được một tài sản hoặc một khoản lợi không dựa trên hành vi chiếm đoạt trái luật nhưng việc thụ hưởng đó không có căn cứ pháp luật. Ðiều 603. Nghĩa vụ thanh toán Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán những chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan