Bài tập cá nhân cuối kỳ trắc nghiệm MBTI

10 779 3
Bài tập cá nhân cuối kỳ   trắc nghiệm MBTI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môn học: Hành vi tổ chức Lớp: CH QTKD K6.2 Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Số thứ tự: 30 **************************** Bài tập nhân cuối kỳ - Trắc nghiệm MBTI Sau khi làm bài trắc nghiệm một cách nghiêm túc, kết quả của tôi là nhóm ESTP. Sau đây là một vài đặc điểm của người thuộc nhóm ESTP theo kết quả trắc nghiệm MBTI: “ESTP là những người nhanh nhẹn, hoạt bát. ESTP tìm thấy sự thỏa mãn khi được hành động theo bốc đồng của họ. Các hoạt động gắn liền với sức mạnh, tốc độ, nguy hiểm… thu hút họ. Sự thiếu vắng chúng một thời gian dài làm cho ESTP cảm thấy như “chết ở trong lòng”. Đối đầu trực tiếp là điểm mạnh của ESTP. Dường như họ sinh ra là để trở thành người đứng đầu trong các cuộc cạnh tranh, thi đua. P.T. Barnum giải thích khả nănng của ESTP: Gần như theo bản năng, ESTP tìm kiếm những dấu hiệu, cử chỉ về điểm yếu của đối tượng. Một khi đã biết, anh ta chờ đợi đến đúng thời điểm thích hợp để tung ra đòn quyết định và giành thắng lợi. Khá kỳ lạ là ESTP dường như thực sự khâm phục những người có thể đánh bại được họ. “Ngay cả khi trình độ của tôi khá hơn, tôi cũng chịu thua”. Một ESTP thừa nhận như vậy sau khi thất bại. Anh ta khâm phục sức mạnh của anh ta và người khác. “Hiệu ứng shock” là một kỹ thuật ưa thích của ESTP để thu hút sự chú ý của người khác. ESTP yêu thích được là trung tâm của sự chú ý, biểu diễn các khả năng và lòng can đảm của mình.” Kết quả này đã nói khá đúng về tính cách của tôi. Tuy nhiên vẫn có một số điểm tôi thấy chưa phù hợp với mình. Theo đó, ESTP (Extrative – Sensing – Thinking – Perception) là nhóm người hướng ngoại – giác quan – lý trí – linh hoạt, luôn học hỏi, tìm kiếm những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống và chia sẻ chúng với bạn bè. ESTP luôn sẵn sang đón nhận những cơ hội và cố gắng để đạt kết quả tốt nhất. Họ là những người năng động, luôn muốn giải quyết vấn đề chứ không chỉ dừng lại ở việc xem xét vấn đề. Một số đặc điểm khác của ESTP: thông minh, hướng ngoại, duyên dáng, dí dỏm, phóng khoáng, hay quan sát, hiểu biết xã hội, tháo vát, có khả năng dàn xếp, khó đoán và hành động luôn có mục đích. Người thuộc nhóm này sẽ luôn muốn khẳng định bản thân, có tư chất lãnh đạo, luôn luôn học hỏi. Họ có thể là những lãnh đạo giỏi nhưng cũng có thể là những kẻ phá bĩnh trong tổ chức bởi thiên hướng nhân và phong cách làm việc tự do, hướng ngoại. Soi xét vào bản thân, thật sự tôi là một người khá bốc đồng và ưa mạo hiểm, kể cả trong công việc cũng như những điều bình thường trong cuộc sống. Tôi thích đi du lịch ở những vùng thiên nhiên còn hoang sơ, thích khám phá những địa điểm mới lạ, dù nơi đó vẫn còn ít người đặt chân đến. Tôi vẫn ấp ủ một chuyến “phượt” Hà Giang. Trong các cuộc vui cùng bạn bè, đôi khi tôi rất bùng nổ, nhưng cũng có lúc tôi bị chìm nghỉm, hoặc là vì không có ý tưởng hoặc là bản thân tôi tự muốn tách mình ra, làm một khán giả đơn thuần, dù thế nào tôi cũng luôn muốn mình được mọi người chung quanh chú ý. Trong học hành, bạn bè đều nhận xét tôi học tài tử, rất it khi tôi tự tạo áp lực để ép mình học. Tôi thích tự nghiên cứu và thích cảm giác khi mình tìm được cách giải cho một bài toán khó hoặc cách giải mới hay hơn. Tôi cũng rất muốn hợp tác bàn bài với những người có cùng cách nghĩ, tôi cảm thấy công việc tiến triển nhanh hơn nhiều, và những người bạn như thế giúp tôi có nhiều ý tưởng hay hoặc tìm ra giải pháp nhanh hơn. Tôi tự thấy mình có tính cách khá mạnh, trong những cuộc họp nhóm, tôi thường hỏi rõ mục đích của cuộc họp, sẵn sàng bày tỏ ý kiến của mình không hề e dè. Quản lý của tôi là người Nhật và cũng khá thoải mái trong công việc nên đôi khi thái độ của tôi cũng chưa được thỏa đáng. Khi đó, sếp vẫn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của tôi, tuy nhiên sau đó, vào một thời điểm thích hợp, sếp sẽ góp ý. Tôi nghĩ mình nên sửa đổi, nên biết kiềm chế hơn vì như thế tôi sẽ thích nghi được với môi trường mới. Tôi khá linh hoạt trong khi giải quyết công việc. Công việc hiện tại của tôi là phụ trách xuất nhập khẩu cho một công ty 100% vốn của Nhật tại khu chế xuất. Công việc đòi hỏi tôi ngoài việc có nền tảng kiến thức thì cần phải có sự linh hoạt, cũng như khả năng giải quyết một số vấn đề nhạy cảm như tiếp xúc với Hải quan, cập nhật và tư vấn cho cấp trên về Luật và những thay đổi trong hệ thống pháp luật của Việt Nam có lien quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, và tính cách của ESTP phù hợp và giúp tôi rất nhiều. Tôi đã chọn đúng nghề nghiệp và tin rằng mình có thể phát triển cùng nó. Tôi thường ra quyết định khá nhanh và dứt khoát, đôi khi làm xong thấy hối hận nhưng không lâu bởi vì tôi nghĩ là không nên quá để tâm vào những sai lầm đã xảy ra, quan trọng là từ sai lầm đó tôi học được điều gì. Ví dụ tôi chấp nhận đến một nhà hàng hay quán ăn, quán phê mới dù chưa biết chất lượng cũng như dịch vụ như thế nào. Tôi quan niệm đấy cũng là một kiểu khám phá, kết quả có thể hay có thể dở nhưng đều có những giá trị nhất định. Có thể tôi sẽ tìm ra một không gian mới hay ho để tụ tập cùng bạn bè, người thân hoặc sẽ chia sẻ những cảm nhận và đưa ra lời khuyên mang tính chất tham khảo. Tuy nhiên với nhận xét: “Gần như theo bản năng, ESTP tìm kiếm những dấu hiệu, cử chỉ về điểm yếu của đối tượng”, không hoàn toàn đúng với bản thân tôi. Tuy rất muốn tìm hiểu xem những người xung quanh có tính cách như thế nào tôi cũng không coi trọng việc quan sát, tìm hiểu thái quá cả ưu điểm và khuyết điểm của họ. Tôi cũng xem xét nhận xét của mọi người về ai đó tôi mới biết một cách đa chiều, coi đó chỉ là thông tin tham khảo chứ không tin hoàn toàn. Tôi nghĩ qua thời gian tiếp xúc, bản thân họ sẽ bộc lộ tính cách hoặc tôi có thể tự mình đưa ra nhận xét chủ quan về tính cách của người đó. Tôi cũng không cố tình lợi dụng điểm yếu nếu đó là khiếm khuyết về thể chất để “tấn công” ai đó mặc dù đó là người tôi không ưa. Tôi thật sự khâm phục những người có hiểu biết thực sự, kể cả họ và tôi đang thuộc hai phe đối đầu. Về vấn đề này, tôi không nhìn nhận theo tình cảm mà tình cảm chỉ đóng vai trò ảnh hưởng. Nếu tôi thấy ai đó có khả năng hơn mình nhưng có một nét tính cách nào đó của họ mà tôi không ưa tôi cũng vẫn nhìn nhận năng lực của họ đúng như họ có, còn nếu đó là người mà tôi quý trọng thì trong mắt tôi họ sẽ thật là tài giỏi. Nếu bị thua trong một cuộc đua tranh mà người đó không có khả năng bằng tôi, tôi cũng hay nghĩ là họ may mắn hơn, nhưng tôi cũng luôn xem xét lại xem mình đã cố gắng hết sức chưa, mình có thể làm gì tốt hơn không. Và tôi nghĩ, trong cuộc sống không ai có thể chắc chắn người mạnh hơn sẽ là người thắng, người biết hành động đúng và cố gắng mới là người giành thắng lợi cuối cùng. Tôi thích quan tâm đến bạn bè, người thân theo cách riêng của tôi. Tôi cũng thích tạo ra những bất ngờ cho họ, mà có khi điều đó làm tôi thấy thú vị hơn cả người sẽ nhận được bất ngờ đó. Tôi không tự mình tới làm quen nhưng lại rất vui nếu được ai đó chủ động làm quen. Tôi cho rằng vốn quý nhất của một người là bạn bè. Tôi luôn trân trọng tình cảm họ dành cho tôi, đối với tôi, được sống trong sự quan tâm, chia sẻ của bạn bè là niềm hạnh phúc lớn lao. Nếu phải đưa ra một con số, tôi sẽ nói kết quả trắc nghiệm MBTI đúng 70% tính cách của tôi. Nhóm ESTP theo tôi có thể được coi là tuyp người sôi nổi, phóng khoáng, mạnh mẽ và khá thu hút. Tôi cảm thấy hài lòng về kết quả trắc nghiệm. Tuy nhiên, điểm mạnh của người thuộc ESTP nếu không sử dụng đúng cách, đúng chỗ một cách hợp lý thì đó sẽ là điểm yếu chết người của ESTP. ESTP có tính cách rất bốc đồng nhất là thời tuổi trẻ, trong một số trường hợp họ sẽ gặp nguy hiểm hoặc thất bại lớn do quyết định và hành động quá vội vàng. Họ cũng sẽ nhận được những thái độ không thiện cảm khi họ tỏ ra quá nổi bật hoặc tìm mọi cách để trở nên nổi bật trong đám đông. Bản thân tôi cũng nhận thấy mình gặp một số khó khăn do tính cách gây ra như quá cứng rắn và dứt khoát trong tình cảm, đôi khi thái độ làm việc không tích cực (hay tỏ ra lười biếng khi thấy không có hứng làm việc), đôi lúc pha trò ngoài lề trong các cuộc họp…hoặc không tuân thủ nghiêm túc quy định về GMP (Good Manufacturing Practice- Thực hành sản xuất tốt) của nhà máy, trong đó có quy định về mặc đồng phục: không được xắn tay áo, không được để tóc, tai ngoài mũ bảo hộ…Điều này ảnh hưởng tới sự đánh giá của nhà quản lý, họ sẽ để ý những vi phạm, năng lực của tôi không còn là điều duy nhất họ quan tâm nữa, và như thế việc đánh giá sai khả năng của tôi là điều đương nhiên. Qua những kiến thức thu thập được từ môn Hành vi tổ chức, và những thực tế của bản thân, tôi thấy ESTP là những người rất thu hút bởi tính cách, phong cách sống. Tuy nhiên những người thuộc nhóm ESTP nên biết kiềm chế tính, nên tập cách suy nghĩ một cách chín chắn và sâu sắc hơn về mọi vấn đề, như thế, ESTP sẽ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Đối với người ngoài, tôi xin có một vài lời khuyên khi bạn tiếp xúc với ESTP, đó là: bạn nên đề cập vấn đề một cách thông minh và tế nhị, tuy nhiên không nên vòng vo, ESTP không thích cuộc nói chuyện mà có vẻ sẽ chẳng dẫn tới một nội dung gì. ESTP là người của đám đông nhưng lại có tính cách độc lập, tâm trạng của ESTP thay đổi khá thất thường. Khi tiếp xúc với ESTP, nếu bạn không hiểu thì sẽ không hề có thiện cảm, tuy nhiên khi đã hiểu họ rồi thì ESTP là một người bạn tốt và phóng khoáng. Dù thuộc nhóm nào thì đều có điểm mạnh, điểm yếu. Bạn có nhiều sự lựa chọn để hiểu thêm về bản thân. MBTI chỉ là một lựa chọn nữa giúp bạn hiểu thêm tính cách của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng tự nhận biết và có cách phát huy điểm mạnh và khắc phục diểm yếu. Mọi bài trắc nghiệm mục đích cuối cùng đều là muốn mỗi người nhìn nhận lại một lần nữa về bản thân và để có hành vi ứng xử phù hợp. Tài liệu tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/ESTP#Characteristics_of_ESTPs http://toilaai.vn/bai-viet/phan-loai-tinh-cach-mbti/348/10-ESTP--Huong- ngoai-Giac-quan-Ly-tri-Linh-hoat.html http://www.teamtechnology.co.uk/myers-briggs/estp.htm Bài tập tình huống chương 7 Với tư cách là cán bộ phụ trách, tôi sẽ tổ chức thực hiện các hoạt động sau để thay đổi hành vi của nhân viên hướng về môi trường: 1. Tổ chức buổi họp toàn công ty để phổ biến về mục đích, cách thức thực hiện. Cách thức phổ biến phải phù hợp với mọi công nhân viên. Không phải công nhân viên nào cũng hiểu được ý nghĩa xã hội tích cực của việc bảo vệ môi trường nhà máy, lấy những ví dụ điển hình, sinh động về tác hại của phá hủy môi trường và tác dụng của bảo vệ môi trường, ưu tiên ví dụ lien quan đến lĩnh vức công ty đang sản xuất: điện thoại. 2. Ra các quy định cụ thể về tái sử dụng giấy một mặt, phong bì cũ để chuyển giấy tờ tài liệu trong nội bộ công ty. 3. Các lãnh đạo phải gương mẫu thực hiện. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể nâng cao tinh thần và ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không chỉ dừng lại ở ý thức bảo vệ môi trường trong khu vức công ty mà từng bước giúp công nhân viên có ý thức bảo vệ môi trường chung: Sử dụng đồ tái sử dụng được, hạn chế sử dụng và thải túi nilon ra môi trường, … Tài liệu tham khảo: http://webca c h e.goo g leuse r c ontent.co m / s e arch?q=ca c h e :XD Z k Q MR0CXcJ:www.oct.vn/i ndex.php%3 F do%3D n e ws%26dtd%3 D v i e w%26id%3D3157+ r %C3%A1c+ t h %E1%BA % A 3i +v %C4 % 83n + ph% C 3 % B 2ng& c d = 17 & h l=e n& c t=c l n k & g l = v n#i x zz0r06W C 8 w9 Go forward Airline đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, tình huống xấu nhất là có thể phá sản. Muốn thay đổi được tình hình, Go forward Airline cần phải thay đổi từ bên trong, phải nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Với Go forward Airline, tinh thần lam việc của nhân viên xuống rất thấp, họ hầu như không còn động lực làm việc, vì thế nhiệm vụ cấp thiết của một giám đốc điều hành là xốc lại tinh thần làm việc của các thành viên. Một số biện pháp khích lệ nhân viên: 1. Tổ chức một buổi nói chuyện để: cung cấp thông tin giúp nhân viên hiểu rõ được tình hình cụ thể của công ty, mở ra một tương lai tốt đẹp nhưng không viễn tưởng để mọi thành viên có thêm niềm tin và mỗi nhân viên là một tế bào, một động lực giúp công ty vượt qua khó khăn, công ty vẫn còn cơ hội hồi phục nếu mọi nhân nỗ lực vì một mục tiêu chung. 2. Cùng thảo luận để hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của nhân viên, thỏa thuận về một chế độ đãi ngộ tốt nhất công ty có thể đáp ứng với tình trạng tài chính và nguồn lực hiện tại. 3. Lấy ý kiến về phương pháp, hành động vượt khó khăn, khích lệ những ý tưởng. 4. Không ép buộc nhân viên phải hoàn thành định mức nào đó. 5. Tạo ra môi trường làm việc thân thiện, mỗi người được lựa chọn vị trí làm việc dựa trên xem xét của lãnh đạo. 6. Tổ chức hoạt động chung để gắn kết, tái tạo tinh thần làm việc. Các thuyết và các phương pháp khích lệ nhân viên có rất nhiều, tuy nhiên áp dụng như thế nào cho phù hợp với công ty của mình lại là cả một nghệ thuật, đòi hỏi người quản lý phải nắm bắt được tâm lý người lao động và khả năng, nguồn lực của công ty. Doanh nghiệp cũng như xã hội, được tạo nên từ nhiều yếu tố, trong đó nguồn lực con người đóng vai trò quyết định. “Lấy đi các nhân viên, và để lại cho tôi nhà máy, và cỏ sẽ sớm phủ dâyd trên sàn. Lấy đi nhà máy của tôi, nhưng để lại con người, và chúng tôi sẽ sớm có một nhà máy tốt hơn.” Andrew Carnegie (1835- 1919). Tài liệu tham khảo: http://bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=1912 http://bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=3060 http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Quan- Ly/Nghe_thuat_khich_le_nhan_vien/

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan