Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

89 765 4
Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cùng sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Sự phát triển của các doanh nghiệp đóng một vai trò quyết định vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, bởi mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Trong điều kiện này, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết doanh nghiệp phải tự chủ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như tự hạch toán kinh doanh đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo đời sống không ngừng được cải thiện cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Do vậy mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý là vấn đề quản trị tài chính doanh nghiệp, mà một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp là việc kiểm tra giám sát một cách thường xuyên, thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Và để làm tốt điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện phân tích đánh giá tình hình tài chính của mình một cách thật chi tiết, khoa học để từ đó doanh nghiệp có kế hoạch, định hướng và hoạt động có hiệu quả hơn. Vì chỉ trên cơ sở phân tích tài chính thì doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, thấy được những trọng điểm quản lý của công tác quản lý tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình. 1 Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài chính tài sản, nguồn vốn các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doạnh của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một việc cần thiết. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá mức độ thành công của các dự án trước khi triển khai. Ngoài ra, kết quả phân tích báo các tài chính không chỉ phục vụ doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định của mình trong tương lai mà nó còn là mối quan tâm của những đối tượng khác như ngân hàng, nhà đầu tư, khách hàng. Trước hết giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được nội dung của hiểu được nội dung của các báo cáo, sau đó hiểu được báo cáo tài chính, họ cần đưa ra những dự đoán cho tương lai dựa trên những số liệu quá khứ và hiện tại. Có thể thấy rằng việc phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng đối với rất nhiều đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà” để thấy dược những thuận lợi, khó khăn về tài chính của Công ty. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong năm kế tiếp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1.Mục tiêu chung 2 Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm cung cấp thông tin cho người quản lý đưa ra quyết định phù hợp. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp, thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thuận lợi và khó khăn của công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng công trình Hoàng Hà. Đưa ra những đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính của công ty năm 2009 - 2011 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: + Khung thời gian: hoàn thành đề tài từ 13/1 – 30/5/2012. + Số liệu nghiên cứu báo cáo tài chính công ty từ năm 2009 – 2011 - Phạm vi và không gian: đề tài thực hiện tại Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà. Địa chỉ: lô 2 khu đô thị mới Đại kim - Định công, Phường Đại kim, Quận Hoàng Mai, Nội. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1 Tổng quan tài liệu 2.1.1 Những vấn đề chung về BCTC trong doanh nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm “Báo cáo tài chính là những bản báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong thời hạn nhất định. Đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra quyết định phù hợp”. (Nguyễn Năng Phúc, 2009). 2.1.1.2 Vai trò của BCTC - Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết giúp cho việc nhận biết và kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. - Cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, để nhận biết tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính, tình hình về nhu cầu và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Dựa vào báo cáo tài chính để phân tích, phát hiện khả năng tiềm tàng về kinh tế, tài chính, dự đoán tình hình và xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để từ đó đề ra các quyết định đúng đắn và có hiệu quả. 4 - Cung cấp tài liệu, số liệu để tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư, các dự án sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Đối với từng đối tượng sử dụng thông tin của báo cáo tài chính có ý nghĩa và tác dụng cụ thể như sau: - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, han giám đốc: báo cáo tài chính cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá tổng hợp về thực trạng và tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình và thực trạng quản lý kinh tế tài chính, để từ đó hoạch định các chính sách quản lý và sử dụng tài sản, chính sách huy động và sử dụng vốn, chính sách quản lý doanh thu, chi phí và sử dụng các luồng tiền của doanh nghiệp. - Đối với những đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng: thông tin trên báo cáo tài chính có thể giúp họ đánh giá tiềm năng và thực trạng tài chính, thực trạng hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời, khả năng thanh táon và những rủi ro, để có những quyết định hợp lý đối với việc đầu tư, mức độ và thời hạn cho vay, lãi suất cho vay; đối với các nhà cung cấp và khách hàng thông tin trên báo cáo tài chính có thể giúp họ có những đánh giá về triển vọng kinh doanh và khả năng cung cấp nguồn hàng, khả năng thanh toán ngắn hạn, để có những quyết định đúng đắn về các quan hệ kinh doanh, bạn hàng. - Đối với người lao động: thông tin trên báo cáo tài chính giúp họ hiểu được khả năng tiếp tục hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán, chi trả của doanh nghiệp để họ có những quyết định việc làm và thu nhập. 5 - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan quản lý tài chính, đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác: căn cứ vào thông tin trên báo cáo tài chính để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tính tuân thủ pháp luật kinh doanh, pháp luật về quản lý tài chính, thuế của các doanh nghiệp và đề ra các quyết định quản lý Nhà nước phù hợp… 2.1.1.3. Mục đích của hệ thống báo cáo tài chính Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: - Tài sản - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh - Thuế và các khoản nộp Nhà nước - Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán - Các luồng tiền Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. Từ đó, người sử dụng thông tin hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh cũng như các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. 6 2.1.1.4 Hệ thống BCTC trong doanh nghiệp 1. Bảng cân đối kế toán a) Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán “Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định”. (Nguyễn Trọng Cơ, 2010) Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Kết cấu của bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần cân bằng nhau theo phương trình kế toán cơ bản: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN Phần tài sản phản ánh quy mô vốn của doanh nghiệp, cho phép đánh giá một cách tổng quát năng lực sản xuất và quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp. Đồng thời nó cho biết quyền sở hữu và quản lý đối với tài sản của doanh nghiệp Phần nguồn vốn – nguồn hình thành tài sản thể hiện quy mô nguồn vốn kinh doanh và tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Nó phản ánh trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn hiện có của mình, bao gồm các khoản nợ và các khoản vay. b) Kết cấu của bảng cân đối kế toán PHẦN TÀI SẢN: là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp bao gồm TSNH và TSDH. - TSNH là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, 7 thường là dưới một năm hay trong khuôn khổ của một chu kỳ kinh doanh. Tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn là tiền và tài sản tương đương tiền mà việc chuyển đổi không gặp trở ngại nào, là những tài sản được dự tính sử dụng tỏng khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, là những tài sản được nắm giữ với mục đích tương mại hoặc mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ. (Nguyễn Trọng Cơ, 2009, trang 60) TSNH bao gồm 5 mục là: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. + Tiền và các khoản tương đương tiền là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, vàng bạc kim khí quý, đá quý, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền. + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn). + Các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. + Hàng tồn kho là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo. + TSNH khác - TSDH chỉ tiêu này phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong trong chỉ tiêu TSNH. TSDH phản ánh tổng giá trị các khoản TSDH có đến 8 thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. + Các khoản phải thu dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, các khoản phải thu dài hạn khác và số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị trực thuộc, tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi). + Tài sản cố định là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang hiện có tại thời điểm báo cáo. + Bất động sản đầu tư là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo. + Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn lũy kế của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầy tư dài hạn khác, … + TSDH khác là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa qua phân bổ và chi phí sản xuất, kinh doanh, tài sản thuế thu nhập bị hoãn lại, các khoản ký quỹ ký cược dài hạn khác tại thời điểm báo cáo. PHẦN NGUỒN VỐN: phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tài thời điểm báo cáo, bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. - Nợ phải trả là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. + Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh, bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, và giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn… tại thời điểm báo cáo. 9 + Nợ dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn, thu thu nhập hoãn lại phải trả tại thời điểm báo cáo. - Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác. + Vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệpvà một số quỹ , bao gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu, các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản và tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,… tại thời điểm báo cáo. + Nguồn kinh phí và quỹ khác là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi; tổng số kinh phí sự nghiệp dự án được cấp để chi tiêu cho hoạt động sự nghiệp, dự án sau khi trừ đi các khoản chi sự nghiệp dự án; nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định tại thời điểm báo cáo. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh a) Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh “Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính và hoạt động khác.” (Nguyễn Trọng Cơ, 2009, trang 67) Số liệu trên BCKQHĐKD cho biết những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn và vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chỉ ra một cách chi tiết và cụ 10 . hạn xây dựng công trình Hoàng Hà. Đưa ra những đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà. chọn đề tài Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà để thấy dược những thuận lợi, khó khăn về tài chính của Công ty. Từ đó có

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:41

Hình ảnh liên quan

Theo tính chấ t: Qua ba năm gần đây, tình hình lao động của công ty có sự tăng lên không đáng kể - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

heo.

tính chấ t: Qua ba năm gần đây, tình hình lao động của công ty có sự tăng lên không đáng kể Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 3.2. Tình hình biến động tài sản của công ty (2009 – 2011) - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3.2..

Tình hình biến động tài sản của công ty (2009 – 2011) Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 3.3. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty (2009 – 2011) - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3.3..

Tình hình biến động nguồn vốn của công ty (2009 – 2011) Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3.4. Khả năng tự tài trợ của công ty (2009 – 2011) - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3.4..

Khả năng tự tài trợ của công ty (2009 – 2011) Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 3.5. Tình hình thanh toán của công ty (2009 – 2011) - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3.5..

Tình hình thanh toán của công ty (2009 – 2011) Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 3.6. Khả năng thanh toán của công ty (2009 – 2011) - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3.6..

Khả năng thanh toán của công ty (2009 – 2011) Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 3.8. Lưu chuyển tiền tệ của công ty (2009 – 2011) - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3.8..

Lưu chuyển tiền tệ của công ty (2009 – 2011) Xem tại trang 65 của tài liệu.
a. Thông tin bổ sung cho các khoản trình bày trong bảng CĐKT - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

a..

Thông tin bổ sung cho các khoản trình bày trong bảng CĐKT Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3. 10. V03. Tăng giảm TSCĐ - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3..

10. V03. Tăng giảm TSCĐ Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 3.11. V.05. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3.11..

V.05. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 3.12. Bảng tốc độ luân chuyển VCĐ và VLĐ (2009-2011) - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3.12..

Bảng tốc độ luân chuyển VCĐ và VLĐ (2009-2011) Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 3.13. Hiệu quả hoạt động của công ty (2009 – 2011) - Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà

Bảng 3.13..

Hiệu quả hoạt động của công ty (2009 – 2011) Xem tại trang 80 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan