VẤN đề tự DO hóa tài CHÍNH ở VIỆT NAM

23 417 0
VẤN đề tự DO hóa tài CHÍNH ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: VẤN ĐỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VIỆT NAM Lớp: K10504 Môn học: Lý thuyết Tài chính-Tiền tệ. GVHD: Nguyễn Hồng Minh TP Hồ Chí Minh, Ngày 27 tháng 04 năm 2012 Sinh viên thực hiện: 1. Trần Thị Thu Ngân. MSSV: K105041618 2. Nguyễn Ngọc Phú. MSSV: K105041632 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tự do hóa tài chính đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã không còn là sự lựa chọn của bất kỳ một quốc gia nào, mà nó đang là xu thế tất yếu bắt buộc các quốc gia phải thực hiện để đưa nền kinh tế của quốc gia mình đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế thế giới. Trong một quốc gia, hệ thống tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Quốc gia có hệ thống tài chính mạnh có thể làm cho quá trình lưu thông tiền tệ được diễn ra suôn sẻ hơn, kích thích mọi thành phần kinh tế phát triển. Do đó khi tự do hóa tài chính, những tiềm năng lợi ích mà nó mang lại là rất lớn, nhưng bên cạnh đó là những mặt trái mà nhiều người vẫn nhìn nhận như là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ, khủng hoảng tài chính đã từng xảy ra Mexico năm 1994 - 1995, Thái Lan và một số nước châu Á vào năm 1997. Và nhóm chúng tôi làm bài tiểu luận này nhằm phân tích sâu sắc hơn về tự do hóa tài chính trong thị trường ngày nay, về bản chất cũng như những bất ổn xoay quanh vấn đề tự do hóa tài chính. Đồng thời nghiên cứu rõ hơn về thực trạng Việt Nam cùng những kinh nghiệm đã được đúc kết từ các nước bạn để có một cái nhìn rõ nét và khách quan hơn để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm thúc đầy tự do hóa tài chính nước ta. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm và bản chất tự do hóa tài chính: 1.1.1/ Khái niệm: Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể mỗi điều kiện nhất định. Bản chất của tài chính là các quan hệ tài chính trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức tổng giá trị , thông qua đó tạo lập các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế. Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền. Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường. Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính bao gồm: Tự do hóa lãi suất, tự do hóa hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM), tự do hóa hoạt động ngoại hối, tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính. Tự do hóa tài chính bao gồm tự do hóa tài chính trong nước và tự do hóa tài chính với nước ngoài. Tự do hóa tài chính trong nước là cho phép các tổ chức tài chính trong nước tự do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chính trong nước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành theo tín hiệu thị trường. Tự do hóa tài chính với nước ngoài bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn. 1.1.2/ Bản chất: Có thể nói, bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội. Do đó, kết quả của tự do hóa tài chính thường được thể hiện bằng tỷ số giữa tiền mở rộng (tiền mặt và tiền gửi trong hệ thống NHTM) trên thu nhập quốc dân. 1.2. PHÂN LOẠI: Tự do hóa tài chính được phân làm hai cấp độ: Tự do hóa tài chính nội địa (xóa bỏ kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng) và tự do hóa tài chính quốc tế (loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản lý ngoại hối). Chương 2: TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN: 2.1. Tự do hóa tài chính và mối quan hệ tăng trưởng: Mckinnon (1973), Shaw (1973) và các nhà kinh tế khác đã đồng tình rẳng: tự do hóa tài chính có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế: • Tăng cường quy mô và cải thiện sự phân bổ nguồn lực tài chính. • Tạo điều kiện cho các công ty trong nước tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu. • Cải thiện hệ thống quản lý công ty, tăng cường năng lực cạnh tranh (áp dụng chuẩn mực quản lý, chất lượng, chuẩn mực kế toán, tăng cường tính trách nhiệm và minh bạch. • Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính trong nước (giảm chi phí, tiếp cận nhiều công cụ tài chính mới, áp dụng công nghệ thông tin). Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề tự do hoá tài chính đã được thực hiện trong các nước đang phát triển bởi các nhà kinh tế học nổi tiếng như: (Levine (1997), Siddiki (1999a), Ghatak (1997). Kết quả nghiên cứu của họ đều khẳng định rằng việc tự do hóa tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề tăng trưởng kinh tế bền vững. Nói cách khác tự do hoá tài chính sẽ nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, gia tăng tiết kiệm và đầu tư, làm cho tỷ trọng tiết kiệm dành cho đầu ngày càng tăng, hiệu quả đầu tư; và do đó, sẽ kích thích sự tăng trưởng kinh tế và chất lượng của tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng bền vững). Xuất phát từ mô hình của Pagano ta có: Yt = AKt (1) Trong đó: • Yt: là tổng sản lượng của xã hội thời điểm t; • Kt: là vốn đầu của toàn xã hội tính đến thời điểm t (vốn tích tụ của toàn xã hội thời điểm t); • A là thiên hướng đầu của toàn xã hội (thông thường được giả định là không thay đổi trong trung hạn). Tổng sản lượng của nền kinh tế là một hàm tuyến tính của vốn đầu tư, nghĩa là khi vốn đầu toàn xã hội tăng thì giá trị của cải vật chất của xã hội tăng lên. Khi đó đầu gộp của toàn xã hội được biểu diễn theo hàm số sau: It = Kt+1 – Kt, hay Kt+1 = It + Kt (2) Bằng cách tự do hoá tài chính, nên một phần lớn (f) số tiền tiết kiệm (St) được đưa vào để đầu (It); phần còn lại của số tiền tiết kiệm (1-f) đi lẩn quẩn trong quá trình luân chuyển tiền tệ. Chính vì vậy, điều kiện để thị trường vốn cân bằng là: f*St = It (3) Công thức (2) được thay vào công thức (1), khi đó tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được viết lại như sau: g t+1 = (Yt+1 – Yt)/Yt = (AKt+1 – AKt)/AKt = (Kt+1/Kt) –1, hay gt+1 = [(It + Kt)/Kt] – 1 = It/Kt = AIt/AKt (4) Trong đó: gt+1 là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vào thời điểm t+1. Một cách tổng quát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được xác định như sau: g = AI/Y = AfS/Y = Afs (s = S/Y) (5) Lấy Lôgarit hai vế của phương trình (5) ta được: Lng = ln A + Ln f + Ln s (6) Trong phương trình (6), việc xác định các yếu tố hành vi: f, s, A là rất cần thiết bởi vì các yếu tố này là kết quả của việc tự do hoá tài chính: chúng tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. 2.1.1. Tự do hóa tài chính tác động đến quá trình chuyển tiết kiệm cho đầu tư: Tự do tài chính sẽ đẩy mạnh việc sử dụng vốn nhàn rỗi của nhân vào tiến trình đầu tư, bởi vì khi đó, các ràng buộc về thủ tục vay vốn sẽ được đơn giản hoá, lãi suất huy động tương đối thấp do sự cạnh tranh của các tổ chức đầu tài chính. Tuy nhiên, một nhược điểm nổi bậc của quá trình luân chuyển tiền tệ là không thể chuyển hết toàn bộ số tiền tiết kiệm huy động được cho đầu tư, mà nó bị tiêu hao cho các giao dịch phát sinh và còn đọng lại trong các tổ chức kinh doanh tài chính (dưới dạng dự trữ bắt buộc, tiền mặt chờ luân chuyển .). Hơn nữa, tự do hoá tài chính bằng hình thức mở rộng các chi nhánh của các ngân hàng thương mại và giảm lượng dự trữ bắt buộc sẽ kích thích sự cạnh tranh trong khu vực kinh doanh tài chính, điều này làm giảm các khoản chi phí giao dịch, chi phí quản lý và đặc biệt là giảm sự khác biệt giữa lãi suất cho vay và lãi suất vay vốn. Chính điều này làm tỷ trọng tiền tiết kiệm dành cho đầu (f) ngày càng gia tăng. Do đó, Subrata Chatak chứng minh được rằng, tỷ trọng tiết kiệm là một hàm tuyến tính và có dạng tổng quát như sau: f = F(DF) hay Ln ft = f0 + f1Ln FDft (7) Trong đó, FDft là nhân tố quyết định bởi chính sách tài chính của Chính phủ. Nó cho biết mức độ can thiệp của Chính phủ trong khu vực tài chính. Chẳng hạn như mức độ can thiệp của Chính phủ về mức độ dự trữ bắt buộc trong các tổ chức tài chính, các ngân hàng; hay những hạn chế khác cản trở sự gia nhập hoạt động trong thị trường tài chính đối với các định chế tài chính. 2.1.2. Tự do hoá tài chính góp phần nâng cao hiệu quả việc phân bổ nguồn lực đầu Bằng cách chuyển nguồn vốn vào các dự án đầu có khả năng sinh lời cao, tự do hoá tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vốn đầu toàn xã hội. Quá trình tự do hoá tài chính đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải làm việc thật sự cật lực nhằm xác định những dự án nào là những dự án mang lại khả năng sinh lợi cao, để quyết định việc cho vay vốn trong khoảng thời gian ngắn nhất với thủ tục nhanh gọn nhất. Như vậy, do áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, các định chế tài chính ngày càng nâng khả năng làm việc. Kết quả là việc đánh giá, thẩm định dự án được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, vốn đầu có thể được đưa vào những dự án mang tính sinh lợi và có hiệu quả cao. Hơn nữa, quá trình tự do tài chính sẽ giúp cho các cá nhân dễ dàng tiếp cận được các nguồn tín dụng. Thông qua việc kinh doanh hoặc học tập bằng các nguồn tín dụng vay mượn được, mỗi cá nhân có thể nâng cao kiến thức của mình. Ngoài ra, hiệu ứng lan tỏa (spillover/external effects) về “vốn tri thức” sẽ làm cho mặt bằng kiến thức của xã hội không ngừng nâng cao. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực của xã hội được cải thiện một cách đáng kể. 2.1.3.Tự do hoá tài chính và tiết kiệm Theo Mckinnon và Shaw, việc tự do hoá tài chính sẽ đảm bảo cho lãi suất thực được dương bởi vì sự cân bằng giữa cung và cầu vốn trên thị trường tài chính. Do sự tự điều chỉnh bởi quy luật cung và cầu, lãi suất tiền gửi vào trong các tổ chức tín dụng loại trừ đi tốc độ lạm phát sẽ luôn luôn dương, khi đó người cho vay sẽ an tâm hơn khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Chính vì điều này sẽ thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng, kết quả là làm gia tăng tín dụng cho các dự án đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế. Do đó, nhân tố tiết kiệm (s) là một hàm tuyến tính và được thể hiện như sau: s = F(DR) hay Ln s = S0 + S1Ln DRst (9) Trong đó, DRst (Deposit rates) là lãi suất tiết kiệm. Thay thế các công thức (7), (8) và (9) vào công thức (6) ta có: K) + C2Ln FD + C3DR + e (10)∆Y/∆Ln g = C0 + C1Ln ( Trong đó, u là nhân tố nhiễu độc lập với các biến trong phương trình. Công thức (10) cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào ICOR, nguồn nhân lực, lãi suất (hay lượng tiền gửi tiết kiệm) và chính sách tài chính của Chính phủ. Và đây là mô hình lý lý thuyết của quá trình tự do hoá tài chính tác động đến tăng trưởng kinh tế được xây dựng dựa trên lý thuyết tài chính – tiền tệ và mô hình tự do hoá tài chính của Subrata Ghatk và Jalal U. Siddili (2000). 2.1.4. Mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và sự tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng: Có 4 vấn đề khó khăn sau: • Có nhiều biến số bị bỏ qua trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm (chính sách tự do hóa tài chính là một phần của chính sách tự do hóa trọn gói). • Eichengreen (2002) cho rằng, mỗi nền kinh tế có những nét đặc trưng riêng về tài chính, chính trị, kinh tế vĩ mô,… Nó có những điểm mạnh và yếu về thể chế. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu thực nghiệm. • Thiếu đi những đo lường đồng nhất về chính sách tự do háo tài chính giữa các quốc gia và thời gian. • Phạm vi nghiên cứu thực nghiệm cũng giới hạn (chỉ tập trung vào một số giải pháp cải cách như là loại bỏ sự kiểm soát mọt thị trường tài chính đặc biệt nào đó). 2.1.5. Kết luận: • Mức độ phát triển của khu vực tài chính được quyết định bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa. • Những nền kinh tế có cùng mức độ phát triển nhưng có thể khác nhau rất lớn về mức độ phát triển tài chính. • Sự phát triển tài chính cần có sự đồng bộ về khuôn khổ pháp lý, hệ thống văn hóachính trị 2.2 Tính bất ổn của tự do tài chính: Hiện nay đã có không ít bằng chứng thực nghiệm cho thấy hạn chế của lý thuyết thị trường hiệu quả. Thị trường tài chính hoạt động thực sự không hiệu quả. Trong sự vận động của mình, Thị trường tài chính luôn nảy sinh và gắn liền với những bất ổn đó. Thị trường tài chính càng tự do, quy mô càng mang tính toàn cầu, tính bất ổn càng rõ rệt và nghiêm trọng. 2.2.1. Thị trường tài chính phát triển tự do cũng đồng thời là quá trình hình thành bong bóng thị trường: Ngày nay, hoạt động thị trường tài chính càng ngày càng phát triển càng thúc đẩy luân chuyển vốn hiệu quả trong nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường tài chính chỉ thực sự hiệu quả khi nó còn kiểm soát được tất cả các yếu tố cấu thành thị trường. Nhưng khi thị trường phát triển đến mức tính chất bầy đàn đã chi phối các quyết định bán mua của các nhà đầu tư, thì tính hiệu quả của thị trường dần biến mất. Trên thị trường, các nhà đầu luôn hành động trên cơ sở một sự hiểu biết không đầy đủ, điều này làm cho giá cả thị trường thường thể hiện cái xu hướng chủ đạo hơn là thể hiện sự định giá đúng. Giá cả trên thị trường bị chi phối bới các quyết định mua bán của các nhà đầu như vậy cũng không còn là chỉ số phản ánh đầy đủ các thông tin sẵn có, và do đó giá cả cũng không còn cung cấp những tín hiệu chính xác để phân bổ nguồn lực. Giá cả có thể bị đẩy lên rất cao để rồi sẽ bốc hơi rất nhanh. Đó là hiện tượng bong bóng thị trường. Bong bóng hình thành khi giá hàng hóa tăng cao vượt xa hơn giá trị thực của nó gấp nhiều lần. Bong bóng hình thành đẩy thị trường tài chính ngày càng đi dần vào trạng thái bất ổn. Khi bong bóng nổ kéo theo những tổn hại cho thị trường và cho tòan bộ nền kinh tế. Bong bóng giá tài sản trên TTTC còn được nảy sinh bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng đa dạng của các hàng hóa mới trên thị trường. Sự phát triển của TTCK luôn tạo động cơ làm xuất hiện các công cụ tài chính mới. Những công cụ này thường là kết quả của quá trình chứng khoán hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật công nghệ thông tin. Đó là những công cụ giúp nhà đầu giảm bớt rủi ro để tiến đến đích lợi nhuận vững chắc hơn. Nhưng cái cách làm giảm bớt rủi ro của các công cụ tài chính mới này lại hàm chứa rủi ro nguy hiểm hơn. Cơ chế tạo rủi ro đó là khoản lợi nhuận có được khi thị trường ổn định sẽ hoàn toàn thuộc về người này, nhưng khi thị trường gặp trục trặc, những tổn thất mất mát lại được san sẻ cho nhiều người khác. Cơ chế này buộc các nhà đầu chứng khóan phải không ngừng bán, không ngừng mua, không ngừng đẩy giá đến đỉnh điểm để lợi nhuận họ kiếm được luôn là tối đa. Các nhà kinh tế gọi đó là rủi ro đạo đức. Bong bóng nổ kéo theo những tổn hại cho thị trường và cho tòan bộ nền kinh tế. Trong lĩnh vực tài chính, bong bóng hay xảy ra hơn, sức lây lan và mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn, như một vũ khí hủy diệt hàng loạt tài chính. 2.2.2. Thị trường tài chính tự do có sức hút mạnh mẽ các ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một chủ thể quan trọng trên thị trường tài chính. Sự an toàn của các ngân hàng đảm bảo sự phát triển ổn định vững chắc của thị trường tài chính quốc gia. Vì thế, các giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực quản trị rủi ro của từng ngân hàng, mà còn phải có những áp đặt, những quy định cứng rắn hơn từ phía Ngân hàng trung ương, cũng như các quy định pháp quy mang tính toàn cầu. Các quy định về tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hay những yêu cầu của Basel 1, đặc biệt chức năng người cứu cánh cuối cùng của Ngân hàng trung ương đối với Ngân hàng trung ương đã nói lên điều đó. Thị trường tài chính càng được tự do, hoạt động Ngân hàng thương mại càng được nới lỏng, trong khi đáng lẽ phải càng được kiểm soát chặt hơn. Các ngân hàng được trao quyền tự do nhiều hơn để thỏa mãn cơn khát lợi nhuận. Các ngân hàng có nhiều cách để chuyển những khoản nợ xấu nằm ngoài bảng quyết toán tài sản. Với sự hỗ trợ của thuật chứng khoán hóa, theo đó các món nợ của khách hàng, đáng lẽ phải được ngân hàng thường xuyên quan tâm để đảm bảo khả năng hoàn trả lại cho ngân hàng thì lại luôn được chuyển hóa thành các chứng khoán bán mua dễ dàng cho các nhà đầu tư. Với cơ chế này, rủi ro dường rời xa khỏi ngân hàng, trong khi ngân hàng có cơ hội thu lợi nhuận vừa hấp dẫn vừa nhanh chóng. Sự nới lỏng hoạt động kinh doanh ngân hàng như vậy đã tiếp sức để bong bóng tài sản lớn dần. 2.2.3. Từng bước vi phạm các nguyên tắc cơ bản của quản trị Ngân hàng thương mại: Sức hút của thị trường chứng khoán đã đẩy các Ngân hàng thương mại rơi vào tình thế càng hoạt động càng vi phạm, càng năng động càng đi đến phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của quản trị Ngân hàng thương mại. Khủng hoảng cho vay dưới chuẩn Mỹ là kết quả của sự nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay một cách liều lĩnh chưa từng có. Người ta có thể vay nhà mà không cần phải có tiền đặt cọc và không gặp phải một rào cản nào từ phía người cho vay. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận không mệt mỏi, gắn liền với việc lao sâu vào kinh doanh chứng khoán, các Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính tham gia kinh doanh chứng khoán đã mắc một cái bẫy nguy hiểm đó là đòn bẩy tài chính tăng cao. Hệ số “đòn bẩy tài chính” được đo bằng tỉ lệ Tài sản Có trên Vốn. Nó phản ánh tình hình sử dụng vốn vay để tài trợ cho tăng trưởng tài sản của ngân hàng. Nó cũng là chỉ số đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng trước sự giảm giá tài sản và các khoản nợ. Theo lý thuyết, hệ số 12 được coi là lành mạnh, đảm bảo độ an toàn cho hoạt động ngân hàng. Theo tính toán, nếu hệ số đòn bảy tài chính là 30 thì khi giá thị trường sụt giảm 3,3% toàn bộ tài sản của ngân hàng sẽ bằng 0. Hầu hết các tài sản thế chấp khoản vay của các ngân hàng Mỹ trước khủng hoảng vay chủ yếu là bất động sản, vì thế, với hệ số đòn bảy cao, khi bất động sản giảm giá, vốn của các Ngân hàng đầu sẽ có thể biến mất. Thực tế Mỹ, giá bất động sản đã giảm 5 lần, các ngân hàng liên quan nhiều đến bất động sản (như WaWu) bị thiệt hại đầu tiên. Các ngân hàng trụ lại được là do nguồn vốn để mua chứng khoán BĐS có một phần được tài trợ bằng tiền gửi tiết kiệm như: Morgan Stanley, Goldman Sachs, Citygroup và J.P.Morgan Chase Tất cả những buông lỏng trên đã làm cho tín dụng tăng trưởng nóng. Điều này cũng nguy hiểm như tăng cung tiền. Sự sụp đổ hệ thống tài chính và nguy cơ lạm phát là không tránh khỏi. 2.2.4. Hoạt động của thị trường tài chính tự do, các tổ chức định mức tín nhiệm dần dần bị tê liệt: Tổ chức định mức tín nhiệm vốn là một công cụ phục vụ đắc lực việc kiểm tra giám sát của chính phủ đối với thị trường tài chính Có thể nói, đề cao tự do thị trường thái quá đã dần hình thành thị trường độc nhóm trong hoạt động định mức tín nhiệm. Các tổ chức định mức tín nhiệm lớn như Moodys, S&P, Fitch dưới sự bảo trợ của chính phủ đã ngày càng nổi tiếng cùng với việc cung cấp ạt những chứng khoán rác được xếp hạng tín nhiệm cao. Từ thập niên 70, Công ty cung cấp sản phẩm tài chính trả tiền cho công ty xếp hạng tín dụng. Đây được gọi là cơ chế “làm đẹp lòng nhau”. Thả cương cho thị trường tự điều tiết đã làm cho các tổ chức định mức tín nhiệm bị vô hiệu hóa, không còn là công cụ giám sát thị trường đắc lực như sứ mệnh vốn có của nó. Rõ ràng, thị trường đã thất bại trong việc hướng các tổ chức này đến hoạt động trung thực và hiệu quả. 2.2.5. Thị trường tài chính toàn cầu phát triển gắn với sự hình thành mô hình kinh tế thế giới thiếu bền vững: Thị trường tài chính tự do luôn có xu hướng trở thành thị trường tài chính tòan cầu. Thực tế cho thấy, tiến trình toàn cầu hóa thị trường tài chính thời gian qua đã gắn với sự ra đời của một mô hình phát triển đầy bất ổn, thiếu bền vững cho từng quốc gia tham gia cuộc chơi và cho nền kinh tế toàn cầu. Buông lỏng để cho thị trường thị trường tài chính tự điều tiết cũng đồng nghĩa với buông lỏng lãi suất. Lãi suất hoàn toàn do thị trường vay nợ điều tiết. Điều này sẽ bất ổn khi cầu tiền vay bị đẩy lên quá cao một cách giả tạo do nhà đầu kỳ vọng ngông cuồng vào lợi nhuận kiếm được trên thị trường này, hay khi thị trường đã có những nhân tố tác động mới với những lực lượng mới, phức tạp, có khả năng chi phối một cách không lành mạnh đến thị trường. Trong điều kiện thị trường như vậy, cũng như giá cả hàng hóa, lãi suất có thể bị bóp méo không còn phản ánh đúng chi phí vốn vay thật sự. Một lãi suất méo mó như vậy trong một thị trường tài chính toàn cầu sẽ điều tiết dòng chảy của vốn từ chỗ hợp lý đến trạng thái bất ổn. Xu thế toàn cầu hóa tài chính đã khiến vốn khả dụng trên thị trường tăng cao dường như không giới hạn. Một cơ cấu bất ổn được hình thành trong quá trình thị trường tài chính được tự do phát triển, tự do mở rộng trên toàn thế giới. Chỉ đến khi khủng hoảng xảy ra cả thế giới mới thấy hết tính chất hủy diệt hàng loạt của cái cơ cấu bất ổn này. Chương 3: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC, THÁI LAN, CANADA VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 3.1 Kinh nghiệm từ các nước ngoài: Năm 2000, một nhà nghiên cứu (Yang Qian) đã phân tích mức độ cam kết mở cửa thị trường của các nước thành viên WTO trong khuôn khổ hiệp định GATT. Một trong những kết luận đáng chú ý được rút ra là: Mức độ cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính nhìn chung không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên. Một số nước phát triển đưa ra những cam kết không được cởi mở lắm trong khi đó có những nước đang phát triển hoặc kém phát triển vẫn cam kết mở cửa thị trường rộng rãi hơn. Quyết sách để đưa ra mức độ mở cửa thị trường dường như phụ thuộc nhiều hơn vào những lợi ích tiềm năng có thể mang lại và khả năng cạnh tranh của hệ thống dịch vụ tài chính nội địa. Hay nói đúng hơn là nó phụ thuộc vào tính hiệu quả và những thành tựu đã đạt được của công cuộc cải cách hệ thống tài chính ngân hàng của một nước thành viên theo hướng hội nhập Điều đó có nghĩa là sẽ không có một công thức chung chuẩn xác nào áp dụng cho tất cả các nước khi tiến hành mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, một chừng mực nhất định, việc tham khảo kinh nghiệm và những bài học thực tế về việc mở cửa thị trường một số nước là cần thiết cho những nước đi sau. 3.1.1 Trung Quốc Trung Quốc bắt đầu chính sách mở cửa kinh tế vào năm 1979. Tuy nhiên, trong 5 năm đầu tiên của thời kỳ mở cửa, công cuộc cải cách dường như chưa chạm đến hệ thống tài chính ngân hàng. Dấu hiệu cải cách trong hệ thống tài chính thực sự mới xuất hiện vào năm 1984 khi hệ thống ngân hàng tách thành hai cấp: ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc) và Ngân hàng thương mại. Kể từ đó mới xuất hiện dấu hiệu cạnh tranh giữa các ngân hàng và một mức độ thận trọng, các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được phép thành lập và hoạt động Trung Quốc. Nhìn chung cho đến nay, hệ thống dịch vụ tài chính Trung Quốc vẫn bị chính phủ khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Mức độ mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động còn rất hạn chế.Những đặc điểm chính của thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc như sau: Hệ thống ngân hàng: Bốn ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước kiểm soát trên 80% thị phần và thực hiện việc phân phối tín dụng dựa trên kế hoạch tín dụng của trung ương. Những ngân hàng này giữ một phần lớn các khoản tiền gửi nằm ngoài kênh gửi tiền chính thức nhằm mục đích đầu cơ.

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan