VẤN đề NĂNG SUẤT tại CÔNG TY cổ PHẨN KINH đô

21 245 1
VẤN đề NĂNG SUẤT tại CÔNG TY cổ PHẨN KINH đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Hình 1: Minh họa năng suất (Báo hình online) Năng suất là thước đo hiệu quả của một hoạt động, vì vậy nó ý nghĩa then chốt để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức hay doanh nghiệp. Ngày nay, trong bối cảnh của nền kinh tế hội với sự kiện Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới như AFTA, WTO … đã mở ra nhiều hội cũng như những thách thức mới cho các tổ chức hay doanh nghiệp trong nước. Buộc họ phải luôn nổ lực, phấn đấu vươn lên. Vấn đề về năng suất và tăng năng suất trở thành vấn đề cốt lỗi và được các nhà quản lý quan tâm hơn. Theo thống kê, để tăng năng suất thì yếu tố lao động đóng góp 10%, yếu tố vốn đóng góp 38% và yếu tố quản lý đóng góp 52%. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của năng suất trong quản trị sản xuất và vận hành, em xin chọn một tổ chức sản xuất kinh doanh nổi tiếng trong ngành thực phẩm là Kinh Đô để xác định năng suất. Từ đó nêu lên những thực trạng hiện tại của Kinh Đôđề xuất những giải pháp nhằm cái tiến năng suất. 1 I. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 1. THÔNG TIN CHUNG Hình 2: Logo Công ty Trong thị trường hàng thực phẩm tại Việt Nam, Kinh Đô là một cái tên rất được hay nhắc đến. Đó là một thương hiệu mạnh không những trong nước mà còn cả ở một số thị trường nước ngoài. Để đạt được những thành tựu trên, cho thấy Kinh Đô đã thực hiện rất tốt về vấn đề quản trị sản xuất và dịch vụ. Thể hiện cụ thể qua các hoạt động như Marketing, tiến hành sản xuất và (www.kinhdo.vn) thực hiện dịch vụ, tài chính kế toán. Bên cạnh đó là là khả năng kiểm soát năng suất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó cho thấy Kinh Đô hoạt động hiệu quả khi Việt Nam là thành viên WTO. Với phương châm phát triển bền vững để thương hiệu mãi trường tồn. Kinh Đô xây dựng mục tiêu là cải thiện hiệu quả hoạt động để thúc đẩy khả năng sinh lợi cũng như thiết lập và cũng cố vững chắc sức mạnh nội tại. Chủ động tái cấu danh mục sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm chủ lực biên lợi nhuận cao với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Năm 1994, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. Thành công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công ty Kinh Đô sau này. Sau năm năm hoạt động, Công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, thành lập Trung tâm Thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Công ty khai trương hệ thống Bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này. Đến năm 2000, Công ty tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên hơn 40.000m2. Vào tháng 9 năm 2002, Công ty Cổ phần Kinh Đô được thành lập với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô góp 50 tỷ đồng. Sau 12 năm hoạt động và phát triển, quy mô vốn và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không 2 ngừng tăng trưởng đến năm 2005 trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu ở Việt Nam với vốn điều lệ 250 tỷ đồng và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHỦ YẾU Các lĩnh vực hoạt động chính của Kinh Đô là thực phẩm, với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Kinh Đô là Chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây. 3. SẢN PHẨM Hiện nay, Kinh Đô là nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Kinh Đô cũng đang sở hữu một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, với các nhãn hàng như AFC, COSY, Slide, Merino, Celano, Wel Yo, Wel Grow, Sachi … Các sản phẩm như bánh mì, bánh bông lan, bánh trung thu, bánh Cookies, bánh qui ngọt, bánh qui mặn, bánh quế, Snacks, khoai tây chiên, kem, yogurt, váng sữa và phô mai, sữa UHT là những mặc hàng quen thuộc đối với người tiêu dùng trên thị trường bánh kẹo. 4. THỊ TRƯỜNG Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Kinh Đô là tiêu thụ nội địa. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Ninh, Kinh Đô một hệ thống tiêu thụ thông qua các siêu thị và các Bakery. Sản phẩm của Kinh đô đã mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico, Nhật, Đài Loan, . 5. KHÁCH HÀNG Lợi thế nổi bật của Công ty so với các doanh nghiệp trong cùng ngành là: - Sản phẩm đa dạng, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, giá cả hợp lý. - Công nghệ sản xuất vượt trội. - Sản phẩm luôn sự đột phá về chất lượng, được cải tiến, thay đổi mẫu mã thường xuyên với ít nhất trên 40 sản phẩm mới mỗi năm. - Chú trọng vào kỹ thuật chế biến sản phẩm, nhất là công thức pha chế phụ gia, nhờ đó mà các loại bánh kẹo của Kinh Đô mùi vị hấp dẫn và riêng biệt. Vì vậy, sản phẩm của Kinh đô rất được ưa chuộng. Từ những người thu nhập thấp đến thu nhập cao của xã hội, kể cả nhiều khách hàng khó tính. 6. CÔNG TY CON & CÔNG TY LIÊN KẾT Công ty Cổ phần Kinh Đô tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp 2005. Gồm các Công ty con như: Công ty Cổ phần Kinh Đô Bình Dương, Công ty Cổ phần Ki Do, Công ty Cổ phần Vinabico, Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc, Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue. Và các Công ty liên kết như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân An Phước, Công ty Cổ phần Bất động sản Thành Thái. 3 BAN TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI HỖ TRỢ - Kế toán. - Nhân sự. - IT. - Đào tạo KHỐI CHI PHÍ - Sản xuất. - Mua hàng. - Logistic. KHỐI DOANH THU - Sales. - Marketing. - R&D SBU - Cookies - Cracker. - Snack. - Cakes. - Buns. - Cadies. - Kem, sữa chua. VĂN PHÒNG BAN TGĐ - Pháp chế. - Đầu tư. - Chiến lược. - PR. - Kiểm toán nội bộ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 7. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 4 Trong cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Kinh Đô thì: - Đại hội đồng cổ đông : Đại hội đồng cổ đông là quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền. - Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Đại hội. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty 9 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 5 năm. Ban kiểm soát : Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên nhiệm kỳ 5 năm. Ban Tổng Giám đốc : Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã đượcc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. 8. KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM GẦN ĐÂY Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Kinh Đô 3 năm gần đây KẾT QUẢ KINH DOANH N/2010 N/2011 N/2012 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,933,634,292,000 4,246,885,629,8 04 4,285,797,443,4 11 Giá vốn hàng bán 1,248,243,869,000 2,573,745,939,9 17 2,416,751,839,7 65 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 685,390,423,000 1,673,139,689,8 87 1,869,045,603,6 46 Doanh thu hoạt động tài chính 663,953,281,000 127,492,814,6 48 133,281,778,8 19 Chi phí tài chính 242,452,530,000 180,679,651,2 53 190,339,813,2 68 Chi phí bán hàng 347,589,484,000 943,673,596,9 25 958,733,196,4 93 Chi phí quản lý doanh nghiệp 141,634,937,000 331,706,403,9 79 343,004,410,3 48 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 617,666,753,000 344,572,852,3 78 510,249,962,3 56 Lợi nhuận khác 21,364,227,000 (2,285,214,1 04) (20,322,008,1 71) Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh 34,961,809,000 6,893,562, 118 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 673,992,789,000 349,181,200,3 92 489,927,954,1 85 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 578,611,860,000 278,635,436,8 86 357,429,691,4 01 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ 522,571,584,000 273,552,212,3 12 353,944,403,3 36 Lãi bản trên cổ phiếu 5,1 89 2 ,312 2 ,318 (www.ACBS.com.vn) Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ba năm liền (năm 2010, 2011, 2012) của Công ty Cổ phần Kinh Đô cho thấy hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoạt động tao nguồn thu chủ yếu cho Công ty và đảm bảo rằng doanh thu từ hoạt động này năm sau cao hơn năm trước. 5 Nhưng lợi nhuận năm 2011 đã giãm mạnh (gần 50%) so với năm 2010, đến năm 2012 sự phục hồi nhưng không đáng kể. Với sự tăng nhẹ của giá vốn hàng bán, sự gia tăng đáng kể của chi phí bán hàng như và quản lý doanh nghiệp. Cụ thể là do sự gia tăng của chi phí nguyên vật liệu đầu vào, điện, nước, xăng dầu, lương cho cán bộ công nhân viên … Bên cạnh đó là tình trạng lỗ do các hoạt động khác của Công ty mang lại. Tất cả đều bắt nguồn sự khó khăn của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam như sự tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế … Bên cạnh đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ làm giãm sức mua trong nền kinh tế. Bảng 4: Bảng tính các chỉ số sinh lợi NHÓM CHỈ SỐ SINH LỢI N/2010 N/2011 N/2012 EBIT/Doanh thu thuần % 37,05 10,98 13,63 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) % 16,99 7,24 9,05 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) % 11,25 5,04 6,25 (www.ACBS.com.vn) Tuy nhiên, khả năng sinh lời của Công ty vẫn được đảm bảo. Thể hiện qua các chỉ số EBIT/Doanh thu thuần, tỷ suất sinh lợi/vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời/tổng tài sản qua 3 năm 2010, 2011, 2012. Để được kết quả này, đó là cả một sự nổ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ lãnh đạo và công nhân toàn Công ty. Luôn hoạch định những chiến lược trung và dài hạn của Công ty trong sản xuất kinh doanh, dựa trên nền tảng là sức mạnh về nguồn lực bên trong và khả năng kiểm soát bên ngoài. Cùng với những phương án điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là những điều chỉnh này luôn phù hợp với những chiến lược chức năng về marketing, tài chính, công nghệ, nguồn lực và hệ thống thông tin. II. NĂNG SUẤT TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ 1. SỞ LÝ THUYẾT Năng suất phản ánh sự gia tăng về sản phẩm hoặc giá trị của quá trình sản xuất. Năng suất được tính toán bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được (sản phẩm, dịch vụ) với nguồn lực đã phải bỏ ra. Bản chất của năng suất theo tiếp cận mới bao gồm những nguyên tắc: - Năng suất phải tập trung vào giãm chi phí dưới mọi hình thức. - Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không vất vả hơn. - Nguồn nhân lực và khả năng tư duy của con người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đạt được năng suất cao hơn và hành động là kết quả của tư duy. - Tăng năng suất đồng nghĩa với đổi mới và cải tiến liên tục. - Năng suất được coi là biểu hiện của cả hiệu quả và hiệu suất trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục đích. - Năng suất theo cách tiếp cận mới là năng suất đi đôi với việc bảo vệ môi trường 6 Vì vậy, tăng năng suất ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như đối với quốc gia. Sự tăng trưởng về năng suất làm cho mức sống được cải thiện như nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng được thỏa mãn, còn người lao động được chi trả nhiều hơn. Đối với doanh nghiệp thì giãm thiểu các yếu tố đầu vào và gia tăng các yếu tố đầu ra. Trên thực tế, ba yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất là lao động, vốn, khoa học và nghệ thuật quản trị. Trong đó, khoa học và nghệ thuật quản trị vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Vì khoa học và nghệ thuật quản trị được xem như là một yếu tố sản xuất, là một nguồn lực, tiềm năng về kinh tế. Khoa học và nghệ thuật quản trị tạo ra những điều kiện tốt nhất để tăng năng suất thông qua việc cải tiến, đề xuất được rút ra từ sự vận dụng những kiến thức về kinh tế, xã hội và kỹ thuật. 2. THỰC TRẠNG CỦA KINH ĐÔ Dựa vào môi trường kinh tế vĩ mô, vi mô, đối thủ cạnh tranh và môi trường nội bộ của Công ty để xác định điểm mạnh, điểm yếu, hội và thách thức đối với công ty. a. ĐIỂM MẠNH - Thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng tín nhiệm. - Mạng lưới phân phối rộng. - Hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại. - Hoạt động nghiên cứu và phát triển mạnh. - Tiềm lực tài chính lớn. - Đội ngũ quản lý kinh nghiệm. - Giá thành hợp lý. - Chất lượng sản phẩm đảm bảo b. ĐIỂM YẾU - Chưa khai thác hết công suất của máy móc thiết bị. - Quản lý nguyên vật liệu tồn kho chưa hiệu quả. - Phong cách quản lý kiểu gia đình vẫn còn tồn tại. c. HỘI - Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng tăng. - Tiềm năng thị trường bánh kẹo trong nước còn lớn. - Nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng cao cấp ngày càng cao. - Mở rộng thị trường xuất khẩu khi gia nhập AFTA, WTO. 7 d. THÁCH THỨC - Sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới từ nước ngoài khi gia nhập AFTA, WTO. - Sự gia tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo trong nước. - Sự di chuyển nguồn nhân lực cao cấp sang các công ty nước ngoài trong tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao. 3. NĂNG SUẤT CỦA KINH ĐÔ TRONG QUÝ I NĂM 2013 a. Yếu tố đầu ra: Trong hoạt động quý I năm 2013, Kinh Đô đã sản xuất và kinh doanh các mặc hàng như Cookies, Cracker, Snack, bánh mì, bánh bông lan, kẹo, kem – sữa chua và một số các mặt hàng khác. Riêng bánh trung thu, là mặt hàng sản xuất và kinh doanh theo mùa vụ nên trong quý I không mặt hàng này. Bảng 5: Doanh thu theo từng nhóm sản phẩm Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Cookies 82.596 9,59 Bánh Trung thu - - Cracker 213.987 24,84 Snack 31.245 3,63 Bánh mì 100.909 11,71 Bánh Bông lan 161.986 18,81 Kẹo 19.801 2,30 Kem - Sữa chua 176.948 20,54 Khác 73.898 8,58 Tổng cộng 861.370 100 (www.kinhdo.vn) Hình 6: Biểu đồ minh họa doanh thu theo từng nhóm sản phẩm Qua biểu đồ minh họa trên, ta thấy Cracker, bánh bông lan, Kem – Sữa chua là các mặt hàng chủ lực của Công ty, chiếm tỷ trong lớn trong doanh thu. b. Yếu tố đầu vào: Các yếu tố đầu vào của Kinh Đô quý I năm 2013 bao gồm: 8 - Giá vốn hàng bán: Nguyên liệu chính được Công ty sử dụng trong sản xuất bánh bao gồm bột mì, đường, trứng, sữa, dầu ăn, bơ shortening, hương liệu khác. Vật liệu phụ gồm các loại bao bì đóng gói sản phẩm từ chất liệu polypropylene, KOP, . - Chi phí bán hàng: chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển. . . - Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,. . .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ. . .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng. . .) - Chi đầu tư máy móc thiết bị: được phân bổ đều theo thời gian Bảng 7: Các yếu tố đầu ra Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 501.288 62,36 Chi phí bán hàng 179.660 22,35 Chi phí Quản lý doanh nghiệp 79.968 9,95 Đâu tư máy móc thiết bị 42.889 5,34 Tổng cộng 803.805 100 (www.kinhdo.vn) Hình 8: Biểu đồ minh họa các yếu tố đầu ra Qua biểu đồ minh họa ta thấy, giá vốn hàng bán là khoản mục chi chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố đầu vào. Nên để kiểm soát tốt trong vận hành, đạt năng suất cao thì Kinh Đô cần phải kế hoạch kiểm soát tốt khoản mục này. c. Năng suất: Năng suấtKinh Đô đã đạt được trong quý I năm 2013: Yếu tố đầu ra Năng suất = Yếu tố đầu vào 9 861.370 = 803.850 = 1,07 Trong quý I năm 2013, năng suất của Kinh Đô là 1,07. Nghĩa là khi Kinh Đô sử dụng 1 đồng làm yếu tố đầu vào, sau quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh thì Kinh Đô đã tạo ra 1.07 đồng yếu tố đầu ra. 4. SO SÁNH 4.1 THỜI GIAN Bảng 9: Thống kê năng suất của Kinh Đô theo thời gian THỜI GIAN QUÝ III NĂM 2012 QUÝ IV NĂM 2012 QUÝ I NĂM 2013 ĐẦU RA 1.668.189 1.671.073 861.370 ĐẦU VÀO 1.588.041 1.564.873 803.850 NĂNG SUẤT 1.05 1.07 1.07 (www.kinhdo.vn) Theo số liệu thống kê cho thấy năng suất của Kinh Đô trong quý I năm 2013 đã giữ vững so với quý IV năm 2012 và tăng so với quý III năm 2012. Nhưng tồn tại một thực tế là cả yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của Kinh Đô trong quý I năm 2013 đều thấp hơn so với quý III và quý IV năm 2012. Đây là một nhược điểm của năng suất và tăng năng suất: Vì năng suất là một chỉ tiêu được phản ảnh bằng con số tương đối, nó không phản ánh được quy mô hoạt động. Khi năng suất tăng thể rơi vào các trường hợp sau: - Tăng yếu tố đầu ra: biểu hiện tích cực. - Giảm yếu tố đầu vào: biểu hiện tích cực. - Tăng yếu tố đầu ra và giảm yếu tố đầu vào: biểu hiện tích cực. - Tăng yếu tố đầu ra và tăng yếu tố đầu vào nhưng yếu tố đầu ra tăng nhiều hơn: chấp nhận được. - Giảm yếu tố đầu ra và giảm yếu tố đầu vào nhưng yếu tố đầu vào giảm vào giảm nhiều hơn: biểu hiện tiêu cực. 4.2 NGÀNH Bảng 9: Thống kê năng suất của Kinh Đô và các công ty cùng ngành ĐƠN VỊ BIBICA HẢI HÀ KINH ĐÔ ĐẦU RA 216.662 203.281 861.370 ĐẦU VÀO 251.953 201.241 803.850 NĂNG SUẤT 0,9 1,01 1,07 (www.ACBS.com.vn) 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan