VAI TRÒ, HIỆN TRẠNG và TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN đất NGẬP nước đồ sơn, hải PHÒNG

15 616 1
VAI TRÒ, HIỆN TRẠNG và TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN đất NGẬP nước đồ sơn, hải PHÒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc Gia Hà Nội TIỂU LUẬN VAI TRÒ, HIỆN TRẠNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NGẬP NƯỚC ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hạnh Lê Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội, 12/2012 DANH MỤC BẢNG HÌNH Hình 1: Phân ranh tự nhiên của một khu rừng ngập mặn theo độ mặn tăng dần từ trái sang phải Hình 2: Lưới thức ăn từ hệ sinh vật rừng ngập mặn Hình 3: Độ cao của sóng trước sau khi đi qua rừng Trang tại Bàng La, Đồ Sơn sau cơn bão Washi năm 2005 Hình 4: Bản đồ phân bố rừng ngập mặn cửa sông Văn Úc Bảng 1: Các loại đất ngập nước Đồ Sơn Bảng 2: Chỉ số NDVI rừng ngập mặn tại một số quận Hải Phòng qua các năm Bảng 3: Giá trị sinh học cửa sông Văn Úc MỞ ĐẦU Đất ngập nước là những vùng đấtđộ ẩm bão hòa, tạm thời hay vĩnh viễn. Đất ngập nước ở Việt Nam chiếm một lượng không nhỏ về diện tích số lượng, là nơi có trữ lượng tài nguyên sinh vật dồi dào. Tuy nhiên, do chưa đánh giá được tầm quan trọng cũng như độ đa dạng của các loại đất ngập nước nói riêng Đồ Sơn, Hải Phòng nói chung, việc bảo tồn sử dụng đất ngập nước không hiệu quả trong thời gian dài gây ra lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này. Trong khuôn khổ bài tiểu luận, tác giả phân tích các yếu tố tác động đến đất ngập nước Đồ Sơn, liệt kê các loại đất ngập nước hiện trạng phát triển của chúng. Từ đó, tác giả đánh giá tiềm năng đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả khai thác đất ngập nước tại khu vực này. TỔNG QUAN Đồ Sơn là bán đảo nằm phía Đông Nam Hải Phòng, phía Đông, Tây, Nam giáp biển, phía Bức giáp huyện Kiến Thụy. Bán đảo Đồ Sơn hình thành do bồi tụ phù sa từ sông Lạch Tray Văn Úc. Bán đảo có lịch sử hình thành từ triều Nguyễn, trải qua nhiều năm phát triển, hiện nay, bán đảo trở thành một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất miền Bắc. Hệ sinh vật bán đảo Đồ Sơn chịu ảnh hưởng từ nguồn tài nguyên cửa sông Văn Úc, vốn rất giàu có, sông Thái Bình Lạch Tray nên vốn rất đa dạng. Tuy nhiên, do quá trình khai thác quá mức trong thời gian dài,, hệ sinh vật Đồ Sơn bị suy giảm. Phần lớn, các hệ sinh thái còn tồn tại là hệ sinh thái nhân tạo . Địa hình Đồ Sơn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động thủy triều, sóng biển, lấn biển của cửa sông nâng trồi hoạt động canh tác của người dân, tạo nên địa hình đa dạng gồm 4 nhóm chính: đồi núi thấp ven biển, đồng bằng ngập triều không ngập triều, các bờ luồng, lạch nước biển. Chính vì vậy, đất ngập nước của Đồ Sơn tương đối đa dạng về loại hình, bao gồm đất ngập nước tự nhiên nhân tạo. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp hồi cứu tài liệu: tham khảo, tổng hợp chọn lọc những tài liệu liên quan đến đất ngập nước Đồ Sơn Phương pháp thực địa: khảo sát, kiểm tra thu thập thêm thông tin về đất ngập nước trong chuyến đi thực tập Đồ Sơn tháng 4/2012. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Các nhân tố môi trường khu vực: 1.1. Điều kiện địa hình: Các dạng địa hình Đồ Sơn bao gồm đồi núi thấp ven biển, đồng bằng ngập triều, đồng bằng không ngập triều bờ ngầm ngập nước. Bờ biển trải qua các giai đoạn kiến tạo khác nhau hàng năm vẫn lấn ra biển nhờ phù sa bồi tụ từ các con sông. Bề mặt địa hình bao gồm địa hình có nguồn gốc sông, địa hình nguồn gốc biển địa hình nguồn gốc sông – biển hỗn hợp. Chính vì vậy, Đồ Sơn có cả các dạng đất ngập nước thường xuyên không thường xuyên, đất ngập nước ven biển sâu trong nội địa. 1.2. Điều kiện khí hậu: Đồ Sơn nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng nhiệt ẩm phong phú. Độ ẩm trung bình mùa đông không dưới 80%, thường xuyên khoảng 90 – 95% vào mùa hè. Vào tháng 5, 6, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương nên độ ẩm dưới 50%. Ngoài ra, do vị trí sát biển, Đồ Sơn chịu ảnh hưởng của khối không khí đất – biển. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1660 mm, cao hơn mức trung bình của cả nước (1400 mm/năm). Mưa lớn tập trung cao nhất vào tháng 8 (325mm). Thêm vào đó, đây là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng từ các cơn bão. Mỗi năm có từ 1 – 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Đồ Sơn 5 – 6 cơn bão gián tiếp ảnh hưởng. Bão xuất hiện rải rác từ tháng 6 đến tháng 10 kèm theo gió (vận tốc 20 m/s) mưa. Ước tính, lượng mưa từ các cơn bão chiếm 25 – 30% lượng mưa cả năm. Ngoài ra, hiện tượng giông lốc xuất hiện với tần suất lớn (100 – 120 ngày/năm). Lượng ẩm phong phú kèm theo lượng mưa dồi dào là một trong những nguyên nhân chính hình thành các loại đất ngập nước nằm sâu trong nội địa bán đảo Đồ Sơn. 1.3. Đặc điểm thủy hải văn: Chế độ thủy văn: Đồ Sơn chịu ảnh hưởng từ chế độ thủy văn của ba con sông lớn Lạch Tray, Văn Úc Thái Bình. Đồ Sơn mang các đặc điểm đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Chế độ hải văn: Đồ Sơn chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biên độ lớn. Ven biển hình thành nhiều vũng vịnh vùng đất ngập nước ven biển điển hình. 1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng Đồ Sơn mang đặc điểm tiêu biểu của các loại đất ngập nước, bao gồm: - Đất cát đỏ tập trung gần cửa sông, hình thành do phù sa bồi tụ, là nơi được sử dụng để trồng lúa - Đất cát trắng ven biển - Đất chua phèn, pH 2, 5 – 3, 5 - Đất mặn sú vẹt, pH 6, 5 – 8, 3 tập trung ven biển, tại các bãi ngập triều không thường xuyên, thành phần là xác sú, vẹt. 2. Các hệ sinh thái ĐNN Đồ Sơn Dựa vào hệ thống phân loại của IUCN, đất ngập nước Đồ Sơn được chia thành các loại sau: Kiểu đất ngập nước Mô tả Thuộc biển Đất ngập nước dưới triều Thủy vực không có cây dưới 6m khi triều thấp, bao gồm cả vũng, vịnh eo biển Thảm thực vật dưới triều, chủ yếu là có tác dụng giữ phù sa, là nơi sinh đẻ của nhiều loài thủy hải sản Gian triều Bờ biển đá bao gồm vách đá bờ đá, hoặc bãi gian bùn triều, cát di động, các lạch triều Phân bố ven đảo Hòn Dáu Thuộc cửa sông Dưới triều Nước vùng cửa sông Thuộc vùng cửa sông Bạch Đằng Văn Úc Gian triều Bãi gian triều bùn cát Rừng ngập mặn gian triều, đất giàu mùn bã hữu cơ Phân bố ở rìa sông, cửa vịnh Đất ngập nước nhân tạo Nuôi trồng thủy hải sản Đầm nuôi bao gồm đầm tôm, cá Đất ngập nước Đất được tưới nước, kênh dẫn nước bao gồm ruộng lúa nước Đất cày ngập nước theo mùa Làm muối Ruộng muối nước muối Phân bố tại làng Bàng La Bảng 1: Các loại đất ngập nước Đồ Sơn (Nguồn: Giáo trình thực tập Đồ Sơn) 3. Hiện trạng các vùng đất ngập nước Đồ Sơn 3.1. Hiện trạng phát triển các đầm nuôi: Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành nghề chính của địa phương. Lượng hải sản nuôi trồng hàng năm đạt 750 tấn, giá trị 12, 5 tỷ đồng, đóng góp 1/3 lượng thủy hải sản đánh bắt nuôi trồng của địa phương. Diện tích nuôi trồng năm 2012 đạt 410ha, sản lượng 250 tấn (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 năm 2012, Ủy ban nhân dân Đồ Sơn). Tuy nhiên, thủy hải sản tại Đồ Sơn không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân khách du lịch. Phần lớn thủy hải sản Đồ Sơn nhập từ các nơi như Cát Bà, Móng Cái. Hiện nay, diện tích đầm nuôi đang thu hẹp dần, sản lượng nuôi trồng giảm do những nguyên nhân sau: - Ô nhiễm nước từ khu công nghiệp Đồ Sơn. Nước thải từ khu công nghiệp không qua xử lý, có chứa hóa chất hàm lượng kim loại nặng cao là nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất nước tại các khu vực lân cận. Từ khi khu công nghiệp Đồ Sơn được xây dựng, nước thải từ các nhà máy hòa vào hệ thống nước trong vùng làm chết tôm, cá những loài mẫn cảm với chất lượng nước, làm giảm sản lượng của các đầm nuôi xung quanh. - Mất diện tích nuôi trồng do dự án xây dựng sân golf. Gân Golf Đồ Sơn xây dựng hứa hẹn tạo ra hoạt động du lịch sinh kế mới của người dân trong vùng, nhưng đồng thời san lấp nhiều đầm nuôi trồng thủy sản để lấy diện tích xây dựng. Bên cạnh đó, người dân được đền bù tiền nhưng chưa được tạo lập sinh kế mới gây ra thất nghiệp nhiều tệ nạn khác. - Hệ thống thủy lợi bị phá vỡ: việc xây dựng sân golf khu công nghiệp đồng thời san lấp các kênh mương dẫn nước tới các đầm nuôi phía sâu trong vùng, phá vỡ hệ thống cấp thoát nước. Tham khảo ý kiến nhiều hộ dân nuôi trồng quanh khu vực sân golf vào tháng 4/2012 cho thấy, nước trong đầm nuôi được máy bơm bơm ra ngoài nhưng không có chỗ lưu thông nên lại được các đầm nuôi khác bơm vào. Nước chứa hàm lượng chất hữu cơ hòa tan TSS cao, làm giảm sản lượng nuôi trồng. - Hiện tượng thủy triều đỏ làm giảm lượng oxy trong nước, thủy sản bị chết ngạt; Theo ông Lê Thanh Tùng – phó trưởng phòng Công nghệ sinh học biển, viện Nghiên cứu hải sản cho biết, vào đợt lấy mẫu phân tích đầu tháng 4 năm 2012, tại khu vực Đồ Sơn, Cát Bà, hiện tượng thủy triều đỏ do loại tảo Noctiluca scintillans. Loại tảo này không sinh độc tố, nhưng với mật độ cao, sinh sản nhanh, chúng gây ra tình trạng cạn kiệt oxy chất dinh dưỡng trong thủy vực, làm chết các loài thủy sản. - Ảnh hưởng từ các đợt bão biển: bão biển gây ra sạt lở đê kè ngập úng trên diện rộng. Cơn bão biển ngày 18 tháng 9 năm 2011 gây ngập úng huyện Cát Hải, sạt đê Đồng Bài, hàng trăm hecta đồng muối, đầm thủy sản bị cuốn trôi. - Con giống nhiễm bệnh, chất lượng kém: hiện nay Đồ Sơn chưa có trung tâm nuôi trồng gây giống kiểm soát. Con giống từ Đồ Sơn được nhập ngoại từ các vùng như Hạ Long, Cát Bà, Đà Nẵng nên phần lớn nhiễm bệnh trên đường vận chuyển. 3.2. Hiện trạng phát triển rừng ngập mặn: Trước kia Đồ Sơn có rừng ngập mặn nhưng bị phá hủy trong quá trình định cư khai hoang. Từ năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Phòng phát động chiến dịch trồng mới rừng ngập mặn với sự cộng tác của các tổ chức tình nguyện. Đến nay, rừng được trồng mới nhưng chưa phục hồi được các chức năng cơ bản, đa dạng sinh học còn nghèo nàn. Rừng ngập mặn Đồ Sơn mới hình thành 3 lớp cây cơ bản: vẹt, đước mắm. Chỉ số phát triển rừng ngập mặn Đồ Sơn được tính theo NDVI – Chỉ số thực vật chuẩn (Normalized Different Vegetation Index), được sử dụng để đánh giá mật độ phân bố của thực vật tình trạng phát triển của cây trồng trên một diện rộng. Chỉ số NDVI thể hiện mức độ rậm rạp sức khỏe của thảm thực vật. Chỉ số này được tính bằng công thức: NDVI = (NRI – RED)/(NRI + RED) Trong đó: RED NIR là số đo phổ phản xạ thu được ở vùng bước sóng hồng ngoại cảm hồng ngoại tương ứng. Chỉ số NDVI dao động từ 0 -> 1, càng gần 1 chứng tỏ mật độ cây càng lớn. Năm 1989 Năm 1995 Năm 2001 Năm 2007 Kiến Thuỵ _ _ 0,19 0,19 Thuỷ Nguyên 0,25 0,23 0,19 0,2 Đồ Sơn _ _ 0,18 0,18 Bảng 2: Chỉ số NDVI rừng ngập mặn tại một số quận Hải Phòng qua các năm (Nguồn: Tạp chí khoa học công nghệ biển 2009) 3.3. Hiện trạng phát triển các vùng đất ngập nước khác: Nước triều thấp trung bình Nước triều cao trung bình Đước Mắm Bần Vẹt Dà Hình 1: Phân ranh tự nhiên của một khu rừng ngập mặn theo độ mặn tăng dần từ trái sang phải (Nguồn: Phan Nguyên Hồng) Đồ Sơn có nhiều vụng, là các vùng đất ngập nước thường xuyên ở sâu trong đất liền, phân bố ở bát vạn Đồ Sơn, từng được làm bến cá. Hiện nay, một số vụng trở thành bãi tắm, còn lại một cảng cá nhỏ gần đền Vạn Ngang. Đồ Sơn có một lạch triều được dùng làm bến cá lâu đời, hiện đang bị ô nhiễm nặng bởi nước thải từ các hoạt động sơ chế hải sản từ trên bờ bị nông hóa dần do tác động bồi lắng của phù sa. 4. Vai trò đất ngập nước Đồ Sơn đối với tự nhiên kinh tế - xã hội 4.1. Vai trò đất ngập nước Đồ Sơn đối với tự nhiên - Đóng góp quan trọng cho đa dạng sinh học địa phương Cửa sông Văn Úc Diện tích (ha) 6989.8 Số lượng cỏ 79 Số lượng chim 118 Số lượng thực vật 167 Số lượng các loại đất ngập nước 4 Số lượng các loài di trú 90 Số lượng các loài đặc hữu 2 Bảng 3: Giá trị sinh học cửa sông Văn Úc (Nguồn: dự án Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông Vịnh Thái Lan) - Sản xuất sinh khối, tạo nguồn thức ăn cho gia súc vật nuôi Tích lũy chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thủy hải sản. Đất ngập nước là nơi sinh sống của ấu trùng, ấu thể thủy hải sản. Ngoài ra, các vi sinh vật trong đất ngập nước bao gồm vi khuẩn, nấm sợi, nấm men, xạ khuẩn, có vai trò quan trọng trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ, tạo thành mùn bã giàu dinh dưỡng – thức ăn chính của các loại ấu thể hải sản. Hình 2:Lưới thức ăn từ hệ sinh vật rừng ngập mặn (Nguồn: Dianiel G. Spelchan) 4.2. Vai trò đất ngập nước Đồ Sơn đối với kinh tế- xã hội Đối với hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, rừng ngập mặn là nơi ươm giống cho các ấu trùng, ấu thể thủy sản cung cấp môi trường cho chúng phát triển, làm tăng năng suất địa phương. Bên cạnh đây, rừng ngập mặn có chức năng phòng hộ, chắn sóng, chắn bão. Độ cao tác động của sóng giảm đáng kể khi đi qua rừng ngập mặn. Nhờ thế, khu vực đầm nuôi được bảo vệ. Theo kết quả tính toán, độ cao của sóng khi đi qua rừng ngập mặn tại khu vực quận Bàng La, Đồ Sơn giảm 80 – 88%, tùy theo mật độ độ cao của cây.

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan