Tổng quan về các khu nhà ổ chuột trong đô thị trên thế giới

14 630 0
Tổng quan về các khu nhà ổ chuột trong đô thị trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về các khu nhà chuột trong đô thị trên Thế giới Họ và tên: Triệu Thị Quỳnh Liên Lớp : K54 – KHMT Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thu Hà Tổng quan: Sự có mặt của các khu nhà chuột trong những đô thị lớn đã không còn là một vấn đề mới lạ. Hơn thế, các khu chuột này còn đang chiếm một tỷ lệ ngày càng tăng các thành phố phát triển. Theo báo cáo về Chương trình định cư con người của Liên hiệp quốc (UN- habitat),2009, 43% dân số đô thị các nước đang phát triển như Kenya, Brazil, hay Ấn Độ và 78% dân số các nước kém phát triển như Bangladesh, Haiti, và Ethiopia phải sống trong các khu nhà chuột. Sự xuất hiện của các khu chuột như là một hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, mà nguyên nhân sâu xa là do vấn đề việc làm và quá trình bùng nổ dân số. Bài tiểu luận này sẽ đưa ra một cái nhìn chung nhất về các khu nhà chuột trong đô thị trên thế giới, hiện trạng và ảnh hưởng của chúng tới môi trường sinh thái của những đô thị này. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp kế thừa, hồi cứu: thu thập và tổng hợp các tài liệu, số liệu từ những báo cáo về Chương trình định cư con người của Liên hiệp quốc, liên minh thành phố không có khu chuột (City Alliance – city without slums), một số bài báo trên tạp trí khoa học và giáo trình “Sinh thái học và bảo vệ môi trường” – PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái. Kết quả nghiên cứu: Nội dung chính: - Khu nhà chuột là gì? Một vài đặc điểm của các khu nhà chuột. - Tại sao những khu nhà chuột lại phát triển? - Hiện trạng các khu nhà chuột trên Thế giới. - Khu chuột tại Việt Nam. - Mối đe dọa của các khu chuột với Kinh tế - Xã hội – Môi trường. - Một số giải pháp đang được thực hiện trên Thế giới để giảm số lượng các khu nhà chuột. 1 1. Khu nhà chuột là gì? Một vài đặc điểm của các khu nhà chuột: [2, 7] Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1820 tại London, thuật ngữ “khu chuột” đã được sử dụng để xác định chất lượng nhà nghèo nhất cùng với những điều kiện sống mất vệ sinh nhất. “Khu chuột”, trong suốt thế kỷ 19, mang ý nghĩa miệt thị và chia rẽ. Nhưng bước sang đầu thế kỷ 20, do pháp luật đã đưa ra những định nghĩa, tiêu chuẩn và điều khoản chặt chẽ hơn về các khu nhà ở, nên thuật ngữ “khu chuột” chỉ được sử dụng để đề cập đến nhà chất lượng thấp hơn hoặc không chính thức. Những nỗ lực đề xuất nhiều hơn định nghĩa về khu chuột chỉ mới được bắt đầu vào những năm gần đây. Theo UN-habitat, “khu chuột” được hiểu đơn giản là những khu vực đông dân cư trong đô thị, được đặc trưng bởi các ngôi nhà lụp xụp và bẩn thỉu. Định nghĩa này đã gói gọn các đặc điểm thiết yếu của một khu nhà chuột, bao gồm: mật độ dân cư cao và các tiêu chuẩn nhà thấp. Đây là hai tiêu chí đầu tiên để xác định được một khu chuột, thể hiện yếu tố về vật lý và không gian Bên cạnh đó, các tiêu chí về xã hội và hành vi cũng rất quan trọng khi xem xét một khu chuột. Về sau, UN-Habitat đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ và rõ ràng hơn, đó là: một hộ gia đình trong khu chuột như là một nhóm các cá nhân sống dưới một mái nhà trong một khu vực đô thị không thỏa mãn một hoặc nhiều tiêu chí sau đây: 1. Nhà kiên cố, có tính chất lâu dài để bảo vệ chống lại các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. 2. Không gian sống đầy đủ, có nghĩa là không quá ba người chia sẻ cùng một phòng. 3. Dễ dàng tiếp cận nước sạch với số lượng đầy đủ giá cả phải chăng. 4. Có đủ điều kiện vệ sinh cá nhân dưới dạng nhà tắm riêng hoặc nhà tắm công cộng có một số lượng hợp lý người dùng chung. 5. Bảo đảm quyền sử dụng, tức không bị nguy cơ đuổi ra khỏi nhà. 2 Thiếu sự tăng trưởng kinh tế Nhập cưThu nhập bất bình đẳng Thiếu nhà giá rẻNghèo Hình thành khu chuột Hình 1: Sự hình thành khu chuột [Nguồn: UN-Habitat, 2003] Những đặc điểm chính của một khu chuột bao gồm: - Thiếu các dịch vụ cơ bản: Thiếu các dịch vụ cơ bản là đặc điểm được đề cập thường xuyên nhất trong các định nghĩa khu chuột trên toàn thế giới. Trong đó, thiếu các cơ sở vệ sinh môi trường và nguồn nước an toàn là hai yếu tố quan trọng nhất. Một ví dụ trong số đókhu chuột tại Mirpur, Dhaka, Bangladesh, nhà từ khi mới được xây dựng đã không được trang bị nhà vệ sinh hay vòi nước. Hầu hết người dân sống trong các khu chuột đều không có những điều kiện dễ dàng để đến trường học, bệnh viện, hay nhiều khu vực công cộng khác. - Các khu nhà được xây dựng bất hợp pháp và không đạt tiêu chuẩn. - Tình trạng quá tải và mật độ dân cư cao. Có thể lấy ví dụ như tại khu chuột Juhu – Mumbai, nơi là bối cảnh của bộ phim “Slumdog Millionare” (triệu phú khu chuột), chứa hơn 60% dân cư của thành phố chỉ với gần 8% diện tích đất của thành phố. - Là những khu vực đặc biệt nhạy cảm: Tất cả các khu chuột đều không giống nhau. Chúng không chỉ không giống nhau về điều kiện sống, mà còn khác nhau về số lượng dân cư và thành phần dân tộc. Một khu chuộtthể đa dân tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo hoặc cũng có thể là nơi tồn tại của một làng nghề truyền thống. Vì thế, đây là những khu vực rất nhạy cảm. - Thường là những khu vực có nhiều chỉ tiêu xã hội đang trên đà tuột dốc (như tỉ lệ tội phạm và tình trạng thất nghiệp đang gia tăng nhanh chóng). - Là nơi gặp phải những vấn đề lớn về an ninh hay sự công nhận của nhà nước. Ai sẽ là người bảo vệ họ chống lại mối đe dọa sẽ bị đuổi đi? - Trở thành biểu hiện dễ thấy nhất của “nghèo đô thị” trong quá trình phát triển của các thành phố trên thế giới. 2. Tại sao những khu nhà chuột lại phát triển? [1, 2, 6, 7] Sự tồn tại của những khu nhà chuột hiện nay không còn là một vấn đề mới. Chúng đã phát triển như một phần dường như không thể tránh khỏi trong quá trình đô thị hóa của hầu hết các thành phố. Các khu nhà chuột được hình thành nhằm giải quyết những vấn đề về nơi ở, đất đai hay giá cả cho đại bộ phận những người nghèo sống trong đô thị. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của những khu nhà chuột chủ yếu là do sự gia tăng dân số đô thị và tình trạng quản lý của nhà nước. Trong báo cáo “Chương trình định cư con người của Liên hợp quốc” – 2003, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự có mặt của những khu chuộtdo “chế độ tắc nghẽn” (regimen of congestion) đặc trưng cho các thành phố buôn bán mới của thế kỷ 16. Sự tràn lan nhanh chóng đến các thành phố của người nghèo nhập cư tìm kiếm việc làm tạo ra một nhu cầu rất lớn về nơi ăn nghỉ. Phần lớn nhà mới cho người nhập cư được phát triển hoặc tái phát triển với mật độ ngày càng cao và chất lượng ngày càng kém hơn. Từ đó hình thành nên 3 các khu chuột. Ngày nay, dân số trong những khu vực thành thị đã chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Tình trạng di cư này có thể được giải thích bằng một số lý do như: do yếu tố bên ngoài tác động (Một số người di cư bởi các yếu tố như thiên tai, các thay đổi sinh thái bền vững, nhu cầu học tập,…), do thu nhập từ nông nghiệp thấp, triển vọng công việc tốt hơn từ đô thị,… Những thành phố nào có nền kinh tế càng phát triển thì sự phân tầng đô thị, thể hiện qua các khu chuột, ngày càng lớn. Một lí do khác khiến cho các khu nhà chuột phát triển là công tác quản lý của nhà nước còn chưa tốt, cụ thể là: - Chính phủ các nước thường không công nhận quyền lợi của những người nghèo trong đô thị. Những qui hoạch được đưa ra thường có ảnh hưởng tới lợi ích của người nghèo, từ đó đẩy họ vào sinh sống trong những khu nhà chuột. - Nhiều quốc gia chỉ đơn giản là không thể đáp ứng đủ nhanh với quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Những người di cư thường tìm đất và xây nhà trước khi Chính phủ có cơ hội tìm hiểu về sự tồn tại của họ. - Thái độ của Chính phủ đối với đô thị hóa cũng là một yếu tố quan trọng. Một số Chính phủ có một cách tiếp cận thù địch với quá trình đô thị hóa. Họ tin rằng nếu họ cung cấp dịch vụ đô thị cho người nghèo, nó sẽ thu hút đô thị hóa và tạo cơ hội cho các khu nhà chuột phát triển. - Chính phủ có cách tiếp cận thụ động đối với quá trình đô thị hóa. Họ hoặc là không có các công cụ lập kế hoạch để đối phó với quá trình đô thị hóa đang nhanh chóng diễn ra, hoặc các công cụ tại chỗ không đủ đáp ứng với tình trạng thực tế. 3. Hiện trạng các khu nhà chuột trên Thế giới: [3, 4, 5, 6] Hình 2: dân cư trong các khu chuột trên Thế giới (%). [Nguồn: UN-Habitat, 2001] Như đã trình bày trong những phần trước, sự phát triển của các khu nhà chuột trong thành phố là quá trình diễn ra song hành với quá trình đô thị hóa. Đến năm 2010, theo ước tính của UN-Habitat, 50,6% tổng dân số thế giới (hay 3,49 tỷ người) hiện sinh sống trong các khu vực thành thị. Trong đó, gần 1 tỷ người (hay 32,7%) đang sống trong các khu nhà 4 chuột, và phần lớn tập trung tại những nước đang phát triển thuộc khu vực châu Phi, châu Á và châu Mĩ Latinh. Bảng 1 đã thể hiện sự thay đổi số dân thành thị sống trong các khu chuột tại những khu vực đang phát triển giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2010. Qua đó, ta thấy được xu hướng tăng dân số chung những khu định cư này. Khu vực phía dưới Saharan – châu Phi chính là nơi có số dân tăng đều và lớn nhất trong số các khu chuột trên toàn thế giới. Bảng 1: số dân thành thị đang sống trong các khu chuột, 1990-2010. Dân số tại khu chuột trong đô thị (nghìn người) Khu vực chính 1990 1995 2000 2005 2007 2010 Các khu vực đang phát triển 656,739 718,114 766,762 795,739 806,910 827,690 Bắc Phi 19,731 18,417 14,729 10,708 11,142 11,836 Châu Phi – cận Saharan 102,588 123,210 144,683 169,515 181,030 199,540 Mỹ Latinh & Caribbean 105,740 111,246 115,192 110,105 110,554 110,763 Đông Á 159,754 177,063 192,265 195,463 194,020 189,621 Nam Á 180,449 190,276 194,009 192,041 191,735 190,748 Đông Nam Á 69,029 76,097 81,942 84,013 83,726 88,912 Tây Á 19,068 21,402 23,481 33,388 34,179 35,713 Châu Đại Dương 0,379 0,421 0,462 0,505 0,524 0,556 Tỷ lệ dân số đô thị trong các khu chuột (%) Khu vực chính 1990 1995 2000 2005 2007 2010 Các khu vực đang phát triển 46.1 42,8 39,3 35,7 34,3 32,7 Bắc Phi 34.4 28,3 20,3 13,4 13,4 13,3 Châu Phi – cận Saharan 70 67,6 65 63 62,4 61,7 Mỹ Latinh & Caribbean 33.7 31,5 29,2 25,5 24,7 23,5 Đông Á 43.7 40,6 37,4 33 31,1 28,2 Nam Á 57.2 51,6 45,8 40 38 35 Đông Nam Á 49.5 44,8 39,6 34,2 31,9 31 Tây Á 22.5 21,6 20,6 25,8 25,2 24,6 Châu Đại Dương 24.1 24,1 24,1 24,1 24,1 24,1 Nguồn: UN-Habitat, 2010 [5] 5 Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, số lượng cư dân khu chuột các nước đang phát triển tăng từ 767 triệu đến 828 triệu người. Theo ước tính đến năm 2020 có thể đạt tới 889 triệu người. [6] Tuy nhiên, bên cạnh xu thế tăng dân số chung, một số quốc gia đã thành công trong việc giảm số lượng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân sống tại những khu định cư này. Các quốc gia: Indonexia, Ma-rốc, Argentina, Colombia, Ai Cập và Cộng hòa Đô-mi-ni-ca có tỷ lệ các khu chuột giảm từ 30 đến gần 50%, cao nhất trên thế giới. Theo ước tính của UN-Habitat, 227 triệu người sống trong các khu chuột đã được di chuyển ra các khu vực với điều kiện sống tốt hơn. Châu Á là khu vực đứng vị trí đầu tiên về những nỗ lực thành công để đạt được mục tiêu này (chiếm khoảng 74% nỗ lực của toàn thế giới). Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ đã cải thiện chất lượng cuộc sống của 125 triệu người; Indonexia, Thổ Nhĩ Kì và Việt Nam cũng được ghi nhận về những cải thiện trong chất lượng các khu nhà chuột. [5] Tại châu Phi, cuộc sống của khoảng 24 triệu người những khu chuột ước tính đã được cải thiện trong thập kỷ qua, đại diện cho 12% nỗ lực thu hẹp các khu chuột toàn cầu (Morocco và Tunisia là hai nước thành công nhất). Bắc Phi, là khu vực duy nhất thuộc phạm vi các nước đang phát triển, có cả số lượng và tỷ lệ cư dân khu chuột giảm liên tục từ năm 1990 – 2010 (từ 20% xuống 13%). 13% những nỗ lực còn lại thuộc về khu vực châu Mỹ latinh và vùng Caribbean (khoảng 30 triệu người đã di chuyển ra khỏi các khu chuột). 4. Khu chuột tại Việt Nam. Lý do duy nhất khiến nhà “ổ chuột” không tràn lan VN như nhiều nước đang phát triển khác, theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), là VN có chính sách cho phép, chấp nhận hoạt động xây dựng nhà tự phát, chi phí thấp cộng với sự năng động của các hoạt động xây dựng, cho thuê nhà quy mô nhỏ. Đây là một đặc điểm rất khác biệt nếu so sánh với những thành phố những nước thậm chí có thu nhập thành thị cao hơn (như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Brazil .). Ngoài ra, “chính tập quán của người Việt chấp nhận việc chung sống nhiều thế hệ cả nông thôn và thành thị cũng góp phần cải thiện phần nào điều kiện nhà cho các đối tượng thu nhập thấp nhiều hơn so với những nước có điều kiện tương đồng” - WB đánh giá. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo: mặc dù những mô hình này cho đến nay đã phát huy hiệu quả nhưng tỉ lệ và quy mô đô thị hóa của các thành phố VN trong vòng 20 năm nữa đòi hỏi phải có một chiến lược nhà thu nhập thấp cụ thể để tránh sự hình thành của những “khu chuột” về sau này. Tăng thu nhập đô thị cũng sẽ dẫn đến tăng cầu về diện tích sử dụng trên đầu người.  TP.Hồ Chí Minh: Ngay giữa lòng TP.HCM, bên cạnh những cao ốc sang trọng, hiện đại vẫn còn tồn tại những khu nhà lụp xụp, “ổ chuột”. Những khu vực ấy tập trung chủ yếu tại các quận 3, 4, 7, 8, Bình Thạnh, Gò Vấp… Trong những ngôi nhà ọp ẹp, nhà vệ sinh tạm bợ, thiếu điện, thiếu nước, rác vứt ngổn ngang… người dân phải sống trong tình trạng mất 6 vệ sinh trầm trọng. Những ngôi nhà này thường nằm sâu trong các con hẻm chỉ lọt một người đi, hay được gác sơ sài trên những dòng kênh đen ngòm quanh năm bốc mùi hôi thối. Chỉ cách trung tâm TP. HCM khoảng 20-30 phút đi xe máy, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những khu dân cư lao động nghèo rất tồi tàn nằm dưới gầm cầu Nguyễn Tri Phương (quận 8). Một góc khu nhà "ổ chuột" quận 8, TP.HCM.  Hà Nội: Bãi đất hoang Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) là nơi sinh sống của vài trăm con người làm nghề ve chai. Nó lọt thỏm giữa những khu nhà cao tầng, có rào chắn xung quanh, có bảo vệ nên người ngoài không biết đến sự tồn tại của "khu chuột" này. đây có 5 dãy nhà nối tiếp nhau, trong mỗi nhà có khoảng mấy chục căn phòng nhỏ. Diện tích mỗi căn phòng là gần 5m 2 . Sinh hoạt của họ tối giản hết mức có thể, vắng mặt hoàn toàn đài đóm, tivi. 5. Mối đe dọa của các khu chuột với Kinh tế - Xã hội – Môi trường: [3, 8, 9, 10, 11, 12, 13]  Kinh tế: Sự hình thành của khu chuột đã đem lại cả những bất lợi và thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. 7 Một số bất lợi có thể dễ dàng thấy được từ các khu chuột đó là: tạo ra sự bất an, mất cân bằng trong thị trường nhà ở, ngăn cản quá trình đầu tư. Điều này xảy ra do việc mọc lên tràn lan của những ngôi nhà chuột bất hợp pháp, tạo nên sự lũng đoạn trong thị trường nhà ở, chênh lệch giá cả sẽ xảy ra và kéo giá thành nhà xuống, từ đó làm giảm đầu tư. Bất lợi tiếp theo về kinh tế mà các quốc gia có các khu chuột gặp phải là làm thất thoát ngân sách nhà nước (thuế đất, nâng cấp và quy hoạch lại các khu chuột), giảm đầu tư phát triển tại nông thôn, tăng tỉ lệ thất nghiệp, … [10] Có thể lấy ví dụ như hoạt động hỗ trợ xây dựng nhà cho các hộ gia đình nằm trong khu chuột tại Bangalore, Ấn Độ của cơ quan nước sạch và vệ sinh môi trường. Tổ chức này sẽ tạo điều kiện để mỗi hộ gia đình có thể vay được khoảng 500$ từ ngân hàng để xây dựng một ngôi nhà…[11] Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận vai trò của các khu chuột trong quá trình phát triển kinh tế nhiều nước trên thế giới. Một ví dụ nổi tiếng để minh chứng cho điều này là khu chuột lớn nhất thế giới Dharavi nằm ngoại ô Mumbai, Ấn Độ. Đây là nơi sinh sống và làm việc của hơn 1 triệu người trong một diện tích khoảng 750 ha. Các hoạt động kinh tế không chính thức như bán hàng rong, công nhân xây dựng, tài xế taxi, thợ may, thợ hồ, và hàng trăm nghề nghiệp khác ước tính đã đem lại cho nền kinh tế Ấn Độ một con số khó tin là 600 triệu $ đến hơn 1 tỷ $ mỗi năm. Các chuyên gia cũng ước tính khu vực không chính thức mới là động cơ chính cho sự tăng trưởng kinh tế hằng năm nước này và tạo ra tới 90% công ăn việc làm trên toàn quốc. Bất chấp các kế hoạch giải tỏa và xóa bỏ đầy tham vọng nhưng thiếu khả thi của chính quyền, Dharavi vẫn tiếp tục tồn tại và đến giờ có thể coi đó là một đặc khu kinh tế cho những người nghèo. [9] Hình 3: Khu chuột Dharavi Mumbai, Ấn Độ Hình 4: Dharavi có thể gọi là một đặc khu kinh tế tự tạo cho người nghèo. Nguồn: Adam Ferguson, The New York Times, 2011  Du lịch: Ngày nay, có một hiện tượng ngày càng phổ biến và được xem là góp phần phát triển kinh tế tại những thành phố có khu chuột đó là du lịch tại khu chuột. Hình thức này có thể bắt gặp tại một số khu chuột nổi tiếng như Mumbai (Ấn Độ), Riode Janeiro (Brazil), Kibera (Kenya) hay Jakarta. 8 Mặc dù mức độ phổ biến của hình thức du lịch này ngày càng tăng nhưng vẫn xuất hiện nhiều tranh cãi. Những người ủng hộ thì cho rằng du lịch tại các khu chuộtthể đóng góp cho sự thay đổi bộ mặt của Khu chuột và cũng là một cách hợp pháp để chống lại đói nghèo. Họ cho rằng các tour du lịch có thể giúp du khách hiểu rõ hơn về thế giới, từ đó sẽ có cái nhìn “từ bi” hơn [13]. Tuy nhiên, bên còn lại thì đưa ra nhiều chỉ trích về hình thức này. Theo ý kiến của họ, du lịch tại những khu nhà chuột sẽ làm phẩm giá của người dân bị vi phạm bởi cái nhìn của du lịch [12], người nghèo sẽ bị bóc lột và du khách thì sẽ chỉ có cái nhìn hời hợt về toàn bộ khu chuột. Nếu các tour du lịch dựa vào cộng đồng, nơi những khuôn mẫu tiêu cực được thử thách và người dân địa phương được kiểm soát và hưởng lợi từ hoạt động du lịch, thì điều này có thể mang lại lợi ích thực sự và lâu dài cho một số cộng đồng nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các nhà điều hành tour du lịch sẽ tiếp thị du lịch của họ là mang lại lợi ích cho cộng đồng. Và đó chính là khó khăn cho khách du lịch để biết được tour du lịch mình chọn có mang lại lợi ích thực sự cho cộng đồng tại khu chuột đó hay chỉ là quảng cáo tiếp thị và bóc lột [13]. Có thể lấy ví dụ ngay hai khu chuột tại Brazil là Riode Janeiro và Rocinha. Hình thức du lịch tại khu chuột rất được phát triển tại Brazil với ước tính lượng du khách hàng năm là 40000 khách/năm. Khu chuột tại Riode Janeiro được xem là mang lại lợi ích cho người dân khi Favela Tour (công ty du lịch khu chuột đầu tiên tại đây) đồng ý hoàn trả 80% lợi nhuận thu được cho người dân chuột. Bên cạnh đó, họ còn đề ra các quy tắc đối với du khách tham quan đó là: cấm máy ảnh và giới hạn một nhóm khách tham quan chỉ gồm 6 người. Trong khi đó, cũng tại Brazil, khu chuột Rocinha lại không được nhìn nhận theo hướng tích cực. Khi những người dân khu ô chuột được hỏi về lợi ích thực tế hay những thay đổi mà du lịch mang đến cho cộng đồng của họ, thì câu trả lời hầu hết đều là “không” [13]. Lợi ích thực tế của người dân chỉ đạt một tỷ lệ phần trăm nhỏ và chủ yếu hướng tới những người có liên quan tới các hoạt động du lịch như bán đồ lưu niệm hay các nghề thủ công mỹ nghệ. Mặc dù còn nhiều vấn đề nảy sinh trong hình thức du lịch tại các khu chuột, nhưng hầu hết những người dân sống tại đây đều tin rằng du lịch có khả năng tác động tích cực đến đời sống của họ, như: mang lại nguồn tài chính cho các dự án xã hội tại đây hay tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.  Xã hội: Những khu chuột xuất hiện còn kéo theo nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Dưới đây là một số vấn đề thường xảy ra tại các khu định cư này: [3] Đầu tiên là vấn đề thiếu nguồn cung cấp nước sạch khiến cho tình trạng mắc các bệnh về đường nước tăng cao. châu Phi cận Sahara, những người sống trong các khu nghèo đói phải chi ít nhất 1/3 thu nhập của họ để điều trị các bệnh lây truyền qua đường nước như tiêu chảy, sốt rét,… Hay tại Honduras, các gia đình sống tại vùng ngoại vi thành phố Tegucigalpa phải trả 1$ cho một ngày nước. Tuy nhiên, ngay cả với giá cao, nước vẫn có thể bị ô nhiễm, trẻ em bị ngộ độc. Điều đó cho thấy, nước uống cho cư dân khu chuột thường xuyên không được cung cấp đầy đủ hoặc bị ô nhiễm. 9 Vấn đề thứ hai là tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Theo UN-Habitat – 2006, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em tỷ lệ thuận với mức độ có mặt của các khu nhà chuột trên thế giới. Các quốc gia như Bangladesh, Ethiopia, Guatemala, Haiti, Ấn Độ, Napal và Niger đều là những nước có tỷ lệ nhà chuột cao và cũng có tỷ lệ cao nhất về trẻ em suy dinh dưỡng: 4/10 trẻ em trong các khu chuột bị suy dinh dưỡng, như vậy cao gấp 20 lần so với các nước phát triển. một số quốc gia, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại khu chuột còn gần bằng với khu vực nông thôn và gấp nhiều lần các khu vực không có nhà chuột. Ví dụ như: tại Ethiopia, tỷ lệ tại khu chuột/nông thôn/đô thị không có khu chuột là 47% / 49% / 27%. Hình 5: tỷ lệ trẻ em thiếu cân tại từng khu vực một số nước trên thế giới Nguồn: UN-HABITAT, 2005 Urban Indicators Programme. Tỷ lệ trẻ tử vong là vấn đề tiếp theo, có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ nghèo đô thị và đặc biệt là tỷ lệ số hộ gia đình trong khu chuột [3]. Châu Phi cận Sahara và Nam Á là hai khu vực có tỷ lệ trẻ em chết trước 5 tuổi cao nhất trên thế giới. Nguyên nhân của vấn đề này là do trẻ càng ít tuổi càng có nguy cơ bị nhiễm các bệnh tật và độc tố từ bên ngoài môi trường. Bên cạnh đó, điều kiện môi trường tại các khu nhà chuột cũng luôn trong tình trạng ô nhiễm và người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận y tế. Năm căn bệnh chính là viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét, sởi và HIV/AIDS đã chiếm hơn 50% các ca tử vong của trẻ em. 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan