Tổng quan tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ

9 622 7
Tổng quan tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG ------------o0o----------- BÁO CÁO TIỂU LUẬN “TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC VÙNG ĐỚI BỜ” GV BỘ MÔN: TS. VÕ LÊ PHÚ HV THỰC HIỆN: DƯƠNG ĐÌNH NAM - MSHV: 10260576 Tp.HCM, tháng 04 năm 2011 Tổng quan tác động của Biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ Trang 1 / 10 TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC VÙNG ĐỚI BỜ TÓM TẮT Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự gia tăng của nhiệt độ gây hiện tượng băng tan, dẫn đến sự dâng lên của mực biển trên phạm vi toàn cầu, tác động trực tiếp đến diện tích đất và hệ sinh thái của các vùng đới bờ. Kết quả là diện tích đất bị mất do ngập lụt, xói mòn; suy kiệt nguồn nước ngọt, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nông-lâm ngư nghiệp do sự xâm nhập mặn; các công trình cơ sở hạ tầng ở khu vực này như giao thông, thủy lợi, văn hóa - giáo dục, v.v… sẽ bị ngập lụt và phá hủy bởi lũ lụt; dịch bệnh và đói nghèo sẽ gia tăng… Bài viết này đánh giá tổng quát về ảnh hưởng của BDKH đến các vùng đới bờ và một số đề xuất nhằm thích ứng với BDKH cho các khu vực này trong tương lai. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, vùng đới bờ, tổn thương, . 1. DẪN NHẬP Hiện trạng phát thải quá nhiều chất khí như CO 2 , CH 4 , N 2 O, CFCs, . vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, tạo nên hiện tượng nóng lên toàn cầu qua các biểu hiện như: sự gia tăng nhiệt độ trung bình dẫn đến băng tan ở hai cực trái đất và ở các vùng núi cao; sự chuyển dịch bất thường các khối không khí toàn cầu gây nên các thay đổi thời tiết khác thường. Nước biển và đại dương đang mở rộng và dâng cao. Các vùng đất thấp, vùng đất ngập nước và vùng ven biểncác khu vực nhạy cảm đặc biệt dưới các tác động tiêu cực của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Cộng đồng dân cư các vùng này sẽ là nhóm chịu nhiều tổn thương. Xu thế dịch chuyển dân số cơ học sẽ xảy ra nhanh hơn và khó phán đoán. [1] Trên thực tế, hiện tượng dâng cao của nước biển đã diễn ra trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 và đã gây nên những tác động rõ ràng như: [2] - Gây ngập lụt cho những vùng đất thấp nhất của đồng bằng thông với biển, không có đê bảo vệ; - Sạt lở bờ biển, cửa sông, bờ sông, v.v…; - Các vùng nội đồng thông qua các cửa sông lớn, gây ngập nước các vùng nội đồng, cản trở việc thoát lũ, thoát nước mưa. Ngập lụt sẽ sâu hơn, kéo dài hơn, gây tác động lớn đến độ bền của công trình, cản trở việc tiêu thoát nước cho các vùng đô thị, các khu dân cư, ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn của cơ sở hạ tầng; - Mực nước biển dâng cao kéo theo sự nâng cao của mốc xói mòn cơ bản, làm biến dạng sóng thủy triều, gia tăng năng lượng thủy triều, làm thay đổi tương quan giữa các quá trình Sông – Biển, thay đổi cân bằng nước, bùn cát. Khu vực nhạy cảm nhất là các vùng cửa sông và các thủy vực trong hệ thống Sông – Biển. Môi trường vật lý, môi trường sinh học của tất cả các thủy vực sẽ thay đổi. Vùng đới bờ rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng địa phương nói chung và các quốc gia nói riêng vì những tài nguyên phong phú và quý hiếm của nó. Vùng đới bờ có một hệ thống gồm nhiều tài nguyên, nó cho không gian, cung cấp các tài nguyên sinh học và phi sinh học cho hoạt động của con người và chức năng điều hòa môi trường tự nhiên Học viên: Dương Đình Nam – CHQLMT khóa 2010, ĐHBK Tp.HCM GVHD: Ts. Võ Lê Phú Tổng quan tác động của Biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ Trang 2 / 10 cũng như nhân tạo. Đồng thời, vùng đới bờ cũng là hệ thống được nhiều người sử dụng. Con người sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự sống (như nước và thức ăn), cho các hoạt động kinh tế (như không gian, các tài nguyên sinh học và phi sinh học) và cho nghĩ ngơi, giải trí (các bãi biển, rạn san hô). Chính vì vậy, việc nghiên cứu các tác động của BDKH đến các vùng đới bờ là rất cần thiết, nhằm đánh giá, xác định qui mô và mức độ ảnh hưởng đối với các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cuộc sống của con người ở các khu vực này, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của vùng [3]. 2. CÁC PHỎNG ĐOÁN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Theo báo cáo gần đây nhất của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) vào tháng 2 năm 2007 (Climate Change 2007: Synthesis Report) đã có kết luận: Sự nóng lên toàn cầu của hệ thống khí hậu hiện nay là chưa từng có và rất rõ ràng từ những quan trắc nhiệt độ đại dương và không khí trung bình toàn cầu, sự tan chảy của băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn và sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu:[4] – Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 – 2005) là 0,74 o C; Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,13 o C / 1 thập kỷ, gấp 2 lần xu thế tăng của 100 năm qua. – Nhiệt độ trung bình ở Bắc cực đã tăng với tỷ lệ 1,5 o C / 100 năm, gấp 2 lần tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu, nhiệt độ trung bình ở Bắc cực trong 50 năm cuối thế kỷ XX cao hơn bất kỳ nhiệt độ trung bình của 50 năm nào khác trong 500 năm gần đây và có thể là cao nhất, ít nhất là trong 1.300 năm qua. – Nhiệt độ trung bình ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 3 o C kể từ năm 1980. – 11 / 12 năm gần đây (1995 – 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất trong chuỗi quan trắc bằng máy kể từ năm 1850. – Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8 mm/năm trong thời kỳ 1961 – 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1 mm/năm trong thời kỳ 1993 – 2003. Tổng cộng, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,31 m trong 100 năm gần đây. – Chính sự tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực đã làm cho mực nước biển tăng nhanh hơn trong thời kỳ 1993 – 2003. Ngoài ra, nhiệt độ trung bình của đại dương toàn cầu tăng lên (ít nhất là tới độ sâu 3.000 m) cũng góp phần vào sự tăng lên của mực nước biển (giãn nở nhiệt của nước biển). – Số liệu vệ tinh cho thấy, diện tích biển băng trung bình năm ở Bắc cực đã thu hẹp 2,7% / thập kỷ. Riêng mùa hè giảm 7,4% / thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở Bắc bán cầu đã giảm 7% kể từ năm 1990, riêng trong mùa xuân giảm tới 15%. Tại Việt Nam, vào tháng 6 năm 2009, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã công bố các kịch bản BDKH, đặc biệt là nước biển dâng. Cuối năm 2010 đã hoàn thành việc cập nhật các kịch bản BDKH tại Việt Nam cho từng giai đoạn từ năm 2010 – 2100. Một vài dự báo trong kịch bản được lựa chọn cho các giả pháp giảm nhẹ và thích ứng với BDKH tại Việt Nam như sau [5]: – Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ nước ta có thể tang 2,3 o C so với trung bình thời 1980- 1999. Mức tang nhiệt độ giao động từ 1,6-2,8 o C ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc (bắc đèo Hải Vân) tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng, nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè; Học viên: Dương Đình Nam – CHQLMT khóa 2010, ĐHBK Tp.HCM GVHD: Ts. Võ Lê Phú Tổng quan tác động của Biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ Trang 3 / 10 – Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa vào mùa khô giảm. Tính chung cả nước, lượng mưa vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam; – Vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể tăng thêm khoảng 30 cm và cuối thế kỷ 21 mức nước biển có thể dâng thêm 75cm so với thời kỳ 1980-1999. Như vậy, băng tan và nhiệt độ tăng làm nở thể tích trung bình của nước được coi là 2 nguyên nhân chính dẫn đến mức nước đại dương cao dần lên làm ngập các đồng bằng thấp ven biển. Các hệ quả điển hình của BDKH được thể hiện qua các hình như sau: Hình 1: Sự thay đổi nhiệt độ, mực nước biển toàn cầu và tảng băng ở Bắc cực [Nguồn: IPCC, 2007] Học viên: Dương Đình Nam – CHQLMT khóa 2010, ĐHBK Tp.HCM GVHD: Ts. Võ Lê Phú Tổng quan tác động của Biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ Trang 4 / 10 Hình 2 Sự tan chảy của các núi băng ở Austrila Hình 3 Sự thay đổi của các dòng hải lưu 3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC VÙNG ĐỚI BỜ Rủi ro vật lý gia tăng tới các khu vực đớt bờ là kết quả kết hợp các yếu tố liên quan đến BDKH bao gồm sự gia tăng mực nước biển và sự tăng tần suất và quy mô gió xoáy nhiệt đới. Gió và lượng mưa lớn sẽ dẫn đến tăng nguy cơ ngập lụt và sụt lún đất các vùng đới bờ. Đất nông nghiệp bị thu hẹp sẽ dẫn tới thiếu lương thực. Sự đói nghèo do mất đất canh tác, mất nhà cửa, tài sản và nạn dịch bệnh hoàn thành sẽ xuất hiện ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề do BDKH. Theo IPCC, vùng bị tổn thương nặng nhất về sản xuất nông nghiệp do BDKH là các Học viên: Dương Đình Nam – CHQLMT khóa 2010, ĐHBK Tp.HCM GVHD: Ts. Võ Lê Phú Tổng quan tác động của Biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ Trang 5 / 10 đồng bằng ở Châu Á và Châu Phi; ở khu vực Châu Á bao gồm các đồng bằng như Ganges- Brahmaputra (Bangladesh), Yangtze (Trung Quốc) và đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam). Sản xuất lúa gạo tại châu Á có thể sẽ giảm 4% trong thế kỷ này. Ở Ấn Đô, nếu nhiệt độ không khí gia tăng 2 o C, năng suất lúa sẽ giảm 0,75 tấn / ha và tại Trung Quốc năng suất lúa nước trời sẽ giảm từ 5 đến 12%. Bốn mươi quốc gia vùng cận Sahara ở châu Phi sẽ giảm sản lượng cây lương thực lấy hạt từ 10 đến 20% do BDKH. Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) gần đây dự báo, đến năm 2070 mức độ tổn thương do BDKH và mực nước biển tăng đến 130 thành phố cảng trên thế giới là khoảng một nửa số dân trong số các thành phố này sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp do ngập lụt, đặc biệt, tất cả các thành phố này thuộc khu vực châu Á. Báo cáo cũng cho thấy, khoảng 30-35 % diện tích đất của Băng Cốc sẽ bị ngập lụt vào năm 2050, khoảng 1 triệu dân cư mất nhà cửa, hơn một triệu toà nhà bị ngập lụt, và hầu hết dân nghèo sẽ đánh mất đời sống của họ; Mumbai là trung tâm kinh tế của Ấn độ với khoảng 12 triệu dân, hiện là thành phố lớn thứ 10 trên thế giới. Vào thời gian tháng 7 & 8 trong năm, mức thủy triều tìm thấy khoảng 4,8m. Một đánh giá nhanh cho thấy, cứ một mét nước dâng thì Mumbai tổn thất khoảng 70 tỷ USD và sự tổn thất về kinh tế do BDKH gây ra thường ảnh hưởng chung đối với các thành phố châu Á; Tp. HCM có số dân khoảng 8 triệu và được dự đoán tăng đến 12-22 triệu vào năm 2050, đóng góp 40% GDP của cả nước. Năm 1997, một cơn bão đã làm hơn 48% dân số đã bị ảnh hưởng do ngập lụt. Theo dự đoán, năm 2050 sẽ có 12,5 triệu dân bị ảnh hưởng trực tiếp và khoảng 2 triệu dân cần được bảo vệ; Với 40 % diện tích nằm dưới mực nước biển và hệ thống thoát nước quá tải và xuống cấp trầm trọng, thủ đô Jakarta ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề do ngập lụt suốt mùa mưa trong năm. Vào năm 2007, khoảng 70 % diện tích của thành phố này đã bị ngập lụt và 450 ngàn người mất nhà cửa; Năm 2009, cơn bão Ketsena đã tạo nên mưa lớn và làm hơn 80% diện tích thành phố Manila bị ngập lụt, phải sơ tán hàng trăm ngàn hộ dân. Theo báo cáo của Trung tâm Đông Tây [6] cho thấy, mực nước biển ở vịnh Thái Lan tăng 0,25 cm / năm, trong khi đó thành phố Băng Cốc bị lún dần 4 cm / năm; ở Indonesia, sự sụt lún ước tính khoảng 6 cm / năm; độ lún tổng thể ở đồng bằng Yangtze và thành phố Tianjin (Trung Quốc) là 3m. Sự gia tăng mực nước biển sẽ gây ra sự ngập lụt vùng đất thấp và ăn mòn bờ biển, phá hoại các công trình hạ tầng và đê chắn, sự xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến nguồn nước cấp và nước ngầm. Theo báo cáo của Ủy Ban Sông Mêkông vào tháng 03 năm 2009, khi mực nước biển tăng 1,0m (năm 2100), thì Việt Nam có 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, khoảng 40.000 km 2 diện tích vùng đới bờ bị ngập lụt, mức thiệt hại kinh tế quy đổi khoảng 10% GDP của cả nước. Sự xâm nhập mặn gia tăng, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến mùa màng và sản lượng, hệ sinh thái trên cạn và dưới nước cũng bị ảnh hưởng lớn, dịch bệnh được dự báo sẽ gia tăng đáng kể. Nghiên cứu của Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (SIWRP, 2008) đã có một nghiên cứu về tác động của BDKH lên vùng đồng bằng Sông Cửu Long qua nhiều kịch bản khác nhau. Với các tác động mang tính tiêu cực của hiện tượng BDKH và nước biển dâng, vùng này sẽ là một trong những nơi nhạy cảm và chịu nhiều tổn thương. Dải rừng ngập mặn ven biển sẽ bị đẩy lùi vào đất liền và giảm bớt diện tích do vậy càng trở nên mong manh hơn khi gặp các yếu tố thời tiết cực đoan khác như gió lốc và bão tố tấn công. Sự gia tăng nhiệt độ mùa khô, lượng nước giảm sút có thể gây thêm số vụ cháy rừng làm giảm sút số lượng và số loài cây con hoang dã. Hệ sinh thái nước lợ có thể bị xáo trộn do diện tích biên lũ mở rộng về phía nam. Hệ quả này Học viên: Dương Đình Nam – CHQLMT khóa 2010, ĐHBK Tp.HCM GVHD: Ts. Võ Lê Phú Tổng quan tác động của Biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ Trang 6 / 10 còn nặng nề hơn nếu xem xét thêm các tác động xuyên biên giới do các hoạt động khai thác nước ở các quốc gia thượng nguồn, đặc biệt là các dự án liên quan các đập thủy điện. BDKH và các đập ở thượng nguồn trong tương lai sẽ là mối đe dọa kép liên quan đến mực nước và dòng chảy của hạ lưu sông Mekong và các hệ quả (Hình 4). Hình 4: Tác động kép do biến đổi khí hậu và đập nước thượng nguồn lên dòng chảy các sông và các hệ quả [1] Suy giảm diện tích canh tác, thiếu lượng thực, nơi ở và nghèo kiệt tài nguyên thiên nhiên khiến nhiều người nghèo vùng nông thôn, vùng ven biển, vùng sâu bị tổn thương. Điều này khiến hiện tương di dân và đổi chổ ở mang tính cơ học gia tăng nếu không có biện pháp đối phó. Người dân nghèo hơn ở các vùng ven biển đổ xô lên các vùng đô thị để bán sức lao động và làm các dịch vụ nhỏ. Hệ quả này sẽ làm phức tạp khi dân số tiếp tục gia tăng trong vài thập niên tới. Có thể hình dung sự quản lý đô thị trong tương lai sẽ khó khăn hơn, nguy cơ bất ổn xã hội sẽ cao hơn do nhiều người thất nghiệp hơn, chất lượng sống giảm sút, môi trường đô thị sẽ ô nhiễm hơn, dịch bệnh do nhiệt độ cao và nguồn nước nhiễm bẩn sẽ gia tăng do vùng độ thị không kịp đáp ứng với số người tràn đến không lường trước được. Một phần trong số di dân không thích nghi với cuộc sống đô thị sẽ quay trở lại khai thác và tận diệt các nguồn tài nguyên còn sót lại khiến tài nguyên ngày càng suy kiệt và tình hình biến đổi khí hậu nặng thêm (Hình 5). Học viên: Dương Đình Nam – CHQLMT khóa 2010, ĐHBK Tp.HCM GVHD: Ts. Võ Lê Phú Tổng quan tác động của Biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ Trang 7 / 10 Hình 5: Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu – sinh thái – tài nguyên – di dân 4. THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU BDKH sẽ có những tác động tiêu cực hơn tích cực và hầu như tác động của nó không loại trừ bất kỳ ai và lĩnh vực nào. Tuy nhiên, đối với các vùng trũng thấp, ven đồng bằng biển, vùng dự trữ sinh quyển và vùng cư trú đông người nghèo sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn. Người dân vùng đới bờ này có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo trong việc thích nghi với thiên nhiên để tồn tại và tăng trưởng. Tuy nhiên, những diễn biến của hiện tượng BDKH có thể tạo ra những thiệt hại lớn hơn và tạo nhiều thách thức hơn cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong tương lai. Các chiến lược và quy hoạch phát triển hiện nay chưa xem xét đến yếu tố tác động của BDKH. Từ những cơ sở phỏng đoán như vậy, cấp thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn để có một kế hoạch hành động trước mặt và lâu dài nhằm giảm thiểu và thích ứng với những thay đổi mới. Các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, và cộng đồng dân cư phải có đủ nhận thức về nguy cơ do biến đổi khí hậu. Việc hình thành mạng lưới chia sẻ thông tin với các địa phương là cần thiết, bao gồm: – Giới thiệu mô hình phân tích diễn biến khí hậu thích hợp; – Phương pháp đánh giá tác động của BDKH lên cộng đồng; – Các đề xuất giảm nhẹ và thích ứng với BDKH bao gồm biện pháp công trình và phi công trình; – Trình bày các mô hình thích nghi và kinh nghiệm của địa phương trong thực tế; – Giới thiệu các vấn đề BDKH với các giải pháp ứng phó trong kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển cấp địa phương và cấp vùng; – Các chương trình huấn luyện, chia sẻ tài liệu nghiên cứu. Học viên: Dương Đình Nam – CHQLMT khóa 2010, ĐHBK Tp.HCM GVHD: Ts. Võ Lê Phú Tổng quan tác động của Biến đổi khí hậu đến các vùng đới bờ Trang 8 / 10 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tuan, Le Anh and Suppakorn Chinvanno, 2009. Climate change in the Mekong River Delta and key concerns on future climate threats. Paper submitted to DRAGON Asia Summit, Seam Riep, Cambodia. [2] The National Science and Technology Council. Coastal Sensitivity to Sea-Level Rise: A Focus on the Mid-Atlantic Region [3] Đại học Huế, 2009 Quản lý và phát triển bền vững vùng ven bờ [4] IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2007. Fourth Assessment Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation and Vulnerability. [5] MONRE (Ministry of Natural Resources and Environment), June, 2009. Climate Change, Sea level rise Scenarios for Vietnam. [6] RoLand J. Fuch, EAST – WEST CENTER, July, 2010 Cities at Risk: Asia's Coastal Cities in an Age of Climate Change [7] Isaac BOATENG, Senior Lecture, University of Portsmouth, United Kingdom Spatial Planning and Climate Change Adaption in Coastal Regions: The case of Vietnam [8] MEKONG RIVER COMMISSION, March, 2009 Climate Change Adaptation in the Lower Mekong Countries – Finalreport [9] Simon Tay Summary of Climate Change and Insecurity in Asia Pacific [10] The World Bank Climate Risk and Adaptation in Asian Coastal Megacities – The synthetic Report. Học viên: Dương Đình Nam – CHQLMT khóa 2010, ĐHBK Tp.HCM GVHD: Ts. Võ Lê Phú

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan