Tiểu luận triết học tây âu thời phục hưng và cận đại

31 8.1K 64
Tiểu luận triết học tây âu thời phục hưng và cận đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG CẬN ĐẠI 1. Đặc điểm Triết học Tây Âu thời phục hưng cận đại Đặc điểm Triết học Tây Âu thời phục hưng thế kỷ XV - XVI ThờiPhục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Tính chất quá độ đó biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá tư tưởng thời kì này. Về kinh tế: Bắt đầu từ thế kỉ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ các đạo luật hà khắc Trung cổ đã bước vào thời kì tan rã. Nhiều công trường thủ công xuất hiện, ban đầu ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp các nước khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật. Nhiều công cụ lao động được cải tiến hoàn thiện. Với việc sáng chế ra máy kéo sợi máy in đã làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúp cho con người có thể sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian tăng năng suất lao động. Những phát kiến về đường biển, tìm ra những miền đất mới, phát hiện ra châu Mỹ . càng tạo điều kiện phát triển cho nền sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa. Thương mại, thị trường trao đổi hàng hoá giữa các nước được mở rộng; giao lưu quốc tế được tăng cường, nhờ đó mà các nước phát triển sớm như Anh, Pháp, Tây Ban Nha . thi nhau xâm chiếm thuộc địa để mở rộng việc khai thác thiên nhiên thị trường tiêu thụ hàng hoá. Về xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, thuyền buôn . Vai trò vị trí của họ trong kinh tế xã hội ngày càng lớn. Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị, trở thành người làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ tham gia 1 BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC vào lực lượng lao động xã hội mới, làm hình thành giai cấp công nhân. Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn. Các nhà triết học tiêu biểu thời kỳ này: Nicôlai Kuzan, Nicôlai Côpecnich, Gioocđanô Brunô, Galilêô Galilê ; Từ những thay đổi trên, triết học thời kỳ phục hưng có đặc điểm sau: + Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng nó làm vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến giáo hội. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện. Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện Trung cổ đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo. Nổi trội là thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich, ông đã đứng trên lập trường của triết học duy vật chứng minh rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh khác di chuyển xung quanh mặt trời để bác bỏ thuyết địa tâm do Ptôlêmê (người Hy Lạp) đề xuất từ thế kỷ thứ II, một giả thuyết sai lầm coi quả đất đứng yên là trung tâm của hệ mặt trời vũ trụ. Thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich là “một cuộc cách mạng trên trời”, báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy ra. + Phiếm thần tự nhiên thần là biểu hiện của sự thỏa hiệp với triết học duy tâm hữu thần cũng là tính hai mặt của các nhà triết học duy vật Tây âu thời kỳ phục hưng. Điển hình là Brunô, ông đã thống nhất triệt để Thượng đế vô hạn với giới tự nhiên + Con người trong triết học Tây Âu thời phục hưng là thước đo vẻ đẹp của thân thể cường tráng, sự tinh anh của trí tuệ chỉ biết thờ phụng chiêm ngưỡng chính bản thân mình với một khát vọng cháy bỏng về tự do. Chủ nghĩa nhân văn kiểu chủ 2 BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC nghĩa xã hội không tưởng là một trong những đặc điểm nổi bật của Triết học Tây Âu thời phục hưng. Như quan điểm không tưởng của Mô rơ, Căm panenla, họ mơ ước một xã hội công bằng những không tìm được lực lương xã hội để thực hiện được lý tưởng ấy, không thấy được lợi ích cá nhân trong hoạt động của con người Đặc điểm Triết học Tây Âu thời cận đại Thờicận đạithời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới. Khác với thờiPhục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âuthời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kỹ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình. Những triết gia tiêu biểu của thời kỳ này là: Phranxi Bê cơn, Rơ nê Đê các tơ, Giooc giơ Bécơli, La Mettri, Đi đrô, hôn bách,… Từ những thay đổi trên, triết học thời kỳ cận đại có đặc điểm sau: + Triết học duy vật Tây Âu thời cận đại mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học khoa học. 3 BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC + Triết học duy vật Tây Âu thời cận đại có tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích lĩnh vực xã hội lịch sử. + Triết học Tây Âu thời cận đại đặc biệt quan tâm tới vấn đề nhận thức luận phương pháp luận. Trong nhận thức luận họ thường đề cao một trong hai giai đoạn của quá trình nhận thức là cảm tính hoặc lý tính nên không thấy được tính biện chứng, thống nhất của quá trình nhận thức. Về phương pháp thì tuyệt đối hóa một trong hai phương pháp diễn giải hoặc quy nạp do chủ thể mà không do đối tượng hay mục đích quyết định. 2. Một số triết gia tiêu biểu 2.1. Ph. Bê cơn (1561-1626): 2.1.1.Vài nét về tiểu sử: Ph. Becon (Francis Becon , 22/01/1561- 09/4/1626) là nhà nghị luận, chính khách, triết gia vĩ đại. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc ở London – Anh. Tốt nghiệp đại học tổng hợp Kembrigiơ (Cambridge). (Hình 1. Francis Becon ) Phụ thân ông là nhà quí tộc Nicholas Becon, trưởng quản của nữ hoàng Elizabeth I. Trong khi làm nghị sĩ quốc hội, Nicholas chống chính sách thuế của nữ hoàng nên sự nghiệp chính trị bị trục trặc. Mãi về sau, Nicholas mới được tái bổ dụng, nhưng chỉ cho làm thành viên không chính thức của Hội đồng Luật gia. 4 BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC Sự nghiệp chính trị của Francis Becon bắt đầu năm 1601. Ông được phong Hiệp sĩ năm 1603, Trưởng quản năm 1617 Chánh thẩm tòa án tối cao năm 1618. Cùng năm đó, ông được phong Nam tước Verulam ba năm sau, 1621, Tử tước St. Albans. Nhưng vừa nhận tước Tử tước, F. Becon liền bị cáo giác nhận hối lộ khi làm chánh thẩm - một tệ nạn thông dụng thời ấy. Ông nhận tội, bị phạt 40.000 bảng, loại khỏi pháp đình, cấm tham chính tống ngục Tower. Sự nghiệp chính trị của F. Becon chấm dứt. Ông về hưu, dành trọn phần đời còn lại để viết. Ðóng góp của F. Becon vào triết học chính là việc ông áp dụng phương pháp qui nạp của khoa học hiện đại vào triết học, đối lập với phương pháp tiên nghiệm của kinh viện học trung cổ. Ông thúc giục sự thẩm tra triệt để vào mọi trường hợp tránh việc đặt lý thuyết trên các dữ liệu không thỏa đáng. Nhiều người phê bình Becon là quá máy móc, không thành công trong việc tiến hành những thẩm tra của chính ông cho tới tận cùng luận lý của chúng, không bắt kịp kiến thức đương thời. Tới thế kỷ 19, Thomas Macaulay (1800-1859), sử gia nhà nghị luận người Anh, phát động phong trào phục hồi uy tín cho Becon như một nhà khoa học. Ngày nay, những đóng góp của ông được đánh giá với lòng tôn kính đáng kể. Cuốn The New Atlantis (Ðảo Atlantis mới, 1627) là một loại tưởng quốc Utopia khoa học. Các chi tiết của nó được phần nào thực hiện bởi tổ chức Hiệp hội Hoàng gia năm 1660, ba mươi tư năm sau khi tác giả qua đời Các tác phẩm chính của F. Becon : • Khái lược về đạo đức chính trị • Đại phục hồi các khoa học • Công cụ mới • Lịch sử sự sống cái chết. • … 2.1.2. Bản thể luận: Francis Becon thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, vật chất tồn tại vô hạn trong tính đa dạng, muôn vẻ của nó, F.Becon cho rằng để lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ. Ông bác bỏ quan 5 BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC niệm của Arixtốt (Aristoteles- nhà triết học Hy lạp cổ đại 384 – 322 TCN) rằng hình thức của vật chất do con người sáng tạo ra. Phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, để giải thích thế giới, ông đã cải biến thuyết bốn nguyên nhân của Aristoteles theo hướng duy vật, ông xoá bỏ nguyên nhân mục đích của các sự vật cho rằng mọi thứ trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân: hình dạng, vật chất vận động. Khác với Aristoteles, ông coi hình dạng của sự vật là cái nằm chính trong bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó; không thể có cái gọi là "hình dạng của hình dạng" phi vật chất, cũng như "vật chất đầu tiên" phi hình dạng là không có thực; mọi "hình dạng" đều chỉ là "hình dạng" của vật chất. Cả ba nguyên nhân "hình dạng", "vật chất" "vận động", thực chất đều là bản tính của vật chất. Vì thế vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ động. F. Becon đã có bước tiến rất xa so với các nhà triết học trước đó đương thời khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất vận động, giữa bản chất của sự vật vận động của nó, ông khẳng định vận động là đặc tính của sự vật. F. Becon cho rằng nhận thức sự vật là nhận thức vận động của chúng. C.Mác (Karl Heinrich Marx) Ph.Ăngghen (Friedrich Engels) đã nhận xét: F. Becon đã hiểu rằng “trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất quan trọng nhất, không phải chỉ với tính cách là máy móc toán học mà hơn nữa còn với tính cách là xu hướng, sức sống của vật chất". F. Becon cũng chính là người đầu tiên khẳng định đứng im cũng là một hình thức của vận động. F. Becon đã tìm cách phân loại các dạng vận động, theo ông có 19 dạng vận động: • Vận động xung đối • Vận động móc nối • Vận động giải phóng mà thông qua đó sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực • Vận động, trong đó sự vật hướng tới khối lượng kích thước mới • Vận động liên tục • Vận động có lợi • Vận động tự hợp lại với quy mô lớn 6 BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC • Vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ • Vận động từ tính • Vận động sản sinh ra • Vận động chạy trốn • Vận động thức tỉnh • Vận động mô tả, ghi nhận • Vận động ngoại tuyến • Vận động theo xu hướng • Vận động hùng tráng • Vận động tự quay • Vận động rung động • Đứng yên. Nhận xét: + Becon đã phân loại vận động theo cảm tính, mô tả, chưa biết phân loại theo cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học; không thấy được sự phát triển của thế giới vật chất đã dẫn đến xuất hiện những hình thức vận động khác nhau về chất, phù hợp với trình độ cấu trúc của vật chất (vận động lý học, hóa học,…) + Tuy nhiên việc coi đứng yên là một dạng vận động ở F. Becon là một quan niệm duy vật cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi đó. + Becon là ông tổ nhen nhóm định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng. Ông cũng là người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới. 2.1.3. Nhận thức luận: F. Becon cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu, con người cần phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Ông cho rằng: khoa học không biết một cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. 7 BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC Sống trong thời kỳ đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Anh, F. Becon đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học triết học sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ những bất công xã hội, xây dựng cuộc sống phồn vinh. Khác với những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, F. Becon khẳng định phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học triết học chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng. Ông cho rằng, mục đích của xã hội là nhận thức các nguyên nhân mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được. Chịu ảnh hưởng của quan niệm trước đây coi triết học là khoa học của các khoa học, F. Becon cho rằng nhiệm vụ của triết họcđại phục hồi các khoa học, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. F. Becon chỉ ra rằng khoa học mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại chứ không riêng cho ai. Những quan niệm giản đơn, hẹp hòi, coi khoa học như là một nghề thủ công có lãi chỉ làm cho khoa học bị què quặt đi mà thôi. Bằng khoa học, con người tiếp cận với thế giới. Ông cho rằng trong nhận thức phải biết hoài nghi, đừng vội tin, chỉ như vậy mới tìm ra chân lý: Hoài nghi chỉ là cách thức để đạt tới chân lý. Không có tri thức bẩm sinh, mọi cái đều bắt đầu từ kinh nghiệm thực tế. Theo Becon, phương pháp nhận thức tốt nhất là thực nghiệm, quan sát, phân tích quy nạp. Từ phương diện triết học, Becon đã lý giải phương pháp thực nghiệm được sử dụng rộng rãi thời đó trong khoa học tự nhiên chuyển nó sang lĩnh vực triết học. F. Becon là người sáng lập ra phương pháp quy nạp logic học quy nạp. Triết học duy vật của Becon phản bác chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, tuy sự phản bác đó mới chỉ ở mức độ đòi khoa học triết học độc lập với tôn giáo thần học; F. Becon thừa nhận thuyết "Hai chân lý", cho rằng khoa học tôn giáo không nên can thiệp vào thẩm quyền của nhau. F.Becon phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung chẳng đem lại lợi ích gì cho con người. Theo Becon, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên các mối liên hệ phức tạp của nó. 8 BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC F.Becon là một trong những người đầu tiên nhận thức được hạn chế của tam đoạn luận của logic hình thức - cái mà từ trước đến bấy giờ vẫn được coi là phương pháp nhận thức vạn năng, đồng thời ông là một trong những người khởi xướng ra tư tưởng logic mới. F.Becon liệt kê, phân tích những phương pháp nhận thức cơ bản đang được sử dụng phổ biến để từ đó đưa ra một phương pháp nhận thức mới cao hơn. Theo F.Becon, từ trước đến bấy giờ người ta chủ yếu dùng hai phương pháp nhận thức là "phương pháp con nhện" "phương pháp con kiến". Phương pháp con nhện là phương pháp xuất phát từ vài bằng chứng cứ liệu vụn vặt người ta đã vội đưa ra các tiền đề khẳng định một cách vô căn cứ về bản chất của sự vật. Phương pháp đó chẳng khác gì con nhện chăng tơ, chỉ trong khoảnh khắc đã xong nhưng không chắc chắn. Phương pháp con kiến là sự miêu tả, lượm lặt, sưu tầm từng ít dữ kiện về sự vật, nhưng rốt cuộc chẳng biết khái quát, rút ra những kết luận đúng đắn trên cơ sở những dữ kiện đó. Phương pháp này chỉ cho ta hiểu những nét bề ngoài vụn vặt chứ không thể khám phá được bản chất đích thực của sự vật. Để khắc phục những hạn chế nói trên, F.Becon đưa ra "phương pháp con ong" (chính là phương pháp quy nạp). Bản chất của "phương pháp con ong" là từ những tri thức do cảm tính đem lại chế biến chúng, như con ong biến mật hoa thành mật ong, rút ra những tri thức mới bằng tư duy lý tính. F. Becon coi phương pháp quy nạp là phương pháp nhận thức tối ưu, là chiếc la bàn của khoa học. Nhưng ông không thoả mãn với những phương pháp quy nạp đã có (quy nạp đầy đủ, quy nạp không đầy đủ). Ông là người đầu tiên khám phá ra phương pháp quy nạp loại trừ, tức phương pháp quy nạp mà trong đó có phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ, đi đến khẳng định bản chất của sự vật. Về vai trò của phương pháp, Bacơn cho rằng “người què chạy đúng hướng sẽ nhanh hơn kẻ lành chạy sai đường” hoặc “phương pháp giống như ngọn đèn soi đường cho lữ khách trong đêm đông”. Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, F.Becon đồng thời chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. 9 BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN TRIẾT HỌC Ông gọi chúng là các ảo ảnh hay “ngẫu tượng” (Idola theo tiếng cổ Hy Lạp nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc). Để nhận thức chân lí khắc phục được các ảo ảnh, thì phải vạch ra cơ chế bản chất của chúng. Do vậy, F.Becon coi học thuyết về các ảo ảnh như phần mở đầu trong nhận thức phương pháp luận của mình. Các ảo hoàn toàn khách quan, bởi vì chúng một phần có trong bản chất của trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lí nhân cách của mỗi người. Theo Becon, "trí tuệ con người tự đặt ra chướng ngại vật cạm bẫy cho mình”. Vì các ảo ảnh thường xuyên ám ảnh con người, tạo nên cho nó những tư tưởng ảo ảnh giả dối, xuyên tạc bộ mặt thật của thế giới, nói tóm lại, cản trở con người xâm nhập vào thế giới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu". Vì vậy, quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình. Becon phân loại các dạng ảo ảnh như sau: + Dạng ảo ảnh loài: nó sinh ra do việc loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật. Ai cũng dễ dàng gán cho sự vật những đặc tính của riêng con người, F. Becon nói: "Các ảo ảnh loài có cơ sở trong chính bản thân loài người, bởi vì thật là sai lầm khi khẳng định cảm giác cảm tính của chúng ta là thước đo sự vật. Ngược lại, tất cả các giác quan cũng như trí tuệ đều được dựa trên sự tương đồng của con người, chứ không phải dựa trên sự tương đồng của thế giới. Trí tuệ con người cũng tương tự như chiếc gương méo, khi nó pha trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì nó phản ánh các sự vật dưới dạng bị xuyên tạc, bóp méo". Sở dĩ có loại ảo ảnh này, theo Becon, là do các giác quan cũng như trí tuệ của con người còn chưa được hoàn thiện. Một trong những biểu hiện của ảo ảnh này là ở chỗ, người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến suy nghĩ chủ quan của mình là thước đo tất thảy mọi vật. Ảo ảnh loài do vậy rất bền vững. Chúng ta chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của ảo ảnh này bằng cách hoàn thiện các nhận thức của con người như thực nghiệm v.v Để loại trừ ảo ảnh này, con người trong nhận thức phải tôn trọng tính khách quan, không được duy ý chí, chủ quan áp đặt tư tưởng của mình cho các đối tượng, 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan