Tiểu luận thế giới phẳng

73 2.7K 26
Tiểu luận thế giới phẳng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu nghiên cứu Bổ sung kiến thức cho môn học Quản trị chiến lược. Tiếp cận và tham khảo những tri thức đương đại từ những nước đã phát triển về sự chuyển động của thế giới để có thêm thông tin bổ ích cho sự chủ động trong quá trìh hội nhập. 2. Đối tượng nghiên cứu Tác phẩm “ Thế giới phẳng” của tác giả Thomas L.Friedman 3. Phương pháp nghiên cứu Đọc, tóm tắt tác phẩm, rút ra bài học kinh nghiệm. 4. Phạm vi nghiên cứu: Xoay quanh tác phẩm 5. Kết cấu đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tóm tắt tác phẩm Chương 3: Nhận xét đánh giá Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm Quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý. Sự kết hợp có hiệu quả của những nhân tố này sẽ trợ giúp cho phương hướng chiến lược và cung cấp dịch vụ hoàn hảo. Đây là một hoạt động liên tục để xác lập và duy trì phương hướng chiến lược và hoạt động kinh doanh của một tổ chức; quá trình ra quyết định hàng ngày để giải quyết những tình huống đang thay đổi và những thách thức t rong môi trường kinh doanh. Như một phần trong ý tưởng chiến lược về phát triển hoạt động kinh doanh, bạn (và đối tác của bạn) phải vạch ra một phương hướng cụ thể, tuy nhiên những tác động tiếp đó về mặt chính sách (như doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động mới) hoặc tác động về mặt kinh doanh (như nhu cầu về dịch vụ tăng cao) sẽ làm phương hướng hoạt động của doanh nghiệp thay đổi theo chiều khác. Điều này cũng hàm ý cả trách nhiệm giải trình của bạn khi bạn quyết định xem nên có những hành động điều chỉnh để đi đúng hướng đã định hay đi theo một hướng mới. Tương tự như vậy, nó cũng liên quan đến cách điều hành doanh nghiệp nếu các mối quan hệ với các đối tác thay đổi. 1.2 Quản trị chiến lược có hiệu quả Để quản trị chiến lược có hiệu quả, nhà quản trị phải đảm bảo có các yêu cầu sau: - Một chiến lược kinh doanh và tầm nhìn rõ ràng trong tương lai - Một phương hướng chiến lược đã được các nhà quản lý cấp cao tán thành, đã kể đến cả những đối tác và những người góp vốn. - Một cơ chế cho trách nhiệm giải trình (với các khách hàng trong việc đáp ứng kỳ vọng của họ cũng như trọng tâm trong việc đáp ứng được các mục tiêu chính sách). - Một khuôn khổ chung cho người quản lý ở một vài cấp độ (từ quản lý bao quát cho tới việc sắp xếp những báo cáo nội bộ) để đảm bảo rằng bạn có thể cùng phối hợp mọi thứ với nhau (nhiều mục tiêu) thậm chí cả khi có sự cạnh tranh giữa thứ tự những công việc ưu tiên và các mục tiêu khác nhau. - Khả năng khai thác cơ hội và ứng phó trước những thay đổi từ bên ngoài (bất ổn) bằng cách thực hiện tiếp các quyết định chiến lược. - Một khuôn khổ chặt chẽ cho quản trị rủi ro - liệu có thể cân bằng giữa những rủi ro và phần thưởng của một phương hướng kinh doanh, đương đầu với những thay đổi rủi ro định sẵn hay đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh hay không? 1.3 Các quá trình quản trị chiến lược Quản trị chiến lược có vai trò hợp tác và hội nhập, tìm kiếm sự đồng thuận trong các chiến lược hỗ trợ và kinh doanh (HR workspace và IT) và đảm bảo tính đúng đắn của chiến lược. Nhiệm vụ của quản trị chiến lược, trong việc cộng tác với các đối tác, là kiểm soát quá trình liên tục sau: - Duy trì mối quan hệ tốt giữa tổ chức và môi trường - chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những bất ổn trong tương lai. - Phát triển và triển khai những phương pháp để thực hiện những vấn đề được thảo luận đối với thay đổi về chiến lược – phát triển đề tài của chiến lược. - Phát triển, xem xét và kiểm soát các chính sách có ảnh hưởng đến các quyết định quản trị và thực hiện kế hoạch. - Theo dõi sự phát triển của công nghệ để xác định các cơ hội đổi mới. Một chiến lược cho tổ chức – dù chiến lược đó là cho toàn bộ hoạt động kinh doanh hay chỉ là hệ thống thông tin – cũng đều phải bao gồm: - Một “tầm nhìn” chiến lược – một tầm nhìn dài hạn xem tổ chức mong muốn tự đặt mình vào trong mối quan hệ tới môi trường kinh doanh như thế nào – ví dụ, vai trò và chức năng của tổ chức, sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp, mối quan hệ giữa tổ chức với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. - Các công việc cần làm cho sự thay đổi - những khu vực thay đổi quan trọng mà tổ chức tham gia nhằm ứng phó với những khó khăn và cơ hội mà nó phải đối mặt; những điều này sẽ là “chủ điểm” trong chiến lược trong đó nó đưa ra một số chủ đề như cơ cấu và tổ chức, chức năng và hoạt động kinh doanh, cung cấp sản phẩm và dịch vụ, các vấn đề về quản lý và nhân viên; công nghệ hay các mối quan hệ bên ngoài; một chủ điểm được thực hiện trong khoảng thời gian dài hoặc trung hạn. - Các chính sách hướng dẫn quá trình ra quyết định và đưa ra một khuôn khổ chung cho các quyết định quản trị - những chính sách này sẽ ảnh hưởng tới những đặc điểm hành vi dẫn dắt tổ chức hướng tới một tương lai như mong muốn. Lộ trình tới tương lai như mong đợi phải được vạch rõ về mặt chủ điểm của chiến lược. Chủ điểm có thể được coi như “những nhân tố làm nên thành công cho chiến lược” – đây là thứ mà tổ chức cần phải có nếu đi theo phương hướng tới tương lai như mong muốn. 1.4 Các quyết định chiến lược Một quyết định chiến lược bao gồm những vấn đề gì? Nó dường như có tính chiến lược hơn là có tính chiến thuật hay giải quyết công việc hàng ngày nếu: - Quyết định có liên quan đến nguồn lực về tài chính lớn hay các nguồn lực khác như đội ngũ nhân viên hay các máy móc thiết bị. - Quyết định sẽ liên quan tới một số thay đổi lớn trong tổ chức - Quyết định có ảnh hưởng tới toàn bộ hay một phần lớn tổ chức - Quyết định bắt buộc tổ chức phải có những cam kết trong dài hạn. - Quyết định sẽ có tác động lớn ra bên ngoài tổ chức – ví dụ tác động tới các khách hàng hoặc những cơ quan khác. - Quyết định có chứa đựng rủi ro đối với hoạt động kinh doanh - Quyết định sẽ liên quan tới những thay đổi về kinh doanh trong tổ chức như các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp. - Quyết định liên quan đến những lĩnh vực quyết định quan trọng khác và làm nổi lên những mối quan hệ tương tác phức tạp đan chéo nhau. Nếu một tổ chức buộc phải thực hiện một quyết định chiến lược không mong đợi thì quyết định này sẽ được thực hiện và chiến lược sẽ được thay đổi lại cùng một lúc. Một chiến lược là hướng dẫn hành động chứ không phải là sự bó buộc, bạn nên tiếp tục đón nhận yêu cầu có những thay đổi trong chiến lược khi hoạt động kinh doanh thấy cần thiết. Và để có thêm kiến thức cũng như các bài học kinh nghiệm từ các nhà quản trị chiến lược trên thế giới, chúng ta sẽ nghiên cứu tác phẩm “ Thế giới phẳng” của tác giả Thomas L.Friedman. Chương 2 TÓM TẮT TÁC PHẨM 2.1 Giới thiệu Thomas L.Friedman, một nhà văn xuất sắc, đã 3 lần đoạt giải thưởng Pulitzer vì những cống hiến của ông cho tờ The New York Time, nơi ông làm việc với tư cách nhà báo viết về chuyên mục đối ngoại. Ông còn là tác giả của 3 quyển sách bán chạy nhất : From Beirut to Jerusalem, The Lexus and the Olive Tree,: Understanding and Globalization, Longtitudes and Attitude: Exploring the World after September 11. Tác phẩm “Thế giới phẳng”được xuất bản vào năm 2005, được xem như “sự tóm lược lịch sử thế kỷ XXI”, đã được trao giải thưởng “Cuốn sách hay nhất trong năm” do tạp chí Financial Times và Goldman Sachs Business bình chọn. 2.2 Tóm tắt tác phẩm 2.2.1 Quá trình làm phẳng thế giới diễn ra như thế nào? 2.2.1.1 Khi tôi đang ngủ Bạn có ngạc nhiên không : Thế giới bây giờ là phẳng ! Cách đây nhiều ngàn năm , thế giới này của chúng ta được loài người nhận thức như là phẳng . Một thế giới phẳng rộng lớn mà con người không bao giờ đi đến được chân trời giới hạn của nó. Người Trung quốc nói đến khái niệm trời tròn đất vuông và nhà toán học vĩ đại Euclide của Hy Lạp vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên đã đưa ra năm định đề xây dựng nên một nền hình học phẳng mà ngày nay chúng ta vẫn còn học. Nhưng đến thế kỷ 16 , Copernic và Galileo đã chứng minh quả đất có hình cầu và chuyển động quanh trục của nó cũng như xoay quanh mặt trời . Nhận thức con người về một thế giới phẳng đã chấm dứt .Hình học phẳng chỉ có thể áp dụng cho không gian Euclide , mà một không gian chỉ có thể được xem là phẳng khi nó ở cấp độ cực nhỏ . Bây giờ , nền vật lý hiện đại đang nói tới khái niệm không gian đa chiều . Một thế giới phẳng là không tồn tại. Nhưng vào đầu thế kỷ 21 này, Thomas Friedman, một nhà báo và là một nhà kinh tế học người Mỹ , bằng những chứng minh thực tiễn và đầy sinh động, đã thuyết phục chúng ta tin vào sự tồn tại của một thế giới phẳng mới , một thế giới phẳng về mặt kinh tế, hay đúng ra, đang được san phẳng vì đang được biến thành siêu nhỏ . Ông phát biểu sự “ đại ngộ “của mình trước hết bằng lời thì thầm với vợ qua điện thoại “ Anh nghỉ thế giới này là phẳng “ ( khác với Archimède vừa chạy vừa la“ Eureka “ trên phố khi tìm ra lời giải cho một phép cân hóc búa ), Phát hiện này của Friedman xảy ra sau khi ông gặp gỡ Nandan Nilekani , một người Anh , chủ tịch tập đoàn công nghệ Infosys nổi tiếng và nghe ông này nói : “Sân chơi đang trở nên công bằng “. Một sân chơi đang trở nên công bằng, Friedman chợt nghỉ, chính là một sân chơi đang được san phẳng .Và nếu sân chơi đó là thế giới , thế giới đó đang được làm phẳng . Một thế giới nếu đang được làm phẳng bởi nhiều nhân tố do con người liên tục tạo ra, kết quả cuối cùng đạt được chắc chắn sẽ là một thế giới phẳng ! Friedman nhận định rằng hệ thống thế giới phẳng là sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân (cho phép các cá nhân trở thành tác giả của sản phẩm số ) với cáp quang ( cho phép các cá nhân tiếp cận với các sản phẩm số trên thế giới gần như miễn phí ) và phần mềm xử lý công việc( cho phép các cá nhân trên khắp thế giới công tác trên cùng cơ sở dữ liệu số , bất kể từ nơi đâu với khoảng cách như thế nào ). Sự hội tụ đó , theo ông , chỉ mới vừa diễn ra, vào khoảng năm 2000. Kỷ nguyên thứ nhất (hay toàn cầu hóa 1.0) xảy ra từ năm 1492 đến 1800 khi Columbus tình cờ khám phá ra châu Mỹ, kích thích sự phát triển thương mại giữa Thế giới Cũ và Thế giới Mới kèm theo sự mở rộng của chế độ thực dân và sự tận dụng sức mạnh cơ bắp của con người là động lực chủ yếu. Toàn cầu hóa trong giai đoạn này xảy ra ở cấp độ quốc gia trong quá trình cạnh tranh và sự cố gắng vươn mình ra khỏi phạm vi biên giới lãnh thổ (trang 25). Giai đoạn 2.0 bắt đầu từ 1800 đến khoảng năm 2000 với sự gián đoạn của cuộc Đại Khủng hoảng ở Mỹ vào thập niên 20 của thế kỷ 20 và hai cuộc Chiến tranh Thế giới. Tác nhân chủ yếu của toàn cầu hóa thời gian này là do sự phát triển vượt bậc của thông tin, vận tải, và sự thống trị kinh tế và ảnh hưởng chính trị của các công ty đa quốc gia lên vai trò chính phủ. Vấn đề cốt lõi của toàn cầu hóa của thế kỷ 20 là sự vươn mình của các tập đoàn kinh tế đã phá vỡ các rào cản cho sự hội nhập kinh tế quốc tế (tr. 26). 2.2.1.2 Mười nhân tố làm phẳng thế giới NHÂN TỐ LÀM PHẲNG THỨ 1 Ngày 9 tháng 11 năm 1989 Kỷ nguyên sáng tạo mới: khi các bức tường sụp đổ và phần mềm Windows lên ngôi” Nhân tố thứ nhất là điều mà Friedman cho là một kỷ nguyên sáng tạo mới , bắt đầu với sự sụp đổ các bức tường chính trị của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện mang tính chất toàn cầu của phần mềm Windows của Microsoft . Nhân tố này làm cho các xã hội trở nên phẳng hơn, và Friedman xác định: “Sân chơi sẽ không công bằng nếu chỉ thu hút và trao đặc quyền cho một nhóm gồm những người sáng tạo, nhưng nó hoàn toàn công bằng vì đang thu hút và trao đặc quyền cho cả những người đàn ông và đàn bà giận dữ, căm phẫn và bị làm nhục”. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 và sự lớn mạnh của phần mềm Windows đã “làm nghiêng cán cân quyền lực” (tr. 82) về tay những ai cổ súy hướng phát triển thị trường tự do và cách quản lý từ cơ sở lên trung ương chứ không phải theo hướng ngược lại. Các cách tổ chức hành chính và quản lý bắt đầu được tiến hành theo hướng nằm ngang thay vì theo trục thẳng đứng khi mọi người đều được trao quyền tự do và bình đẳng trong cuộc sống. Sự kiện này giúp các nước thay đổi cách tư duy về thế giới theo một thể thống nhất toàn cầu, và nó thúc đẩy việc khai thác tri thức của nhau trong khoảng thời gian ngắn nhất. Một tác nhân không kém phần quan trọng trong thời kỳ phát triển rực rỡ của nền kinh tế tri thức toàn cầu là sự ra đời, cải tiến liên tục của máy tính cá nhân và phần mềm Windows (được dịch ra 38 ngôn ngữ), tạo điều kiện tốt cho cuộc cách mạng thông tin toàn cầu. Hai sự kiện này giúp nhân loại xích lại gần nhau hơn trong phạm vi xử lý công việc, giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa các cá nhân. Friedman định nghĩa “hệ thống thế giới phẳng” là “sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân ( .) với cáp quang ( .) và phần mềm xử lý công việc (cho phép các cá nhân trên khắp thế giới cộng tác trên cùng cơ sở dữ liệu số, bất kể từ nơi đâu với khoảng cách như thế nào)” [tr. 27]. Cũng theo chiều hướng này, trong chương 2, ông trình bày 10 nhân tố “làm phẳng” thế giới, trong số đó nhiều cái đều ít nhiều liên quan tới máy tính, Internet và các phương tiện truyền thông. Theo ông, chính nhờ sự bùng nổ về công nghệ thông tin mà quá trình toàn cầu hóa phiên bản 3.0 làm cho “các cá nhân từ mọi ngõ ngách của thế giới phẳng đều được trao quyền” [tr. 28]. Ông nêu lên những thí dụ điển hình : Những chuyên gia kế toán ở Ấn Độ đang cung cấp dịch vụ khai thuế theo hình thức thuê làm bên ngoài cho các doanh nghiệp Mỹ với giá rẽ hơn và với một khối lượng công việc đang gia tăng theo cấp số nhân. Năm 2003, chỉ có khoảng 25.000 tờ khai thuế ở Mỹ được thực hiện tại An Độ. Đến năm 2005, con số này là 400.000 và đang tiếp tục tăng . Trong khi đó , tại vùng duyên hải phía đông Trung Quốc , một thành phố đang cung cấp hầu hết các gọng kính mắt trên thế giới , gần đó một thành phố đang sản xuất hầu hết các đầu lọc thuốc lá dùng một lần trên thế giới và thành phố kế bên sản xuất hầu hết các màn hình của máy tính cho hãng Dell. Chỉ riêng ở khu vực đồng bằng Chu Giang phía bắc Hồng Kông, đã có đên 50.000 nhà cung cấp phụ tùng điện tử cho thị trường Trung Quốc và thế giới. Đó là một số trong vô số bằng chứng khác cho thấy tác động làm phẳng thế giới của chỉ riêng hai hoạt động thuê làm bên ngoài và chuyển sản xúât ra nước ngoài đang diễn ra tại Ấn Độ

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan