TIỂU LUẬN HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI rắn đô THỊ hà nội

17 1.3K 3
TIỂU LUẬN HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI rắn đô THỊ hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: SINH THÁI ĐÔ THỊ & KCN TIỂU LUẬN: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ NỘI Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thuý Nội ngày 04/11/2012 MỞ ĐẦU Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hoá cao nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là nguyên nhân chính dẫn đến lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn. Nội là một trong những đô thị lớn ở Việt Nam vì thế có tốc độ phát triển rất nhanh, tập trung dân số với mật độ cao, ngày ngày diễn ra rất nhiều các hoạt động sản xuất, sinh hoạt dẫn đến lượng chất thải cũng theo đó tăng lên rất nhiều. Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ dùng, thực phẩm… cao gấp 2 -3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng rác thải của người dân đô thị cũng gấp 2 – 3 lần người dân nông thôn. [3] Chính vì thế vấn đề rác thải đô thị đang là vấn đề cấp thiết đã và đang được đặt ra đến mức báo động cho một thủ đô phát triển như Nội. Bài tiểu luận này với mục tiêu đưa ra được cái nhìn tổng thể về hiện trạng quản lý, thu gom và tình hình rác thải trên địa bàn Nội. I. TỔNG QUAN 1. Chất thải rắn và một số khái niệm liên quan [1, 2] - Chất thải rắnchất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. [1] - Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. - Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng duwocj thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. - Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. - Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng. - Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từa các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. - Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải.[2] - Tái chế chất thải thực chất là lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hoá cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới. 2. Phân loại chất thải rắn Việc phân loại chất thải rắn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau • Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: - CTR sinh hoạt đô thị - CTR xây dựng - CTR nông thôn, nông nghiệp và làng nghề - CTR công nghiệp - CTR y tế Bảng 1: CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau Nguồn phát sinh Tính chất Loại chất thải CTR đô thị Thông thường Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thuỷ tinh, lon, kim loại, lá cây… VLXD thải từ xây sửa chữa nhà, đường giao thông, vật liệu thải từ công trường…. Nguy hại Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi… CTR nông thôn Thông thường Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thuỷ tinh, lon, kim loại, lá cây, rơm rạ, cành lá cây, chất thải chăn nuôi…. Nguy hại Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi; bao bì thuốc bảo vệ thực vật…. CTR công nghiệp Thông thường Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất và sinh hoạt…. Nguy hại Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng hoá chất độc hại… CTR y tế Thông thường Chất thải nhà bếp, chất thải từ các hoạt động hành chính, bao gói thông thường… Nguy hại Phế thải phẩu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân, chất phóng xạ, hoá chất độc hại, thuốc quá hạn… Nguồn: TCMT tổng hợp Bảng 2: Lượng chất thải phát sinh vào năm 2003 và năm 2008 Loại CTR Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2008 CTR đô thị Tấn/năm 6.400 12.802.000 CTR công nghiệp Tấn/năm 2.638.400 4.786.000 CTR y tế Tấn/năm 21.500 179.000 CTR nông thôn Tấn/năm 6.400.000 9.078.000 CTR làng nghề Tấn/năm 774.000 1.023.000 Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường năm 2004, Viện Quy hoạch Đô thị - Nông nghiệp, Bộ Xây dựng, 2010 Biểu đồ 1: thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi trong thời gian tới Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010 Theo như trên biểu đồ ta thấy, chất thải rắn đô thị chiếm phần lớn trong tổng lượng chất thải và nó có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới: từ 45,9% (năm 2008) lên tới 50,8% (năm 2015). •Phân chia theo tính chất độc hại: - CTR thông thường: Lượng CTR thông thường phát sinh trong cả nước khoảng 28 triệu tấn/năm,trong đó CTR công nghiệp thông thường là 6,88 triệu tấn/năm, CTR sinh hoạt khoảng 19 triệu tấn/năm, CTR y tế thông thường khoảng 2,12 triệu tấn/năm. (Tổng cục MT, 2009) - CTR nguy hại: Phát sinh CTNH rất đa dạng về nguồn và chủng loại, trong khi công tác phân loại tại nguồn còn yếu dẫn đến khó khăn trong quản lý và xử lý. + CTR công nghiệp tại VN chiến khoảng 13 – 20% tổng lượng chất thải trong đó CTNH chiếm khoảng 18% tổng lượng chất thải công nghiệp. + CTNH còn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như các vỏ chai lọ, hoá chất, thuốc BVTV… + Trong y tế, lượng CTR y tế phát sinh hiện vào khoảng 350 tấn/ngày. CTR y tế nguy hại chiếm tỷ trọng khoảng 20 – 25% tổng lượng phát sinh trong các cơ sở y tế. Đóchất thải có tính lây nhiễm như máu, dịch, chất tiết, bộ phận cơ thể, vật sắc nhọn, chất thải hoá học, chất thải phóng xạ…. • Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải độc hại và chất thải đặc biệt. • Phân loại theo thuộc tính vật lý: - Chất thải rắn - Chất thải lỏng - Chất thải khí • Phân loại theo tính chất hoá học: theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thuỷ tinh, giấy, bìa… 3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần lý, hoá học của CTR đô thị rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng địa phương, các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có khả năng tái chế, tái sử dụng. Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần CTR đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, rác vườn, gỗ… Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật… chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp….chất thải rắn y tế theo tính chất nguy hại như: lâm sàng, hoá học, phóng xạ, bình áp suất, thông thường… Bảng 3: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1.Các chất cháy được a.Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh b.Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon . c.Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô . d.Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo từ tre, gỗ, rơm . Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa . e.Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ. Chất dẻo, đầu vòi, dây điện . f.Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su Bóng, giày, ví, băng cao su . 2.Các chất không cháy a.Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ . b.Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng . c.Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn . d.Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm . 3.Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Loại này có thể chưa thành hai phần: kích thước lớn hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm Đá cuội, cát, đất, tóc . 4. Ảnh hưởng của chất thải rắn • Tác hại của chất thải rắn đối với sức khoẻ cộng đồng - Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. - Những người làm nghề nhặt rác thải thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức độ cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt(trích) và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc.=> dẫn đến các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, các vấn đề đường ruột… Các bãi chôn lấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác: các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ…có thể là mối đe doạ nguy hiểm với sức khoẻ con người(lây nhiễm AIDS ) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước chân tay… - Hai thành phần CTR được coi là cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân huỷ (có khả năng tích luỹ sinh học trong nông sản, thực phẩm, mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường) gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh… • Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị Việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải trong đô thị, làm mất mỹ quan, gây mùi dẫn đến cảm giác khó chịu cho cả cư dân trong đô thị. Tại những điểm tập kết rác tập trung trong khi chờ xe rác đến vận chuyển, tình trạng rác vứt bừa bãi, nước rỉ rác trên lòng đường. • Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường Ở nước ta, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom chất thải rắn không đạt chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết chất thải rắn chưa được đầu tư đúng mức, nhiều khu vực chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng ngày gây tồn đọng, mất vệ sinh. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường. - Ô nhiễm môi trường không khí do chất thải rắn: CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt trong quá trình thu gom vận chuyển, lưu giữ đến chôn lấp tạo mùi gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng. - Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn: CTR không được thu gom thải vào kênh, rạch, sông… gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, làm phú dưỡng nguồn nước. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. - Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn: Các CTR có thể tích luỹ dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hoá chất và VSV từ CTR dễ dàng xâm nhập gây ô nhiễm đất - Việt Nam trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là các chất thải độc hại, chất thải bệnh viện. Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn ô nhiễm nặng cho cả môi trường đất, nước, không khí. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp, các tài liệu về chất thải rắn (phân loại, nguồn gốc, đặc điểm…), tình hình chất thải rắn đô thị ở Việt Nam chung cũng như thủ đô Nội nói riêng. Các tài liệu, báo cáo thống kê hiện trạng quản lý, thu gom rác thải trên địa bàn thành phố Nội để rút ra các vấn đề liên quan, trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn đọng. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Tình hình phát sinh chất thải rắn đô thị ở nước ta hiện nay  Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị - Phát sinh CTR ở đô thị chủ yếu là CTR sinh hoạt (chiếm khoảng 60-70% lượng CTR phát sinh), tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế…. - CTR ở đô thị bao gồm: + CTR sinh hoạt: phát sinh từ chủ yếu từ các hộ gia đình, khu tập thể, đường phố, chợ, trung tâm thương mại, văn phòng…. + CTR xây dựng: phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng. + CTR y tế: phát sinh từ các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh + CTR điện tử: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người: đồ điện tử cũ bị loại bỏ….  Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị - Lượng CTR sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu hướng phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10 – 16% - Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống Bảng 4: CTR đô thị phát sinh các năm 2007 – 2010 và ước tính lượng phát sinh đến năm 2025 Nội dung 2007 2008 2009 2010 2015 2020 2025 Dân số đô thị (triệu người) 23,8 27,7 25,5 26,22 35 44 53 % dân số đô thị so với cả nước 28,20 28,99 29,74 30,2 38 45 50 Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày) ~ 0,75 ~ 0,85 0,95 1,0 1,2 1,4 1,6 Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 17.682 20.849 24.225 26.224 42.000 61.600 83.20 Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011 Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 42-46% CTR phát sinh từ đô thị, 17% CTR từ hoạt động sản xuất công nghiệp, số còn lại là CTR nông thôn, làng nghề và CTR y tế chiếm phần nhỏ. Dự báo đến năm 2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với con số 50,8% và 22,14%. Theo mức độ độc hại, lượng chất thải nguy hại chiếm từ 18-25% lượng CTR phát sinh của mỗi lĩnh vực[3]. Bảng 5: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị VN năm 2007 STT Loại đô thị Chỉ số CTR sinh hoạt bình quân đầu người Lượng CTR đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,96 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,84 1.885 688.025 3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại 3 0,73 3.7388 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 Tổng cộng: 17.682 6.453.930 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 20077 và Báo cáo của các sở TN&MT Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005 con số này là 715 đô thị và đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nhỏ vào giữa 2011 (Bộ Xây dựng, 2011). Đô thị phát triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị. Năm 2009, dân số đô thị là 25,59 triệu người (chiếm 29,74% tổng dân số cả nước), đến năm 2010, dân số đô thị đã tăng lên 26,22 triệu người (chiếm 30,17% tổng số dân cả nước)[8]. Dự báo đến năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số cả nước và năm 2025 là 52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước. Biểu đồ 2: Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam năm 2007 Nguồn: Cục BVMT, 2008 Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.[9] - Lượng CTR đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Nội, TPHCM, Đà Nẵng nơi có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tăng nhanh. Còn một số đô thị nhỏ như Thái Bình, Vĩnh Long, tăng không nhiều do tốc độ đô thị hoá tăng không cao. Hình 1: Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố qua các năm 2005- 2010(Báo cáo hiện trạng môi trường, Sở TN &MT các tỉnh, 2011)  Thành phần chất thải rắnđô thị - Thành phần CTRSH phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. - Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 – 77,1%; tiếp theo là thành phần nhựa: 8 – 16%; thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%. 3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn đô thị Nội Khối lượng CTR trên địa bàn thành phố tăng trung bình 15%/năm. Lượng CTR đô thị phát sinh đã tới hơn 6.500 tấn/ngày (năm 2007 là 2.600 tấn/ngày) [3] Với dân số Nội hiện nay khoảng 6670 nghìn người với mật độ dân số là 2013 người/km 2 (tính đến năm 2011) [8] thì lượng CTR sinh hoạt bình quân đầu người là 0,9kg/người/ngày.  Đối với CTR sinh hoạt Bảng 6: Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các một số đô thị năm 2009 Cấp đô thị Đô thị CTR sinh hoạt bình quân đầu người (kg/người/ngày) Đô thị loại đặc biệt Nội 0,9 Hồ Chí Minh 0,98 Hải Phòng 0,70 Hạ Long 1,38 Đà Nẵng 0,83 Huế 0,67 Nha Trang >0,6 Đà Lạt 1,06 Quy Nhơn 0,9 Buôn Ma Thuột 0,8 Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011; Báo cáo HTMT của các địa phương, 2010 Bảng 7: Các loại CTR đô thị của Nội năm 2011 STT Loại chất thải Khối lượng phát sinh Thành phần chính Biện pháp xử lý

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan