Thực chất và ý nghĩa triết lý trung dung của nho giáo sơ kỳ

90 1.1K 7
Thực chất và ý nghĩa triết lý trung dung của nho giáo sơ kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 2500 năm tồn tại phát triển, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, lúc bị bài xích lúc được trọng dụng, Nho giáo thực sự đã trở thành một trong những triết thuyết có sức sống lâu bền trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Sự hồi sinh của Nho giáo ngày hôm nay là một minh chứng rõ ràng nhất. Dĩ nhiên đó không phải là toàn bộ Nho giáo mà là sức sống của những triết ý nghĩa thực sự. Dù thời đại có đổi thay nhưng những chân giá trị thì vẫn trường tồn. Vì lẽ đó mà có những điều Đức Khổng – Mạnh nói cách đây hơn 2500 năm, hôm nay chúng ta càng suy ngẫm thực hành bao nhiêu càng bội phục cổ nhân bấy nhiêu. Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm cùng với sự xâm lăng của chế độ Phong kiến Trung Hoa, Nho giáo đã có một lịch sử ảnh hưởng sâu nặng trong truyền thống tư tưởng, văn hóa của người Việt. Với lối tư duy có chọn lọc, người Việt từ xưa đã biết tiếp nhận những giá trị tích cực của nho giáo, thậm chí là biến chuyển phát triển những tư tưởng ấy cho phù hợp với mình. Vì lẽ đó, Nho việt đã có những điểm khác so với Nho giáo Trung hoa. Tất nhiên, phần lớn là tương đồng. Chính sự ảnh hưởng đó đặt ra những vấn đề trong nghiên cứu tư tưởng dân tộc. Nhận thức đúng về những giá trị của Nho giáo là vấn đề thiết yếu. Nho giáo kỳ được các nhà nghiên cứu xác định Nho giáo thời tiền Tần, đây là thời kỳ Nho giáo gắn liền với tên tuổi của Khổng Tử các môn đệ của ông, Mạnh Tử Tuân Tử, đây là thời kỳNho giáo cũng phải tranh minh với các học phái khác để khẳng định mình. Chính trong hoàn cảnh như thế, những vấn đề của cơ bản của Nho giáo đã được các nhà tư tưởng thời kỳ này bàn đến một cách sâu sắc. Phải đến thời nhà Hán, với Đổng Trọng Thư Nho giáo mới bước lên địa vị tư tưởng thống trị, gắn liền với tư cách là hệ tư 2 tưởng của chế độ Phong Kiến. Quá trình phát triển của Nho giáo còn phải kể đến giai đoạn Tống Nho Thời kỳ Minh Thanh. Mỗi thời kỳ có những nét riêng, do sự cải biến phát triển của các tư tưởng gia cho phù hợp với thời thế mà Nho giáo sau này có những điểm đã đi xa so với cái gốc ban đầu. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Nho giáo đầy đủ nhất, chân thực nhất thì phải tìm đến Nho giáo kỳ như một lẽ tất yếu. Trung Dung là tên một trong Tứ thư, tác phẩm kinh điển của Nho giáo, Trung dung còn là một triết cao, sâu của Nho giáo, nó không dùng lại ở mức độ một luận mà còn là vấn đề ứng dụng thực tiễn. Đó cũng chính là sức sống của những giá trị của Nho giáo. Trung dung mang chở trong nó những vấn đề cơ bản của Nho giáo, từ đạo đức nhân quần đến chính trị triết lý, từ nhân đạo đến thánh đạo thiên đạo. Vì vậy, Nghiên cứu Nho giáo không thể không bàn đến triết Trung dung. Khó có thể kể hết những công trình nghiên cứu về Nho giáo, ảnh hưởng của Nho giáo hiện nay. Vấn đề Trung dung cũng đã được nhiều tác giả bàn đến trong các công trình của mình với tư cách là một vấn đề của Nho giáo. Hiếm có một công trình phân tích một cách hệ thống học thuyết này ý nghĩa của nó. Với tất cả những do trên tôi quyết định chọn vấn đề: “Thực chất ý nghĩa triết Trung Dung của Nho giáo kỳ” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu Nho giáo không phải là một vấn đề mới, ở Việt Nam cũng như nước ngoài đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Nho giáo. Là nội dung quan trọng của triết thuyết này, vấn đề Trung dung cũng được các tác giả bàn đến trong các công trình của mình. Có thể kể đến một số công trình sau: Trong “Khổng học đăng”, Nxb Văn học, tác giả đã Phan Bội Châu bàn đến nhiều vấn đề của Nho giáo, trong tác phẩm này tác giả cũng trích dịch 3 những nội dung quan trọng trong triết học Khổng giáo, đối với Trung dung tác gã cho rằng: “bản sách này ở trong Khổng học là một bản sách rất cao, bàn đạo rất thâm thúy góp cả thiên đạo nhân sự, đủ cả luận sự thực” [3, tr.279]. Đoàn Trung Còn với tác phẩm “Tứ thơ Đại Học – Trung Dung”, Nxb Thuận Hóa, Huế, đây là một dịch phẩm đầy đủ của tác giả về hai tác phẩm Đại Học Trung Dung, với công trình này tác giả thiên về dịch giải hơn là phân tích về mặt nội dung triết lý. Tác giả Trần Trọng Kim trong công trình “Nho giáo”, Nxb Văn hóa - Thông tin, trong phần trình bày về Sách Trung Dung, từ những phân tích cơ bản về nội dung của sách, tác giả đã đi đến nhận định Trung dung là một triết rất cao của Nho giáo đó là Đạo của Khổng Tử. Trong “Lịch sử triết học Phương Đông”, Nxb Từ điển Bách khoa, tác giả Nguyễn Đăng Thục đã dành một chương trình bày triết của hai tác phẩm Đại Học Trung Dung. Tác giả đã tiếp cận trung dung từ góc độ phương pháp, xem phương pháp đại cương của trung dung nằm ở trong câu mở đầu của sách: “thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo Tác giả Quang Đạm trong cuốn “Nho giáo xưa nay”, Nxb Văn Hóa. Hà Nội, đã dành một chương bàn về vấn đề từ thuyết Đồng quy đến thuyết Trung dung của Nho giáo, qua đó có những nhận định đánh giá về tưởng của nhà Nho qua lăng kính của Chủ nghĩa Mác. Với một công trình nghiên cứu đồ sộ nhất về Nho giáo từ trước tới nay, Tác giả Nguyễn Tôn Nhan với cuốn “Nho giáo Trung Quốc”, Nxb Văn hóa thông tin, đã nghiên cứu công phu các giai đoạn hình thành phát triển của Nho giáo, tuy nhiên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu Nho giáo Trung Quốc từ thời Hán trở về sau, thời kỳ Nho giáo được đưa lên địa vị thống trị. 4 Hồ Thích với tác phẩm “Trung Quốc triết học sử”, Nxb Khai Trí (Bản dịch của Huỳnh Minh Đức), trong Thiên X Nho gia trước Tuân Tử, Chương 1 đã bàn đến Đại Học Trung Dung ở ba phương diện: Phương pháp luận, cá nhân được chú trọng, nghiên cứu tâm lý. Mã Đạo Tông với tác phẩm “Thuật Trung dung”(Trịnh Trung Hiểu - Ngô Văn Tuyển - Như Lễ), Nxb Thanh niên, đã nghiên cứu sự ứng dụng Trung dung trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa như một “thuật” trong xử thế, ngoại giao cho đến tình yêu nam nữ. Từ đó đi đến khẳng định ý nghĩa của thuật Trung dung, như là một triết giá trị của Nho giáo nói riêng người Trung Hoa nói chung. Tác giả Yu Dan trong tác phẩm “Khổng Tử tinh hoa”, Nxb Trẻ (Bản dịch của Hoàng Phú Phương Mai Sơn) đã trình bày triết Trung dung trong “Luận Ngữ” như một nguyên tác của thế đạo nhằm đạt đến một đời sống hài hòa hạnh phúc. Những công trình trên là nguồn tài liệu bổ ích cho tác giã khi đi vào nghiên cứu vấn đề triết Trung Dung trong triết học Nho giáo. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác, các bài nghiên cứu được đăng tải trên báo, tạp chí bàn về các vấn đề của Nho giáo. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp về triết Trung Dung của Nho giáo. 3. Mục đích nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài: là làm rõ thực chất ý nghĩa của triết Trung dung của Nho giáo kỳ. Nhiệm vụ của đề tài: - Phân tích thực chất nội dung của triết Trung Dung của Nho giáo kỳ. - Phân tích, đánh giá ý nghĩa của triết Trung dung của Nho giáo kỳ đối với hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn. 5 4. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là triết Trung dung của Nho giáo kỳ. 5. Cơ sở luận phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở luận của đề tài là các nguyên triết học duy vật biện chứng. Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là các nguyên tắc của phép biện chứng. Để vận dụng các nguyên tắc này vào việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp chung như so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa khái quát hóa. 6. Đóng góp của Luận văn Với luận văn này, tác giả cố gắng trình bày một cách cơ bản, có tính hệ thống về triết Trung dung của Nho giáo kỳ, từ đó đánh giá ý nghĩa của triết về mặt nhận thức thực tiễn này. Nếu thực hiện được mục đích này, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy môn triết học Phương đông, mà đặc biệt là phần triết học Nho giáo ở các trường Đại học, Cao đẳng. Luận văn này cũng có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu ứng dụng những giá trị của Nho giáo. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, Luân văn có 2 chương (5 tiết). NỘI DUNG 6 Chương 1 THỰC CHẤT TRIẾT TRUNG DUNG CỦA NHO GIÁO KỲ 1.1. Những tiền đề của triết trung dung 1.1.1. Tiền đề kinh tế - xã hội Một học thuyết triết học bao giờ cũng có căn nguyên từ đời sống xã hội, đó không phải là suy tư chủ quan của một cá nhân, cũng không phải được ban bởi một lực lượng siêu nhiên nào mà là kết quả của sự phản ánh hiện thực, điều đó giải vì sao đi tìm thực chất một triết thuyết ta phải xuất phát từ hiện thực xã hội đã nảy sinh ra tư tưởng đó. Nho giáo cũng không nằm ngoài lẽ thường đó. Được xem là cái nôi của văn minh phương Đông nói riêng nhân loại nói chung, một “xã hội đã văn minh rồi khi người Hy Lạp còn dã man” [45, tr. 27]. Trung Hoa cổ đại đã có những bước tiến rực rỡ trên nhiều phương diện. Nền văn minh của Trung Hoa gắn liền với hai con sông lớn là Dương Tử Hoàng Hà, xung quanh lưu vực hai con sông này đã hình thành nên một liên minh thị tộc, sự màu mỡ của phong thổ ở khu vực này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội nông nghiệp, với những công cụ lao động thô sơ. Thời kỳ này đồ sắt chưa xuất hiện, nên lực lượng sản xuất còn phát triển thấp, nhưng đây là thời kỳ mà chế độ nô lệ đã sớm được hình thành, tuy nhiên chế độ nô lệ ở đây vẫn chưa thoát khỏi bóng dáng của chế độ thị tộc. “Hình thức quan hệ sản xuất thời Ân là chế độ gia trưởng kiểu phương Đông trình độ thấp, chưa có sự phân biệt rõ rệt về khái niệm “sở hữu” đối với tư liệu sản xuất sức lao động” [43, tr.19]. Chế độ nô lệ này “không thanh toán nổi chế độ thị tộc trái lại phải dựa trên nền tảng cũ của nó mà xây dựng quốc gia thành thị” [12, tr.239]. 7 Bước sang thời nhà Tây Chu, quyền lực vẫn nằm trong tay những thị tộc, tư liệu sản xuất nô lệ thuộc sở hữu của thị tộc, đó là xã hội theo một trật tự lễ không đến thứ dân, hình không lên đại phu. Nhà Chu thực hiện chế độ tỉnh điền phân phong,“thực hiện chế độ quốc hữu hóa về tư liệu sản xuât sức lao động rất nghiêm ngặt. Về nguyên tắc, ruộng đất, mọi thành viên đều thuộc quyền quản của vua nhà Chu” [43, tr.21]. Tiếp tục thực hiện chế độ thị tộc thành thị nông thôn đã có từ thời nhà Ân, theo Trần Đình Hượu đó là sự phân biệt giữa quốc dã. “Quốc là đô, trong đó có vua, bách liêu bách công(người chủ nô cai quản lao động thủ công lao động thương nghiệp). Những người đó đồng thời là bộ máy quan liêu. Trong đô còn có một hạng tiểu thần, tương ứng với dân tự do” [13, tr.17]. Dã là khu vực nông thôn, khu vực của lao động nông nghiệp một số chủ nô cai quản, gọi là chúng, cũng gọi là súc dân. Hạng lao động trong nhà gọi là thần, bộc, thiếp, đứng đầu gọi là tể. Nô lệ không được xem là người, mà được xem như súc vật có thể đem bán, đổi hay chôn theo chủ. Đó cũng là cơ sở để phân biệt giữa quân tử tiểu nhân, quân tử sống ở thành đô, tiểu nhân chỉ sống ở vùng nông thôn, cũng được gọi là dã nhân. Quân tử do vậy là người có thể tham dự vào công việc chính trị, cai trị xã hội còn tiểu nhân thì không thể tham gia. Sách Tả truyện, một cổ sử của Trung Quốc về giai đoan này viết: “Trời có từng đợt 10 ngày, người có mười đẳng cấp. Dưới là để phụng sự trên, trên là để phụng sự thần linh. Cho nên để làm trăm việc thì có hệ thống cai trị: Vương cai trị công, công cai trị đại phu, đại phu cai trị sĩ, sĩ cai trị tạo, tạo cai trị dư, dư cai trị lệ, lệ cai trị liêu, liêu cai trị bộc, bộc cai trị đài; nuôi ngựa có ngữ, chăn trâu có mục” [trích theo, 19, tr.51]. Có thể thấy rằng xã hội thời kỳ đầu nhà Chu là một xã hội trật tự thứ bậc rõ ràng, hình như là mực thước ổn định của xã hội. Phải chăng Khổng Tử sau này ao ước thiết lập một trật tự 8 Chính Danh quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử cũng có gốc từ mẫu mực của Văn Vương, Chu Công. Một đặc điểm chính trị thời này đó là chế độ tỉnh điền chế độ phân phong. “Chu Công phong cho 55 anh em làm Bang bá. Cũng có một số nước bang bá không phải là người tộc Chu. Ba nước mạnh nhất (do ba người quan trọng nhất thống trị) là Lỗ, Vệ, Tề. Chế độ cai trị theo chủng tộc kéo dài đến thời Tần Hán” [13, tr.17]. Tương ứng với thể chế phân phong ấy là chế độ tỉnh điền, theo chế độ này ruộng đất được chia làm hai loại công điền tư điền. Gồm chín phần, phần ở giữa là công điền, tám phần xung quanh là tư điền. Người nông nô phải cùng nhau cày cấy nộp sản phẩm ở công điền cho các quý tộc trước, sau đó mới được canh tác ở phần ruộng được chia. Nhưng trên thực tế đất đai đều thuộc về tầng lớp quý tộc, dân đen không thể tự có đất nên chỉ có thể làm nông nô cho lớp địa chủ mà thôi. Quá trình Đông thiên của nhà Chu mở ra một thời kỳ mới – Đông Chu (khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 3 Tr CN). Còn gọi là thời kỳ Xuân thu (Năm 770 đến 476 trước công nguyên )– Chiến quốc (năm 403 đến 221 TCN). Thời kỳ này lực lượng sản suất phát triển được đánh dấu bởi sự xuất hiện của đồ sắt trâu cày đã làm cho sức sản xuất xã hội phát triển mạnh. Tương ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất như thế là việc hình thành quan hệ sản xuất phong kiến. Việc mua bán ruộng đất trở nên phổ biến, nhiều ruộng đất của nhà vua trở thành ruộng tư của quý tộc. Quý tộc sử dụng sức lao động của nô lệ để khai khẩn đất hoang biến thành ruộng đất tư của mình. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của ruộng tư đã làm lung lay chế độ tỉnh điền. Thương Ưởng (khoảng năm 390 TCN-338 TCN), là người có công đầu trong việc xóa bỏ chế độ tỉnh điền, cho người dân tự do khai hoang mở rộng ruộng đất, phương thức canh tác cũng đổi khác, đã biết bón phân, làm hai vụ, làm thủy lợi, biết dùng sức kéo của trâu bò trong sản xuất làm cho hiệu quả cao hơn. “Sự khẩn hoang 9 do đó phát triển mạnh có hàng vạn người thành phú nông” [21, tr.72]. Quan hệ giai cấp xã hội cũng có những biến đổi theo sự biến chuyển của kinh tế. “Ngoài giai cấp chủ nô nô lệ đã xuất hiện địa chủ mới nổi lên nông dân. Những nhà thủ công nghiệp các nhà buôn cùng cấu kết thành một lực lượng trong xã hội” [14, tr.10]. Đất đai trước đây đều thuộc quý tộc nhà chu thì bây giờ đã xuất hiện tầng lớp địa chủ với việc sở hữu ruộng tư ngày càng nhiều. Cơ sở kinh tế trở thành tiêu chí phân biệt sang hèn. Như vậy, với sự xuất hiện của tư điền lớp địa chủ mới đã mâu thuẫn với giới quý tộc cũ đang suy yếu về mặt kinh tế. Điều này đặt ra vấn đề cần giải quyết cho sự phát triển của nông nghiệp đó là mâu thuẫn giữa tư điền công điền. Công thương nghiệp cũng phát triển rực rỡ xuất hiện những nghành nghề mới. Tầng lớp thương buôn nổi lên ngày càng nhiều giàu có ngang bằng với giới quý tộc, sự lớn mạnh về kinh tế đương nhiên tác động đến nhu cầu về chính trị. “Bọn phú thương rất có thế lực mua quan bán tước được bắt đầu tham gia vào chính trị, muốn phá bỏ biên giới giữa các nước chư hầu, để cho sự giao thông thương mại khỏi bị trở ngại” [21, tr.72]. Đó là yêu cầu tất yếu của sự phát triển thương nghiệp lúc bấy giờ. Cùng với việc sa sút về mặt kinh tế là sự suy yếu về chính trị. Vai trò của nhà Chu không còn như trước mà bị lung lay nghiêm trọng, mệnh lệnh của thiên tử các các chư hầu không nghe, các nước chư hầu thôn tính lẫn nhau tranh bá xưng vương. Do vậy, trong suốt thời kỳ Đông Chu, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài triền miên. Mâu thuẫn xã hội càng trở nên sâu sắc, lòng dân oán hận chế độ hà khắc. Trật tự xã hội theo lễ pháp nhà Chu không còn được duy trì, vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên. Đến thời Chiến Quốc sự tồn tại của Thiên Tử nhà Chu chỉ còn là hình thức dù trên thực tế nhà Chu tồn tại đến năm 219 TCN. Trật tự xã hội loạn, tình hình chính trị mục nát “đến lúc này, chư hầu đều có thể xưng vương. Đại phu có lúc còn quyền thế 10 hơn cả chư hầu, khanh đại phu chư hầu khi mất nước có khi lại không bằng được với kẻ nô lệ” [32, tr.85]. Thời đại loạn lạc, chiến tranh liên miên ấy đã đẩy những mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh điểm, người dân bị đẩy vào trong ly loạn… Yêu cầu về sự chấm dứt chiến tranh là một tất yếu của thời đại. Chính cái loạn của xã hội đó đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho cho các nhà tư tưởng. Những vấn đề triết học xã hội đặt ra đòi hỏi các nhà tư tưởng giải tìm ra con đường để bình thiên hạ. Rất nhiều nhà tư tưởng, chính trị, triết gia, đã đưa ra nhiều con đường biện pháp của mình, đứng trên lập trường của mình tranh minh với những học thuyết khác, hầu mong một minh quân trọng dụng đạo của mình được thi hành. Lịch sử gọi thời kỳ này là bách gia chư tử, bách gia tranh minh. Khổng Tử với triết thuyết của mình cũng là một con đường trong cái khát vọng chung đó. Khổng Tử cho rằng sỡ dĩ thiên hạ đại loạn vì thiên hạ vô đạo, lễ hư nhạc hỏng, không có chuẩn mực đạo đức nào để giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội thời đó. Khổng Tử đề xuất đạo Trung dung cũng từ lẽ ấy. 1.1.2. Tiền đề tư tưởng luận Triết trung dung không phải là sản phẩm chủ quan của Khổng Tử hay các nhà nho kỳ, mà triết này đã được manh nha từ thời Nghiêu Thuấn. Chính vì vậy tìm hiểu triết trung dung của nho giáo kỳ không thể không khảo cứu tư tưởng trung dung trước Khổng Tử tư tưởng của những nhà tư tưởng cùng thời. Kinh Thư, một sách ghi chép thời thượng cổ là kinh điển của Nho gia, có đoạn thuật lại lời vua Thuấn truyền ngôi cho vua Vũ như sau: “Số lịch của trời ở mình ngươi, ngươi phải lên ngôi vua đứng đầu! Lòng người đương nguy! Lòng đạo đương suy! Phải tinh! phải nhất! Cầm đúng đạo trung” [38, tr.33]. Như vậy, từ thời ngũ đế đạo trung đã được các thánh nhân trọng dùng, vì quan trọng như thế nên lúc truyền ngôi cho người hiền Nghiêu Thuấn đều

Ngày đăng: 25/12/2013, 13:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan