Sữa nhập ngoại các yếu tố tác động đến giá và biện phát kiểm soát giá

12 474 0
Sữa nhập ngoại các yếu tố tác động đến giá và biện phát kiểm soát giá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá SỮA NHẬP NGOẠICÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT GIÁ. 1. Đặt vấn đề: Bài viết cập nhật lúc: 03:43 ngày 12/08/2010 Móc túi “trắng trợn” Giá sữa hiện đang tăng khá cao so với thực tế, điều này không phải do người tiêu dùng đồn thổi mà đã được thể hiện ngay trên kết quả khảo sát của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương đưa ra vào năm ngoái. Việc khảo sát giá được Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành trên 100 loại sữa khác nhau thuộc 10 hãng sữa nước ngoài như: Abbott, Mead Johnson, Nestle, Dumex, Wyeth, Friso, XO, Dutch Lady, Hiez… Kết quả khảo sát cho thấy, giá một số loại sữa ở Việt Nam cao hơn 150 - 200% so với giá sữa của các nước trên thế giới. Điển hình như, dòng sữa XO có giá bán so với nước sản xuất (Hàn Quốc) cao hơn khoảng 26 - 30%. Đặc biệt, sữa Dugro 1, 2, 3 (của Dumex) bán ở Việt Nam cao hơn so với các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia từ 100 - 150%. Nguyên nhân của việc tăng cao đột biến tại thời điểm đấy đã được giải thích rằng do tỷ giá nguyên nhập liệu đầu vào tăng cao. Tuy nhiên sau một năm giá sữa vẫn không ngừng tăng, nguyên nhân đã được các doanh nghiệp giải thích rằng tỷ giá nguyên nhập liệu đầu vào tăng cao. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hiện tại giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm trung bình khoảng vài trăm USD/tấn. Cụ thể, giá sữa bột gầy trên thị trường châu Âu châu Úc (những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam) đã giảm từ mức 3.200 - 3.600 USD/tấn trong tháng 5 xuống mức 2.900 - 3.150 USD/tấn. Sữa bột nguyên kem cũng giảm từ 4.000 USD/tấn xuống 3.200 - 3. 600 USD/tấn. Bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương cho biết, giá USD ở thời điểm hiện tại lên xuống có thất thường nhưng không đủ mạnh để làm tăng giá sữa. Mặt khác, USD không phải là yếu tố chính SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2 Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá quyết định hình thành giá, mà nó còn phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập vào. Nếu nguyên liệu giảm, sữa không có lý do gì để tăng giá. Điều này một lần nữa chứng mình rằng, giá sữa đang tăng rất bất hợp lý người tiêu dùng vẫn từng ngày bị móc túi một cách “trắng trợn” mà không hay. (Nguồn:http://www.tinmoi.vn/Tang-gia-sua-la-do-ke-ho-cua-luat-08186119.html) 2. Câu hỏi: 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá sữa? 2. Nguyên nhân khiến giá sữa tăng liên tục trong thời gian qua? 3. Các biện pháp để quản lý giá sữa? 3. Giải quyết vấn đề: Hiện nay trên thị trường lưu hành rất nhiều loại sữa. Tùy theo tiêu chí phân loại có thể chia sữa thành các loại khác nhau: Nếu dựa vào công thức khác nhau về lượng đạm, đường trong sữa thì có thể chia sữa thành các loại sau đây: -Sữa tươi: là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê… Sau khi xử lý (đa số là pha loãng tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím…), được đóng gói vào hộp, bịch, chai…: dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên - Sữa bột (nguyên kem, sữa béo, growing up) là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc. Khi uống, pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi làm được 1kg sữa bột. 1kg sữa bột này khi uống, pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa “hoàn tươi”. Các loại sữa bột trên thị trường đều được nhập khẩu. Trong sữa bột thường bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, Taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ…: dành cho trẻ trên 1 tuổi người lớn. Trong nhóm này, có thể có các loại Ÿ Sữa không có lactose (dành cho người không dung nạp lactose) sữa với đạm đậu nành (dành cho người dị ứng sữa bò- dị ứng protein sữa bò): Olac, Ensure, Sustacal, Dumex lactose free… (gốc động vật) dùng cho đối tượng SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2 Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá kém hấp thu lactose (thường gặp trong tiêu chảy, bất dung nạp lactose). Enplus, Nursoy, Isomil, Prosobee (gốc thực vật) cũng dùng cho đối tượng kém hấp thu đường lactose hoặc đối tượng dị ứng với protein sữa bò Ÿ Sữa có protein được thủy phân một phần (dùng cho người kém hấp thu trầm trọng): Pregestimil, Vivonex. Ÿ Sữa chống ói, táo bón: Do thêm chất xơ vào sữa làm tăng khối lượng phân, giảm táo bón, làm sữa đặc hơn nên chống ói. - Sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ) là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi không có cholesterol. Loại sữa này chỉ nên dùng cho trẻ trên 2-3 tuổi bị béo phì người lớn béo phì muốn giảm cân, người không muốn tăng cân, người có rối loạn mỡ trong máu, bệnh tiểu đường, loãng xương, kém hấp thu chất béo (trong bệnh lý gan mật). Lưu ý: như đã đề cập trong bài trước, đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, dù có béo cỡ nào cũng không được dùng sữa gầy (do thiếu một số acide béo cần thiết cho sự phát triển tế bào thần kinh tế bào não). - Sữa đậu nành nước (dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy): không có đạm béo động vật, nhưng về dinh dưỡng không bằng sữa động vật. - Sữa đậu nành (nấu thủ công) các thức uống giải khát có sữa… Các loại sữa này tuyệt đối không nên dùng để nuôi trẻ con, vì năng lượng cũng như thành phần các chất dinh dưỡng rất thấp, canxi hầu như không có. -Sữa đặc có đường: Chỉ nên dùng để pha cà phê, chứ không nên dùng để nuôi trẻ vì có hàm lượng đường quá cao, khi pha loãng để uống vừa miệng thì thành phần dinh dưỡng còn lại rất thấp không cân đối. - Sữa cao năng lượng: là loại sữa được bổ sung nhiều đường hoặc béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1 Kcal, tức 1-2 ly sữa có thể thay cho 1 bữa ăn) dùng cho trẻ suy dinh dưỡng, dùng trong giai đoạn kém ăn của trẻ em hay người lớn, SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2 Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá người già yếu ăn uống kém, người cần phục hồi nhanh sau bệnh… - Sữa chua dạng uống hay dạng sệt: là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa hấp thu, giảm nguy Nếu dựa trên độ tuổi thì có thể chia sữa thành các loại sau đây: - Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi: gồm các loại sau đây: Ÿ Sữa dành cho trẻ sanh non nhẹ cân: ví dụ như Frisolac Premature, Enfalac Premature, Dumex Premature Sữa này có các đặc tính như Chứa protein, vitamine khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sanh non năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml) Ÿ Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: ví dụ như Similac, Enfalac, SMA, Dielac1, Cô gái Hà Lan step1, Lactogen1, Dumex 1, Guigoz 1, NAN 1 . Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sanh trên 2500gr) tới 6 tháng tuổi vì dễ tiêu hóa có tỉ lệ canci/ phospho =2:1, tỉ lệ này toái ưu cho thận của trẻ nhỏ tăng cường hấp thụ canxi. Đồng thời, đây là loại sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày Ÿ Sữa dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: ví dụ như Enfapro, Gain, Cô gái Hà Lan step 2, Dielac 2 . Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn dặm đa dạng với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau trái cây. Sự tăng cân của trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500 – 800ml sữa/ ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ. - Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi: ví dụ như Cô gái Hà lan 123, Enfagrow, Dielac3, Dugro, Nestlé 1+ Có thể chia ra loại trên 3 tuổi trên 6 tuổi do tuỳ theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa mỗi ngày. SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2 Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá - Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt: Có thể chia thành các loại như: Nhóm không có đường lactose, Sữa thủy phân Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản Nhóm sữa không chất béo Với các loại sữa đa dạng như vậy thì hầu như hiện nay các loại sữa nhập từ nước ngoài chiếm ưu thế so với sữa trong nước. Các loại sữa ngoại liên tục tăng giá có dấu hiệu một số nhà nhập khẩu liên kết để đồng loạt tăng giá sữa thị trường sữa ngoại đang bị thao túng. Từ đầu năm đến tháng 8/2010 đã có 3 đợt tăng giá sữa. Đối với sữa nhập khẩu, các hãng thông báo tăng giá từ 4%-9% trên mỗi sản phẩm ngay từ tháng 1- 2010. Tháng 3, sữa bột nhập khẩu lại tiếp tục tăng giá từ 4%-5% vì . thuế nhập khẩu sữa tươi tăng lên mức 15% để bảo hộ người nuôi bò trong nước. Đáng lưu ý là đợt tăng giá tháng 8/2010 diễn ra trong bối cảnh giá nguyên liệu sữa bột nhập khẩu của thế giới đã giảm một nửa so với tháng 7-2008 - thời kỳ cao nhất. Vậy tại sao giá sữa ngoại lại tăng liên tục như vậy yếu tố nào đã tác động đến việc hình thành giá sữa ngoại ở Việt Nam? Việc hình thành giá sữa nhập ngoại, trước hết phải kể đến yếu tố nguyên vật liệu. Hiện nay, ở Việt Nam đến 80% nguyên liệu sản xuất sữa bột là nhập khẩu. Tại Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, mặt hàng sữa chủ yếu được nhập khẩu từ các nước ASEAN Hà Lan. Việc giá nguyên vật liệu tăng cao là một trong những nguyên nhân làm giá sữa tăng cao. Chẳng hạn như trong giai đoạn năm 2007, nếu đầu 2007, nguyên liệu sữa nước ngoài cung cấp cho các nhà sản xuất Việt Nam có giá 2.500 USD/tấn, thì giữa năm giá đã tăng gấp đôi. Chưa đến hết tháng 7, giá nguyên liệu sữa đã ở mức 5.700 USD/tấn (ghi vào ngày 23/7). Do phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài nên giá sữa ở Việt Nam cũng phụ thuộc vào yếu tố tỷ giá. Đầu năm 2010, với lý do tỷ giá VND/USD tăng thêm, các hãng sữa đồng loạt tăng giá bán từ 5 - 10% ngay từ những ngày đầu năm mới. SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2 Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá Ngoài ra, một yếu tố khác ảnh hưởng đến giá sữa là thuế. Hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sữa phổ biến 5% đối với khối ASEAN, 7% đối với sản phẩm nhập khẩu từ Hà Lan. Tuy nhiên, ba nhân tố trên không phải là nhân tố quyết định đến sự tăng giá liên tục của sữa trong thời gian qua. Xem xét giai đoạn từ 31/8 - 14/9/2009 cho thấy giá mua giá mua nguyên vật liệu vào không tăng mà có xu hướng giảm, nhất là 6 tháng đầu năm 2009. Mặt khác, giá USD ở thời điểm hiện tại lên xuống có thất thường nhưng không đủ mạnh để làm tăng giá sữa USD không phải là yếu tố chính quyết định hình thành giá, mà nó còn phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập vào. Nếu nguyên liệu giảm, sữa không có lý do gì để tăng giá. Còn về thuế nhập khẩu, hiện tại thuế chỉ chiếm một thành phần rất nhỏ trong giá thành tại sữa tại thị trường Việt Nam. Mức thuế nhập khẩu chỉ từ trên 1% đến dưới 4% so với giá bán lẻ công bố người tiêu dùng (NTD) thường phải trả từ 400 đến 1.500 đồng/100g sữa nhập khẩu tùy loại. Phân tích của một công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam mới đây cũng cho thấy, giá nguyên liệu cho một lon sữa trọng lượng 400gr (kể cả hàng nội hay ngoại) là 32.000 đồng/lon, trong đó có tiền thuế nhập khẩu 4.800 đồng (15%). Như vậy nếu giảm 50% thuế nhập khẩu thì chỉ bớt đi được 2.400 đồng/lon sữa chưa đủ 1kg trọng lượng. Trong khi đó mỗi lần tăng giá, các nhà sản xuất sữa điều chỉnh một lúc có khi lên đến 26.000 đồng/lon sữa. Nguyên nhân khiến giá sữa tăng liên tục một phần là do các chi phí như chi phí bán hàng, quản lý, tiếp thị, hoa hồng,…tăng liên tục. Các chi phí này chiếm tỷ lệ khá lớn trong cấu thành giá sữa. Tại Nestlé Việt Nam, chi phí tiếp thị quảng cáo chiếm khoảng 30% chi phí kinh doanh. Năm 2008, mức chi phí này lên tới 20,565 tỷ đồng (chiếm 38% chi phí kinh doanh); 6 tháng đầu năm 2009, khoản chi này là 14,043 tỷ đồng, chiếm 27% tổng chi phí kinh doanh. Năm 2008, chi phí bán hàng tại Mead Johnson Nutrition Việt Nam chiếm tỷ trọng rất lớn, lên tới 77,53%, 6 tháng năm 2009 là 66,45% trên tổng chi phí. Trong đó, chi phí quảng cáo năm 2008 là 53,46%, 6 tháng năm 2009 là 36,22%. Kết quả thanh tra cũng chỉ ra: Giá nhập khẩu sữa ổn định, chính SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2 Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá sách thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng mặt hàng sữa của Việt Nam ổn định, còn chi phí bán hàng, quảng cáo của công ty luôn ở mức cao. Nhóm chi phí thuộc mức khống chế 10% theo quy định vượt lớn (năm 2008 vượt 19 lần, năm 2009 vượt 10 lần so với số khống chế). Ngoài các yếu tố khách quan trên, giá sữa bị ảnh hưởng bởi tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia, giá sữa ngoại vẫn liên tục tăng cao chủ yếu là do nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng. Họ hiểu tâm lý người Việt Nam vốn chuộng tin tưởng vào hàng ngoại, đặc biệt là không hề tiếc tiền của để chăm lo cho con cái của mình. Chính vì vậy, các hàng sữa đã liên tục tăng giá bất hợp lý trong thời gian qua, đưa giá sữa tại Việt Nam lên cao nhất trên thế giới. Dù cơ quan chức năng - Bộ Tài chính - có yêu cầu giảm giá nhưng với cơ chế thị trường, họ vẫn có thể tăng giá như vậy là hợp lý. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến giá sữa tăng là do việc cấp phép độc quyền nhập khẩu phân phối một loại mặt hàng sữa nào đó vào thị trường Việt Nam Chính các nhân tố chi phí quảng cáo, bán hàng, quản lý của DN kinh doanh sữa vượt quá mức khống chế 10% theo quy định của Nhà nước, tâm lý người tiêu dùng việc cấp phép độc quyền là các nguyên nhân cơ bản làm giá sữa tăng. Trước sự biến động bất bình thường của thị trường sữa, Bộ Tài Chính đã có nổ lực kiểm soát giá sữa bằng cách ban hành thông tư 104/TT-BTC. Tuy nhiên, thông tư này có còn nhiều sơ hở như quy định về việc trong vòng 15 ngày, nếu doanh nghiệp tăng giá sữa 20% trở lên, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá. Quy định này được đưa ra, tưởng rõ ràng nhưng lại tạo kẽ hở cho doanh nghiệp, bởi nếu doanh nghiệp chỉ điều chỉnh giá mỗi lần 5 - 10% thì đương nhiên sẽ nằm ngoài vòng kiểm soát. Ngoài ra, trong Thông tư này còn có quy định các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký giá với các loại sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi chỉ các doanh nghiệp có 50% vốn sở hữu Nhà nước mới phải đăng ký giá… cũng là những kẽ hở pháp lý cần thiết sớm được sửa đổi. SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2 Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá Do những sơ hở như trên mà thông tư 104/TT-BTC kém phát huy hiệu quả để mặt hàng này liên tục tăng giá. Đến ngày 12/8/2010 Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư 122/TT-BTC về quản lý giá, áp dụng từ ngày 1/10/2010. Nội dung chính của Thông tư 122 quy định tất cả các mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới sáu tuổi đều phải đăng ký kê khai với cơ quan quản lý về giá. Thông tư 122 có 2 điểm sửa đổi căn bản so với Thông tư 104. Thứ nhất là bỏ quy định biên độ tăng giá 20% trong vòng 15 ngày thì mới áp dụng biện pháp bình ổn giá. Thay vào đó, nếu hãng sữa tăng giá bất hợp lý thì áp dụng biện pháp bình ổn ngay. Điểm sửa đổi thứ 2 là mọi đối tượng có sản xuất kinh doanh mặt hàng thuộc nhóm bình ổn giá của Chính phủ đều phải đăng ký giá theo quy định, không phân biệt loại hình doanh nghiệp. Theo quy định trước đây, các doanh nghiệp có tỉ lệ vốn nhà nước 51% mới phải đăng ký giá. Để triển khai thông tư này, từ giữa tháng 8/2010, Sở Tài chính TP. HCM đã gửi yêu cầu đến các cơ quan ban ngành để thống kê, rà soát danh mục các doanh nghiệp đại lý kinh doanh các ngành hàng thuộc diện quản lý giá, lập dữ liệu tên các đơn vị đăng ký giá, trên cơ sở đó gửi hướng dẫn cách thức thực hiện kê khai đăng ký giá đến các doanh nghiệp. Với quy định mới, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thuộc diện kiểm soát giá phải giải trình chi tiết cách tính các khoản mục chi phí cấu thành sản phẩm khi bán sản phẩm lần đầu hoặc trước khi điều chỉnh giá sản phẩm trên thị trường. Việc tiếp nhận đăng ký giá, kê khai giá được phân cấp cho 63 tỉnh/thành. Có mặt hàng Sở Tài chính tiếp nhận, có mặt hàng Sở Công Thương, các cơ quan khác tại địa phương tiếp nhận. Các cơ quan này có trách nhiệm rà soát cơ cấu, yếu tố hình thành giá. Khi doanh nghiệp muốn điều chỉnh giá phải gửi bảng đăng ký kê khai cấu thành giá sản phẩm đến Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc cơ quan chức năng. Nếu giải trình hợp lý thì nơi này mới cho phép điều chỉnh. Đối với những trường hợp sau khi kiểm tra các cơ cấu giá thành thấy rằng việc tăng giá chỉ nhằm tăng lợi nhuận chứ không phải do chi phí đầu vào thì sẽ bị từ chối, không cho tăng giá. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa nhận được hướng dẫn thực hiện Thông tư 122 từ các cơ quan chức năng. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2 Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá sữa nội không gặp quá nhiều khó khăn vì phần lợi nhuận không quá cao thì các đơn vị kinh doanh sữa ngoại nhập lại phản ứng ở nhiều mức độ khác nhau. Theo một số doanh nghiệp kinh doanh sữa tại TP. HCM, trước khi có Thông tư 122, họ đã đăng ký giá bán với Cục Quản lý giá Sở Công thương Cục Quản lý cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đăng ký chỉ dừng ở giá bán ra. Thông tư 122 yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh sữa nhập khẩu dành cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai chi tiết cơ cấu giá thành sữa nhập như giá nhập khẩu, thuế nhập khẩu, giá vốn nhập khẩu, chi phí bằng tiền khác, giá bán dự kiến . khi muốn điều chỉnh giá. Được biết, một số doanh nghiệp bề ngoài thì tỏ ra phục tùng, nhưng vẫn tìm cách “lách luật”. Không ít ý kiến lo ngại liệu thông tư này khi đi vào cuộc sống có bắt kịp diễn biến đa dạng của thị trường? Theo các doanh nghiệp, điều e ngại nhất không phải là không dám kê khai cơ cấu chi phí sản phẩm, mà họ e ngại quy trình thực hiện sự chính xác trong việc kê khai giá. Đơn cử như đối với mặt hàng sữa, cơ cấu chi phí trong vận chuyển, nhân lực, chi phí lưu kho bãi . của từng doanh nghiệp có những điểm khác biệt, vậy khi kiểm soát, liệu cơ quan chức năng thuộc cấp sở ở địa phương liệu có đánh giá một cách chính xác, rằng doanh nghiệp đăng ký giá như vậy nhưng thực tế có bán đúng giá theo cơ cấu đã đăng ký hay không. Đồng thời, bộ máy hành chính không thể nào kham nổi khối lượng công việc khổng lồ kê khai, đăng ký giá của hàng ngàn doanh nghiệp. Để đảm bảo tính hiệu quả của thông tư 122 trong việc quản lý giá trước mắt, Bộ Tài chính phải tăng cường quản lý giá sữa như gửi công văn đề nghị UBND các địa phương tăng cường việc kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá; yêu cầu tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đều phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan quản lý; phối hợp với Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa. Qua kiểm tra đã xử lý, yêu cầu doanh nghiệp tiết giảm hợp lý các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị theo quy định. SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2 Bài tập tình huống- Môn kinh tế vi mô: Sữa nhập ngoại-các yếu tố tác động đến giá biện phát kiểm soát giá Đồng thời phải giao UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các đơn vị sản xuất kinh doanh sữa thực hiện nghiêm túc quy định về đăng ký, niêm yết giá .; kiểm tra các yếu tố hình thành giá để loại trừ các khoản chi phí (hoa hồng, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi .) doanh nghiệp thực hiện không đúng quy định ra khỏi cơ cấu giá; đồng thời tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra về thực hiện Pháp lệnh Giá, pháp luật về thuế, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đi đối với việc quản lý giá sữa thì để giá sữa phù hợp, đúng với thị trường cần phải tăng cường quản lý về quảng cáo sữa. Vì quảng cáo sữa hiện nay vừa không phù hợp, vừa quá nhiều khiến người tiêu dùng dễ bị lôi kéo không có sự lựa chọn chính xác. Năm 2009, hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có cuộc điều tra tất cả nhãn quảng cáo của các hãng sữa (nội ngoại) đang có mặt trên thị trường phát hiện ra rằng hầu hết nhãn quảng cáo sữa đều vi phạm pháp luật, trong đó chủ yếusữa ngoại. Bộ Công thương cần phối hợp với các cơ quan quản lý chức năng tiến hành điều tra các doanh nghiệp làm ăn gian dối, cố tình gây nhầm lẫn trong tuyên truyền quảng cáo trên nhãn mác Tuy nhiên, Thông tư 122 chỉ là công cụ hành chính cần thiết để điều chỉnh răn đe những doanh nghiệp xem nhẹ lợi ích của xã hội, của người tiêu dùng, chỉ biết chạy theo lợi nhuận đơn thuần, qua đó gìn giữ sự bình ổn của nền kinh tế. Việc ban hành Thông tư vẫn mới chỉ được coi là mong muốn của cơ quan quản lý, còn việc thực thi được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó sự điều tiết của thị trường sẽ giữ vai trò quyết định. Thực tế, Thông tư này mang tính áp đặt trái với quy luật của kinh tế thị trường là thuận mua vừa bán. Ở đây, các cơ quan quản lý giá lại đi áp giá trần, giá sàn với giá sữa là bất hợp lý. Thêm vào đó, nếu cứ đặt vấn đề hành chính buộc các doanh nghiệp phải kê khai cơ cấu giá thành sản phẩm là sai với Luật Doanh nghiệp. Đây là vấn đề Luật quy định doanh nghiệp được quyền giữ kín bí mật kinh doanh". Do đó, để bình ổn giá sữa cần sự quản lý của nhà nước nhưng cần cân nhắc cách làm. Về lâu dài, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: SVTH: Trương Thị Quyên- CH11B2

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan