Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

54 494 1
Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIỚI TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TỘC RAGLAIKHÁNH NAM HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA. GVHD : PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN SVTH : ĐỖ THỊ THANH TRÂM MSSV : 08090065 KHOA : XÃ HỘI HỌC LỚP : 11XH01 1 MỤC LỤC PHẦN I: DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài .4 2. Mục tiêu nghiên cứu .6 3. Nguồn dữ liệu 6 4. Nội dung nghiên cứu 6 5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .6 6. Giới hạn đề tài 7 7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn .7 8. Kết cấu đề tài 8 PHẦN II. NỘI DUNG: CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. Tổng quan nghiên cứu 9 2. Cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu .11 3. Câu hỏi nghiên cứu 16 4. Phương pháp nghiên cứu 17 5. Sơ đồ khung phân tích 19 6. Các khái niệm liên quan .19 CHƯƠNG II: SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁM CHỮA BỆNH CẢU NGƯỜI DÂNKHÁNH NAM, HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA. 1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu 21 1.1Huyện Khánh Vĩnh .21 1.2Xã Khánh Nam .23 2. Tìm hiểu phương thức khám chữa bệnh của người dân RaglaiKhánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa 27 2.1Tình hình khám chữa bệnh của người dân Raglai 27 2.2Tình hình khám chữa bệnh của nam, nữ giới Raglai 29 3. Sự khác biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dânKhánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa31 3.1Các phương thúc khám chữa bệnh của nam, nữ giới raglai 31 3.2Nơi khám chữa bệnh của nam, nữ giới Raglai .38 3.3 Đánh giá của nam và nữ Raglai về dịch vụ khám chữa bệnh ở địa phương .40 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận khám chữa bệnh của nam, nữ RaglaiKhánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa .48 2 4.1Mức độ quyết định .48 4.2Chính sách y tế .49 4.3Thu nhập , chi tiêu .51 4.4Học vấn 53 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 56 2. Khuyến nghị .57 PHẦN I: DẪN NHẬP. 1. Lý do chọn đề tài: Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta. “Sức khỏe là vốn quí nhất của con người”. Xã hội muốn có nguồn lực tốt về thể chất tinh thần phải được chăm sóc tốt từ khi trong bụng mẹ, từng thế hệ nối tiếp, thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước về thể chất và tinh thần, để đảm bảo duy trì cho phát triển xã hội, chăm sóc nâng cao chất lượng dân số là một trong những tiêu chí hàng đầu của quốc gia. Hồ Chí Minh cũng đã rất coi trọng sức khỏe con người,Người đã từng nói: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì nước thịnh”. Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là 3 nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của bản thân xã hội”. Sức khỏe là vốn quý, có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu cho bản thân tạo ra nhiều của cải cho xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.Từ đó có thể thấy chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh là một nhu cầu cấp thiết của mọi người. Theo chủ trương xã hội hóa y tế của Nhà nước, mọi người dân đều có quyền được hiểu biết nhiều hơn về bệnh tật, những yếu tố tác hại đến sức khỏe của mình cũng như quyền được hưởng các dịch vụ y tế khám chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó có một quan điểm cho rằng chăm sóc sức khỏe là quyền lợi và ai cũng có quyền hưởng thụ theo như mục tiêu nhất quán của y tế Việt Nam từ trước đến nay là “ Mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”. Nhưng trên thực tế việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe còn chưa được nhiều người dân sử dụng một cách tốt nhất, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh còn chưa cao. Việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh cũng được quan tâm bởi những khác biệt xã hội như: giữa người giàu và nghèo, nông thôn và thành thị, bên cạnh đó còn có mảng giới, . nếu như theo người Kinh đa phần người nam là chủ hộ trong gia đình, họ năm hết các quyền quyết định những việc quan trọng trong nhà kể cả việc chăm sóc sức khỏe, vậy còn người Raglai thì sao? Khi mà dân tộc này theo chế độ mẫu hệ vậy ai là người quyết định trong việc tiếp cận phương thức khám chữa bệnh? Và có sự khác biệt nào giữa nam giới Raglai và nữ giới Raglai hay không? Cũng chính vì những câu hỏi băn khoăn đặt ra ở trên mà tôi chọn đề tài: “ Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa”. 4 5 2. Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện đề tài cần đạt được những mục tiêu sau: Nêu rõ việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa, biết được hiện nay người dân tộc ở đây khám chữa bệnh, sử dụng các phương thức khám chữa bệnh như thế nào. Chỉ rõ lý do và đối tượng nam giới hay nữ giới tham gia nhiều hơn vào các phương thức khám chữa bệnh đó gây nên thực trạng đã tìm hiểu trên và mức độ đáp ứng của các loại khám chữa bệnh. 3. Nguồn dữ liệu: Các kết quả thu được từ đợt đi thực tập là nguồn dữ liệu chính cho đề tài. Từ tư liệu sẵn có đã thư được ở xã Khánh Nam đến tư liệu sẵn có của huyện Khánh Vĩnh. Bên cạnh đó dữ liệu lấy từ bảng hỏi cũng như phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng được trích lọc, và được sử dụng chính trong đề tài. 4. Nội dung nghiên cứu: o Tìm hiểu các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. o Sự khác biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của ngời dân tộc Raglai, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. o Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh. 5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân Raglai. Cụ thể là tình hình khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai, việc lựa chọn các loại hình khám chữa bệnh của nam và nữ giới, đánh giá các cơ sở y tế từ đó chỉ ra được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn đó. Khách thể nghiên cứu: Vì lí do muốn tìm hiểu sự khác biệt giới trong việc lựa chọn các phương thức khám chữa bệnh của các vùng miền đặc biệt là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số cụ thể là dân tộc RaglaiKhánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, nơi đang thực hiện chương trình nông thôn mới, như vậy tình tình sức khỏe cũng là tiêu chí quan trọng. Chính vì lẽ đó đề tài chọn người dân tộc Raglai ( nam giới và nữ giới) là khách thể nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu: xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. 6. Giới hạn của đề tài: Đề tài sự khác biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân Raglai, xã Khánh Nam, huyện Khánh 6 Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Tuy là một đề tài về giới là chủ đạo nhưng trong quá trình chọn mẫu, lấy thông tin có phần chênh lệch khách quan về giới mẫu nam và nữ không đồng đều nhau, tác giả sẽ cố gắng phân tích một cách khách quan nhất để hạn chế sự chênh lệch mẫu nam và nữ Raglai 7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn: Ý nghĩa lí luận: Đề tài thực hiện góp phần vào nghiên cứu về người Raglai, đặc biệtsự khác biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh. Việc vận dụng các cách tiếp cận và lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học, sử dụng các phương pháp điều tre và xử lý số liệu thuộc lĩnh vực xã hội học, kết hợp với những tài liệu tham khảo của các nghiên cứu có liên quan. Đồng thời qua nghiên cứu thực nghiệm để làm sáng tỏ và chứng minh những cách tiếp cận và lý thuyết xã hội học được áp dụng trong qua trình nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Qua đề đề tài nghiên cứu hy vọng bước đầu chỉ ra đựợc thực trạng và nguyên nhân của vấn đề tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa dưới góc độ giới. Hi vọng đề tài sẽ là tài liệu bổ ích cho những ai đan quan tâm đến đối tượng người dân tộc Raglai, từ đó có cái nhìn khách quan về vấn đề tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của nam và nữ giới người dân tộc Raglai.Thông qua đó đề ra các giải pháp,khuyến nghị cho các ban ngành địa phương có liên quan. 8. Kết cấu đề tài: Đề tài tác giả chia làm 3 phần chính đó là dẫn nhập, nội dung và kết luận, khuyến nghị. Phần 1: Dẫn nhập tác giả sẽ nêu những phần sau: • Lí do chọn đề tài • Mục tiêu nghiên cứu • Nội dung nghiên cứu • Và đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu • Ý nghĩa thực tiễn 7 Phần 2: Nội dung Chương 1. Cơ sỡ lí luận và phương pháp luận o Tổng quan nghiên cứu o Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu. o Câu hỏi nghiên cứu o Phương pháp luận o Các khái niệm liên quan Chương 2: Kết quả nghiên cứu:  Sơ lược địa bàn nghiên cứu:  Tìm hiểu các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.  Sự khác biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.  Yếu tố tác động đến sự khác biệt giới trong việc tiếp cạn các phương thức khám chữa bệnh. Phần 3: Kết luận và khuyến nghị: • Kết luận • Khuyến nghị PHẦN 2: NỘI DUNG. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 1. Tổng quan nghiên cứu: Sức khỏe là mối quan tâm không hỉ của một vài người mà là của một cộng đồng người, cả một xã hội, vì thế nó là mối quan tâm của nhân dân , các nhà nghiên cứu , các nhà chức trách có thẩm quyền. Cũng bởi lẽ đó mà có nhiều đề tài của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề sức khỏe trong đó có việc khám chữa bệnh và sức khỏe được mổ xẻ ở nhiều khía cạnh bởi những tác giả khác nhau: Về nội dung ông James Allman đã khái quát thực trạng kinh tế - văn hóa – xã hội Việt nam từ năm 1945 trở lại đây, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe. Những khó khăn chính vào thời kì này là ngân sách eo hẹp, sự xuống cấp của hệ thống y tế nói chung…Tuy nhiên từ sau chính sách đổi mới năm 1986 , nhiều tổ chức phi chính phủ đã chọn Việt Nam làm mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhờ vậy hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam ngày một cải thiện. Sự ra đời của bệnh viện tư cũng tăng thêm cơ hội cho người dân tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Bệnh viện tư còn khắc phục được những hạn chế của bệnh viên công như: có sự nhanh gọn, 8 thái độ phục vụ , thuận tiện, rõ ràng. Bởi vì thế mà nó đánh đúng vào tâm lý của người khám chữa bệnh, của những người sử dụng các dịch vụ y tế. Người nghèo cũng có thể đến đó để khám chữa và chăm sóc sức khỏe. Sự ra đời của các bệnh viện tư đó cần xét đến cùng cũng là yếu tố đảm bảo tính bình đẳng cho phía người cung cấp dịch vụ.( theo Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh Trường, 2004). Cuộc khảo sát của 2 tác giả cho thấy được những mặt tốt của việc khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân, còn hạn chế thì 2 tác giả nêu được là chi phí ở các bệnh viện tư khá cao, đa phần người đến khám nhiều chỉ là những người có thu nhập cao, nghề nghiệp ổn định, và là dân thành thị nhiều hơn. Tình hình tiếp cận cơ sở y tế của người nghèo Tp. Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khó khăn về kinh tế. đưa ra được nhưng phương thức khám chữa bệnh của người nghèo ở TP.HCM. Đề tài cũng chỉ ra được sự đánh giá cao các chương trình chăm sóc sức khỏe mở rộng định kì vì tính thiết thực và không tốn phí như: chương trình khám thị lực cho người trung niên và cao niên,chương trình khám dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em, nhưng đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu ra các thực trạng chug của người nghèo và quan niệm về sức khỏe. .( Nguyễn Thị Lê Uyên, khóa 2002-2006). Cũng liên quan đến nội dung khám chữa bệnh thì tác giả Thái Thị Thảo Uyên ( K10, ĐH Bình Dương, năm 2011), nói rõ về việc người nông dân nông thôn khám chữa bệnh, đề tài là một một cái nhìn của người dân tin tưởng vào các cơ sở y tế nhà nước và phương pháp khám chữa bệnh bằng tay y hơn là phương thức cổ truyền, đề tài nêu ra những khó khăn khi người dân đi khám chữa bệnh. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho đòng bào dân tộc vùng sâu vùng xa để từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị có tính khả thi giúp các nhà hoạch định chính sách cùng chính quyền địa phương có sơ sở tham khảo để đề ra những chính sách và chương trình, kế hoạch phát triển để nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu cho dân tộc La Hủ ở địa bàn Mường Tè nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu xa nói chung cả nước. Bàn về những bất cập quanh chăm sóc sức khỏe, các tác giả cho rằng nguyên nhân thuộc kinh tế thị trường. (Trịnh Hòa Bình - 9 Nguyễn Đức Chính, trích theo Thái Thị Thảo Uyên là sinh viên K10,ĐH Bình Dương). Bên cạnh tình hình chung về hệ thống chăm sóc sức khỏe cả nước, cũng có những nghiên cứu quan tâm về sự không công bằng về y tế sức khỏe giữa các vùng miền, nhóm thu nhập…, đặc biệttình hình khám chữa bệnhcác vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Về phương pháp, mỗi một nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp khác nhau. Người thì sử dụng một kết quả của một dự án để nói về vấn đề của tác giả quan tâm ( theo Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh Trường, 2004) . Có tác giả thì sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu sẵn có, phương pháp tổng hợp (Nghiên cứu “Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam của tác giả James Allman). Song thông tin thu được mang tính tổng quát và nghiêng về lĩnh vực y tế hơn là xã hội học y tế. Bên cạnh đó cũng có những tác giả dùng cả phương phá định lượng và định tính để làm nổi bật, lí giải vấn đề tác giả quan tâm (Thái Thị Thảo Uyên là sinh viên K10,ĐH Bình Dương). Qua những đề tài trên cho thấy mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau về mảng y tế, mỗi đề tài đã làm phong phú thêm cho kho tàng nghiên cứu của xã hội học cũng như là y tế. Trong đó đề tài tác giả cũng học hỏi thêm được những bậc tiền bối đi trước về nội dung cũng như phương pháp qua đó rút kinh nghệm cũng như phát huy thêm các vấn đề mà các đề tài trước chưa nhắc đến hoặc chưa khai thác sâu. Nhưng những đề tài về người dân tộc thiểu số thì chưa được phổ biến, đặc biệtsự khác biệt giới. Đây cũng là điều cần thiết để tác giả nghiên cứu đề tài:“ Sự khác biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglay, huyện Khánh Vĩnh Tỉnh Khánh Hòa”. 2. Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu Cách tiếp cận giới: Phân tích giới là quá trình đánh giá tác động khác nhau của các chính sách, chương trình, dự án và luật pháp hiện hành hay đang được đề xuất đối với nam giới và nứ giới. 10 Việc phân tích giới ghi nhận rằng thực tế đời sống của nam giới và nữ giới hoàn toàn khác nhau, và rằng cơ hội bình đẳng không nhất thiết là sẽ mang lại các kết quả bình đẳng. Quá trình phân tích giới có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của phụ nữ, về mối liên kết và sự mất cân đối cũng như về những tác động đối với công việc và vị trí của nữ giới và nam giới. Phân tích giới cũng giúp cho việc đánh giá những thay đổi trong điều kiện sống và vị trí của người phụ nữ trong quá trình nghiên cứu. * Phân tích giới bao gồm 4 công cụ sau: Công cụ 1: Vai trò giới Phân công lao động theo giới trả lời cho câu hỏi ai làm gì? Trong hầu hết các xã hội, phụ nữ và nam giới tham gia vào những công việc khác nhau. Bản chất và quy mô tham gia của họ ở mỗi hoạt động phản ánh thực tế phân công lao động theo giới trong một bối cảnh cụ thể. Lợi ích và vị thế xã hội mà họ có được dựa trên những công việc họ thực hiện cũng khác nhau. Phân công lao động theo giới cho phép chỉ ra những khác biệt và bất hợp lí từ gốc độ giới trong công việc, lợi ích và địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới. Phân công lao động theo giới có thể thực hiện ở gia đình, cộng đồng, tại một tổ chức hoặc ở cấp vĩ mô với các loại công việc như sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng. Trong phân tích phân công lao động theo giới, có thu thập các thông tin định tính và định lượng, để tìm hiểu sự phân công lao động trong gia đình và cộng đồng. Chẳng hạn để có những thông tin định lượng có thể sử dụng bảng hỏi.Ví dụ, trong phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình, có thể lấy thông tin về phân công lao động trong gia đình và đánh giá vai trò của mỗi giới qua bảng phân công lao động và lập bảng về các hoạt động dựa vào mô hình công việc của phụ nữ và nam giới trong 24 giờ. Có thể dùng phương pháp thảo luận nhóm chuyên đề và phỏng vấn sâu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động theo giới trong cộng đồng hoặc gia đình.

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:40

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Các cơ sở ( nơi) người dân khám chữa bệnh. Số người trả lời Tỉ lệ (%) - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bảng 1.

Các cơ sở ( nơi) người dân khám chữa bệnh. Số người trả lời Tỉ lệ (%) Xem tại trang 21 của tài liệu.
Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”, năm 2012. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

gu.

ồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”, năm 2012 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”, năm 2012 - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

gu.

ồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”, năm 2012 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2: Hình thức khám chữa bệnh của người Raglai khi trong nhà có người bị bệnh.  - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bảng 2.

Hình thức khám chữa bệnh của người Raglai khi trong nhà có người bị bệnh. Xem tại trang 23 của tài liệu.
“Tình hình - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

nh.

hình Xem tại trang 24 của tài liệu.
Những vấn đề nêu trên là tình hình chung về việc tiếp cận chăm sóc y tế sức khỏe của đồng bào Raglai ở Xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

h.

ững vấn đề nêu trên là tình hình chung về việc tiếp cận chăm sóc y tế sức khỏe của đồng bào Raglai ở Xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa Xem tại trang 25 của tài liệu.
Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”, năm 2012. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

gu.

ồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”, năm 2012 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Như vậy hình thức mời thầy cúng vẫn còn giữ lại ở trong cộng đồng người dân tộc Raglai,  đây phải chăng là nét văn hóa của dân tộc này ? Bởi lẽ qua từng năm tháng, được tiếp cận với những hình thức khám chữa hiện đại hơn mà người Raglai vẫn còn chọn hình  - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

h.

ư vậy hình thức mời thầy cúng vẫn còn giữ lại ở trong cộng đồng người dân tộc Raglai, đây phải chăng là nét văn hóa của dân tộc này ? Bởi lẽ qua từng năm tháng, được tiếp cận với những hình thức khám chữa hiện đại hơn mà người Raglai vẫn còn chọn hình Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 5: Tương quan giữa lí do mời thầy cúng với nam nữ. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bảng 5.

Tương quan giữa lí do mời thầy cúng với nam nữ Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng6: Tương quan giữa lí do không mời thầy cúng và giới tính. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bảng 6.

Tương quan giữa lí do không mời thầy cúng và giới tính Xem tại trang 32 của tài liệu.
Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

gu.

ồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012” Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 8: Tương quan giữa nam và nữ khi đánh giá các trang thiết bị y tế xã. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bảng 8.

Tương quan giữa nam và nữ khi đánh giá các trang thiết bị y tế xã Xem tại trang 37 của tài liệu.
Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

gu.

ồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012” Xem tại trang 38 của tài liệu.
Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

gu.

ồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012” Xem tại trang 40 của tài liệu.
Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

gu.

ồn: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012” Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 9: Mức độ quyết định của nam hoặc nữ trong việc chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình . - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bảng 9.

Mức độ quyết định của nam hoặc nữ trong việc chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 10: Tương quan giới tính và 5 nhóm thu nhập - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bảng 10.

Tương quan giới tính và 5 nhóm thu nhập Xem tại trang 47 của tài liệu.
Tất cả 5 nhóm thu nhập đêù chọn hình thức khám là tây y, ra trạm xá khám bệnh sự chênh lệch khi chọn hình thức, nơi khám này giữa 5 nhóm là có sự tương đồng, không chênh lệch gì mấy ( từ 82,9% - 90,2%) - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

t.

cả 5 nhóm thu nhập đêù chọn hình thức khám là tây y, ra trạm xá khám bệnh sự chênh lệch khi chọn hình thức, nơi khám này giữa 5 nhóm là có sự tương đồng, không chênh lệch gì mấy ( từ 82,9% - 90,2%) Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 11: Tương quan học vấn và giới tính. - Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc raglai huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bảng 11.

Tương quan học vấn và giới tính Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan