Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay

16 634 1
Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …… …… Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012 Giáo viên hướng dẫn PGD.TS. TRẦN HUY HOÀNG Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 1 Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng DANH SÁCH NHÓM 1. Trương Thị Trang Thanh đóng góp 100% 2. Võ Thị Như Quỳnh 100% 3. Nguyễn Thị Thu Trang 100% 4. Đặng Hữu Thủy 100% 5. Lê Kiều Mi 100% 6. Trần văn Thành Nhân 100% Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 2 Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng MỤC LỤC MỤC LỤC 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NHTM: 1.1 Khái niệm .4 1.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động NHTM 4 1.3 Quản trị rủi ro tác nghiệp NHTM .6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NHTM TẠI VIỆT NAM: .10 2.1 Một số ví dụ về rủi ro hoạt động trong các NHTM: 10 2.2 Bài học kinh nghiệm: .13 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY .14 3.1 Về vấn đề yếu tố con người: 14 3.2 Về nghiệp vụ: 14 3.3 Về hệ thống: .15 Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 3 Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NHTM: 1.1 Khái niệm Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì Rủi ro tác nghiệp (hay còn gọi là rủi ro hoạt động) là rủi ro gánh chịu những khoản thua lỗ bắt nguồn trực tiếp hay gián tiếp từ sự thiếu hiệu quả hay không hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, của nguồn nhân lực hay từ các sự kiện bên ngoài (Basel Committee on Banking Supervision,2001). Ví dụ: Thông tin sai sự thật về khách hàng, về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tính thanh khoản, quản trị điều hành của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp; cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng lập hồ sơ khống để vay vốn; cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục đích nhận “thù lao”; cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ gốc và lãi vay ngân hàng nhưng chỉ nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc giữ lại chi tiêu cá nhân 1.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động NHTM 1.2.1 Rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng 1.2.1.1 Rủi ro do cán bộ ngân hàng: - Thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được uỷ quyền hoặc phê duyệt vượt quá thẩm quyền cho phép. - Không tuân thủ theo quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng, NHNN và các văn bản pháp luật hiện hành. - Có hành vi lừa đảo và/hoặc hành động phạm tội, câu kết với đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho Ngân hàng. - Thiếu trách nhiệm trong công việc, không nắm quy trình quy chế của Ngân Hàng. - Trình độ chuyên môn kém, không đáp ứng được yêu cầu của công việc. 1.2.1.2 Rủi ro do quy định, quy trình nghiệp vụ: - Có nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh, vì vậy dễ tạo kẽ hở cho Cán bộ ngân hàng lợi dụng để gây thiệt hại cho Ngân hàng. - Nhiều Quy định còn chồng chéo lên nhau, hướng dẫn không ràng và chưa phù hợp, gây khó khăn cho cán bộ tác nghiệp trong Ngân hàng. 1.2.1.3 Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin: - Do dữ liệu không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thông tin không an toàn. Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 4 Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng - Do thiết kế hệ thống không phù hợp, gián đoạn của hệ thống (xử lý, truyền thông, thông tin) và/hoặc do các phần mềm /các chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi thời, hỏng hóc hoặc không hoạt động. Ví dụ như Phần mềm quản lý khách hàng được thiết kế chưa đầy đủ, gây khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ khi sử dụng. Hệ thống xếp hạng khách hàng thường xuyên bị lỗi gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin để ra quyết định cấp tín dụng. 1.2.1.4 Rủi ro từ các hệ thống hỗ trợ khác: - Do cơ chế, quy chế về công tác hỗ trợ chưa phù hợp, chưa đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ cho bộ phận nghiệp vụ. 1.2.2 Rủi ro do các tác động bên ngoài: - Rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp và/hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài Ngân hàng - Rủi ro do các sự kiện bên ngoài và/hoặc do tự nhiên (động đất, bão .) gây gián đoạn /thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng - Rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành liên quan có sự thay đổi hoặc có những quy định mới làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Phân loại rủi ro hoạt động kinh doanh trong Ngân hàng Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 5 Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng 1.3 Quản trị rủi ro tác nghiệp NHTM 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tác nghiệp Rủi ro ngân hàng tạm chia thành 4 nhóm: rủi ro thị trường (lãi suất, ngoại hối, chứng khoán…); rủi ro tín dụng (người vay vỡ nợ hoặc các sự cố tín dụng khác…); rủi ro thanh khoản (mất khả năng chi trả dẫn đến rút tiền ồ ạt) và rủi ro tác nghiệp. Trong số 4 nhóm rủi ro nói trên thì nhóm rủi ro tác nghiệp hay còn gọi là rủi ro vận hành rất khó quản trị vì chúng liên quan trực tiếp đến công nghệ và đạo đức cán bộ ngân hàng. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các NHTM là làm sao để quản trị rủi ro tác nghiệp một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là Rủi ro không phải không xảy ra nhưng nó xảy ra có thể dự đoán trước và ngân hàng kiểm soát được. QTRR tác nghiệp là quá trình TCTD tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống chính sách, phương pháp quảnrủi ro tác nghiệp để thực hiện quá trình quảnrủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm soát Rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế ở mức thấp nhất. 1.3.2 Mục tiêu quản trị rủi ro tác nghiệp - Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp. - Giảm vốn dành cho rủi ro tác nghiệp, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh. - Bảo vệ uy tín của Ngân hàng, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. 1.3.3 Nội dung công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 6 Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng 1.3.3.1. Nhận diện rủi ro tác nghiệp - Các ngân hàng thương mại nhận diện rủi ro tác nghiệp theo các nội dung: nhận diện nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng và mức độ rủi ro. Thông thường nhận diện rủi ro tác nghiệp tại NHTM được thực hiện thông qua 7 nhóm dấu hiệu sau:  Dấu hiệu rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc: + Rà soát, đánh giá về mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy nhân sự của Ngân hàng. + Rà soát về quy trình tuyển dụng, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc của nhân viên ngân hàng.  Nhóm dấu hiệu liên quan đến chính sách, quy trình nội bộ: Rà soát các quy định để trách nhiệm những quy định đã lỗi thời nhưng vẫn được áp dụng, những hướng dẫn chồng chéo lên nhau…  Dấu hiệu liên quan đến gian lận bên ngoài  Dấu hiệu liên quan đến gian lận nội bộ  Dấu hiệu liên quan đến quá trình xử lý công việc Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 7 Phân bổ vốn cho Quản lý RRTN Kiểm soát RRTN Báo cáo RRTN Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa RRTN Đo lường RRTN Nhận diện rủi ro tác nghiệp Quản trị Quản trị Rủi ro tác Rủi ro tác nghiệp nghiệp Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng  Dấu hiệu liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin  Dấu hiệu liên quan đến thiệt hại tài sản 1.3.3.2 Đo lường rủi ro tác nghiệp - Phương pháp định tính: là việc phân tích đánh giá chủ quan của NHTM về mức độ của rủi ro, tính nghiêm trọng của những dấu hiệu rủi ro đã được xác định. Phương pháp này thường được sử dụng để đo lường rủi ro liên quan đến dấu hiệu mô hình tổ chức, cán bộ và dấu hiệu về chính sách và quy trình nội bộ. - Phương pháp định lượng: là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi ro tổn thất cụ thể từng dấu hiệu rủi ro. Đối với đo lường định lượng thì việc lưu trữ dữ liệu là quan trọng nhất. NHTM phải lưu trữ ít nhất là 3 năm dữ liệu RRTN và chất lượng dữ liệu phải có kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính đúng đắn trong việc tính toán. Hơn nữa trong đo lường định lượng mức độ tổn thất cũng rất phức tạp, bởi 1 sự kiện RRTN có thể gây tổn thất làm phá sản một hệ thống ngân hàng, nhưng cũng có rất nhiều sự kiện rủi ro thường hay phát sinh lại gây tổn thất rất nhỏ. Phương pháp này thường được sử dụng để đo lường rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin, gian lận nội bộ, gian lận bên ngoài. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì có 3 phương pháp đo lường rủi ro hoạt động là: – Basic Indicator Approach – Standardized Approach – Internal Measurement Approach Các phương thức đo lường tăng dần tính phức tạp theo thứ tự từ trên xuống. Tính phức tạp cũng đi kèm với các điều kiện của hệ thống quản trị. Cụ thể từng phương pháp như sau: * Basic Indicator Approach Dự trữ tối thiểu = Tổng thu nhập * α Trong đó: α= 15% * Standardized Approach: Phương pháp này chia hoạt động của ngân hàng làm 7 loại hoạt động (business line), tương ứng với mỗi loại hoạt động sẽ có hệ số β khác nhau. Mức dự trữ tối thiểu được tính theo công thức: Dự trữ = EI * β EI: exposure indicator β: capital factor  Business line Beta factor Exposure indicator Corporate banking 18% Gross income Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 8 Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng Trading and sales 18% Gross income Retail banking 12% Annual average assets Commercial banking 15% Annual average assets Payment and Settlement 18% Annual settlement throughput Retail brokerage 12% Gross income Asset management 12% Total funds under management * Internal Measurement Approach Chia thành các loại hình hoạt động như Standardized Approach. - Mỗi loại hình hoạt động lại được xem xét trên các khía cạnh rủi ro khác nhau. - Áp dụng phương thức này đòi hỏi các ngân hàng phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về quản trị 1.3.3.3 Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro tác nghiệp QTRR tác nghiệp là công việc chung của cả hệ thống trong một NHTM, đặc biệt là các nhân viên, vì rủi ro tác nghiệp xuất hiện trong công việc hàng ngày của họ. Ngân hàng phải phân chia cấp độ quảnrủi ro một cách ràng và minh bạch. QTRR tác nghiệp được chia làm 3 cấp: Cấp độ chiến lược, cấp độ vĩ mô và vi mô. Một số nội dung cơ bản của phương pháp phòng ngừa rủi ro: + Ban hành, bổ sung chính sách và quy định + Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ + Đào tạo và tập huấn cho cán bộ + Xây dựng kịch bản + Ban hành xử phạt đối với hành vi vi phạm trong quá trình tác nghiệp + Kế hoạch phân bổ để phòng ngừa rủi ro tác nghiệp 1.3.3.4 Báo cáo rủi ro tác nghiệp Thông qua việc giám sát rủi ro tác nghiệp, thực hiện báo cáo chi tiết và báo cáo tổng thể lên cấp có thẩm quyền để thực hiện kiểm soát rủi ro, tránh xảy ra tiếp tục. 1.3.3.5 Kiểm soát rủi ro tác nghiệp Đây là bước quan trọng trong khung quản trị rủi ro tác nghiệp. NHTM sẽ tự mình đặt ra mục tiêu mong muốn để thực hiện QTRR tác nghiệp. Dựa vào mục tiêu đó, NH sẽ tiến hành kiểm soát các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu của mình. Một số giải pháp kiểm soát rủi ro như: + Tăng cường giám sát cán bộ + Phòng ngừa rủi ro liên quan đến nghiệp vụ cụ thể: khâu giao nhận và xử lý chứng từ, khâu thực hiện quá trình giao dịch. + Giải pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro công nghệ … Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 9 Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng 1.3.3.6 Phân bổ vốn cho quảnrủi ro tác nghiệp Phân bổ vốn hiệu quả nhằm khai thác những lợi ích/rủi ro khác nhau trong quá trình kinh doanh Basel II đưa ra 3 phương pháp tính toán vốn dự phòng RRTN. 2 phương pháp: Chỉ số cơ bản BIA và Tiêu chuẩn hóa SA tính tỷ lệ vốn dựa trên thu nhập của toàn ngân hàng (BIA), hoặc dựa trên thu nhập theo từng Khối kinh doanh của Ngân hàng (SA), thường đưa lại mức vốn dự phòng rất cao. Phương pháp thứ 3 - đo lường tiên tiến, nhạy cảm với rủi ro nhất, tính toán mức vốn dự phòng phù hợp dựa trên dữ liệu tổn thất thực tế của Ngân hàng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NHTM TẠI VIỆT NAM: 2.1 Một số ví dụ về rủi ro hoạt động trong các NHTM: 2.1.1 Rủi ro do yếu tố con người * Tình huống 1: Vụ việc được ngân hàng phát hiện vào ngày năm 2009, qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Ngân hàng SHB phát hiện thấy nhân viên có biểu hiện lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, tự hạch toán chuyển trên 24 tỷ đồng từ các tài khoản chi trả của ngân hàng vào một tài khoản khống để chiếm đoạt. Trong quá trình công tác nhân viên này đã lập một tài khoản khống , rồi sử dụng user của một nhân viên đã từng công tác tại Phòng truy cập vào hệ thống máy tính của ngân hàng. Để tránh bị phát hiện,nhân viên tự ký tên đưa vào lưu tại mục thông tin cá nhân trên hệ thống chữ ký mẫu của khách hàng, rồi dùng quyền kiểm soát viên của mình phê duyệt để được hệ thống xác nhận. Với tài khoản khống đã lập trước đó, tạo ra các giao dịch thanh toán từ nhiều sổ tiết kiệm không có thật để rút tiền của ngân hàng. Trong thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 9/2009 chiếm đoạt số tiền gần 24 tỷ 500 triệu đồng của Ngân hàng SHB.Và đối tượng bị khởi tố về tội tham ô tài sản. *Tình huống 2 Vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hơn 5.000 tỷ đồng của một bà Như -Giám đốc Vietinbank – CN Quận 7. Sử dụng các hợp đồng ủy thác đầu tư vốn, thông qua các công ty “sân Nhóm 8- CH Đêm 6 K20 Page 10 . 6 Quản trị RRTN tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng 1.3.3.1. Nhận diện rủi ro tác nghiệp - Các ngân hàng thương mại nhận diện rủi ro tác nghiệp. tại các NHTM VN hiện nay PGS.TS. Trần Huy Hoàng Hoạt động quản trị rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay chủ yếu mới chỉ chú trọng vào các rủi ro tác

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan