KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

96 2.1K 2
KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ PHẦN I : LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ 1.1. Yêu cầu chung. - Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng tính toán, xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính bán kính hình tròn .); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp .); kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước .) 1.2. Cách thể hiện. a. Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất. Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm) ● Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: - Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng … năm .”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện. - Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau . Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện…. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì. - Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu . Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm .)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi. Ví dụ: + Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ . đến .”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm .; Tình hình biến động về sản lượng lương thực .; Tốc độ phát triển của nền kinh tế v.v. pnăm . đến năm .”, hay “Qua các thời kỳ .”. Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển .; Sản lượng lương thực của …; Diện tích trồng cây công nghiệp . + Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, “Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo .”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng công nghiệp phân theo .; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường .; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập khẩu . NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 1 KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ ● Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần lưu ý: - Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn. - Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp. - Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha .) diễn biến theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số. - Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý: ▪ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 100% tổng. ▪ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện. ▪ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn). ● Căn cứ vào lời kết của câu hỏi. Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp . Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu… và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”. Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp. b. Kỹ thuật tính toán, xử lý các số liệu để vẽ biểu đồ. Đối với một số loại biểu đồ (đặc biệt là biểu đồ cơ cấu), cần phải tính toán và xử lý số liệu như sau: ● Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra - Trường hợp (1): Nếu bảng thống kê có cột tổng. Ta chỉ cần tính theo công thức: Tỉ lệ cơ cấu (%) của (A) = Số liệu tuyệt đối của (thành phần A) x 100 Tổng số NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 2 KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ - Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị của từng thành phần ra (tổng) rồi tính như trường hợp (1). ● Tính qui đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình tròn. Chỉ cần suy luận: Toàn bộ tổng thể = 100% phủ kín hình tròn (360 0 ), như vậy 1% = 3,6 0 . Để tìm ra độ góc của các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành phần nhân với 3,6 0 (không cần trình bày từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm) ● Tính bán kính các vòng tròn. Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp (1). Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau. - Trường hợp (2). Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nhau), ta phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp của năm (B) gấp 2,4 lần năm (A), thì diện tích biểu đồ (B) cũng sẽ lớn gấp 2,4 lần biểu đồ (A); Hay bán kính của biểu đồ (B) sẽ bằng: = 4,2 1,54 lần bán kính biểu đồ (A). *Lưu ý trường hợp thứ (2) chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai biểu đồ khi mà hai biểu đồ này sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của hai năm khác nhau nhưng cùng được tính theo một giá so sánh; Hay sản lượng của các ngành tính theo hiện vật như tấn, triệu mét,…; Hay hiện trạng sử dụng đất cùng tính bằng triệu ha, ha, …) ● Tính chỉ số phát triển. Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp (1): +Nếu bảng số liệu về tình hình phát triển của ngành kinh tế nào đó trải qua ít nhất là từ ≥ 4 thời điểm với ≥ 2 đối tượng khác nhau), yêu cầu tính chỉ số phát triển (%). +Cách tính: Đặt giá trị đại lượng của năm đầu tiên trong bảng số liệu thống kê thành năm đối chứng = 100%. Tính cho giá trị của những năm tiếp theo: Giá trị của năm tiếp theo (chia) cho giá trị của năm đối chứng, rồi (nhân) với 100 sẽ thành tỉ lệ phát triển (%) so với năm đối chứng; Số đó được gọi là chỉ số phát triển. Ví dụ: Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng và năng suất lúa qua các năm từ 1995 - 2005. Hãy vẽ trên cùng một biểu đồ tốc độ tăng về diện tích, sản lượng và năng suất lúa Để vẽ biểu đồ, phải xử lí số liệu: Tính chỉ số phát triển (%), sau đó vẽ biểu đồ Năm Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Năng suất (tạ/ha) Năm Diện tích Sản lượng Năng suất 199 5 6765,6 24963,7 36,9 1995 100,0 100,0 100,0 NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 3 KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ 199 7 7099,7 27288,7 38,8 1997 104,94 129,4 9 105,1 5 199 9 7653,6 31393,8 41,0 1999 113,13 125,7 6 111,1 1 200 1 7492,7 32108,4 42,9 2001 110,75 128,6 2 116,2 6 200 3 7452,2 34568,8 46,4 2003 110,15 138,4 8 125,7 5 200 5 7326,4 35790,8 48,9 2005 108,29 143,3 7 132,5 2 - Trường hợp (2): Nếu bảng thống kê có nhiều đối tượng đã có sẵn chỉ số tính theo năm xuất phát. Ta chỉ cần vẽ các đường biểu diễn cùng bắt đầu ở năm xuất phát và từ mốc 100% trên trục đứng. ● Một số trường hợp cần xử lý, tính toán khác. - Tính năng suất cây trồng: Năng suất = Sản lượng (đơn vị: tạ/ha) Diện tích - Tính giá trị xuất khẩu & nhập khẩu: ▪ Tổng giá trị xuất, nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu. ▪ Cán cân xuất nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu. Nếu xuất > nhập: Cán cân XNK dương ( + ) xuất siêu. Nếu xuất < nhập: Cán cân XNK âm ( - ) nhập siêu). ▪ Tỉ lệ xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu x 100 Giá trị nhập khẩu - Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử c. Nhận xét và phân tích biểu đồ. ● Khi phân tích biểu đồ: dựa vào số liệu trong bảng thống kê và biểu đồ đã vẽ. Nhận xét phải có số liệu để dẫn chứng, không nhận xét chung chung. Giải thích nguyên nhân, phải dựa vào kiến thức của các bài đã học. - Lưu ý khi nhận xét, phân tích biểu đồ: ▪ Đọc kỹ câu hỏi để nắm yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. Cần tìm ra mối liên hệ (hay tính qui luật nào đó) giữa các số liệu. Không được bỏ sót các dữ kiện cần phục vụ cho nhận xét, phân tích. ▪ Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó phân tích các số liệu thành phần; Tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang; NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 4 KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ Tìm mối quan hệ so sánh các con số theo hàng dọc; Tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất & trung bình (đặc biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột…trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm). ▪ Cần có kỹ năng tính tỉ lệ (%), hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét, phân tích. - Phần nhận xét, phân tích biểu đồ, thường có 2 nhóm ý: ▪ Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu: dựa vào biểu đồ đã vẽ & bảng số liệu đã cho để nhận xét. ▪ Giải thích nguyên nhân của các diễn biến (hoặc mối quan hệ) đó: dựa vào những kiến thức đã học để g.thích nguyên nhân. ● Sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ. - Trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế ta qua một số năm. Không được ghi: ”Giá trị của ngành nông – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. - Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ. Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp. Ví dụ: ▪ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”; “Tăng mạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”,… Kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?).v.v. ▪ Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm mạnh”; “Giảm nhanh”; “Giảm chậm”; “Giảm đột biến” Kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể. (triệu tấn; tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu lần?).v.v. ▪ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như:”Phát triển nhanh”; “Phát triển chậm”; ”Phát triển ổn định”; “Phát triển không ổn định”; ”Phát triển đều”; ”Có sự chệnh lệch giữa các vùng”.v.v. ▪ Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập luận phải hợp lý sát với yêu cầu . NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 5 KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ PHẦN II : CÁC NHÓM BIỂU ĐỒ CƠ BẢN NHÓM BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUI MÔ, ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN 1. BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT. 1.1. Đặc điểm: Biểu đồ hình cột được dùng để thể hiện sự khác biệt về qui mô khối lượng của một (hay một số) đối tượng nào đó; Thể hiện tương quan về độ lớn về các đại lượng. Các cột đơn thể hiện các đại lượng khác nhau (có thể đặt cạnh nhau), ta có biểu đồ cột - gộp nhóm. 1.2. Các dạng biểu đồ thường gặp: (7 dạng) ▪ Biểu đồ cột đơn thể hiện qui mô khối lượng qua các thời điểm khác nhau (năm) ▪ Biểu đồ cột đơn thể hiện qui mô khối lượng qua các thời kỳBiểu đồ cột đơn gộp nhóm của một số đối tượng có cùng một đại lượng, trải qua một số thời điểm (hay các thời kỳ) ▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng có 2 đại lượng khác nhau diễn ra ở một số thời điểm (hay trải qua một số thời kỳ) ▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng có cùng một đại lượng tại một thời điểm ▪ Biểu đồ thanh ngang: Đây là dạng đặc biệt của biểu đồ cột, khi ta xoay trục giá trị Y (hàm số) thành trục ngang. Còn trục định loại X (đối số) là trục đứng. Trường hợp này cũng có thể vẽ biểu đồ thanh ngang (đơn, chồng) như đối với biểu đồ cột ▪ Tháp tuổi (đây là một dạng đặc biệt của biểu đồ thanh ngang). 1.3. Qui trình thể hiện: ▪ Bước 1: Nghiên cứu kỹ câu hỏi để chọn đúng biểu đồ cần vẽ. Đối với biểu đồ hình cột, thường có chủ đề thể hiện (khối lượng, qui mô, diện tích, dân số .) tại những thời điểm nhất định hay từng thời kỳ. ▪ Bước 2: Kẻ hệ trục toạ độ. Lưu ý: NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 6 KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ Chọn kích thước phù hợp với khổ giấy. Chọn chiều cao (Y) & chiều ngang (X) không chênh lệch nhau quá lớn để biểu đồ đảm bảo tính mỹ thuật. Trên trục ngang (X): Chia các mốc tương ứng với khoảng cách các năm trong bảng số liệu. Tuy nhiên, trong 2 trường hợp sau, các mốc thời gian chia đều nhau, đó là: (1) Biểu đồ có quá nhiều thời điểm và các năm lại cách xa nhau. (2) Đối tượng diễn biến theo giai đoạn (thời kỳ) chứ không phải là theo các (năm). Vẽ cột thứ nhất (mốc đầu tiên) không được dính liền vào trục đứng (Y). ▪ Bước 3: Dựng các cột. Cần đảm bảo theo qui tắc sau: - Chia các mốc giá trị ở trục đứng (Y) và kẻ các đường đối chiếu ngang (mờ) để vẽ chính xác độ cao các cột - Cột dựng thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian trên trục (X) - Chiều ngang của các cột phải bằng nhau (không vẽ cột quá mảnh, hoặc quá to ngang) - Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị (giữa cột cao nhất và thấp nhất), ta có thể dùng thủ pháp là vẽ cột gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại (các cột lớn sẽ vẽ thành cột gián đoạn) - Vẽ hiệu cho các cột (ký hiệu phải đúng với phần chú giải) - Ghi số liệu trên đỉnh các cột (ghi ngang hoặc dọc tuỳ số lượng các cột) - Lưu ý không vẽ các đường nối các đỉnh cột với nhau. ▪ Bước 4: - Phần chú giải (có thể đóng khung). - Phải ghi tên biểu đồ, tên biểu đồ phải thể hiện đủ 3 ý: biểu đồ về vấn đề gì? ở đâu? thời kỳ nào? 1.4. Phần nhận xét. Cần chú ý: - Nhận xét và so sánh về qui mô, khối lượng (ít - nhiều, tăng - giảm, nhịp độ tăng .). - Phần phân tích, nêu nguyên nhân (vận dụng kiến thức đã học, nên trình bày ngắn, gọn, rõ, sát ý) 1.5. Tiêu chuẩn đánh giá. (7 tiêu chí) (1) Chọn đứng dạng biểu đồ thích hợp nhất . (2) Vẽ hệ - trục toạ độ: Phân chia mốc giá trị chuẩn xác; Các mốc ở trục ngang (X) phù hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm; Có chiều mũi tên và ghi danh số ở đầu mũi tên của 2 đầu cột. (3) Các cột đơn: Có số đo chính xác; Ghi số liệu giá trị ở đỉnh các cột; Có đường chiếu ngang ở các mốc giá trị trên trục (Y); Có hiệu cho từng loại cột (nếu là cột đơn - gộp nhóm). NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 7 KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ (4) Phải có bảng chú giải. (5) Có ghi đầy đủ ý - tên của biểu đồ. (6) Phần nhận xét, phân tích đủ ý - chuẩn xác. (7) Trình bày sạch - đẹp cả về hình vẽ và chữ viết. 1.6. Bài tập minh hoạ: @. Dạng biểu đồ cột đơn của một đối tượng. Bài 5. Cho bảng số liệu: Tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976 – 2005. (Triệu tấn). Năm 1976 1980 1985 1990 1995 1999 2003 2005 Sản lượng 11,8 0 11,60 15,90 19,20 24,96 31,39 34,57 35,79 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong thời kỳ trên. b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân đưa đến những thành tựu trên. a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976 – 2005 b. Nhận xét: - Từ 1976 – 2005: Sản lượng lúa tăng nhanh từ 11,8 triệu tấn lên 35,79 triệu tấn (tăng trên 3,0 lần). - Tốc độ tăng lại khác nhau: + Từ 1976 - 1980: sản lượng lúa giảm (0,2 triệu tấn). + Từ 1985 - 2005: sản lượng lúa nước ta tăng nhanh & khá đều. Tốc độ tăng TB/năm khoảng 1,0 triệu tấn. c. Giải thích: Nguyên nhân dẫn tới sản lượng lúa của nước ta tăng lên không ngừng, đó là do: - Diện tích gieo trồng không ngừng được mở rộng. - Công tác thủy lợi được quan tâm đúng mức. - Đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng. - Do thay đổi cơ cấu mùa vụ. NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 8 KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ - Cơ chế khoán 10 cùng luật ruộng đất đã tạo ra sự chuyển biến nhanh trong sản xuất nông nghiệp. - Nhà nước tập trung đầu tư vào 2 vùng trọng điểm lúa và thị trường có nhu cầu lớn. @. Dạng biểu đồ cột đơn diễn biến qua các thời kỳ. Bài 6. Dựa vào bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội qua các thời kỳ. (đơn vị: %) Thời kỳ 1961 - 1965 1966 - 1970 1971 - 1975 1976 - 1980 1981 - 1985 1986 - 1990 1999 - 2003 2005 Tăng trưởng GDP 9,6 0,7 7,3 1,4 7,3 4,8 7,5 8,4 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội trung bình của nước ta qua các thời kỳ trên. b. Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy phân tích làm nổi bật thực trạng nền kinh tế nước ta trong thời kỳ trên. a. Vẽ biểu đồ. (Lưu ý: không vẽ biểu đồ đường, vì khoảng cách giữa các thời kì khác nhau) Tốc độ tăng trưởng TSP XH của nước ta thời kỳ từ 1961 – 2005 b. Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng TSPXH rất không đều qua các thời kỳ. - Từ 1961- 1965: Chúng ta thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I. Miền Bắc tiến hành công nghiệp hoá XHCN, được sự chi viện có hiệu quả, to lớn của các nước XHCN. Vì vậy tốc độ tăng trưởng TSPXH đạt mức cao (9,6%). - Từ 1966 - 1970: M.Bắc phải chống chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ (1964 Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc), sản xuất bị đình trệ. Vì vậy, PSPXH chỉ tăng 0,7%. - Từ 1971 - 1975: miền Bắc vừa có chiến tranh vừa có hòa bình (01/01/1973 Mỹ ngừng ném bom phá hoại) miền Bắc đã có điều kiện phục hồi nền kinh tế. Vì vậy, tốc độ NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 9 KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ tăng trưởng TSP XH khá cao (7,3%). Nhưng thời kỳ này tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào viện trợ của nước ngoài; Nhập siêu rất lớn. - Từ 1976 -1980: đây là thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn nhất: nguồn viện trợ bị cắt giảm đột ngột; nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, lại trải qua mấy chục năm phát triển theo 2 hướng khác nhau, chúng ta phải mất một số năm mới có thể thống nhất lại. Mặt khác, Mỹ thực hiện chính sách cấm vận ráo riết chống Việt Nam. Vì vậy, tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4%. - Từ 1981 – 1985: sức mạnh của đất nước thống nhất dần dần được phát huy; Mặt khác, chúng ta đã tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài. Vì vậy, TSP xã hội tăng trưởng khá (7,3%). - Từ 1986 – 1990: bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn bộ nền KT-XH, giai đoạn đầu do chưa thích ứng được với cơ chế thị trường, vì vậy TSP XH chỉ tăng 4,8%, nhưng giai đoạn này nhập siêu đã giảm, bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế. - Từ 1999 – 2003 và đến 2005: công cuộc đổi mới toàn bộ nền kinh tế đã phát huy tác dụng rõ rệt, chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với việc tăng cường quan hệ hợp tác với nước ngoài đã thu hút một nguồn lực lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế của đất nước. Thời kỳ này, mặc dù nhập siêu của Việt Nam có xu hướng tăng, song khác hẳn về bản chất so với các giai đoạn trước. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng TSP XH đạt ở mức cao 7,5% (1999 - 2003) và 8,4% (2005) @. Dạng biểu đồ cột đơn - gộp nhóm của các đối tượng có cùng một đại lượng. Bài 7. Cho bảng số liệu: D.Tích cây công nghiệp của nước ta thời kì từ 1975- 2005 (1000 ha). Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm 1975 210,1 172,8 199 8 808,2 1202,3 1980 371,7 256,0 200 0 778,1 1451,3 1985 600,7 470,3 200 2 840,3 1505,3 1990 542,0 657,3 200 5 796,6 1599,2 1995 716,7 902,3 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình biến động diện tích gieo trồng cây CN hàng năm và cây CN lâu năm từ 1975 - 2005. b. Rút ra nhận xét và giải thích nguyên về sự mở rộng diện tích các loại cây trên. a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm & lâu năm của nước ta từ 1975 - 2005. NGUYỄN VĂN TIỀN THPT LÝ NHÂN TÔNG - TP BẮC NINH 10 . KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ PHẦN I : LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ 1.1. Yêu cầu chung. - Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp. đẹp .); kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước .) 1.2. Cách thể hiện. a. Lựa chọn biểu đồ

Ngày đăng: 25/12/2013, 09:05

Hình ảnh liên quan

- Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

r.

ường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị Xem tại trang 3 của tài liệu.
- Trường hợp (2): Nếu bảng thống kê có nhiều đối tượng đã có sẵn chỉ số tính theo - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

r.

ường hợp (2): Nếu bảng thống kê có nhiều đối tượng đã có sẵn chỉ số tính theo Xem tại trang 4 của tài liệu.
(4) Phải có bảng chú giải. - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

4.

Phải có bảng chú giải Xem tại trang 8 của tài liệu.
a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của các vùng nước ta năm 2005 - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

a..

Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của các vùng nước ta năm 2005 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Cho bảng số liệu: Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng qua các năm (đơn vị: triệu ha) - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

ho.

bảng số liệu: Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng qua các năm (đơn vị: triệu ha) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bài 2. Cho bảng số liệu về diện tích trồng cà phê và cao su ở VN từ 1990 – 2005 - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

2. Cho bảng số liệu về diện tích trồng cà phê và cao su ở VN từ 1990 – 2005 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bài 3. Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm từ 1981 -2005. - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

3. Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm từ 1981 -2005 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bài 4. Cho bảng số liệu: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990 - 2005. - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

4. Cho bảng số liệu: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990 - 2005 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2005( đơn vị: tỉ USD) - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

ho.

bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2005( đơn vị: tỉ USD) Xem tại trang 27 của tài liệu.
Cho bảng số liệu: Sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1990 – 2006 (đơn vị: nghìn tấn) - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

ho.

bảng số liệu: Sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1990 – 2006 (đơn vị: nghìn tấn) Xem tại trang 28 của tài liệu.
@. Dạng biểu đồ có 2 hoặc 3 hình tròn bằng nhau. - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

ng.

biểu đồ có 2 hoặc 3 hình tròn bằng nhau Xem tại trang 35 của tài liệu.
Cho bảng số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ: (%) - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

ho.

bảng số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ: (%) Xem tại trang 42 của tài liệu.
Cách tính: Vận dụng công thức tính DT hình chữ nhật: S= (a x b). Cạnh (a) là - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

ch.

tính: Vận dụng công thức tính DT hình chữ nhật: S= (a x b). Cạnh (a) là Xem tại trang 47 của tài liệu.
- Tính qui mô cho 2 biểu đồ: - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

nh.

qui mô cho 2 biểu đồ: Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bài 20. Cho bảng số liệu: Tỉ lệ xuất - nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1965 – 2002. ( %) - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

20. Cho bảng số liệu: Tỉ lệ xuất - nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1965 – 2002. ( %) Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bài 21. Dựa vào bảng số liệu về tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta thời kì từ 1960 – 1999 - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

21. Dựa vào bảng số liệu về tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta thời kì từ 1960 – 1999 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Cho bảng số liệu về cơ cấu sử dụng đất của 2 vùng đồng bằng năm 2005(%) - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

ho.

bảng số liệu về cơ cấu sử dụng đất của 2 vùng đồng bằng năm 2005(%) Xem tại trang 57 của tài liệu.
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình dân số nước ta thời kì 1921-2005. b) Nêu những nhận xét. - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

a.

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình dân số nước ta thời kì 1921-2005. b) Nêu những nhận xét Xem tại trang 59 của tài liệu.
b.Qua biểu đồ và bảng số liệu em có nhận xét gì. - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

b..

Qua biểu đồ và bảng số liệu em có nhận xét gì Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bài 3:Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm tại một - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

3:Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm tại một Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bài 6: Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình năm tại một số địa điểm(Đơn vị: - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

6: Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình năm tại một số địa điểm(Đơn vị: Xem tại trang 62 của tài liệu.
Địa hình Diện tích Dân số Đồng bằng - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

a.

hình Diện tích Dân số Đồng bằng Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bài tập2 :Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ trên cùng một hệ toạ độ 3 đường biểu diễn thể - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

tập2 :Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ trên cùng một hệ toạ độ 3 đường biểu diễn thể Xem tại trang 74 của tài liệu.
Cho nhận xét và đánh giá về tình hình CN ở4 vùng kinh tế trên. - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

ho.

nhận xét và đánh giá về tình hình CN ở4 vùng kinh tế trên Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bài 9: Cho bảng số liệu sau: Gia tăng đàn gia súc, gia cầm của nước ta thời kỳ 1985- - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

9: Cho bảng số liệu sau: Gia tăng đàn gia súc, gia cầm của nước ta thời kỳ 1985- Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bài 13:Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây công - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

13:Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây công Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bài 3:Dựa vào bảng số liệu sau đây về tình hình hoạt động của ngành năng lượng nước - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

3:Dựa vào bảng số liệu sau đây về tình hình hoạt động của ngành năng lượng nước Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bài 1: Dựa vào bảng số liệu sau đây về khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

1: Dựa vào bảng số liệu sau đây về khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bài tập 1: Dựa vào bảng số liệu năm 1999 dưới đây: - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

tập 1: Dựa vào bảng số liệu năm 1999 dưới đây: Xem tại trang 92 của tài liệu.
Bài tập 1: Căn cứ vào số liệu sau về tình hình sản xuất LTTP ở DHMT năm 1991 - KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ

i.

tập 1: Căn cứ vào số liệu sau về tình hình sản xuất LTTP ở DHMT năm 1991 Xem tại trang 94 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan