PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ đối với THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM

27 623 3
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ đối với THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM Đề tài: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GV: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Nhóm thực hiện: 1. Võ Thị Thùy Minh 2. Võ Thị Thúy Kiều 3. Võ Thị Lợi 4. Vũ Hồng Hà 5. Nguyễn Vũ Uyên Ly 6. Dương Ngọc Hùng Lớp: TCDN Đêm 2 – K20 TPHCM, Tháng 03 năm 2012 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới hình thành và phát triển nhưng đã chứng minh sự đóng góp tích cực của mình vào trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, các chính sách thuế đã tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán nói chung, nền kinh tế nói riêng. Chính vì vậy chúng em chọn đề tài này nhằm phân tích sự tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán và đưa ra biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót mong thầy chân thành góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Phân tích chính sách thuế đối với TTCK VN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THUẾTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Khái quát về thị trường chứng khoán 1.1 Khái niệm và cơ cấu thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán (TTCK) là thuật ngữ dùng để chỉ nơi diễn ra của hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung, dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh- hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền. Thị trường chứng khoánthị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do dó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cơ cấu của thị trường chứng khoán gồm hai thị trường: +Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho tổ chức phát hành. Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư. Những người bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc, Ngân hàng nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành… +Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoàn cho các chứng khoán đã phát hành. Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về đơn vị phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào bên phát hành chứng khoán mà luân chuyển giữa những nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. 1.2 Các loại hàng hóa của thị trường chứng khoán +Cổ phiếu Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác định quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Nhóm 12-TCDN Đêm 2-K20 1 Phân tích chính sách thuế đối với TTCK VN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Cổ phiếu gồm 2 loại chính: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi +Trái phiếu Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất của trái phiếu. Các loại trái phiếu: Nếu căn cứ vào chủ thể phát hành có thể chia trái phiếu ra làm hai loại: Trái phiếu chính phủ: Do ngân sách chính quyền trung ưong hay địa phương phát hành mục đích bù đắp các khoản đầu tư của ngân sách nhà nước, quản lý lạm phát, hoặc tài trợ cho các công trình, các dự án của nhà nước. Trái phiếu doanh nghiệp: Do các doanh nghiệp phát hành ( có đủ điều kiện của uỷ ban chứng khoán) nhằm mục đích đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. +Chứng khoán phái sinh: Chứng khoán phái sinh phổ biến là tương lai, quyền chọn hoặc hoán đổi nhưng cũng bao gồm các tài sản khác có thể giao dịch như một cổ phiếu hay hàng hóa. 1.3. Các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán Chủ thể phát hành hay chủ thể đi vay + Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách là người tạo ra hàng hoá cho TTCK tại thị trường sơ cấp và với tư cách là người mua bán chứng khoán tại thị trường thứ cấp với mục đích hoặc là tạo vốn hoặc tăng vốn cho các doanh nghiệp hoặc tìm kiếm lợi nhuận. + Nhà nước: Nhà nước tham gia vào TTCK với hai tư cách khác nhau: Nhà nước là người quản lý hoạt động của TTCK, thành lập Uỷ ban CK quốc gia, ban hành các đạo luật và các qui định có liên quan, đảm bảo cho thị trường hoạt động công bằng, công khai và trật tự, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Nhà nước tham gia vào thị trường CK như một doanh nghiệp bình thường.Nhà nước tạo hàng hoá cho thị trường CK khi các cấp của Chính phủ Trung Ương và Chính quyền địa Nhóm 12-TCDN Đêm 2-K20 2 Phân tích chính sách thuế đối với TTCK VN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng phương phát hành trái phiếu để vay nợ dân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thị trường sơ cấp để phục vụ cho các mục đích của nhà nước. Tại thị trường CK thứ cấp, Nhà nước đóng vai trò như người mua, bán chứng khoán của các doanh nghiệp. Chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay + Nhà đầu tư cá nhân + Nhà đầu tư tổ chức Chủ thể trung gian + Ngân hàng giám sát Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. + Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chứng khoán Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi là công ty quản lý quỹ) được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. 2. Khái quát về thuế và sự tác động của thuế đối với chứng khoán 2.1 Các loại thuế đối với chứng khoán 2.1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp Đối với thị trường chứng khoán thì đối tượng nộp thuế là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ… Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế nhân với (x) thuế suất. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập chịu thuế khác 2.1.2 Thuế giá trị gia tăng Nhóm 12-TCDN Đêm 2-K20 3 Phân tích chính sách thuế đối với TTCK VN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Thuế giá trị gia tăng là một loại thế gián thu, tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trính từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế Hàng hoá, dịch vụ ( kể cả dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài)dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng là đối tựong nộp thuế. Các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, bao gồm: - Môi giới chứng khoán; - Tự doanh chứng khoán; - Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; - Bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán; - Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán; - Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; - Giám sát Quỹ đầu tư chứng khoán; - Lưu ký chứng khoán; - Đại diện người sở hữu trái phiếu; - Các hoạt động đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán. 2.1.3 Thuế đối với hoạt động giao dịch chứng khoán Thuế đối với hoạt động giao dịch chứng khoán là loại thuế trực thu, đánh trên việc giao dịch mua bán chứng khoán hoặc lợi nhuận từ thặng dư vốn. Loại thuế này có thể đánh đối người bán hoặc đối với người mua hoặc cả người mua lẫn người bán chứng khoán. Đối tượng chịu thuế Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán (hoạt động mua hoặc bán hoặc cả mua và bán chứng khoán), tư thặng dư vốn khi kinh doanh chứng khoán. 2.1.4 Thuế đối với thu nhập từ chứng khoán Thuế đối với thu nhập từ chứng khoán là loại thuế trực thu, đánh trên thu nhập từ phần lãi thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán Đối tượng chịu thuế Thu nhập từ phần lãi thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán( lãi từ tráiphiếu, cổ tức) 2.2 Sự tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Nhóm 12-TCDN Đêm 2-K20 4 Phân tích chính sách thuế đối với TTCK VN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, thuế đối với chứng khoán là công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng chính sách thuế với các loại thuếthuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sự phát triển của thị trường, thu hút được các doanh nghiệp và tư nhân bỏ vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán đang suy thoái chính phủ có thể giảm thuế, miễn thuế phải nộp đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm thức đẩy sự phát triển trở lại của thị trường. Mặc khác khi thị trường chứng khoán phát triển quá nóng thì nhà nước có thể tăng thuế nhằm ổn định thị trường và dẫn thị trường đi đúng định hướng phát triển của nhà nước. 3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sử dụng công cụ thuế tác động đến thị trường chứng khoán Các phương thức đánh thuế vào chứng khoán Đối với các Công ty kinh doanh chứng khoán, mặc dù mỗi nước có những quy định ràng buộc về điều kiện kinh doanh những mức độ khắt khe khác nhau nhưng bức tranh chung cho thấy tất cả các nước đều áp dụng thuế thu nhập Công ty (thuế thu nhập doanh nghiệp). Tính trung lập về thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán khá rõ nét khi có rất ít nước dành cho các ưu đãi thuế cho loại hình kinh doanh này. Lý do khá đơn giản được rút ra là: sự béo bở của hoạt động kinh doanh chứng khoán cho phép nhà môi giới, tư vấn có quyền “sống trên lưng” tất cả mọi người, ngay cả khi người ta phá sản hoặc khi thị trường tụt dốc/đảo chiều. Đối với các nhà đầu tư chứng khoán là cá nhân, chính sách thuế có những quy định đa dạng hơn do có sự khác biệt rất lớn giữa các nước về mức độ phát triển và độ mở cửa thị trường; khả năng tổ chức quản lý, điều hành giám sát của Chính phủ; chính sách huy động vốn và phát triển thị trường tài chính; điều kiện cụ thể về luật pháp, thể chế, tính tuân thủ; mức độ hiểu biết của người dân; các điều kiện về hạ tầng thông tin phục vụ… Tổng hợp chungphân loại thuế gắn với các công đoạn của quá trình đầu tư cho thấy, trên thế giới hiện có 4 phương thức đánh thuế chủ yếu vào chứng khoán Thuế đánh vào hoạt động giao dịch chứng khoán Hình thức thuế này có tên gọi phổ biến là thuế giao dịch chứng khoán (securities transaction tax) áp dụng đối với từng giao dịch mua/bán chứng khoán. Xét về bản chất thì thuế này đánh vào thu nhập từ giao dịch chuyển nhượng, vốn quen được gọi là thặng dư vốn (capital gains) nhưng vì rất khó trong việc xác định thu nhập của giao dịch mua/bán (nhất là trong điều kiện có lạm phát) nên nhiều nước áp dụng mức thuế khoán tính trên doanh thu. Đặc trưng phổ biến của chứng khoán là các giao dịch chứng khoán đều phải đăng ký nên cũng có người cho rằng thuế này cần xếp vào nhóm thuế đăng ký hoặc thuế tem. Nghĩa vụ Nhóm 12-TCDN Đêm 2-K20 5 Phân tích chính sách thuế đối với TTCK VN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng thuế có thể do người bán chịu hoặc người mua chịu tuỳ theo từng nước (thí dụ Nhật Bản quy định người bán chứng khoán chịu, trong khi Thuỵ Sỹ quy định người bán chịu 50% và người mua chịu 50%). Mức thuế suất áp dụng thường rất thấp do tính thuế trên tổng giá trị mua/bán (thí dụ Thái Lan áp dụng mức thuế suất 0,1%, nhưng hiện nay đang được miễn, mức thuế suất tại Philippnes là 0,5%, Ấn Độ áp dụng mức 0,075%). Đây là loại thuế phổ biến nhất tại các nước có thị trường chứng khoán, kể cả các nước phát triển như Anh, Pháp,Mỹ…. và nước đang phát triển như Thái Lan, Philippnes, Indonesia Thuế giao dịch chứng khoán thường dễ áp dụng do đánh vào từng giao dịch mua/bán độc lập và được tổ chức thu theo phương thức khấu trừ tại nguồn thông qua các đối tác trung gian trả thu nhập là Công ty chứng khoán hoặc Sở giao dịch. Do đánh trên trị giá bán và các nước thường không phân biệt theo thời gian nắm giữ chứng khoán là ngắn hạn hay dài hạn, cũng như không phân biệt người mua/bán là tổ chức hay cá nhân. Chính vì vậy, loại thuế này được coi là công cụ để hạn chế đầu cơ (mua, bán nhiều lần trong thời gian ngắn phải chịu thuế nhiều lần) qua đó kiềm chế mức dao động về giá chứng khoán. Thuế đánh vào thu nhập do sở hữu chứng khoán Tổ chức hoặc cá nhân sở hữu chứng khoán thường nhận được thu nhập dưới dạng cổ tức (dividends) trả cho cổ phiếu/phần vốn góp hoặc trái tức (interest) trả cho trái phiếu. Thu nhập từ cổ tức sẽ chịu thuế thu nhập theo phương thức khấu trừ tại nguồn với tỷ lệ riêng biệt hoặc được gộp chung vào thu nhập chịu thuế của cá nhân hoặc thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo mức thuế suất phổ thông của hai loại thuế này. Việc đánh thuế đối với thu nhập từ cổ tức và lãi vay cũng rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước cho miễn thuế đối với lãi trái phiếu Chính phủ. Thuế tài sản ròng một số nước, pháp luật quy định chứng khoán là một loại tài sản, trị giá chứng khoán được gộp chung với trị giá các loại tài sản khác của cá nhân. Trong thời gian đang nắm giữ/sở hữu chứng khoán, người sở hữu còn phải chịu thuế tài sản ròng(wealth tax). Thuế toài sản ròng được áp dụng các nước Bắc Âu như Thuỵ Điển, Đan Mạch… Việc đánh thuế tài sản ròng đối với chứng khoán được rất ít nước áp dụng do loại thuế này không khuyến khích đầu tư, cản trở việc phát triển thị trường vốn và nếu muốn áp dụng nó đòi hỏi công tác quản lý thuế phải đạt trình độ rất cao. Thuế đánh vào thặng dư vốn khi chuyển nhượng chứng khoán Khi chuyển nhượng chứng khoán, người sở hữu có được thu nhập bằng giá bán trừ đi (-) giá mua, thường quen gọi là thặng dự vốn, lãi vốn (capital gains). Khoản thu nhập này sẽ bị đánh thuế dưới hình thức thuế đối với lãi vốn (tax on capital gains). Tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nước mà thặng dư vốn từ chuyển nhượng chứng khoán sẽ phải chịu mức thuế riêng biệt cùng với các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn khác hoặc được gộp chung vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp nếu cá nhân doanh nghiệp có thu nhập này. Có nhiều nước không đánh thuế đối với thặng dư vốn từ chuyển nhượng chứng khoán niêm yết nhằm khuyến khích phát triển giao dịch trên thị trường chứng khoán và cũng là nhằm thu hút vốn đầu tư, như: Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan.Trong việc áp dụng thuế đối với thặng dư vốn từ chuyển nhượng chứng Nhóm 12-TCDN Đêm 2-K20 6 Phân tích chính sách thuế đối với TTCK VN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng khoán có ít nước áp dụng thuế suất khác nhau theo thời gian nắm giữ chứng khoán (ngắn hạn hay dài hạn) do chi phí quản lý cao và làm cho chính sách thuế thêm phức tạp. Tuy nhiên, cũng có một số nước đánh thuế đối với thặng dư từ chuyển nhượng chứng khoán có thời gian nắm giữ ngắn hạn nhẹ hơn đối với chuyển nhượng chứng khoán dài hạn, như Mỹ, Anh, Ấn Độ (thời gian như thế nào là ngắn hạn, mỗi nước cũng có quy định khác nhau). CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Th ực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam Chúng ta có thể tóm tắt lại những mốc lịch sử hình thành TTCK Việt Nam như sau: - 20/6/95: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 361/TTg về thành lập “Ban chuẩn bị tổ chức TTCK. - 28/11/96: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký nghị định số 75/CP về việc thành lập “Ủy ban chứng khoán nhà nước” - 11/07/98: Thủ tướng Phan Văn Khải ký nghị định số 48/1998/NĐ-CP vể chứng khoán và TTCK, đồng thời tại quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. - 01/08/98: chủ tịch UBCKNN Lê Văn Châu ký quyết định số 128/1998/QĐ- UBCK5 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán. - 13/10/1998: chủ tịch UBCKNN Lê Văn Châu ký:Thông tư số 01/1998/TTUBCK hướng dẫn nghị định số 48/NĐ-CP về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng. - Quyết định số 04/1998/ QĐ-UBCK3 về việc ban hành quy chế tổ chức và tổ chứng của công ty chứng khoán. - Quyết định số 05/1998/ QĐ-UBCK3 về việc tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. - 10/06/99: Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 139/1999/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK việt nam. - 21/08/99: Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 172/1999/QĐ- TTg về việc các tổ chức tín dụng thành lập công ty chứng khoán và tham gia niêm yết chứng khoán. - 20/07/2000: khai trương TTGDCK TP.HCM. - 28/07/2000: phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện tại TTGDCK TP.HCM, với hai loại cổ phiếu giao dịch REE và SAM. - Như vậy có thể nói rằng: Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã trở thành văn bản đầu tiên qui định sự hình thành Trung tâm giao dịch chứng khoán tạiThành phố Hồ Chí Minh. - Năm 2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM – trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên mới được hình thành. Một trong những nguyên nhân cho sự đình trệ Nhóm 12-TCDN Đêm 2-K20 7

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan