Nghiên cứu hiệu ứng đường cong j ở việt nam khi phá giá đồng nội tệ

42 1.8K 3
Nghiên cứu hiệu ứng đường cong j ở việt nam khi phá giá đồng nội tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . III DANH MỤC HÌNH . IV DANH MỤC BẢNG BIỂU . V LỜI MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 2 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU . 3 6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 3 1. GIỚI THIỆU 4 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU ỨNG ĐƯỜNG CONG J . 4 2.1. Các nghiên cứu cơ sở về mối quan hệ giữa tỷ giá và các cân thương mại . 4 2.2. Khuôn khổ lý thuyết đường cong J 6 2.3. Kết quả thực nghiệm về hiệu ứng đường cong J các nước trên thế giới . 8 3. KIỂM ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG HIỆU ỨNG ĐƯỜNG CONG J VIỆT NAM . 16 3.1. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam 2000-2010 . 16 3.2. Cách xử lý dữ liệu . 19 3.2.1. Dữ liệu 19 3.2.2. Kiểm định tính nghiệm đơn vị 20 ii 3.2.3. Xác định độ trễ tối ưu 21 3.2.4. Xác định số mối quan hệ đồng tích hợp . 21 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2011 21 4.1. Phân tích kết quả và kiểm định hiệu ứng đường cong J Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011 21 4.1.1. Phân tích phân rã phương sai 21 4.1.2. Phân tích hàm phản ứng đẩy tổng quát. . 22 4.1.3. Kiểm định Robustness. . 24 4.2. Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu . 26 5. KẾT LUẬN 27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . I PHỤ LỤC . III iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VN Việt Nam TGHĐ Tỷ giá hối đoái VND Việt Nam đồng USD Đô la Mỹ TGDN Tỷ giá danh nghĩa CCTM Cán cân thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước TCHQ Tổng Cục Hải Quan TCTK Tổng Cục Thống Kê CPI Chỉ số giá tiêu dùng GDP Tổng sản phẩm quốc nội REER Tỷ giá hối đoái hiệu lực đa phương NEER Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương iv DANH MỤC HÌNH Hình 1: Diễn biến TGDN giữa VND/USD giai đoạn 2000-2011. Hình 2: Tỷ giá thực hiệu lực đa phương Việt Nam (kỳ gốc là quý 1 năm 2000). Hình 3: Phân tích phân rã phương sai. Hình 4: Kết quả hàm phản ứng đẩy từ mô hình VAR. Hình 5: Kết quả hàm phản ứng đẩy từ mô hình VECM. Hình 6: Kết quả hàm phản ứng đẩy từ mô hình VAR (trường hợp kiểm định Robustness). Hình 7: Kết quả hàm phản ứng đẩy từ mô hình VECM (trường hợp kiểm định Robustness). v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kiểm định nghiệm đơn vị bằng ADF và PP. Bảng 2: Kiểm định Kwiatkowski-Philips-Schmidt-Shin (KPSS). Bảng 3: Độ trễ tối ưu của mô hình VAR. Bảng 4: Kết quả ước lượng đồng liên kết Johansen (kiểm định trace). Bảng 5: Kết quả ước lượng đồng liên kết Johansen (kiểm định tỷ số hợp lý). Bảng 6: Bảng phân tích phân rã phương sai. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đã trải qua khá nhiều lần phá giá VND với mục đích được các nhà hoạch định chính sách nêu ra là để kích thích xuất khẩu, nhưng theo lý thuyết đường cong J thì khi phá giá đồng nội tệ sẽ mất một khoảng thời gian cán cân thương mại sẽ tiếp tục xấu đi do hiệu ứng giá cả, sau khi hiệu ứng khối lượng 0F 1 bắt đầu phát huy được tác dụng thì cán cân thương mại mới bắt đầu được cải thiện. Trong khi các nước thị trường mới nổi đang vận hành một chính sách phá giá đồng nội tệ với mong muốn cải thiện ngay lập tức CCTM thì kết quả thực nghiệm lại không hỗ trợ cho những kỳ vọng này. Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy việc phá giá có thể cải thiện CCTM trong dài hạn nhưng xét về ngắn hạn thì CCTM sẽ bị thâm hụt trong giai đoạn đầu. Đề tài này sẽ nghiên cứu về lý thuyết đường cong J để xem xét liệu đường cong J có tồn tại Việt Nam hay không, liệu phá giá có thể ngay lập tức cải thiện được CCTM và nếu có thì hiệu ứng giá cả sẽ diễn ra trong bao lâu trước khi hiệu ứng khối lượng bắt đầu phát huy tác dụng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung: • Có hay không mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. • Hiện trạng định giá cao đồng VN có tác động như thế nào đến CCTM. • Có hay không hiệu ứng đường cong J tại Việt Nam. • Hàm ý khihiệu ứng đường cong J tại VN. 1 Xem Nguyễn Văn Tiến (2010), giáo trình Tài chính quốc tế. Nó có nghĩa là về dài hạn, nhà sản xuất có khả năng thay đổi nâng sản lượng xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. 2 Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các đối tượng nghiên cứu cụ thể sau đây: • Tổng quan các bài đã nghiên cứu về hiệu ứng đường cong J các nước trên thế giới. • Dùng hàm phản ứng đẩy tổng quát từ mô hình VAR và VECM qua đó xem xét liệu có hay không đường cong J VN. • Xem xét sự phù hợp của mô hình VN giúp chúng ta biết được tính trội của hiệu ứng giá cả diễn ra trong bao lâu và sau bao lâu hiệu ứng khối lượng bắt đầu phát huy tác dụng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Đối với nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng hàm phản ứng đẩy tổng quát (IRF) từ mô hình VAR và VECM qua đó xem xét có hiệu ứng đường cong J Việt Nam hay không. Bộ dữ liệu được sử dụng lấy từ Quý 1 năm 2000 đến Quý 4 năm 2011, số liệu đã cập nhật lần phá giá gần đây nhất của NHNN. Số liệu chuỗi thời gian đủ dài để có thể tin tưởng vào kết quả của các mô hình chuỗi thời gian. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung chính bao gồm: Đầu tiên, tổng quan nghiên cứu tại các nước trên thế giới về hiệu ứng đường cong J. Thứ hai, xem xét về thực trạng VND đang bị định giá cao hay thấp. Thứ ba, xây dựng mô hình nghiên cứu và sử dụng hàm phản ứng đẩy tổng quát từ mô hình VAR và VECM để xem xét có đường cong J VN hay không sử dụng số liệu từ Quý 1 năm 2000 đến Quý 4 năm 2011. 3 5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống được những nghiên cứu về đường cong J để chỉ ra tầm quan trọng về mối liên hệ giữa TGHĐ và CCTM, đồng thời đóng góp bằng chứng thực nghiệm cho kiểm định đường cong J tại VN. Về mặt thực tiễn, đề tài đã cho thấy được mối liên hệ giữa TGHĐ và CCTM trong ngắn và dài hạn. Qua đó có thể gợi mở về những giải pháp cho chính sách tỷ giá của VN trong tương lai. 6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Do đề tài còn tập trung vào các kiểm định đơn thuần mang tính trực quan về mối quan hệ giữa TGHĐ vào CCTM nên đề tài còn khá rộng. Có một hướng phát triển quan trọng cần được khai thác là: sử dụng mô hình ARDL để phân tích nhằm giảm đi mối quan tâm về tính dừng tại chuỗi gốc của các biến cần đo lường. 4 1. GIỚI THIỆU Nếu như lạm phát là một đề tài nóng trong năm 2011 thì đến với năm 2012 tỷ giá hối đoái được xem là trung tâm của sự chú ý. Nguyên nhân là do tỷ giá có mối quan hệ mật thiết với các biến vĩ mô trong nền kinh tế, mà những biến này lại có vai trò quan trọng trong tiến trình phục hồi sau khủng hoảng. Mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, từng mục tiêu cụ thể mà họ sẽ hướng đến việc xem xét tỷ giá nhiều khía cạnh khác nhau. Với trường hợp của VN, là một nước nhập siêu và luôn rơi vào tình trạng thâm hụt CCTM, thì câu hỏi được đặt ra cho những nhà hoạch định chính sách hiện nay là liệu cần phải điều chỉnh tỷ giá theo hướng nào nhằm cải thiện cán cân thanh toán một cách hiệu quả nhất. Trước vấn đề cấp bách đó, chúng tôi sẽ tập trung vào việc giải quyết cho câu hỏi: hành động điều chỉnh tỷ giá liệu có ngay lập tức cải thiện được cán cân mậu dịch. Hay nói cách khác, VN có xảy ra hiệu ứng đường cong J hay không với cách kiểm định thông qua phương pháp nghiên cứu chuỗi thời gian – sử dụng hàm IRF từ mô hình VAR và VECM. Hơn nữa, để có thể xem xét vấn đề một cách toàn diện, chúng tôi có thực hiện kiểm định robustness để xem xét độ thích hợp của mô hình do việc chọn độ trễ ảnh hưởng khá nhiều đến số mối quan hệ đồng tích hợp và hình dạng đường cong J. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU ỨNG ĐƯỜNG CONG J 2.1. Các nghiên cứu cơ sở về mối quan hệ giữa tỷ giá và các cân thương mại Trong nghiên cứu của Bahmani-Oskooee và cộng sự (2008), các ông đã tóm lược ba phương pháp tiếp cận mối liên hệ giữa CCTM và TGHĐ thực. Nó bao gồm việc kiểm định các điều kiện Marshall-Lerner, đường cong Jđường cong S. Về cơ bản, điều kiện Marshall-Lerner là một phương pháp gián tiếp đánh giá hiệu quả phá giá trong việc cải thiện CCTM. Mức độ ảnh hưởng của việc phá giá đồng tiền lên CCTM sẽ phụ thuộc chủ yếu vào độ co giãn trong cung, cầu xuất nhập khẩu. Theo đó phá giá đồng tiền chỉ thực sự có tác động tích cực đến CCTM khi tổng mức co giãn của cầu xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1. Mức độ co giãn này xét trong ngắn hạn sẽ thấp . thuyết đường cong J thì khi phá giá đồng nội tệ sẽ mất một khoảng thời gian cán cân thương mại sẽ tiếp tục xấu đi do hiệu ứng giá cả, sau khi hiệu ứng khối. ảnh hưởng khá nhiều đến số mối quan hệ đồng tích hợp và hình dạng đường cong J. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU ỨNG ĐƯỜNG CONG J 2.1. Các nghiên cứu

Ngày đăng: 24/12/2013, 10:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan