Một vài nét về hiện trạng các vùng đất than bùn ở đông nam á

12 484 0
Một vài nét về hiện trạng các vùng đất than bùn ở đông nam á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một vài nét về hiện trạng các vùng đất than bùn Đông Nam Á Họ và tên: Triệu Thị Quỳnh Liên Lớp : K54 – KHMT Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà Mở đầu: Đất than bùnmột trong số những vùng đất ngập nước quan trọng nhất trên Trái đất bởi các giá trị về bảo tồn đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu, và hỗ trợ phúc lợi của con người: chúng đem đến nhiều loài sinh vật quý hiếm đặc trưng, bảo vệ tầng khí quyển bằng cách giữ CO 2 trong lòng đất và tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sống của con người (như nông nghiệp hay khai thác tài nguyên…) Các vùng đất than bùn đại diện cho ít nhất 1/3 nguồn tài nguyên đất ngập nước toàn cầu, và chiếm khoảng 3/5 diện tích Đất ngập nước tại Đông Nam Á. Những khu vực đất than bùn, đặc biệt là các khu rừng than bùn nhiệt đới đang bị đe dọa nghiêm trọng. Sự suy thoái của đất than bùn ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu người trên Trái Đất như: thoát nước và cháy rừng Đông Nam Á gây nguy hại đến sức khỏe và sinh kế của người dân, hay việc tiêu hủy các vùng đất than bùn châu Phi, châu Á và châu Mỹ latinh đe dọa đến việc cung cấp nước và thực phẩm… Bên cạnh đó, nó còn làm suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Trong phạm vi bài tiểu luận này, em muốn là trình bày một số nét về hiện trạng các vùng đất than bùn Đông Nam Á, bao gồm: phân bố, hiện trạng đa dạng sinh học và hiện trạng phát thải khí nhà kính. Mục lục: I. Tổng quan 1. Định nghĩa đất than bùn 2. Phân loại 3. Hiện trạng đất than bùn trên thế giới II. Phương pháp nghiên cứu III. Kết quả nghiên cứu 1. Hiện trạng phân bô đất than bùn Đông Nam Á 2. Hiện trạng đa dạng sinh học 3. Hiện trạng phát thải khí nhà kính IV. Kết luận V. Tài liệu tham khảo I. Tổng quan: 1. Định nghĩa đất than bùn : [1,2,4] Đất than bùnmột khu vực với lớp xác hữu cơ tích lũy tự nhiên (còn gọi là than bùn) bề mặt đất qua hàng ngàn năm. Những vùng đất than bùn còn được xem là các hệ sinh thái đất ngập nước, được hình thành từ nguyên liệu là thực vật chết và thối rữa trong điều kiện bão hòa nước cao. Trong điều kiện ngập nước và thiếu O 2 , quá trình này sẽ tạo ra 65% chất hữu cơ. Đất than bùn được tạo thành bởi sự kết nối chặt chẽ giữa 3 hợp phần: nước (bão hòa cao), than bùn (chất hữu cơ) và thực vật riêng. Nếu 1 trong 3 hợp phần này bị mất đi thì về cơ bản, bản chất của đất than bùn sẽ bị mất đi. Các vùng đất than bùn có thể thuộc phạm vi đầm lầy nước ngọt, nước mặn hoặc nước lợ với các quá trình hình thành rất khác nhau. Và đơn giản nhất là quá trình hình thành trong phạm vi đầm lầy nước ngọt. Hình 1 mô tả quá trình hình thành của vùng đất than bùn nhiệt đới, trong đó giải thích rõ cơ chế hình thành và những thành phần tham gia qua 3 giai đoạn:  Giai đoạn 1: nước được giữ lại trong các vùng đất trũng từ các con sông gần đó hoặc từ nước mưa.  Giai đoạn 2: sự phát triển của các thảm thực vật đầm lầy. Giai đoạn này được thực hiện theo các bước sau:  Chất hữu cơ từ lá và các phần rơi rụng khác của cây tích lũy.  Quá trình phân hủy diễn ra từ từ. Sau do điều kiện thiếu O 2 và thông khí kém → vi sinh vật phân hủy cũng hoạt động chậm lại.  Màu sắc của nước chuyển sang nâu đen, pH tại đó là từ 2,5 ÷ 4,5.  Giai đoạn 3: sự phát triển của rừng đầm lầy nước ngọt. Lớp than bùn được hình thành sau rất nhiều năm (ước tính lượng than bùn tích tụ khoảng 2,5 ÷ 4,5 mm/năm) Hình 1: Các giai đoạn trong sự phát triển của rừng đầm lầy than bùn vùng nhiệt đới (UNDP – chương trình phát triển Liên hợp quốc, 2006). [5] 2. Phân loại: [1,2] Đất than bùn được phân chia thành các dạng khác nhau dựa vào 3 yếu tố chính là khu vực địa lý, địa hình và loại thảm thực vật. Trên cơ sở đó, hình thành nên rất nhiều cách phân loại đất than bùn. Trong đó, 2 cách phân loại thường sử dụng được đưa ra bởi Tổ chức Đất ngập nước Quốc tế (Wetlands International) và Ủy ban điều phối hành động toàn cầu trên các vùng đất than bùn (CC-GAP):  Wetlands International chia thành 5 loại: vùng đồng hoang (moors), bãi lầy (bogs), vũng lầy (mires), rừng đầm lầy than bùn (peat swamp forests) và vùng đất đóng băng vĩnh cửu lãnh nguyên (permafrost tundra).  CC-GAP chỉ chia thành 2 loại chính: bãi lầy (bogs) và đầm lầy (fens).  Bogs: nguồn nước chính là nước mưa, là những nơi nghèo dinh dưỡng.  Fens: nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm, giàu dinh dưỡng hơn.  3. .Hiện trạng các vùng đất than bùn trên thế giới: [1,2,5,10]  Gần 4 triệu km 2 (khoảng 3%) diện tích đất liền trên bề mặt Trái đất được bao phủ bởi đất than bùn, với lượng bùn dày > 30cm. Chúng được tìm thấy hầu hết các quốc gia trên thế giới (hơn 180 quốc gia) và phân bố theo bản đồ sau:    Hình 2: bản đồ phân bố các vùng đất than bùn trên Thế giới (tính theo %)  Tuy nhiên, hiện nay,các vùng đất than bùn trên thế giới đang bị xuống cấp cả về số lượng lẫn chất lượng. Một số khu vực điển hình cho tình trạng này đó là: tại Tây Âu, 90% diện tích đất than bùn đã bị mất đi chức năng ban đầu của nó, Trung Âu, con số này là 50%. Hay đối với các khu rừng đầm lầy than bùn Đông Nam Á, gần 70% diện tích đã bị ảnh hưởng nghiêm trong bởi các hoạt động khai thác gỗ, phá rừng, thoát nước và nông nghiệp. Và NamĐông châu Phi, nhiều vùng đất than bùn đã bị chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp, các vùng đất tự nhiên còn lại cũng đang bị đe dọa suy thoái và chuyển đổi [2]… Có thể nói, các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác mỏ đến nay đã phá hủy khoảng 25% các vùng đất than bùn trên Thế giới [1].  Tất cả những thay đổi đó đã gây nên những hệ quả đặc biêt nghiêm trọng không chỉ với đa dạng sinh học của vùng đất than bùn, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến người dân, những người sống gần các hệ sinh thái này. Hệ quả luôn được nhắc đến đầu tiên là biến đổi khí hậu, mà nguyên nhân chính là do sự phát thải các khí nhà kính. Theo số liệu từ CC-GAP, lượng khí thoát ra từ các khu vực đất than bùn chiếm tới 75% tổng lượng Cacbon phát thải vào khí quyển và chiếm 1/3 tổng lượng CH 4 toàn cầu hàng năm. Hệ quả kế tiếp đó là việc mất đi tính đa dạng sinh học, cụ thể là nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài đặc hữu của từng khu hệ sinh thái… Bên cạnh đó, vì các vùng đất than bùn bao gồm 90% là nước, nên sau khi quá trình thoát khí xảy ra, những khu vực này sẽ dễ xảy ra tình trạng sụt lún, mất cấu trúc đất…  II. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp kế thừa, hồi cứu:  Thu thập tài liệu, số liệu từ các tổ chức đất ngập nước và đất than bùn trên Thế giới và trong nước như: Wetlands International, tổng cục Môi trường Việt Nam, Asian peatland forests project, FAO (tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc), Global Environment Centre, UNEP… để đúc kết được nội dung cho phần tổng quan và kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng các bài báo khoa học từ tạp trí khoa học Biogeosciences về vấn đề phát thải khí tại các khu rừng đầm lầy than bùn nhiệt đới hay các vùng đất than bùn Đông Nam Á.  III. Kết quả nghiên cứu: 1. Hiện trạng phân bố đất than bùn Đông Nam Á: [4,5,6]  Đông Nam Á có khoảng 270 nghìn km 2 đất than bùn, chiếm khoảng 60% toàn bộ lượng đất than bùn nhiệt đới. Số liệu ước tính đất than bùn từng quốc gia có sự chênh lệch rõ ràng. Trong đó, Indonesia là nước có diện tích rừng đầm lầy than bùn lớn nhất Đông Nam Á, tiếp theo là Malaysia.  Bảng ước tính diện tích đất than bùn Đông Nam Á (2011) [4]  Tên quốc gia  Diện tích đất than bùn (km 2 )  Indonesia  210 000  Malaysia  25 000  Brunei  1 000  Thailand  646  Vietnam  360  Philippines  110  Laos  1  Myanma  35  Singapore  0,01  Cambodia  0,5    Hình 3: bản đồ phân bố đất than bùn tại  khu vực Đông Nam Á    Tại Indonesia, diện tích đất than bùn chiếm khoảng 47,73% tổng diện tích rừng than bùn nhiệt đới và chiếm 11% diện tích đất của toàn quốc gia, trong đó phân bố tập trung tại Papua (79.755 km 2 ), Sumatra (72.043 km 2 ) và Kalimantan (57.692 km 2 ) [4,6]. Trong số hơn 210 nghìn km 2 ban đầu, chỉ còn khoảng 100 nghìn km 2 được duy trì đến năm 2010. Số còn lại đều bị tác động bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhỏ (trồng dầu cọ, cây keo gỗ…). Hiện tại, Indonesia vẫn tiếp tục phân bổ các vùng đất than bùn để phát triển nông nghiệp hơn nữa. Đó quả là một vấn đề đáng lo ngại.  Quốc gia đứng thứ 2 về diện tích đất than bùn ring Đông Nam Á là Malaysia, với diện tích lớn nhất tập trung bang Sarawak (hơn 16 500 km 2 ). Sự phá hủy đất than bùn nhanh chóng tại đây là do trồng dầu cọ. Hiện nay, 30% diện tích đất than bùn tại Malaysia đều được phủ bởi dầu cọ.  2. Hiện trạng đa dạng sinh học: [6,7]  Rừng đầm lầy than bùn đã từng được coi là có đa dạng sinh học thấp và không quan trọng trong việc bảo tồn động vật hoang dã. Nhưng các nghiên cứu gần đây đã cho thấy quan điểm này không chính xác.  Các vùng đất than bùn nhiệt đới Đông Nam Á là những mái nhà sinh thái đặc biệt cho 1 bộ phận lớn của đa dạng sinh học, bao gồm cả những loài động, thực vật quí hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng của chúng đang ngày càng bị đe dọa do sự gia tăng của các hoạt động nông - lâm nghiệp, cụ thể được thể hiện trong hình 2.   Hình 4: biểu đồ thể hiện diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp từ 1961 – 2006   Thực vật tại đây là những loài đặc trưng cho đất chứa axit, nghèo dinh dưỡng và ngập nước. Tính đa dạng của chúng thể hiện qua sự phân bố theo từng địa hình trong một khu vực đất than bùn. Cụ thể, các loài cây có hoa và cho quả thường tập trung phát triển tại những khu vực ngập nước bên rìa rừng. Tính từ tâm vùng đất ngập nước ra, càng xa trung tâm thì thực vật càng đa dạng và cao hơn. Từ đó giúp đáp ứng được nhu cầu sống của nhiều loài động vật, dẫn đến tính đa dạng động vật. Những loài cây đặc trưng chủ yếu là các cây ăn thịt, bên cạnh là một số loài cây thương mại như Meranti, ramin, gemur,…  Để xem xét sự suy giảm đa dạng sinh học của các vùng đất than bùn, người ta chủ yếu nhìn vào số lượng cá thể và loài động vật bị mất đi. Tại những khu vực than bùn Đông Nam Á, 7 loài mèo hoang đã được xác nhận tồn tại và đều được liệt kê vào sách đỏ của IUCN (Liên minh quốc tế và bảo tồn thiên nhiên) trong danh mục những loài bị đe dọa (2007). Trong đó, hổ Sumantran – loài hổ nhỏ nhất trên Thế giới, đã bị liệt kê vào những loài cực kỳ nguy cấp (với số lượng < 500 con).    Hổ Sumantra – Indonesia Loài báo mới phát hiện năm 2007 –Indonesia, xếp vào những loài dễ bị tổn thương.   Một số loài động vật khác cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng như dơi, tê giác Sumantra hay gấu chó Malayan do mất môi trường sống và bị săn bắn trái phép. Người ta tin rằng sừng tê giác và dơi có thể giúp hạn chế căn bệnh ung thư vú và nhiều bệnh khác.  Bên cạnh đó, rừng than bùn Đông Nam Á còn đặc trưng bởi rất nhiều loài động vật khác cá, chim, bò sát (đặc biệt là rắn độc) và các loài côn trùng.   Bọ cánh cứng tê giác Rắn Wagler’s pit – một trong số các loài rắn có độc tại Singapore.  3. Hiện trạng phát thải khí nhà kính: [3,7, 8, 9, 10]  Các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu đang đe dọa đến việc phát thải khí một lượng lớn các khí nhà kính từ những vùng đất than bùn trên thế giới nói chung và tại khu vực Đông Nam Á nói riêng vào bầu khí quyển. Đó chủ yếu là các khí như hơi nước (thoát ra từ quá trình bốc hơi), CO 2 (từ quá trình thoát nước, khai thác than bùn, cháy rừng), N 2 O (hoạt động nông nghiệp, đốt sinh khối) và CH 4 (từ phân hủy, chăn nuôi). Trong đó, CO 2 là khí được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất do có ảnh hưởng tới khí quyển lớn nhất.  Trong số những nguyên nhân làm phát thải khí CO 2 từ đất than bùn ra ngoài khí quyển, thoát nước là nguyên nhân chính. Ban đầu, thoát nước chỉ được xem là một hệ quả của quá trình oxy hóa sinh học than bùn và làm sụt lún bề mặt đất. Nhưng về sau, người ta phát hiện ra, quá trình thoát nước này đã làm mất mát một lượng cacbon rất lớn vào khí quyển.  Những năm gần đây, lượng cacbon bị mất đi từ những vùng đất than Đông Nam Á do thoát nước đang tăng mạnh và góp phần đáng kể vào phát thải khí nhà kính. quy mô toàn cầu, lượng CO 2 phát thải từ quá trình thoát nước đất than bùn tại Đông Nam Á đã đóng góp 1,3% đến 3,1% lượng khí CO 2 phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch (A. Hooijer, et al, 2010). Indonesia và Malaysia là hai nước có diện tích rừng đầm lầy han bùn lớn nhất Đông Nam Á và chúng chứa 77% ∑C trong toàn bộ khu vực đất than bùn nhiệt đới (A. Hooijer, et al, 2012). Năm 2006, từ 27,1 triệu ha đất than bùn Đông Nam Á, 12,9 triệu ha đã bị chặt phá và chủ yếu là thoát nước. Từ đó, lượng CO 2 phát thải đã đạt từ 355 triệu tấn/năm đến 855 triệu tấn/năm, với 82% đến từ Indonesia (A. Hooijer, et al, 2010).    Hình 5: Tổng lượng phát thải khí CO 2 năm 2008 (đơn vị: triệu tấn) [3]   Hình 5 cho chúng ta biết lượng khí CO 2 thoát ra tại những khu vực đất than bùn từng quốc gia. Trong đó, Indonesia là nước có lượng phát thải CO 2 lớn nhất trên thế giới, với 500 triệu tấn/năm. Sau đó mới đến các quốc gia chiếm diện tích lớn đất than bùn như Nga (phần thuộc châu Âu) 137 triêu tấn/ năm, Trung Quốc 77 triệu tấn/năm và Mỹ là 67 triệu tấn/ năm. Việt Nam xếp thứ 23 trong tổng số 25 nước được xem xét, với lượng thải ước lượng là 5 triệu tấn/năm [3].  Trước hiện trạng đó, các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng hạn chế sự phát thải khí nhà kính bằng việc tham gia các dự án, chương trình quốc tế như Chương trình REDD+_ chương trình giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng, các dự án về quản lý các vùng đất than bùn của UNEP-GEF… 

Ngày đăng: 24/12/2013, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan