Một số vấn đề về đa thức đối xứng và bất đẳng thức liên quan

24 858 1
Một số vấn đề về đa thức đối xứng và bất đẳng thức liên quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN NGHĨA MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐA THỨC ĐỐI XỨNG BẤT ĐẲNG THỨC LIÊN QUAN Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP TOÁN CẤP Mã số: 60. 46. 40 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC Đà Nẵng – Năm 2011 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: NGND.GS.TSKH NGUYỄN VĂN MẬU Phản biện 1:TS. Nguyễn Ngọc Châu Phản biện 2:PGS.TS Trần Đạo Dõng Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đà Nẵng vào ngày …28 tháng 05 .năm 2011 Có thể tìm hiểu luận văn tại : - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại Học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình toán học phổ thông thì đa thức có vị trí rất quan trọng vì nó không những là một đối tượng nghiên cứu trọng tâm của Đại số mà còn là một công cụ đắc lực của Giải tích trong Lý thuyết xấp xỉ, Lý thuyết biểu diễn, Lý thuyết nội suy, . . Trong các kì thi học sinh giỏi toán quốc gia Olympic toán khu vực quốc tế thì các bài toán về đa thức cũng thường được đề cập đến được xem như những bài toán khó của bậc phổ thông. Những lĩnh vực phức tạp của đại số đối với học sinh phổ thông thường là giải phương trình hệ phương trình bậc cao, phân tích các đa thức nhiều biến bậc cao thành nhân tử, chứng minh các đẳng thức bất đẳng thức chứa nhiều biến số v.v Một trường hợp quan trọng thường gặp trong các bài toán của các lĩnh vực nói trên là khi các biến số của đa thức có vai trò như nhau. Chúng ta gọi đa thức trong trường hợp này là đa thức đối xứng. Luận văn "Một số vấn đề về đa thức đối xứng bất đẳng thức liên quan" trình bày một số vấn đề liên quan đến nhiều bài toán khó có chứa yếu tố đối xứng nếu biết áp dụng lí thuyết về đa thức đối xứng sẽ làm cho bài toán trở thành đơn giản hơn. Luận văn nhằm giới thiệu cơ sở lí thuyết của các đa thức đối xứng những ứng dụng của nó trong đại số cấp. Các vấn đề của lí thuyết được trình bày một cách đơn giản theo hướng quy nạp, từ trường hợp hai biến, ba biến, đến nhiều biến. Các ví dụ áp dụng cũng được trình bày từ đơn giản đến phức tạp. Các bài toán được trình bày trong phần này chủ yếu là các bài toán khó, nhiều bài toán được trích ra từ các đề thi vào trường chuyên, vô địch của các nước hoặc Olympic Toán quốc tế. Đề tài quan tâm đến nhiều đối tượng, trong đó đa thức đại số các vấn đề liên quan hoàn toàn phù hợp với thực tế mà bản thân đang công tác. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 Luận văn "Một số vấn đề về đa thức đối xứng bất đẳng thức liên quan" nhằm thể hiện rõ vai trò quan trọng của Giải tích đại số trong khảo sát đa thức. Luận văn này là chuyên đề nhằm tổng quan về đa thức đối xứng thông qua các định nghĩa, định lí, các ví dụ bài tập áp dụng. 3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu từ các tài liệu, giáo trình của GS - TSKH Nguyễn Văn Mậu các sách chuyên đề về đa thức, phương trình hệ phương trình các bài báo toán học viết về đa thức đối xứng, nhằm hệ thống các dạng toán về đa thức. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu gián tiếp qua các trang web www.mathlinks.ro www.mathnfriend.net www.diendantoanhoc.net Nghiên cứu trực tiếp từ các tài liệu của giáo viên hướng dẫn, của các đồng nghiệp cũng như các bạn học viên trong lớp. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Tạo được một đề tài phù hợp cho việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh trung học phổ thông. Đề tài đóng góp thiết thực cho việc dạy học đa thức đối xứng, phương trình, bất phương trình bất đẳng thức trong trường THPT, đem lại niềm đam mê sáng tạo từ những bài toán cơ bản nhất. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo 3 chương. Chương 1 : Trình bày các khái niệm, định lý cơ bản, các kết quả cần sử dụng về đa thức đối xứng hai biến. Trong chương này cũng trình bày một số ví dụ bài toán về mối liên hệ giữa các đồng nhất thức đại số - lượng giác cũng như các ứng dụng của các đồng nhất thức đại số - lượng giác. 3 Chương 2 : Trình bày định lý cơ bản, các kết quả cần sử dụng về đa thức đối xứng ba biến. Trong chương này cũng trình bày một số ví dụ bài toán về mối liên hệ giữa các đồng nhất thức đại số - lượng giác cũng như các ứng dụng của các đồng nhất thức đại số - lượng giác. Chương 3 : Nêu một số dạng ước lượng tính toán trên đa thức đối xứng nhiều biến trong áp dụng. 4 CHƯƠNG 1 ĐA THỨC ĐỐI XỨNG HAI BIẾN CÁC BẤT ĐẲNG THỨC LIÊN QUAN 1.1. Các khái niệm cơ bản Định nghĩa 1.1. Một đơn thức f(x, y) của các biểu thức độc lập x, y (có thể x, y ∈ C ) được hiểu là hàm sốdạng f(x, y) = a kl x k y l , trong đó a kl là hằng số , k,l là những số nguyên không âm. Số a kl được gọi là hệ số, k+l được gọi là bậc của đơn thức f(x, y), được ký hiệu là deg f(x, y) = deg[a kl x k y l ] = k + l. Các số k, l tương ứng được gọi là bậc của đơn thức đối với các biến x, y. Ví dụ 1.1. 3x 4 y 2 là đơn thức có bậc là 6. Định nghĩa 1.2. Hai đơn thức của các biến x, y được gọi là đồng dạng (tương tự) nếu bậc của biến x y tương ứng ở 2 đơn thức là bằng nhau hệ số của 2 đơn thức là khác nhau. Chúng có dạng : Ax k y l , Bx k y l (A = B). Định nghĩa 1.3. Giả sử Ax k y l , Bx m y n là 2 đơn thức của các biến x, y. Ta nói rằng đơn thức Ax k y l trội hơn đơn thức của Bx m y n theo thứ tự của các biến x, y, nếu k > m, hoặc k = m l > n. Định nghĩa 1.4. Một hàm số P (x, y) được gọi là một đa thức theo các biến số x,y nếu nó có thể biểu diễn được dưới dạng tổng của 5 hữu hạn các đơn thức: Vậy đa thức P (x, y) có dạng P (x, y) =  k+l≤m a kl x k y l . Bậc lớn nhất của các đơn thức được gọi là bậc của đa thức. Định nghĩa 1.5. Đa thức P (x, y) được gọi là đa thức đối xứng, nếu nó không thay đổi khi đổi chỗ của x y, nghĩa là P (x, y) = P (y, x). Ví dụ 1.2. P (x, y) = x 2 + xy + y 2 , Q(x, y) = x 2 y + y 2 x là các đa thức đối xứng của các biến x y. Định nghĩa 1.6. Các đa thức σ j (j = 1.2), trong đó σ 1 = x + y, σ 2 = xy được gọi là các đa thức " đối xứngsở " của các biến x, y. Định nghĩa 1.7. Đa thức đối xứng f(x, y) được gọi là thuần nhất bậc m, nếu: f(tx, ty) = t m f(x, y),∀t = 0. 1.2. Tổng lũy thừa công thức Waring Các đa thức s k = x k + y k , (k = 1, 2 .) được gọi là các tổng lũy thừa bậc k của các biến x,y. Định lý 1.1 (Công thức Newton). Tính s k theo s k−1 s k−2 s k = σ 1 s k−1 − σ 2 s k−2 . (1.1) Nhận xét 1.1. Với việc vận dụng công thức Newton ta hoàn toàn có thể biểu diễn mỗi tổng lũy thừa s m = x m + y m dưới dạng một đa thức bậc m của σ 1 σ 2 . Ví dụ 1.3. 1) s 1 = x + y = σ 1 , 2) s 2 = σ 2 1 − 2σ 2 , 3) s 3 = σ 3 1 − 3σ 1 σ 2 , 4) s 4 = σ 4 1 − 4σ 2 1 σ 2 + 2σ 2 2 , 6 5) s 5 = σ 5 1 − 5σ 3 1 σ 2 + 5σ 1 σ 2 2 Việc tính tổng lũy thừa s k theo công thức lặp (1.1) không thuận tiện vì phải biết trước các tổng lũy thừa s k−1 s k−2 . Định lý 1.2 (Công thức Waring). Tổng lũy thừa s k được biểu diễn qua các đa thức đối xứng sở σ 1 , σ 2 theo công thức: s k k = [k/2]  m=0 (−1) m (k − m − 1)! m!(k − 2m)! σ k−2m 1 σ m 2 . (1.2) 1.3. Các định lý cơ bản về đa thức đối xứng hai biến Định lý 1.3 (định lý cơ bản). Mọi đa thức đối xứng P(x,y) của các biến x,y đều có thể biểu biễn được dưới dạng đa thức p(σ 1 , σ 2 ) theo các biến σ 1 = x + y σ 2 = xy nghĩa là P (x, y) = p(σ 1 , σ 2 ) Định lý 1.4 (Tính duy nhất). Nếu các đa thức ϕ(σ 1 , σ 2 ) ψ(σ 1 , σ 2 ) khi thay σ 1 = x + y, σ 2 = xy cho ta cùng một đa thức đối xứng P (xy), thì chúng phải trùng nhau, nghĩa là ϕ(σ 1 , σ 2 ) ≡ ψ(σ 1 , σ 2 ). Ví dụ 1.4. Biểu diễn đa thức đối xứng f(x, y) = x 5 + x 4 y + x 3 y 3 + xy 4 + y 5 Giải. Dùng công thức Waring ta có f(x, y) = (x 5 + y 5 ) + xy(x 3 + y 3 ) + (xy) 3 = S 5 + σ 2 S 3 + σ 3 2 = (σ 5 1 − 5σ 3 1 σ 2 + 5σ 1 σ 2 2 ) + σ 2 (σ 3 1 − 3σ 1 σ 2 ) + σ 3 2 = σ 5 1 − 4σ 3 1 σ 2 1.4. Tam thức bậc 2 áp dụng Định lý 1.5 (Định lý Viete thuận). Xét phương trình bậc hai f(x) = ax 2 + bx + c = 0, (a = 0). 7 Nếu phương trình trên có 2 nghiệm x 1 , x 2 thì  S = x 1 + x 2 = −b a P = x 1 x 2 = c a Định lý 1.6 (Định lý đảo Viete). Nếu 2 số x, y thỏa điều kiện  x + y = p xy = q thì x, y là nghiệm của phương trình t 2 − pt + q = 0. 1.5. Bất đẳng thức sinh bởi đa thức đối xứng 2 biến Mệnh đề 1.1. Cho x, y ∈ R. Đặt σ 1 = x + y, σ 2 = xy khi đó σ 2 1 ≥ 4σ 2 . (1.3) Đẳng tức xảy ra khi chỉ khi x = y. Mệnh đề 1.2. Nếu σ 1 ≥ 0, thì với mọi n nguyên dương có bất đẳng thức S n ≥ σ n 1 2 n−1 (1.4) trong đó S n , σ 1 tương ứng là tổng lũy thừa đa thức đối xứngsở bậc một. Mệnh đề 1.3. Với các ký hiệu như ở mệnh đề 2 ta có 2S m+n ≥ S m S n . (1.5) Mệnh đề 1.4. Cho đa thức đối xứng với hệ số dương f(x 1 , x 2 ). Khi đó, nếu x 1 , x 2 , y 1 , y 2 là các số dương thỏa điều kiện  x 1 x 2 ≤ y 1 y 2 x n 1 + x n 2 ≤ y n 1 y n 2 , V in ∈ N thì f(x 1 , x 2 ) ≤ f(y 1 , y 2 ). 8 CHƯƠNG 2 ĐA THỨC ĐỐI XỨNG BA BIẾN CÁC BẤT ĐẲNG THỨC LIÊN QUAN 2.1. Định nghĩa cơ bản Định nghĩa 2.1. Một đơn thức ϕ(x, y, z) của các biến x, y, z được hiểu là hàm sốdạng ϕ(x, y, z) = a klm x k y l z m , trong đó k, l, m ∈ N được gọi là bậc của các biến x, y, z; số a klm ∈ R ∗ = R 0 được gọi là hệ số của đơn thức, còn số k + l + m được gọi là bậc của đơn thức ϕ(x, y, z). Định nghĩa 2.2. Một hàm số P (x, y, z) của các biến x, y, z được gọi là một đa thức nếu nó có thể biểu diễn ở dạng tổng hửu hạn các đơn thức: P (x, y, z) =  k+l+m≤n a klm x k y l z m . bậc lớn nhất của đơn thức trong đa thức được gọi là bậc của đa thức. Định nghĩa 2.3. Đa thức P (x, y, z) được gọi là đa thức đối xứng nếu nó không thay đổi với mọi hoán vị của x, y, z nghĩa là, P (x, y, z) = P (x, z, y) = P (y, x, z) = = P (y, z, x) = P (z, x, y) = P (z, y, x) Định nghĩa 2.4. Đa thức f(x, y, z) được gọi là thuần nhất bậc m nếu: f(tx, ty, tz) = t m f(x, y, z),∀t = 0

Ngày đăng: 23/12/2013, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan