Tài liệu Sử dụng lệnh ROTATE - ARRAY với AUTOCAD 2000 phần 2 ppt

7 366 0
Tài liệu Sử dụng lệnh ROTATE - ARRAY với AUTOCAD 2000 phần 2 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG LỆNH ROTATE - ARRAY VỚI AUTOCAD 2000 (PHẦN 2) Bước 5: Zoom toàn bộ lưới lại. Thực hiện lệnh này bằng cách nhập chữ z từ bàn phím vào dòng lệnh Command (nhập chữ in hoa hoặc chữ thường đều được). Nhập xong nhấn phím Enter để thông qua dòng lệnh này. Sau khi nhấn phím Enter thì xuất hiện dòng lệnh kế tiếp, ở dòng lệnh kế tiếp này nhập chữ A từ bàn phím vào (nhập chữ in hoa hay chữ thường đều được). Nhập xong nhấn phím Enter. Lúc này toàn bộ lưới được thu nhỏ lại. Bước 6: Nhấp chuột vào ô ORTHO ở dưới đáy màn hình để chọn chế độ canh thẳng, chế độ này thường được áp dụng cho lệnh vẽ đường thẳng. Bước 7: Chọn lệnh Line. Để chọn lệnh Line chọn Draw > Line hay nhấn chuột vào biểu tượng Line trên thanh công cụ. Vì đã mở chế độ tự canh thẳng nên khi chọn lệnh Line xong thì chỉ việc chỉ định điểm 1 và điểm 2 của đường thẳng nằm ngang. Chỉ định điểm 2 của đường thẳng nằm ngang xong nhấp chuột phải hoặc nhấn phím Enter để kết thúc lệnh vẽ đường thẳng ngang. Chọn lại lệnh vẽ đường thẳng vừa mới sử dụng trước đó bằng cách nhấp chuột phải hoặc nhấn phím Enter, sau đó chỉ định điểm 1 và điểm 2 của đường thẳng đứng. Kết quả như hình sau: Bước 8: Chọn lệnh vẽ đa giác . Để chọn lệnh vẽ đa giác chọn Draw > Polygon hoặc nhấp chuột vào biểu tượng Polygon trên thanh công cụ. Lúc này trên dòng lệnh Command xuất hiện dòng lệnh yêu cầu bạn nhập số lượng cạnh đa giác. Nhập số lượng cạnh đa giác xong nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này. Trên dòng lệnh Command xuất hiện dòng lệnh yêu cầu chỉ định vị trí tâm của đa giác. Chỉ định tâm của đa giác xong thì trên dòng lệnh yêu cầu bạn chọn bán kính của đa giác. Nếu chọn bán kính là từ tâm đến đỉnh của đa giác thì nhập I (Inscribed). Còn nếu chọn chế độ bán kính là từ tâm ra cạnh đa giác thì nhập C (Circumscribed) . Tuy nhiên, tuỳ theo lệnh đang ở chế độ bán kính nào mà ta nhập hay không nhập ký tự đại diện của chế độ bán kính cần sử dụng, muốn biết lệnh đang ở chế độ bán kính nào hãy nhìn vào cuối dòng lệnh trong dấu < > có ký tự đại diện nào ở lệnh đang ở chế độ đó. Ví dụ như ở hình dưới lệnh đang ở chế độ bán kính là từ tâm ra đỉnh, nếu chế độ này đúng với yêu cầu thì không cần nhập ký tự đại diện chế độ là I mà hãy nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này. Còn nếu không đúng với yêu cầu hãy nhập ký tự đại diện chế độ còn lại của lệnh, nhập xong nhấn phím Enter hoặc nhấp chuộ t phải để thông qua dòng lệnh. Xác định chế độ bán kính xong thì ở dòng lệnh Command xuất hiện dòng lệnh yêu cầu ta nhập bán kính từ bàn phím hoặc di chuyển con trỏ vào vị trí xác định bán kính. Nhập xong bán kính nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để kết thúc lệnh vẽ đa giác, còn nếu dùng chuột để chỉ định bán kính thì tự động kết thúc lệnh vẽ đa giác. Với lệnh vẽ đa giác trên áp dụng cho bài tập này như sau: Đầu tiên, phải mở chế độ bắt điểm là giao điểm Intersection. Để mở chế độ này thì nhấp chuột phải vào OSNAP ở dưới đáy màn hình, sau đó nhấp chọn Settings. Hộp thoại Drafting Settings xuất hiện, đánh dấu vào ô vuông của Intersection. Đánh dấu xong nhấp OK. Mở chế độ bắt giao điểm xong hãy thực hiện việc chọn lệnh vẽ đa giác. Sau khi chọn lệnh vẽ đa giác thì trên dòng lệnh Command xuất hiện dòng lệnh yêu cầu ta nhập số lượng cạnh đa giác, trong bài tập này nhập số lượng cạnh đa giác là 6 (nhập số 6 từ bàn phím). Nhập số l ượng cạnh đa giác xong nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này. Trên dòng lệnh Command xuất hiện dòng lệnh yêu cầu chỉ định tâm của đa giác, ở dòng lệnh này hãy di chuyển con trỏ vào giao điểm của hai đường thẳng khi thấy xuất hiện một dấu thập chéo màu rồi nhấp chuột trái để chỉ định điểm này là tâm của đa giác. Chỉ định tâm của đa giác xong thì trên dòng lệnh yêu cầu ta chọn chế độ bán kính, ở dòng lệnh này ta nhập chữ c từ bàn phím để chọn chế độ bán kính là từ tâm đến cạnh. Hãy chọn chế độ này vì ta chọn vẽ đa giác lớn mà đa giác lớn lại có bán kính từ tâm ra cạnh nên phải nhập chữ c. Nhập xong chữ c nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này. Sau khi chọn chế độ bán kính xong thì xuất hiện dòng lệnh yêu cầu ta nhập bán kính của đa giác, ở dòng lệnh này ta nhập vào số 100 từ bàn phím. Nhập xong nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này đồng thời kết thúc lệnh vẽ đa giác. Trên màn hình xuất hiện đa giác 6 cạnh. Nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để chọn lại lệnh vẽ đa giác trước đó, lúc này trên dòng lệnh xuất hiện dòng lệnh yêu cầu chọn số lượng cạnh đa giác. Ở dòng lệnh này nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này (vì số lượng cạnh đa giác hiện tại của dòng lệnh là 6 và đúng với yêu cầu nên không cần nhập số lượng cạnh đa giác ở dòng lệnh này). Sau khi nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải thì trên dòng lệnh Command xuất hiện dòng lệnh yêu cầu chỉ định tâm của đa giác. Ở dòng lệnh này hãy di chuyển con trỏ chuột vào giao điểm của hai đường thẳng khi thấy xuất hiện một dấu thập chéo rồi nhấp chuột để chỉ định điểm này là tâm của đa giác.   . SỬ DỤNG LỆNH ROTATE - ARRAY VỚI AUTOCAD 20 00 (PHẦN 2) Bước 5: Zoom toàn bộ lưới lại. Thực hiện lệnh này bằng cách nhập chữ z từ bàn phím vào dòng lệnh. phải để kết thúc lệnh vẽ đa giác, còn nếu dùng chuột để chỉ định bán kính thì tự động kết thúc lệnh vẽ đa giác. Với lệnh vẽ đa giác trên áp dụng cho bài tập

Ngày đăng: 22/12/2013, 23:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan