Tài liệu Sử dụng lệnh ROTATE - ARRAY với AUTOCAD 2000 phần 4 pdf

6 499 1
Tài liệu Sử dụng lệnh ROTATE - ARRAY với AUTOCAD 2000 phần 4 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG LỆNH ROTATE - ARRAY VỚI AUTOCAD 2000 (PHẦN 4) Chỉ định tâm của đường tròn xong thì trên dòng lệnh yêu cầu nhập bán kính hay đường kình đường tròn, ở dòng lệnh này hãy nhập số 83 từ bàn phím vào dòng lệnh (83 là bán kính của đường tròn). Nhập bán kính xong nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này, trên màn hình xuất hiện đường tròn. Nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để chọn lại lệnh vẽ đường tròn vừa mới sử dụng. Sau khi chọn lại lệnh thì trên dòng lệnh Command yêu cầu ta chỉ định tâm của đường tròn. Trong lần chỉ định tâm đường tròn này hãy di chuyển con trỏ vào giao điểm đường tròn lớn với đường thẳng ngang khi thấy xuất hiện dấu thập chéo nhấp chuột để chỉ định điểm này là tâm của đường tròn. Nhập chữ d ở dòng lệnh kế tiếp để chọn chế độ nhập đường kính cho đường tròn đang vẽ. Nhập chữ d xong nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để thông qua dòng lệnh này, Sau đó nhập số 8 vào dòng lệnh kế tiếp (số 8 này là đường kính của đường tròn đang vẽ). Nhập số 8 xong nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để kết thúc lệnh vẽ đường tròn. Bước 11: Chọn lệnh Array. Lệnh này có tác dụng vừa xoay vừa copy đối tượng nằm trong một góc nào đó. Chọn lệnh này bằng cách chọn Modify > Array hay nhấp chuột vào biểu tượng Array trên thanh công cụ. Hộp thoại Array xuất hiện. Nếu chọn Rectangular Array thì chọn loại Array theo kiểu hình chữ nhật, nếu chọn Polar Array thì chọn loại Array theo kiểu đường tròn. RECTANGULAR ARRAY: Ở trong hộp thoại Rectangular Array có những tham số sau: Select offset (chọn đối tượng cần Array): Di chuyển con trỏ vào biểu tượng Select offset ở góc trên bên phải của màn hình sau đó nhấp chuột để chọn nó. Sau khi nhấp chọn biểu tượng này màn hình soạn thảo AutoCAD xuất hiện trở lại, ở màn hình AutoCAD hãy di chuyển con trỏ chuột vào đối tượng cần Array rồi nhấp chuột trái để chọn. Chọn đối tượng xong nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột phải để quay về hộp thoại Array. Số lượng hàng (Row) và số lượng cột (Columns): khai báo ở phần này bạn chỉ cần bôi đen con số ở trong ô của Row và ô của Columns rồi nhấn phím Delete ở bàn phím sau đó sửa lại theo yêu cầu cua bạn bằng cách nhập số từ bàn phím vào. Ví dụ như ở hình bên thì khai báo số lượng hàng là 4 hàng và số lượng cột là 4 cột. Row offset (khoảng cách giữa các hàng): Có hai cách khai báo khoảng cách: Cách 1: bôi đen số trong mục Row offset rồi nhập số khác (số này theo yêu cầu của bạn) từ bàn phím vào ô này. Cách 2: dùng chuột để chỉ định khoảng cách. Cách này thường ít dùng. Để chỉ định được khoảng cách hãy di chuyển con trỏ chuột vào biểu tượng Pick Row Offset sau đó nhấp chuột để chọn biểu tượng này. Sau khi nhấp chọn biểu tượng này màn hình soạn thảo AutoCAD xuất hiện trở lại, ở màn hình AutoCAD hãy nhấp trái chuột để chỉ định điểm 1, chỉ định điểm 1 xong di chuyển con trỏ vào vị trí cần các định điểm 2 (điểm 2 này chính là khoảng cách giữa các hàng). Column offset (khoảng cách giữa các cột): Có hai cách khai báo khoảng cách: Cách 1: bôi đen con số trong mục Column offset rồi sửa lại số khác (số này theo yêu cầu của bạn) từ bàn phím. Cách 2: dùng chuột để chỉ định khoảng cách. Cách này thường ít dùng. Để chỉ định được khoảng cách hãy di chuyển con trỏ chuột vào biểu tượng Pick Column Offset sau đó nhấp chuột trái để chọn biểu tượng này. Sau khi nhấp chọn biểu tượng này. Màn hình soạn thảo AutoCAD xuất hiện trở lại, nhấp chuột trái để chỉ định điểm 1, chỉ định điểm 1 xong thì di chuyển con trỏ vào vị trí cần các định điểm 2 (điểm 2 này chính là khoảng cách giữa các cột). Xác định một lúc cả hai khoảng cách hàng và cột: Cách này cũng thường ít dùng. Để thực hiện cách này hãy nhấp chuột vào nút Pick Both Offsets. Sau khi nhấp chọn biểu tượng màn hình AutoCAD đang soạn thảo xuất hiện trở lại, nhấp chọn điểm 1 (điểm 1 này chính là góc thứ nhất của hình chữ nhật), chỉ định điểm 1 xong di chuyển con trỏ chuột chéo góc với điểm 1 sau đó chỉ định điểm 2 (điểm 2 này là góc thứ hai của hình chữ nhật). Chỉ định điểm 2 xong hộp thoại Array xuất hiện trở lại. Angle of array (Array theo một góc nào đó): Cách 1: Bôi đen con số trong ô Angle of array rồi sửa lại số khác (số này theo yêu cầu của bạn) từ bàn phím. Cách 2: Dùng chuột để chỉ định góc. Cách này thường ít dùng. Để chỉ định được góc hãy nhấp chuột vào biểu tượng Pick Angle of Array. Màn hình soạn thảo AutoCAD xuất hiện trở lại, nhấp chuột trái để chỉ định điểm 1, chỉ định điểm 1 xong di chuyển con trỏ chuột vào vị trí cần các định điểm 2 (điểm 2 này chính là góc của Array). Preview <: ( xem trước kết quả): Khi nhấp chuột vào nút Preview < hộp thoại Array xuất hiện trên màn hình AutoCAD cùng với kết quả của những gì đã khai báo ở hộp thoại trước đó. Nếu đồng ý với kết quả này hãy nhấp chuột vào nút Accept để kết thúc lệnh Array, còn nếu không đồng ý với kết quả hãy nhấp chuột vào nút Modify để quay về hộp thoại Array trước đó và khai báo lại. Ngoài ra, nếu biết chắc kết quả đúng như yêu cầu thì nhấp chuột vào nút OK, không cần phải xem trước kết quả.   . SỬ DỤNG LỆNH ROTATE - ARRAY VỚI AUTOCAD 2000 (PHẦN 4) Chỉ định tâm của đường tròn xong thì trên dòng lệnh yêu cầu nhập bán kính. Bước 11: Chọn lệnh Array. Lệnh này có tác dụng vừa xoay vừa copy đối tượng nằm trong một góc nào đó. Chọn lệnh này bằng cách chọn Modify > Array hay nhấp

Ngày đăng: 22/12/2013, 23:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan