SỰ KHÁC NHAU GIỮA VHDN của mỹ và VN

3 586 3
SỰ KHÁC NHAU GIỮA VHDN của mỹ và VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

So sánh văn hóa doanh nghiệp việt nam với doanh nghiệp mỹ Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp quan điểm giá trị của doanh nghiệp. + Điểm giống nhau Thứ nhất, tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích luỹ lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể. Thứ hai, tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có công năng điều chỉnh kết hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chức phải phục tùng các quy phạm, quy định của văn hóa mà doanh nghịêp đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột. Thứ ba, tính độc đáo: Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ sở văn hóa của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. Văn hóa doanh nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình. Thứ tư, tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanh nghiệp mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn hóa doanh nghiệp phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa. SỰ KHÁC NHAU GIỮA VHDN CỦA MỸ VN - VHDN bắt nguồn từ nước mỹ - Văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ có những điểm khác biệt. Khi sang lục địa mới, họ đã nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã tạo ra một bản sắc văn hóa mới - bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa làm cho người ta học được chữ tín trong khế ước tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành được thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phương hướng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Những điểm nổi bật trong VHDN của Mỹ là: Thứ nhất, kinh doanh không theo cảm tính mà tuân thủ theo lý tính. Mỹ có truyền thống thực dụng, nên mục tiêu theo đuổi phải rõ ràng, trực tiếp hiệu quả. Tiếp đó là luật pháp, chế độ, quy tắc, quy phạm . phải rõ ràng được tính toán cụ thể thông qua các văn bản ký kết hợp đồng. Thứ hai, rất tôn trọng ý kiến cá nhân, sáng tạo cá nhân, nhân cách giá trị của con người, thừa nhận sự cố gắng cống hiến của cá nhân để đãi ngộ xứng đáng. Văn hóa này đã khơi dậy phát huy rất lớn vai trò cũng như tính tích cực, năng lực, tài năng của cá nhân, để họ tự chủ, tự tin, tự trau dồi, tự hoàn thiện mình tự quyết định vào thời điểm then chốt. Thứ ba, khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, dám chịu rủi ro trong đầu tư kinh doanh. Thứ tư, mạnh dạn giao quyền cho các cấp trong khi tuyệt đối tôn trọng những quyết sách đã ban hành của cấp cao nhất. Phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong quản lý đầu tư kinh doanh thực hiện các biện pháp cụ thể của các cấp. Thứ năm, rất coi trọng sáng tạo khoa học kỹ thuật vận hành chung của cả hệ thống, xác định rõ trách nhiệm quyền lợi của từng cấp, phân công rõ ràng cụ thể tới từng khâu trong quản lý kinh doanh. Thứ sáu, tôn trọng khách hàng, thực sự coi khách hàng là “Thượng đế” của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Mỹ đều có khẩu hiệu rõ ràng ở văn phòng làm việc là “chất lượng là sinh mệnh” của công ty, “Khách hàng trên hết”. Thứ bảy, tôn chỉ cơ bản phấn đấu của doanh nghiệp là: tạo ra của cải cho xã hội, tạo ra sản phẩm tốt, dịch vụ phải hoàn hảo. Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á nói chung văn hóa Việt Nam nói riêng, nhìn chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh. Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược chiến thuật đàm phán, dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh. Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm. Điều này khác với Văn hóa của người VN là nói vòng vo, ẩn dụ, xâu xa. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 1. Quản lý theo cung cách “thuận tiện”.Các DNVN phần lớn đều phát triển từ loại hình công ty gia đình nên giai đoạn đầu được quản lý theo kiểu “thuận tiện”: - Mang nặng dấu ấn của người sáng lập, quản lý vì kết quả không theo quy trình,quy phạm. - Giám đốc nhúng tay vào hầu hết các quyết định lớn nhỏ của công ty. - Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người chủ. - Đưa người thân vào nắm những vị trí trọng yếu trong công ty.Tuy nhiên, chính phong cách này đã giúp cho DNVN nhanh chóng vượt qua những khókhăn gây bởi chính sách thay đổi, biết năm bắt cơ hội mới như tăng mạnh giao thươngvới Mỹ. 2. Coi trọng việc xây dựng “quan hệ”. Đa phần các công ty VN đều coi trọng việc xây dựng quan hệ, xem đó là vũ khícạnh tranh lợi hại. - Theo cuộc điều tra xã hội học ở TP.HCM cho thấy : 41% đồng ý với quan điểm “trong kinh doanh không biết nhờ vả, chạy chọt thì chẳng làm được gì hết”; 57% cho rằng “quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn năng lực” - Quan hệ ở đây là quan hệ với giới chức có quyền hay đối tác có thể đem lại cơ hộikinh doanh chứ không phải quan hệ hội đoàn. - Các quan chức, ngược lại, cũng thường góp tay lập nên các công ty một nhà đểlàm sân sau cho mình nhằm tư lợi nhờ quyền hạn của mình.3. Doanh nghiệp Việt Nam thường có tầm nhìn ngắn hạn.Doanh nghiệp Việt Nam thích các thương vụ đem lại lợi ích ngay chứ ít chịu xâydựng quan hệ với tầm nhìn dài hạn. - Một liên doanh lỗ liên tục trong 03 năm đầu tiên hoạt động là chuyện bình thườngở nơi khác nhưng ở Việt Nam thì sẽ bị cáo buộc là “ bên nước ngoài cố ý lỗ đểthôn tính đối tác trong nước “.4.Doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh/làm việc chưa có tínhchuyên nghiệp. - Ít chịu chi tiền làm nghiên cứu thị trường, cho là tốn kém vô ích. - Ít khi nhờ đến công ty quản cáo chuyên nghiệp mà thường tự loay hoay tự thiết kếquảng cáo. - Có thể bắt nhân viên dịch một hợp đồng dù biết nhân viên mình năng lực kém chứkhông nghĩ đến chuyện nhờ công ty dịch thuật chuyên nghiệp.Doanh nghiệp Việt Nam rất đặc trưng cho loại hình văn hóa “ nói vậy mà không phải vậy“ ( giao tiếp mang tính ôn hòa/tránh xung đột trực diện trong quan hệ/luôn có ý thức giữthể diện). - Khi đàm phán, doanh nhân VN thường chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ để tìmhiểu ý đồ của đối tác. Trong khi các doanh nhân phương Tây chú ý đến nghĩa đencủa cuộc thương lượng hay chữ nghĩa/điều khoản trong hợp đồng. - DNNG sẽ trả lời “ không “ với các đề nghị của phía đối tác dễ dàng thì DNVN thường nói “ chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này” / “ chúng tôi sẽ liên lạc với ông/bà” . của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa. SỰ KHÁC NHAU GIỮA VHDN CỦA MỸ VÀ VN - VHDN bắt nguồn từ nước mỹ - Văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Những điểm nổi bật trong VHDN của Mỹ là: Thứ nhất, kinh doanh không theo cảm tính mà tuân thủ theo lý tính. Mỹ có

Ngày đăng: 22/12/2013, 22:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan