Học thuyết “tam tòng”, “tứ đức” và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ việt nam hiện nay

67 1.6K 5
Học thuyết “tam tòng”, “tứ đức” và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, cùng với Ấn Độ, Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hóa rực rỡ, phong phú cổ xưa nhất của nền văn minh ấy, nhiều phát kiến, nhiều triết gia, học thuyết kinh điển đã từ trung tâm văn hóa này mà sinh ra. Trong số các học thuyết lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo, lúc đầu chỉ là những tư tưởng hay tri thức bàn về văn chương, lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng Tử, ông đã hệ thống những tư tưởng tri thức rời rạc trước đây thành một học thuyết hoàn chỉnh gọi là Nho học hay “Khổng học”. Nho học là một bộ phận cấu thành triết học Trung Quốc cổ trung đại, đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành hệ tư tưởng độc tôn của chế độ phong kiến, chuyên đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người. Đây cũng có thể xem là một nét đặc trưng cơ bản của triết học Trung Quốc, vì vậy, khi du nhập vào Việt Nam Nho giáo đã dần thích nghi ngày càng phát triển mạnh mẽ. ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa tinh thần người Việt, trong đó phải kể đến học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức”. Trong hệ thống tư tưởng triết học Nho giáo, người phụ nữ không được coi trọng, họ không hề có quyền lợi đối với bản thân, cũng như xã hội. Nhưng những tư tưởng tiến bộ của thời đại đã giải phóng người phụ nữ đem cho họ quyền tự do bình đẳng đối với nam giới. Vì vậy, trong Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng Nhà nước ta đã khẳng định vai trò của người phụ nữ trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước: Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó người phụ nữ là lực lượng đông đảo, nắm vai trò to lớn trong gia đình ngoài xã hội. 2 Khi Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới với nhiều thay đổi lớn lao trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa . đã dẫn đến những thay đổi về yêu cầu, những đòi hỏi, những tiêu chí đánh giá của xã hội về người phụ nữ. Người phụ nữ trong thời hiện đại phải là người phụ nữ nổi trội hơn, tài giỏi hơn, tích cực tham gia các công tác xã hội, đảm đang việc gia đình… Bên cạnh những nét đẹp hiện đại, người phụ nữ vẫn cần phải giữ gìn những nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” được xem là một trong số những nét đẹp đó, loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực, góp phần làm nên nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Trong giai đoạn quốc tế hóa, toàn cầu hội nhập kinh tế, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người phụ nữ Việt Nam cần khắc phục quan niệm “Tam tòng” tiếp thu vận dụng “Tứ đức” (công – dung – ngôn – hạnh) như thế nào là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Vì vậy tôi chọn học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo ảnh hường của đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay – thực trạng giải pháp là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Vấn đề ảnh hưởng của học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều tác giả Nho học, triết học, các nhà bình luận… cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau về vấn đề này. Điển hình là “Nho giáo” của Trần Trọng Kim với hai tập: Quyển Thượng Quyển Hạ; “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu; “Chuyên khảo về Nho giáo” của Đặng Thai Mai; “Nho giáo xưa nay” của Vũ Khiêu… 3 Ngoài ra, trong nhiều sách báo tạp chí như: báo phụ nữ, tạp chí gia đình, báo tiền phong… phạm trù công dung ngôn hạnh đạo tam tòng cũng được bàn đến dưới nhiều góc độ phạm vi khác nhau. Tựu chung lại, những công trình nghiên cứu về đề tài này đã nêu lên những nội dung cơ bản của “Tứ đức” học thuyết “Tam tòng” nhưng xung quanh vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn, tìm hiểu nghiên cứu nhất là sự ảnh hưởng tích cực tiêu cực của đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài chỉ giới hạn ở học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo chứ không phải toàn bộ Nho giáo ảnh hưởng của đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay. 4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Mục đích nghiên cứu: - Góp phần nhận thức đầy đủ hơn những tư tưởng của Nho giáo ảnh hưởng của đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Đánh giá ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của học thuyết này đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Trên cơ sở đó nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; tiếp thu vận dụng sáng tạo giá trị tích cực của học thuyết góp phần vào việc xây dựng phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì đổi mới Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đi sâu phân tích làm rõ các phạm trù: Tam tòng, công – dung – ngôn – hạnh ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam 4 - Phân tích sự ảnh hưởng của học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với người phụ nữ Việt Nam xưa nay - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của học thuyết này trong quá trình xây dựng người phụ nữ Việt Nam hiện đại 5. Cơ sở lý luận phƣơng pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về Nho giáo; những chính sách, chiến lược xây dựng con người mới của Nhà nước… Về phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của đề tài là phương pháp biện chứng duy vật, với phương pháp này, đã giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá khách quan đúng đắn để giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như phân tích tổng hợp, khái quát hóa, logic – lịch sử, so sánh, điều tra… 6. Đóng góp của đề tài Có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tìm hiểu nghiên cứu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng tôn giáo phương Đông đối với con người Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận còn có phần nội dung gồm 2 chương 5 tiết Chương 1: Học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo 1.1. Vị trí học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo 5 1.2. Nội dung học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” 1.3. Học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức”Việt Nam Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay giải pháp 2.1. Thực trạng ảnh hưởng của “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay 2.2. Phương hướng xây dựng người phụ nữ Việt Nam hiện nay 2.3. Ảnh hưởng của “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay một số giải pháp cơ bản 6 CHƢƠNG 1 HỌC THUYẾT “TAM TÒNG”, “TỨ ĐỨC” TRONG NHO GIÁO 1.1. Vị trí học thuyết “Tam tòng” “Tứ đức” trong Nho giáo 1.1.1. Một vài nét về sự hình thành phát triển của Nho giáo Trung quốc là một nước thuộc miền Đông Á với diện tích rộng lớn khoảng 9,5 triệu km, dân số hiện nay khoảng hơn 1,3 tỉ người gồm 60 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm đại đa số, chiếm gần 90% dân số Trung Quốc. Theo lịch sử cho đến ngày nay người Trung Hoa đã trải qua gần 6000 năm. Tuy vậy, theo tài liệu khảo cổ thì giai đoạn Tam Hoàng, Ngũ Đế là không đáng tin cậy. Chứng cứ xác thực nhất, khoa học nhất về lịch sử Trung Hoa là bắt đầu từ thời nhà Hạ. Thời Xuân Thu, nền kinh tế Trung Quốc chuyển từ thời kì đồ đồng sang thời kì đồ sắt. Về tôn giáo, tiếp thu truyền thống tế tổ, tiên viên của người Ân, người Chu còn thêm tư tưởng kính trời thờ thượng đế, hợp mệnh trời, người với trời hợp nhất. Trên cơ sở quan niệm tôn giáo đó, nhà Chu xây dựng một nền văn hóa “học tại quan phủ” tức văn hóa riêng của tầng lớp quý tộc, học vấn không xuống đến nông thôn. Tư tưởng chính trị thời Chu đã được tôn giáo hóa một cách toàn diện, mọi chính sách kể cả tư tưởng trị dân của nhà Chu đều mang tính chuyên chính tàn khốc màu sắc tôn giáo. Về chính trị xã hội, lúc này chế độ tông pháp của nhà Chu không còn được tôn trọng, địa vị chính trị, ngôi thiên tử của vua nhà Chu chỉ còn là hình thức. Khi nhà Chu lên giữ ngôi Thiên tử đã chia thiên hạ ra làm hơn 70 nước chư hầu. Trong thời gian nhà Chu còn thịnh vượng những nước chư hầu này đều được quyền tự chủ hàng năm phải cống nạp cho Thiên tử nhà Chu. Nhưng ở giai đoạn Đông Chu, trật tự bị đảo lộn. Nhà Chu suy nhược sau đó phải dời đô về phía đông Lạc Ấp. Mệnh lệnh của thiên tử 7 không ai nghe theo. Các nước chư hầu phân tán ra đến 160 nước lớn nhỏ. Nước nhỏ bị ăn hiếp, nước lớn tổ chức xâm chiếm thôn tính nước nhằm mở mang bờ cõi. Chiến tranh giữa các quốc gia xảy ra liên miên ngày càng khốc liệt. Nhân dân lầm than, cương thường bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Bọn thống trị sống xa hoa cực lạc, xa xỉ bao nhiêu thì nhân dân lao động bị đày đọa, cùng cực bấy nhiêu, điều đó là động lực cho sự cáo chung của chế độ Chiếm Hữu Lệ Trung Hoa. Về các lĩnh vực khác, trong thời kì này, Trung Quốc đã có nhiều cống hiến cho nhân loại như toán học, y học, thiên văn học, sử học. Các bộ môn khoa học này được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn lâu dài của nhân dân lao động. Những tri thức khoa học này đã góp phần thúc đẩy, phát triển đời sống nhân dân Trung Hoa. Cũng chính trong thời đại lịch sử có nhiều biến đổi mạnh mẽ này đã đặt ra những vấn đề triết học, chính trị xã hội, tâm lí, đạo đức, kinh tế, pháp luật, quân sự, kích thích, gợi mở lòng trắc ẩn khiến cho các bậc tài trí đương thời quan tâm lí giải cố tìm ra phương pháp giải quyết cứu đời cứu người, chính vì vậy mà làm nảy sinh một loạt các nhà tư tưởng nổi tiếng các trường phái triết học. Trường phái triết học Nho giáo cũng ra đời từ đó đã trở thành một trong sáu trường phái cơ bản của triết học Trung Quốc thời bấy giờ. Nho giáo ra đời cách đây 26 thế kỷ, tức là vào khoảng thế kỷ thứ VI (trước công nguyên) đến thế kỷ thứ V (trước công nguyên). Trong thực tế, trường phái Nho giáo chỉ là một trong rất nhiều trường phái thời cổ Trung Quốc, là một tư tưởng triết học chứ không phải là tôn giáo. Người sáng lập ra đạo Nho là Khổng Tử. Khổng Tử sinh năm 551 Trước Công nguyên mất năm 479 Trước Công nguyên, thọ 73 tuổi, tên thật là Khâu Trọng Ni, sinh ở Khúc Phụ, nước Lỗ, trong một gia đình quý tộc nhỏ. Khổng Tử sống ở thời đại nhà Chu suy nhược, chư hầu lấn át, trật tự 8 Lễ, Pháp bị đảo lộn thế cục biến loạn, dân tình khổ sở. Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc Chu, ông đem sách thánh hiền đời trước ra lập thành một học thuyết có hệ thống, lấy Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín mà dạy người, lấy cương thường mà hạn chế nhân dục để giữ trật tự trong xã hội cho bền vững. Tài liệu chủ yếu để nghiên cứu tư tưởng Khổng Tử là cuốn Luận Ngữ, ghi lại lời của Khổng Tử học trò, bên cạnh đó còn có “Tứ Thư”, “Ngũ Kinh”, trong đó có bốn cuốn không phải là tác phẩm ông trước tác mà do ông chỉnh lí lại, ông chỉ viết kinh “Xuân Thu”, học thuyết Khổng Tử được lưu truyền rộng gây ảnh hưởng tới nhiều dân tộc trong khu vực Á Đông, trong đó có Việt Nam. Trong học thuyết Khổng Tử, người phụ nữ ít được bàn đến, nhưng không phải là không có, điều này thể hiện trong học thuyết “ Tam tòng”, “Tứ đức”. 1.1.2. Vấn đề ngƣời phụ nữ trong Nho giáo. Con người là vấn đề trung tâm của Nho giáo nhưng không được bàn đến trong tất cả các mặt của mà chú trọng vào khía cạnh luân lí, đạo đức, nhằm mục đích xoa dịu mâu thuẫn giai cấp ổn định trật tự xã hội. Con người trong Nho giáo được bàn đến dưới nhiều góc độ, trong đó người phụ nữ ít được bàn đến, vai trò của họ rất mờ nhạt. Một số vấn đề trong Nho giáo đề cập đến người phụ nữ như học thuyết luân lí đạo đức phong kiến; quan niệm về đạo làm vợ, đạo làm con; các quan hệ với mọi người trong gia tộc, ngoài xã hội; quan niệm về phạm vi, lĩnh vực, công việc mà họ được phép tham gia. Nhìn chung, người phụ nữ trong Nho giáo được đánh giá là một lực lượng cơ bản để xây dựng xã hội nhưng họ luôn ở vị trí phụ thuộc vào nam giới, họ chỉ tồn tại với tư cách là một yếu tố cần, đủ cho trật tự gia đình xã hội, họ là nạn nhân đau khổ nhất của trật tự ấy. Về số phận của họ, cũng như số phận con người nói chung, theo Khổng Tử, con người có mệnh, không thể cưỡng lại mệnh. Còn Mạnh 9 Tử cho rằng, trời an bài địa vị xã hội của con người. Đổng Trọng Thư cho rằng, trời người cảm thông với nhau, trời là chủ tể của người, người có công thì hưởng, người có tội thì phạt, bắt khổ phải khổ, cho sung sướng được sung sướng. Quan điểm này được xây dựng trên lập trường của giai cấp thống trị, phục vụ cho mục đích của giai cấp thống trị, buộc con người nói chung đặc biệt là phụ nữ vào khuôn phép nhất định của xã hội, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, khiến cho người phụ nữ luôn cam chịu, nhẫn nhục, bằng lòng với số phận của mình. Mạnh Tử cho rằng bản chất của con người là thiện, là hiểu được các mối quan hệ: vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, trên – dưới… tự ghép được mình vào các quan hệ đó một cách phù hợp theo đúng chuẩn mực. Theo Khổng Tử, con đối với cha phải lấy chữ “Hiếu” làm đầu. Người có “Hiếu” trước hết phải nuôi cha mẹ, nuôi thì phải kính, chứ không kính thì không phải là hiếu, khi cha mẹ còn không bao giờ làm điều gì cho cha mẹ lo buồn. Bởi vậy, không nên đi đâu xa, mà có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ khỏi lo nhỡ có việc gì có thể tìm gọi được (phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương), trong sự “Hiếu” có hai điều rất nên chú ý, là “vô vi” “vô cãi”. “Vô vi” là xử cảnh thường, thì thờ cha mẹ không trái Lễ, “Vô cãi” là xử cảnh biến, thì không phải đổi ngay cái đọa của cha mẹ [8; 132]. Theo Khổng Tử, người phụ nữ phải theo Lễ để ngăn cấm đại dục, nghĩa là việc ăn uống, trai, gái, bao giờ cũng có. Cái đại ố là ở sự chết chóc, nghèo khổ, bao giờ cũng có. Cho nên, dục ố là cái mối lớn của tâm vậy, người ta giấu kín cái tâm, không thể dò xét được,… Khổng Tử, luôn lấy tình cảm làm trọng, nhưng theo Khổng Tử tình cảm của người thường không có giới hạn sẽ dẫn đến hư hỏng, ông chủ trương dùng “Lễ” để ngăn giữ những điều xấu từ khi chưa hình thành. 10 Vấn đề người phụ nữ trong Nho giáo không được bàn luận nhiều không hệ thống, có thể nói, trung tâm của vấn đề này chính là phạm trù “Tam tòng”, “Tứ đức”, được coi là một chuẩn mực cơ bản để xây dựng người phụ nữ xưa. 1.2. Nội dung của học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức”. Học thuyết của Nho giáo chủ yếu bàn về các mối quan hệ luân thường đạo lý trong xã hội, qua mỗi thời đại khác nhau, Nho giáo nói chung, phạm trù “Tam tòng”, “Tứ đức” nói riêng có những sự biến đổi về nội dung ảnh hưởng của đến tư tưởng, hành động của người phụ nữ. Vậy chúng ta phải hiểu “Tam tòng”, “Tứ đức” là gì? 1.2.1. “Tam tòng”, “Tứ đức” là gì? “Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Có nghĩa là ở nhà theo cha, xuất giá theo chồng, chồng chết thì theo con. “Tứ đức”: Công – Dung – Ngôn – Hạnh. Theo từ điển Hán Việt: Công có nghĩa là khéo léo. Dung có nghĩa là dáng mạo, gồm có dung mạo: chỉ dáng điệu sắc mặt; dung sắc: chỉ dung mạo nhan sắc, ngôn có nghĩa là lời nói. Hạnh là chỉ nết na đức hạnh, Hạnh còn là hạnh kiểm: nết na giữ gìn; hành vi theo mực thước. Có một số quan điểm khác cho rằng: Công: có nghĩa là công việc, biết cách làm việc một cách có trí tuệ, có tỉ mỉ. Dung: là dung nhan, dung mạo, nghĩa là dáng dấp thể hiện ra bên ngoài qua gương mặt, qua dáng hình khi đi đứng, nói cười, ứng xử, hoặc khi xử lí tình huống trong cuộc sống. Ngôn: vừa mang nghĩa “thuyết” tức là ý nghĩa, trí tuệ, vừa mang nghĩa “thoại” tức lời ăn tiếng nói . giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Đánh giá ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của học thuyết này đối với người phụ nữ Việt Nam hiện. 1.3. Học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay và

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan