Tài liệu Tiểu luận: Định giá nhãn hiệu docx

34 702 3
Tài liệu Tiểu luận: Định giá nhãn hiệu docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. --------- TIỂU LUẬN Định giá nhãn hiệu 1 Mục lục TIỂU LUẬN .1 Định giá nhãn hiệu .1 Mục lục .2 Lời mở đầu .4 1. Bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam 7 2. Thực trạng định giá tài sản sở hữu trí tuệ ở Việt Nam .7 7 Chương I: Khái quát chung về nhãn hiệuđịnh giá nhãn hiệu .8 1.1. Nhãn hiệu .8 1.1.1. Nhãn hiệu là gì? .8 1.1.2. Phân biệt nhãn hiệu với các khái niệm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thương hiệu 9 1.2. Định giá nhãn hiệu 12 1.2.1. Các khái niệm cơ bản trong định giá .12 1.2.2. Định giá nhãn hiệu .13 1.2.3. Mục đích của định giá nhãn hiệu .15 1.3. Phương pháp định giá tài sản sở hữu trí tuệ .16 Chương II: Các phương pháp định giá nhãn hiệu 18 2.1. Phương pháp định giá dựa trên chi phí 18 2.1.1. Phương pháp tiếp cận tích lũy chi phí .18 2.1.2. Phương pháp tiếp cận thay thế chi phí .19 2.2. Phương pháp định giá dựa trên thị trường 21 2.3. Phương pháp định giá dựa trên thu nhập .22 2.3.1. Phương pháp phí li-xăng dựa trên tiết kiệm được: .22 2.3.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu ( DCF) .23 Chương III: Pháp luật định giá nhãn hiệu ở Việt Nam. .28 3.1. Bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam .28 3.2. Định giá tài sản sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 29 3.2.1 Về pháp luật 29 3.2.2 Thực trạng định giá tài sản sở hữu trí tuệ ở Việt Nam .30 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Vi ệt Nam 31 2 Kết luận 32 Tài liệu tham khảo 33 3 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài “Nếu phải chia tách doanh nghiệp, tôi sẽ nhường cho bạn toàn bộ bất động sản, tôi sẽ chỉ lấy thương hiệunhãn hiệu hàng hóa, chắc chắn tôi sẽ lời hơn bạn”- John Stuart, Chairman of Quaker (ca. 1900). Tài sản sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình có giá trị lớn và ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cũng như từng quốc gia. Ngày nay, các công ty hàng đầu tập trung quan tâm tới tài sản trí tuệ. Điển hình, Ford Motor đã giảm đáng kể cơ cấu đầu tư từ tài sản hữu hình vào tài sản vô hình. Trong khoảng vài năm gần đây, Ford đã đầu tư trên 12 tỷ USD để gia tăng uy tín cho những nhãn hiệu như Jaguar, Aston Martin, Volvo và Land Rover. Tập đoàn điện tử Sam sung cũng đầu tư rất mạnh vào tài sản vô hình, sẵn sàng bỏ ra 7.5% doanh thu hàng năm để đầu tư vào Nghiên cứu phát triển và 5% cho lĩnh vực truyền thông. Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhiều công ty sẵn sàng bỏ ra đến 10% doanh thu hàng năm cho lĩnh vực Marketing. Giá trị của tài sản trí tuệ ngày càng gia tăng, việc định giá tài sản sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn.Hằng năm, Interband phối hợp với tạp chí Tạp chí BusinessWeek xếp hạng 100 nhãn hiệu hàng đầu thế giới Ở Việt Nam, việc định giá các tài sản sở hữu trí tuệ đang là một vấn đề rất mới ở Việt Nam, ngay cả với các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ. Theo thống kê của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, các tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, xe cộ . được định giá rõ ràng và cụ thể. Nhưng các mục liệt kê các giá trị của quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế . lại thường xuyên bị “bỏ quên”. Đa số các doanh nghiệp thường bỏ qua việc định giá các tài sản sở hữu trí tuệ. Việc này làm giảm giá trị tài sản cũng như giảm khả năng phát triển lợi thế kinh doanh thông qua các quyền sở 4 hữu trí tuệ mà doanh nghiệp có được. Bên cạnh đó, về mặt pháp lý, nước ta còn thiếu gần như hoàn toàn các văn bản pháp luật quy định về định giá tài sản sở hữu trí tuệ đồng thời cũng chưa có một cơ quan nào đứng ra nghiên cứu các phương pháp đánh giá tài sản sở hữu trí tuệ. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thì việc thực hiện đầy đủ pháp luật về sở hữu trí tuệ đòi hỏi Việt Nam phải hàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của mình, trong đó có việc xác định đúng giá trị tài sản sở hữu trí tuệ để giúp doanh nghiệp có thể đứng vững được trên thi trường trong nước cũng như trên thế giới. Trong các tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, nhãn hiệu có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp dẫn đến giá trị của nhãn hiệu ngày càng tăng tiến.Giá trị ước tính của một số nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế giới như Coca-Cola hoặc IBM, đều trên 50 tỷ USD. Cũng như viêc định giá tài sản vô hình nói chung và đ ịnh giá nhãn hiệu là một công việc khó khăn và thường mang tính chủ quan. Bởi thế cho nên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về định giá nhãn hiệu, với mong muốn góp phần tìm hiểu về các phương pháp định giá nhãn hiệu, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về sở hữu trí tuệ nói chung hay về nhãn hiệu thì đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa hoc. Nhưng vấn đề định giá nhãn hiệu là một đề tài khá mới. Trên các tạp chí khoa học cũng đã mới xuất hiện một số bài nghiên cứu về vấn đề định giá tài sản trí tuệ. Nhưng phần lớn các bài viết đều nhìn nhận từ góc độ kinh tế, trong đó còn sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ “thương hiệu và “nhãn hiệu”. Đã có một số hội thảo khoa học đã được tổ chức 5 như Cục sở hữu trí tuệ phối hợp với Viện sở hữu trí tuệ Liên bang Thuỵ sỹ tổ chức “Hội thảo về định giá tài sản trí tuệ” từ ngày 25-28/02/2008. Nhìn chung thì định giá nhãn hiệu nói riêng, định giá tài sản sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực còn mới và mới và đang cần được quan tâm đến nhiều hơn nữa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nhãn hiệu là một đối tượng truyền thống trong các tài sản sở hữu trí tuệ, được quan tâm đến rất nhiều trong các nghiên cứu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đây là một lĩnh vực khá rộng nhưng trong giới hạn của đề tài này chỉ nghiên cứu về nhãn hiệu dưới góc độ quan tâm tới giá trị của nhãn hiệu. Đề tập trung nghiên cứu về khái niệm nhãn hiệu, giá trị nhãn hiệu và các phương pháp có thể được áp dụng để định giá nhãn hiệu và thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về định giá nhãn hiệu. 4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về nhãn hiệugiá trị của nhãn hiệu. Nhằm đánh giá được sự cần thiết của việc định giá nhãn hiệu. Đồng thời đưa ra được một số phương pháp định giá nói chung đồng thời đánh giá tình hình thực tế và pháp luật việt Nam hiện nay trong vấn đề định giá nhãn hiệu. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề. 6. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề 6 Định giá tài sản trí tuệ là một vấn đề mới, cần được quan tâm và nghiên cứư, trong giới hạn của đề tài này, nghiên cứu về định giá một loại tài sản trí tuệ truyền thống là nhãn hiệu, nhằm đưa ra các phương pháp được áp dụng để định giá tài sản nhãn hiệu của doanh gnhiệp giúp doanh nghiệp cóa thể quản lý tốt tài sản của mình. 7. Kết cấu của báo cáo Báo cáo gồm lời nói đầu 3 chương và kết luận: Chương I Khái quát chung về nhãn hiệuđịnh giá nhãn hiệu 1. Nhãn hiệu 2. Định giá nhãn hiệu 3. Phưong pháp định giá nhãn hiệu Chương II: Các phương pháp định giá nhãn hiệu 1. Phương pháp định giá dựa trên thu nhập 2. Phương pháp định giá dựa trên chi phí 3. Phương pháp định giá dựa trên thị trường Chương III: Pháp luật định giá nhãn hiệu ở Việt Nam. 1. Bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam 2. Thực trạng định giá tài sản sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam 7 Chương I: Khái quát chung về nhãn hiệuđịnh giá nhãn hiệu 1.1. Nhãn hiệu 1.1.1. Nhãn hiệu là gì? Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Nhãn hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế . hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. InterBrand – Một công ty tư vấn nhãn hiệu hàng đầu, lại định nghĩa theo cách sau: “Nhãn hiệu là một hỗn hợp của các thuộc tính vô hình và hữu hình được biểu trưng hoá trong một thương hiệu, mà thông qua đó, nếu được quản trị phù hợp, sẽ tạo ảnh hưởng và tạo ra giá trị.” Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng lần đầu tiên trong một văn bản pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là Công ước Paris năm 1886. Công ước Paris bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp riêng biệt là: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại; chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ hàng hoá; kiểu dáng công nghiệp; sáng chế; mẫu hữu ích; chống cạnh tranh không lành mạnh Theo Quy định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs), nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Cũng như Công ước Paris, bên cạnh bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, TRips bảo hộ các dấu hiệu thương mại khác với ý nghĩa là các đối tượng sở hữu trí tuệ gồm: chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin kín và bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh. 8 Pháp luật của Cộng đồng Châu Âu thừa nhận nhãn hiệu hàng hoá là tất cả những dấu hiệu thoả mãn hai điều kiện: có thể minh hoạ (trình bày được) và có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Đó là các dấu hiệu: từ, tên riêng, kiểu dáng, chữ, số, hình dáng hàng hoá, đóng gói của hàng hoá. Bên cạnh bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, pháp luật của Cộng đồng Châu Âu còn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, kiểu dáng, mẫu hữu ích. 1.1.2. Phân biệt nhãn hiệu với các khái niệm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thương hiệu. 1.1.2.1. Nhãn hiệu và thương hiệu Trước đây, hai khái niệm “nhãn hiệu” và “thương hiệu” đã từng được phân biệt một cách khá rõ ràng ở cả khía cạnh pháp lý lẫn ngôn ngữ học Việt Nam. Luật số 13/57 ngày 01.8.1957 ở miền Nam đã quy định về “nhãn hiệu sản xuất” dùng cho các sản phẩm kỹ nghệ hoặc canh nông và “thương hiệu” dùng cho các thương phẩm. Trong thực tiễn kinh doanh, thuật ngữ “thương hiệu” đó không chỉ ứng với hoạt động của các thương nhân, mà còn bao hàm cả các loại hình hoạt động dịch vụ của mọi loại hiệu, tiệm, ngân hàng, hãng bảo hiểm… và dần dần mở rộng thành tên của doanh nghiệp nói chung., Trong Tự điển Việt- Anh của Nguyễn văn Khôn, “thương hiệu” được dịch là “sign board” và “nhãn hiệu” là “trademark, brand ” Ngay cả một thời gian khá dài sau năm 1975, Tự điển Việt-Pháp của Công ty Phát hành Sách Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ định nghĩa “thương hiệu” là “enseigne, nom commercant” và “nhãn hiệu” là “marque de fabrique”. Tuy còn thiếu tính chính tắc, nhưng sự phân định đó đã bảo đảm tính hài hòa với cách tiếp cận chung của các nước phát triển, cụ thể như qua định nghĩa của Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ: “nhãn hiệu (brand) là một cái tên, một từ ngữ, một mẫu thiết kế, một biểu tượng hoặc bất kỳ một tính chất nào khác [4] giúp nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nhân để phân biệt với hàng hóa, 9 dịch vụ tương ứng của các doanh nhân khác. Thuật ngữ pháp lý tương ứng với “brand“ là “trademark”. Một nhãn hiệu có thể dùng để nhận biết một sản phẩm, một họ sản phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm của doanh nhân. Nếu dùng cho toàn bộ doanh nghiệp nói chung, thuật ngữ tương ứng là “thương hiệu” (trade name)”. Một cách chi tiết hơn, “trade name” được định nghĩa là: “một cái tên khác với tên theo điều lệ mà một doanh nghiệp sử dụng để nhận biết chính mình”. Theo đó, “tên theo điều lệ” (chartered name) hay còn gọi là tên doanh nghiệp (corporate name) là tên đầy đủ được đăng ký khi thành lập doanh nghiệp, có thể bao gồm đầy đủ ba thành tố là: loại hình doanh nghiệp (Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần…, bắt buộc phải có trong tên doanh nghiệp), lĩnh vực kinh doanh (tùy ý doanh nghiệp có đưa vào tên doanh nghiệp hay không) và tên riêng để phân biệt (do hai doanh nghiệp khác nhau có thể có hai thành tố đầu trùng nhau hoặc tương tự nhau)… Khi tiến hành kinh doanh, việc xưng danh đầy đủ nhưng dài dòng có thể làm giảm sự thuận tiện trong truyền thông nên doanh nghiệp có xu hướng chọn cho mình một danh xưng giao dịch vắn tắt hơn. Tên giao dịch đó có thể là chính thành tố tên riêng, có thể là tên viết tắt (acronym) từ hai hoặc ba thành tố cấu thành tên doanh nghiệp, hoặc là tên được dịch ra tiếng nước ngoài của doanh nghiệp. Tùy theo hoàn cảnh kinh doanh của mình, một doanh nghiệp có thể dùng chỉ một hoặc vài tên giao dịch khác nhau và tất cả đều được bao hàm trong khái niệm “trade name” hay “thương hiệu”. Tại Việt Nam, từ khi bắt đầu giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý theo hướng kinh tế thị trường, thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng trong truyền thông với hàm nghĩa rất rộng và không thống nhất, bao hàm cả tên doanh nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa… Trên các phương tiện thông tin đại chúng, “thương hiệu” thường được dùng với ý nghĩa như “danh tiếng” hay “tên tuổi”. Ở góc độ pháp lý, một khái niệm đa nghĩa như vậy khó có thể trở thành một thuật ngữ pháp lý chính thức, chí ít vì không thể sử dụng trong 10 [...]... trường Nhãn hiệu cũng là một loại tài sản sở hữu trí tuệ việc định giá nhãn hiệu cũng dựa trên phương pháp chung của định giá tài sản sở hữu trí tuệ 17 Chương II: Các phương pháp định giá nhãn hiệu 2.1 Phương pháp định giá dựa trên chi phí Phương pháp chi phí là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để xác định giá trị thị trường của tài. .. ánh giá trị thị trường như: giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị để tính thuế.” ( Tiêu chuẩn định giá Việt Nam số 02) 12 1.2.2 Định giá nhãn hiệu Giá trị của nhãn hiệu đuợc hình thành dần trong... lý của nhãn hiệu (5%) - Các khả năng của công ty để bảo vệ nhãn hiệu: các văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Bước 5 : Tính giá trị tnhãn hiệu Giá trị nhãn hiệu là tổng hiện giá ròng của các dòng tiền dự báo kiếm được trong tương lai nhờ nhãn hiệu và được chiết khấu bởi tỉ lệ “lãi suất chiết khấu” của nhãn hiệu Sau khi xác định được tỷ lệ chiết khấu dòng tiền, dòng 26 doanh lợi kỳ vọng được hiện tại hóa giá trị... nhận biết bằng thị giác (từ ngữ, hình ảnh biểu tượng) 1.2 Định giá nhãn hiệu 1.2.1 Các khái niệm cơ bản trong định giá “ Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế” ( Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh giá năm 2002) - Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ... Differentiation) nhân nhau sẽ ra được hình tượng của nhãn hiệu (Brand stature) 2.2 Phương pháp định giá dựa trên thị trường Định giá dựa theo thị trường - dựa trên giá trị của nhãn hiệu trong thời gian gần đây Trong phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường, định giá dựa trên mức giá thị trường đã xác định cho nhãn hiệu được giả định là tương đương với đối tượng định giá, được trao đổi giữa các bên không liên... hình Nhãn hiệu - bên cạnh các thứ khác như tài sản trí tuệ, kỹ năng làm việc và sự cam kết của nhân viên - là 1 thành tố chủ đạo của tài sản vô hình Như vậy chúng ta đủ hiểu tại sao người ta lại quan tâm nhiều hơn tới nhãn hiệu và đặc biệt là giá trị nhãn 14 hiệu Việc định giá nhãn hiệu giúp cho các doanh nghiệp đánh giá đúng giá trị của nhãn hiệu, có chính xác hợp lý cho việc phát triển nhãn hiệu 1.2.3... thu hút nguồn lực đầu tư, san sẻ rủi ro và phí tổn Việc định giá nhãn hiệu chủ yếu tập trung vào khía cạnh giá trị tài chính của nhãn hiệu - khác với việc đánh giá nhãn hiệu (brand evaluation) bao gồm cả các tiêu chí từ phía người tiêu dùng và các thước đo khác Định giá nhãn hiệu thường dwocj sử dụng cho các trường hợp cấp quyền sử dụng nhãn hiệu (licensing) (tính mức phí cấp quyền - royalty rates... việc phát triển nhãn hiệu 1.2.3 Mục đích của định giá nhãn hiệu Một cách tổng quát, việc định giá nhãn hiệu có thể nhằm một trong các mục tiêu chủ yếu sau đây: - Định giá trong chuyển giao nhãn hiệu Khái niệm chuyển giao theo pháp luật sở hữu trí tuệ bao hàm hai tình huống: chuyển nhượng (assignment) toàn bộ quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu (licensing) để thu hồi một dòng tiền bản... Chương III: Pháp luật định giá nhãn hiệu ở Việt Nam 3.1 Bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam Hơn mười năm về trước, hãng Unilever (liên doanh của Anh và Hà Lan) đã định giá và mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Mỹ phẩm Phương Đông (Việt Nam) với giá hơn 5 triệu USD, tương đương toàn bộ giá trị nhà xưởng của Phương Đông Hãng Colgate (Hoa Kỳ) cũng đã định giá và mua lại nhãn hiệu kem đánh răng Dạ... phí: Là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản trí tuệ tương tự tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá Sử dụng phương pháp này, người ta hoặc là xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh trong quá trình tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, tổng chi phí được coi như giá trị của tài sản trí tuệ đó; hoặc là xác định và tổng hợp . hiệu 1. Nhãn hiệu 2. Định giá nhãn hiệu 3. Phưong pháp định giá nhãn hiệu Chương II: Các phương pháp định giá nhãn hiệu 1. Phương pháp định giá dựa trên. nhiều hơn tới nhãn hiệu và đặc biệt là giá trị nhãn 14 hiệu. Việc định giá nhãn hiệu giúp cho các doanh nghiệp đánh giá đúng giá trị của nhãn hiệu, có chính

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan