Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong truyện kiều

12 1.8K 3
Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong truyện kiều

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) ơPHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I- Lí do chọn đề tài: Trong chương trình Ngữ văn THCS, số lượng các văn bản trung đại chiếm một phần không nhỏ. Ở lớp 6, có các truyện trung đại: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiển dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; lên lớp 7, là hàng loạt các bài thơ trung đại: Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên Trường vãn vọng, Bánh trôi nước, Bạn đến chơi nhà; sang lớp 8, gồm các văn bản nghị luận trung đại: Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Bàn về phép học; và lớp 9, với: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hồi 14- Hoàng Lê nhất thống chí. Văn học trung đại với những đặc điểm của nó (Lấy văn học dân gian làm nền tảng; Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ nền văn học Trung Hoa, Ấn độ và các nước lân cận .) - sự am hiểu còn hạn chế của giáo viên, đặc điểm tâm lí lứa tuổi và sự hiểu biết của học sinh THCS đã khiến cho việc dạy của thầy, học của trò gặp không ít khó khăn. Đặc biệt phải kể đến các đoạn trích trong Truyện Kiều được chọn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 -THCS. Trong bài viết này, tôi xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến của bản thân về phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều với mong muốn: giúp cho việc dạy- học Truyện Kiều đạt hiệu quả tốt hơn: Giáo viên dạy học sáng tạo hơn, học sinh học tập và tiếp thu các kiến thức hứng thú và sâu sắc hơn. II- Mục đích nghiên cứu: Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về Truyện Kiềuphương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều. Góp phần cụ thể hoá về phương pháp dạy các đoạn trích trong Truyện Kiều. III- Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện tìm hiểu lí thuyết Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) Đưa ra các ví dụ minh hoạ IV- Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều. - Các phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng đổi mới. - Phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều - Đưa ra các ví dụ cụ thể để minh hoạ V- Các phương pháp nghiên cứu: - Tìm hiểu về Truyện Kiều - Đọc các sách bàn về phương pháp dạy học môn Ngữ văn. - Nghiên cứu Sách Giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo về việc giảng dạy Truyện Kiều. - Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh để rút kinh nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG A./ Khảo sát thực tiễn: Tôi đã tiến hành thu thập thông tin, khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về PPDH các đoạn trích trong Truyện Kiều: Dạy bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích Lớp/ Năm học 9A/ 08-09 9B/ 08-09 9C/ 08-09 9B/ 09-10 9C/ 09-10 Số HS 32 33 33 39 38 GV dạy N/Thảo P/Hương N/Thảo M/Hương N/Thảo Thủ pháp DH Đọc diến cảm,vấn đáp, giảng bình, hoạt động nhóm GV Tốt X X Khá X X TB X Yếu HS Hiểu bài, hứng thú học 15 5 7 15 8 Hiểu bài, không khí 10 13 13 13 13 Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) giờ học hạn chế Hiểu bài hạn chế, không thích tác phẩm 5 10 6 6 12 Không hiểu bài, học uể oải 2 5 7 5 5 B./ Cơ sở lí luận I./ Vể Truyện Kiều 1. Tác giả Nguyễn Du (1765-1820) - Thời đại: Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, với sự khủng hoảng sâu sắc của chế độ phong kiến, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Nhà Nguyễn được thiết lập sau sự sụp đổ của Triều Tây Sơn. Những biến động lớn lao đó đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm và nhận thức của Nguyễn Du, để ông hướng ngòi bút vào hiện thực. - Gia đình: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Nhưng cuộc sống trong nhung lụa kéo dài không bao lâu, gia đình ông bị ném vào vòng xoáy cuộc đời. Điieù này cũng tác động mạnh đến sự thay đổi trong tư tưởng của ông. - Bản thân: Nguyễn Du là người có hiểu biết rộng, vốn sống phong phú. Cuộc sống lưu lạc 10 năm gió bụi và những ngày đi sứ Trung Quốc đã giúp ông có một cái nhìn và những chiêm nghiệm sâu sắc trước một hiện thực rộng lớn. Đồng thời ông lại có một trái tim tràn ngận yêu thương và sự cảm thông chia sẻ. chính con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời đã làm nên những giá trị lớn lao trong những tác phẩm của ông. 2./ Truyện Kiều - Nguồn gốc và cốt truyện: Truyện Kiều có nguồn gốc và cốt truyện từ một tác phẩm văn học Trung Hoa nhưng Nguyễn Du đã có rất nhiều sáng tạo, từ nghệ thuật biểu đạt đến nội dung tư tưởng, mang ý nghĩa quyết định đến thành công của tác phẩm. Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) - Giá trị nội dung của Truyện Kiều: Từ câu chuyện về cuộc sống và những con người của một đất nước khác, nhứng tác phẩm đã phản ánh được rõ nét và sâu sắc hiện thực của xã hội phong kiến đươc thời với bộ mặt tàn bạo của gia giai cấp thống trị và số phận đau khổ của những con người bị chà đạp, đặc biệt là số phận của người phụ nữ. Cảm hứng nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở niểm thương cảm sâu sắc trước nỗi thống khổ của con người, ở thái độ lên án tố cáo những thể lực bạo tàn chà đạp con người, ở niềm ngợi ca trân trọng đề cao nhứng giá trị tốt đẹp của con người; ở sự thấu hiểu những khát vọng đẽ, mãnh liệt của con người. - Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều: Truyện Kiều được đánh giá là tập đại thành của văn học dân tộc, với những thành tựu nổi bật về ngôn ngữ và thể loại. Với Truyện Kiều, tiếng Việt đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật biểu đạt, biểu cảmvàcó tính thẩm mỹ cao. Nghệ thuật tự sự, bút pháp tả cảnh, tả tình hết sức điêu luyện, tinh tế. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc: miêu tả nhân vật chính diện với bút pháp ước lệ, phong cách bác học, hàm súc, ngôn ngữ trang nhã tinh tế; miêu tả các nhân vật phản diện với bút pháp tả thực, ngôn ngữ thuần Việt, phóng cách bình dân, sinh động, chân thực . II./ Về các phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng đổi mới: 1./ Có 4 phương pháp chủ yếu: a./ Đọc sáng tạo: là phương pháp đặc biệt của môn Văn. Đọc diễn cảm là một phần của đọc sáng tạo.Không đánh đồng hai loại đọc này vì đọc sáng tạo dựa trên cả đọc thầm và đọc thành tiếng, dựa trên lí thuyết tiếp nhậ cho rằng mỗi người đọc đem phần kinh nghiệm sống và vốn văn hoá riêng của bản thân vào việc tiếp nhận văn bản một cách chủ động và sáng tạo. b./ Tái hiện : là PP rất phổ biến trong giờ học Văn. Nếu nhà văn phản ánh cuộc sống trong tác phẩm thì người đọc đi theo hướng ngược lại: từ nhứng chi tiết nghệ thuật của tác phẩm đến với cuộc sống. Tái hiện là sự hình dung tưởng tượng, là cách hình dung tưởng tượng. Chính vì thế màviệc Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) tìm hiểu tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nhắc lại nhứng chi tiết nghệ thuật quan trọng chính là nhằm tái hiện lại cuộc sống để tìm ra quy luật cảm nhận và phản ánh của tác giả. Với những tư liệu phong phú, sinh động, với các câu hỏi chính xác và có tính thẩm mỹ cao, GV và HS có thể tái hiện gần như tất cả những gì tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của nhà văn. c./ Gợi tìm: Là một PP rấtquan trọng. Ở đây thể hiện rõ nhất trình độ học vấn và năng lực sư phạm của người GV. Người GV có cảm nhận đúng, có thể nêu câu hỏi, có thể tạo tình huống có vấn đề, nhưng điều cốt lõi là không làm thay sự tìm hiểu của HS. các em phải được hướng dẫn qua từng chặng đường cho đến khi hoàn thành một khám phá, một phát hiện. d./ Nghiên cứu: Tìm hiểu nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật của một tác phẩm là nghiên cứu tác phẩm đó. Muốn nghiên cứư văn bản, phải tiếp xúc văn bản (nhờ đọc sáng tạo), hình dung được đối tượng (nhờ tái hiện), từng bước hiểu chính xác từng bộ phận đối tượng (nhờ gợi tìm). Dựa trên các PP trên sẽ có những kết luận đúng về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Bốn PP trên là các cách thức cơ bản để nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm. Sự phối hợp giữa chúng, sự nhấn mạnh một PP nào đó, sự vận dụng các phương tiện dạy học, các kiến thức liên môn, liên ngành .tạo cho việc dạy học luôn mới mẻ, phong phú. 2./ Các thủ pháp được sử dụng trong giờ dạy-học Văn: Thuyết giảng, bình giảng, phát vấn, đàm thoại, thảo luận, hoạt động nhóm, trực quan, đối thoại . 3./ Kiều dạy học nêu vấn đề - một kiểu dạy học nên áp dụng trong giờ học Văn. 4./ Nên sưu tầm, khai thác, sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học trong giờ Văn một cách hợp lí. 5./ Dạy học tích hợp- cần áp dụng trong giờ dạy Ngữ văn C./ Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (chương trình Ngữ văn THCS) Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) I./ Tổ chức hoạt động của học sinh 1./ Tổ chức hoạt động trước tiết học: Hoạt động trước tiết học là những hoạt động nhằm chuẩn bị cho tiết học sau. Hoạt động đó thường diễn ra ở nhà. Và mục đích của nó là để đảm bảo sự thành công ở mức độ cao cho bài học tới. Trong chương trình Ngữ văn 9, có 4 đoạn trích cần tìm hiểu: Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích (theo PPCT năm học 2009- 2010). Trước mỗi tiết học GV cần yêu cầu và hướng dẫn HS: - Đọc kĩ văn bản+ các tài liệu tham khảo+ trả lời các câu hỏi ở phần Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản - Đọc kĩ văn bản, đọc phần chú thích từ khó, điển tích, điển cố. Tổ chức trao đổi về các từ khó trong các đoạn trích vào một buổi học ngoài chương trình chính khoá (tiết học bám sát). Tuy nhiên ở mỗi văn bản có sự chuẩn bị riếng: Có thể: - Sau bài “Giới thiệu Truyện Kiều”, trước bài “Chị em Thuý Kiều“: Cho HS xem tranh về các bản Truyện Kiều được dịch ra tiếng nước ngoài và bản chữ Nôm. Cho HS xem tranh về các ảnh chụp minh hoạ một số nhân vật trong Truyện Kiều. Cung cấp cho HS một số đoạn văn miêu tả tài sắc của chị em Kiều trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân)- HS đọc (GV sẽ sử dụng: so sánh trong quá trình phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du) - Trước bài Cảnh ngày xuân: Cho HS sưu tầm những câu thơ tả cảnh xuân trong tác phẩm. - Trước bài Mã Giám Sinh mua Kiều: Yêu cầu HS tìm những câu thơ miêu tả sự xuất hiện của Kim Trọng, Từ Hải, Sở Khanh; những chi tiết kể về hành động ngồi củaTú Bà HS sưu tầm những lời nhận xét, đánh giá về nhân vật Mã và nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Mã của tác giả. Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) - Trước đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: Cho học sinh luyện đọc diễn cảm (phân theo 3 nhóm: mỗi nhóm cử chọn bạn có giọng đọc tốt nhất để thể hiện trong giờ học tới) 2./ Tổ chức hoạt động trong tiết học: Hoạt động trong tiết hoc của HS bao gồm các hoạt động: đọc, phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi của GV hay nhận xét tranh luận với bạn bè trong lớp, thực hiện các hoạt động mà GV yêu cầu: nghe, ghi .Hoạt động của HS diễn ra xen kẽ với hoạt động của GV làm thành nhịp độ cơ bản của tiết học. Vậy cẩn tổ chức hoạt động của HS trên lớp như thế nào? Ở cả 4 đoạn trích: Đọc diễn cảm, phân tích cái hay về nôi dung- nghệ thuật, từ đó chỉ ra giá trị của văn bản thông qua các hoạt động trả lời, thảo luận, bình giá của HS. - Có thể để các em nêu cảm xúc của cá nhân với những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, độc đáo: Kiều càng sắc sảo, mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước, nghiêng thành. Hay: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. - Có thể để các em tranh luận, đàm thoại theo nhóm: + So sánh cách miêu tả nhân vật Thuý Vân với nhân vật Thuý Kiều trong đoạn Chị em Thuý Kiều. + So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện (Mã Giám Sinh) với nhân vật chính diện (Thuý Kiều, Thuý Vân) (qua hai đoạn trích) - Đưa các em vào tình huống có vấn đề: VD: Tìm hiểu cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều: Khi Mã bước chân đến nhà Kiều, cái cách trả lời của Mã khi được vấn danh: Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) Hỏi tên: rằng Mã Giám Sinh Hỏi quê: rằng huyện Lâm Thanh cũng gần. trả lời cộc lốc, thô lỗ, trịch thượng. Ấy thế mà khi đã bằng lòng vừa ý với món hàng Mã nói: Rằng mua ngọc đến Lam Kiều Sinh nghi xin dạy bao nhiêu cho tường? Em thấy có gì thay đổi trong cách nói của hắn. Từ đó lộ ra đặc điểm tính cách Mã như thế nào? - Có thể để chính HS đưa GV và các HS khác vào tình huống có vấn đề và cùng giải quyết: + Tại sao trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, với câu thơ: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? có sách viết: Kiều trông thấy cánh buồm mà chạnh lòng nhớ quê nhà; có sách lại viết: cánh buồm là hình ảnh diễn tả sự cô đơn, lẻ loi của Kiều? + Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều, có câu thơ: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Có 3 cách giải thích: nét ngài- nét người nét ngài- lông mày nét ngài- là ngoạ tàm (dưới mi mắt) nên hiểu thế nào cho đúng? 3./ Tổ chức hoạt động sau tiết học: Là một nhiệm vụ bổ trợ rấtcần thiết, là một hoạt động nối tiếp tiết học. GV có thể: - Cho bài tập về nhà - Tổ chức ngoại khoá: Thuyết trình về Nguyễn Du và Truyện Kiều (xen kẽ với biểu diễn văn nghệ: ngâm Kiều ) II./ Hoạt động của Giáo viên Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) 1./ Khởi động tiết học: GV phải tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh bằng nhiều cách: lời dẫn, lời kể, các hoạt động sáng tạo khác. -Đoạn trích: Chị em Thuý Kiều: (Kể và đưa HS vào tình huống có vấn đề) Vào bài bằng cách: Kể tóm tắt đoạn truyện miêu tả, kể về tài sắc của chị em Thuý Kiều của Thanh Tâm tài Nhân⇒Vậy thiên tài Nguyễn Du đã dựng nên bức chân dung hai nàng Kiều như thế nào? Ta cùng tìm hiểu . - Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều: Vào bài bằng cách tóm tắt đoạn truyện trước đó . - Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: Vào bài bằng cách: đưa ra những nhận định ấn tượng về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ. 2./ Tổ chức phân tích văn bản: a./ GV phải thực sự sáng tạo trong khâu đọc và hướng dẫn đọc: Quy trình bình thường: GV hướng dẫn- GV đọc mẫu- HS đọc- HS khác nhận xét- GV nhận xét. Hãy sáng tạo: Đọc trong sự kết hợp hài hoà với các PP khác. VD: Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều Phần tìm hiểu chung: Đọc tiếp xúc văn bản- 1 lần Phần phân tích: + Đọc tập trung vào những điểm sáng nghệ thuật: GV hoặc HS đọc xen kẽ, xen kẽ trong câu hỏi, lời giảng bình của GV, câu trả lời của HS: Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Hoặc: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng Hay: Cò kè bớt một, thêm hai Giờ lâu ngã giá, vâng ngoài bốn trăm. Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều (Chương trình Ngữ văn THCS) + Đọc hồi cố: Cho HS đọc lại những câu thơ hay sau khi vừa tìm hiểu + Đọc diễn cảm: ở phần củng cố- 1 lần b./ GV soạn thảo hệ thống câu hỏi có chất lượng. Hệ thống câu hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ nhằm khám phá cái hay, cái đẹp. độc đáo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Lưu ý hai loại câu hỏi sau: - Các câu hỏi nhằm tìm hiểu tác phẩm có tính chất nghiên cứu văn học - Các câu hỏi nhằm khơi gợi học trò tự bộc lộ và đồng sáng tạo Trong câu hỏi, cần chú ý đến lời chuyển tiếp của giáo viên: có chức năng giới hạn liên tưởng , tưởng tượng, định hướng thẩm mỹ cho HS trong quá trình tiếp nhận. Ví dụ: Hệ thống câu hỏi tìm hiểu nhân vật Mã Giám Sinh Mua Kiều (tiết 2) *Mã Giám Sinh mua Kiều: H: Trước Cảnh ngộ đau đớn và nỗi tủi nhục của Kiều, Mã đã: Đắn đo cân sắc, cân tài. Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ. Nhận xét cách ngắt nhịp, cách dùng từ ở hai câu thơ này. Từ đó, em có suy nghĩ gì về hành động và bản chất của Mã? H: Đến khi mặn nồng một vẻ một ưa cả về nhan sắc lẫn tài năng . Mã mới mở miệng, mới nói . Khi Mã bước chân đến nhà Kiều, cái cách trả lời của Mã khi được vấn danh: Hỏi tên: rằng Mã Giám Sinh. Hỏi quê: rằng huyện Lâm Thanh cũng gần trả lời cộc lốc, thô lỗ, trịch thượng. Ấy thế mà khi đã bằng lòng vừa ý với món hàng thì Mã: Rằng mua ngọc đến Lam Kiều. Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường? Em thấy có gì thay đổi trong cách nói năng của hắn. Từ đó lộ ra đặc điểm tính cách Mã như thế nào? Họ và tên: Vũ Thị Thu Hương- Trường THCS Vũ Phạm Khải . thuật của Truyện Kiều. - Các phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng đổi mới. - Phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều - Đưa ra các ví dụ. Truyện Kiều và phương pháp dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều. Góp phần cụ thể hoá về phương pháp dạy các đoạn trích trong Truyện Kiều. III- Đối tượng

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan