Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

68 1.3K 10
Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ===  === VẤN ĐỀ DÂN TỘC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thế Định Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nhung VINH - 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ gia đình, bạn bè, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị, đặc biệt là thầy giáo TS. Đinh Thế Định - người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin cảm ơn chân thành sự động viên chia sẻ, giúp đỡ, khích lệ của mọi người để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học. Vinh, tháng 5 năm 2011 Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung 2 MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Dân tộc là một vấn đề rất quan trọng đa dạng, song đây vẫn luôn là vấn đề phức tạp trongluận cả trong thực tiễn chính trị - xã hội. Nó luôn mang tính thời sự nóng bỏng đối với bất cứ quốc gia nào, gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: mỗi dân tộc có một con đường hình thành phát triển riêng của mình, điều đó đã tạo nên những đặc điểm, những nét khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên, các dân tộc không sống biệt lập mà có mối quan hệ qua lại với nhau, mối quan hệ ấy một mặt tạo điều kiện cho các dân tộc phát triển, mặt khác cũng gây không ít va chạm, xung đột, thậm chí còn dẫn tới những cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc. Ngày nay trên thế giới tình hình chính trị vẫn còn nhiều bất ổn, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh giai cấp dân tộc hết sức gay gắt khốc liệt. Nó ảnh hưởng tới sự tồn vong phát triển của nhiều quốc gia. Chính vì thế, đối với mỗi quốc gia trên thế giới, việc tìm ra con đường để giải quyết vấn đề dân tộc một cách đúng đắn phù hợp luôn là mối quan tâm hàng đầu. Riêng Việt Nam, ý thức được tầm quan trọng đó nên ngay từ khi mới ra đời, Đảng Nhà nước ta đã khẳng định: giải quyết vấn đề dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Từ đó đề ra, hoạch định thực hiện nhất quán chính sách dân tộc theo nguyên tắc: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”. Trong suốt hơn 80 năm qua, những thành tựu đã đạt được chứng tỏ đường lối, chính sách của Đảng Nhà nước ta đưa ra là đúng đắn. Hiện nay, toàn Đảng, toàn quân toàn dân ta đang đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng thành công bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện thế giới hiện nay, để đưa sự nghiệp cách mạng vượt qua mọi khó khăn, trở lực, thực hiện 4 mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta cần tìm các giải pháp để phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc. Muốn vậy, Đảng Nhà nước cần nắm bắt rõ tình hình dân tộc thực hiện chính sách dân tộc cụ thể từng địa phương để có các giải pháp tối ưu sát thực nhất. Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi, là nơi quy tụ đồng bào các dân tộc trên 53 vùng miền trong cả nước, với tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm hơn 30% dântrong vùng. Đây là một vùng có truyền thống văn hiến cách mạng, có vị trí kinh tế quốc phòng quan trọng. Nhân dân Nghĩa Đàn có truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng vượt qua mọi khó khăn cùng phát triển. Trong những năm qua, huyện Nghĩa Đàn đã thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đạt được những thành tựu to lớn toàn diện. Đời sống nhân dân các đồng bào dân tộc trong toàn huyện cơ bản ổn định, được nâng cao, có những vùng được cải thiện rõ rệt, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Khối đoàn kết trong toàn huyện ngày càng củng cố tăng cường. Bên cạnh đó thì việc thực hiện chính sách dân tộc hiện nay huyện Nghĩa Đàn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ đói nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn khá cao, mức sống của người dân chưa thực sự đồng đều. Do đó, nhận thức đúng đắn chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước, triển khai thực hiện các chính sách ấy một cách có hiệu quả trong tình hình mới của đất nước nói chung của huyện Nghĩa Đàn nói riêng là hết sức quan trọng, không chỉ là vấn đề hiện tại mà còn là vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong tương lai huyện Nghĩa Đàn. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề dân tộc thực hiện chính sách dân tộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài : Dân tộcvấn đề mang tính chính trị thời sự cao trong giai đoạn hiện 5 nay. Xung quanh vấn đề này đã xuất hiện nhiều tranh cãi, nhiều quan điểm cách đánh giá khác nhau. Điều này chứng tỏ dân tộc là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm . Vì vậy, đã có nhiều văn bản, nghị quyết về vấn đề dân tộc chính sách dân tộc được ban hành; một số bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị, xã hội đã đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, phân viện Hà Nội, Vấn đề dân tộc chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước ta, NXB Chính trị Quốc gia, năm 1995. - Nguyễn Văn Huy, Các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002. - TS Nguyễn Thế Thắng, Chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, NXB Lao Động, năm 1999. - Trịnh Quốc Tuấn, Bình đẳng dân tộc nước ta hiện nay, vấn đề giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. - Viện nghiên cứu chính sách dân tộc miền núi, Vấn đề dân tộc định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội, 2002. Trong phạm vi địa phương cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như: - Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, lịch sử Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn (1930 - 2008), NXB Chính trị quốc gia 2010. - Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban mặt trận Tổ quốc huyện Nghĩa Đàn, Huyện Nghĩa Đàn, tiềm năng cơ hội hợp tác đầu tư phát triển, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2010. Ngoài ra, vấn đề dân tộc còn được đề cập trong các giáo trình Triết học Mác - Lênin, giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. 6 Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã làm rõ nhiều vấn đề về dân tộc, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Mỗi một công trình đề cập đến môt số khía cạnh của vấn đề, trong những giai đoạn nhất định. huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong việc thưc hiện chính sách dân tộc hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Bản thân tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn làm rõ thêm những vấn đề nêu trên. 3. Mục đích nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích: Việc đi sâu nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách dân tộc huyện Nghĩa Đàn không chỉ đưa lại những đóng góp về mặt lý luận khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Vì vậy mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết, chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc đánh giá kết quả của quá trình ấy. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị giúp Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An có những giải pháp sát thực hơn trong việc thực hiện chính sách dân tộc nhằm đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trong huyện. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài: - Hệ thống hóa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc tư tưởng, chính sách, đường lối của Đảng Nhà nước về vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích tình hình thực hiện chính sách dân tộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp để huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước. 7 4. Phạm vi nghiên cứu: Đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, song khóa luận không nhằm đi sâu vào các vấn đề chi tiết, cụ thể về công tác dân tộc mà tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau: - Tìm hiểu lý luận về vấn đề dân tộc chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. - Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách dân tộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An kể từ khi có nghị quyết số 24- NQ/ TW( ngày 12/ 3/ 2003) của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX tại Hội nghị lần 7 về công tác dân tộc. - Một số giải pháp có tính khả thi để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc trong phạm vi huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp lịch sử kết hợp với lôgíc. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp liên nghành . 6. Ý nghĩa của khóa luận: - Ý nghĩa lý luận: Kết quả đạt được trong khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nhiên cứu học tập, giảng dạy những vấn đề có liên quan đến dân tộc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước. - Ý nghĩa thực tiễn: Từ thực trạng những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc huyện Nghĩa Đàn, khóa luận có thể làm tài liệu cho các cấp lãnh đạo, các nghành Nghĩa Đàn tham khảo trong công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện các chính sách đến mọi đồng dân tộc trên địa bàn huyện. 8 7. Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Vấn đề dân tộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. Chương 2: Phương hướng một số giải pháp cơ bản để thực hiện tốt chính sách dân tộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 9 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VẤN ĐỀ DÂN TỘC HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc giải quyết vấn đề dân tộc trong chủ nghĩa xã hội. 1.1.1. Khái niệm những đặc trưng cơ bản của dân tộc. Dân tộc là hình thức cộng đồng người phát triển sau bộ tộc. Nó kế tục nhiều đặc điểm của bộ tộc, đó là cộng động người gắn liền với xã hội có giai cấp, Nhà nước các thể chế chính trị. C. Mác Ph. Ăngghen đã nêu ra những vấn đềtính quy luật trong sự hình thành phát triển của dân tộc, những đặc trưng cơ bản của dân tộc các mối quan hệ dân tộc. Thật ra, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chưa đưa ra một định nghĩa riêng về khái niệm dân tộc. Thuật ngữ “Dân tộc” bắt nguồn từ chữ latinh: “natio”. Chữ này có nguồn gốc từ chữ: “nasci”, nghĩa là: sinh ra. C. Mác, Ph. Ăngghen V. I. Lênin chưa có dịp để nêu lên một định nghĩa dân tộc. Nhưng qua việc V. I. Lênin nhận xét tốt định nghĩa dân tộc của Xtalin, chúng ta có thể tin rằng V. I. Lênin chấp nhận định nghĩa dân tộc ấy: “Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được thành lập trong lịch sử dựa vào cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hoá". [21; 357]. Định nghĩa này đã thể hiện được quan điểm duy vật lịch sử trong việc nhận thức “dân tộc’’. Dân tộc là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người gồm nhiều nhân tố, trong đó lần đầu tiên, nhân tố kinh tế được khẳng định. Định nghĩa đã xem dân tộc là một cộng đồng thống nhất, ổn định, bền vững với cộng đồng trước dân tộc là bộ tộc. 10 . chọn đề tài: Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay làm khóa luận tốt nghiệp Đại học. . để thực hiện tốt chính sách dân tộc ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 9 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:26

Hình ảnh liên quan

Bảng số liệu thống kê quy mô, cơ cấu dân số, thành phần dân tộc ở các xã trong huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2010. - Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng s.

ố liệu thống kê quy mô, cơ cấu dân số, thành phần dân tộc ở các xã trong huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2010 Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan