Từ láy trong ca dao trữ tình việt nam

62 3.6K 5
Từ láy trong ca dao trữ tình việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam Lời nói đầu Nói đến láy tức là nói đến một trong những phơng thức tạo từ cơ bản của tiếng Việt. Từ láy khi đi vào mỗi câu thơ hay câu ca dao đều góp phần làm tăng tính nhạc, nhịp điệu, tiết tấu cho mỗi câu thơ hay câu ca dao ấy. Không chỉ có thế, từ láy còn có khả năng diễn đạt một cách chính xác những biến thái tinh vi của cảnh vật, tình cảm cảm xúc của con ng ời. Vì thế, nó đợc xem là phơng tiện ngôn từ quý báu, là chiếc chìa khoá vạn năng mở cánh cửa thơ. Vì vậy, nghiên cứu đề tài Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam chúng tôi muốn góp phần (dù rất nhỏ) vào việc khám phá cái hay, cái đẹp của ca dao ngời Việt. Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài việc nỗ lực của bản thân, em còn nhận đợc sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các bạn, đặc biệt là sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo Trần Anh Hào. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hớng dẫn cùng các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận này. Tuy nhiên, do trình độ của ngời thực hiện đề tài còn có những hạn chế nhất định nên khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đ- ợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để khoá luận này đợc hoàn chỉnh hơn. Ngời thực hiện đề tài Sinh viên: Bùi Thị Dung 1 Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Mục lục 2 Mở đầu I. Lý do chọn đề tài 3 II. Đối tợng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu 4 III. Nhiệm vụ của khoá luận 4 IV. Phơng pháp nghiên cứu 5 V. Lịch sử vấn đề 5 VI. Cấu trúc của khoá luận 7 Chơng I: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 8 1. Về từ láy trong tiếng Việt 8 1.1: Khái niệm 8 1.2: Phân loại từ láy 9 1.3: Đặc điểm của từ láy 10 2. Về ca daoca dao trữ tình Việt Nam 15 2.1: Về ca dao 15 2.2: Về ca dao trữ tình Việt Nam 16 Chơng II: Cấu tạo, từ loại và vai trò ngữ pháp của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 27 1. Cấu tạo của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 27 2. Từ loại của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 33 3. Vai trò ngữ pháp của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 37 Chơng III: Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 40 1. Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong tác phẩm văn chơng 41 2. Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 46 2.1: Nghĩa của từ láy tiếng Việttừ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 46 2.2: Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 48 Kết luận 61 Tài liệu tham khảo 62 2 Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam Mở đầu I. Lý do chọn đề tài Tự thuở lọt lòng mẹ, ta đã đợc thởng thức âm điệu ngọt ngào của các làn điệu dân ca. Những làn điệu dân ca ấy khi lợc đi phần đệm thì nó lại chính là ca dao. Nh vậy, ca dao chính là phần lời của dân ca. Ca dao nuôi dỡng và bồi đắp tâm hồn con ngời, nó là nguồn sữa trong lành nhất hớng con ngời về với nguồn cội, về với quê hơng, về với chính tâm hồn mình; ca dao là phơng tiện giao tiếp hữu tình nhất gắn kết các đôi nam nữ yêu nhau Nh vậy, ca dao có vai trò rất to lớn trong đời sống của ngời dân đất Việt. Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, tuy nhiên về vấn đề từ láy trong ca dao thì hầu nh cha đợc nhà nghiên cứu nào quan tâm đến một cách thoả đáng. Hơn nữa, từ láy tự bản thân nó đã mang tính tạo hình, tính biểu cảm rõ nét. Đó là kết quả của sự hoà phối hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa giữa các yếu tố tạo nên từ láy. Vì thế nghiên cứu từ láy trong tác phẩm nghệ thuật cũng chính là tìm hiểu cái hay cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật ấy. Nghiên cứu từ láy trong Ca dao trữ tình Việt Nam chính là nghiên cứu một trong những phơng tiện biểu đạt tạo nên chỉnh thể nghệ thuật của mỗi tác phẩm ca dao. Vì thế nghiên cứu đề tài này cũng chính là góp phần cho việc giảng văn trong nhà trờng đạt kết của cao hơn, đồng thời cũng góp phần thiết thực vào việc dạy và học từ láytrờng phổ thông. Về vấn đề từ láy trong tác phẩm nghệ thuật, trong văn học trung đại đã có các đề tài nghiên cứu: Từ láy trong thể ngâm khúc, Từ láy trong thơ Quốc âm thế kỷ XV; trong văn học hiện đại đã có: Từ láy trong thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Vậy tại sao trong văn học dân gian lại không có đề tài nghiên cứu về từ láy một cách thoả đáng? Với tất cả những lý do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam. 3 Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam II. Đối tợng nghiên cứu và mục Đích nghiên cứu: 1. Đối tợng nghiên cứu Đối tợng khảo sát của khoá luận là tất cả các từ láy xuất hiện trong Ca dao trữ tình Việt Nam, cách dùng và vai trò của nó đối với mỗi bài ca dao cụ thể; đợc khảo sát trong cuốn Ca dao trữ tình Việt Nam do Vũ Dung chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục - 1998). 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài : Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam, chúng tôi muốn đạt tới mục đích sau: + Khảo sát tất cả các từ láytrong cuốn Ca dao trữ tình Việt Nam do Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Anh Hào su tầm và biên soạn để thấy đợc cách sử dụng từ láy và vai trò của từ láy (xét về cả hai mặt cấu tạo và ngữ nghĩa) trong mỗi bài ca dao trữ tình Việt Nam. + Qua việc khảo sát, nghiên cứu Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam, chúng tôi muốn khẳng định những thành công của tác giả dân gian trong việc sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ dân tộc (Từ láy). III. Nhiệm vụ của khoá luận Để đạt tới những mục đích trên, chúng tôi tập trung giải quyết những vấn đề sau: 1. Thống kê, phân loại từ láy trong Ca dao trữ tình Việt Nam (Vũ Dung chủ biên, NXB Giáo dục -1998). 2. Khảo sát, miêu tả tất cả các từ láy trong cuốn ca dao trên về mặt cấu tạo, từ loại và vai trò ngữ pháp của chúng trong câu (Nêu các hiện tợng có sự lặp lại khuôn vần và âm đầu l). 3. Phân tích vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong các tác phẩm ca dao trong cuốn ca dao trên để thấy đợc khả năng to lớn của chúng trong việc biểu hiện nội dung của các tác phẩm ca dao này 4 Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam IV. Phơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đợc những nhiệm vụ đã nêu, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phối kết nhiều phơng pháp khác nhau. Các phơng pháp đó là: 1. Phơng pháp thống kê, phân loại: Phơng pháp này dùng để thống kê và phân loại từ láy trong Ca dao trữ tình Việt Namtính tỷ lệ phần trăm của chúng. 2. Phơng pháp phân tích tổng hợp Trong quá trình khám phá, tìm hiểu những câu, những bài ca dao có xuất hiện từ láy, chúng tôi dùng phơng pháp phân tích các dẫn chứng để làm sáng rõ các luận điểm đã nêu, từ đó đa ra kết luận nhất định. 3. Phơng pháp miêu tả, so sánh và đối chiếu Trong quá trình tìm hiểu từ láy trong Ca dao trữ tình Việt Nam, chúng tôi tiến hành miêu tả chung về cả hai mặt cấu tạo và ngữ nghĩa, so sánh đối chiếu nghĩa thực của các từ láy đứng độc lập với khi từ láy đợc sử dụng trong văn cảnh cụ thể của từng bài ca dao. V. Lịch sử vấn đề Hiện nay ca dao là một trong những mảng văn học đợc giới nghiên cứu dành cho một sự u ái đặc biệt. Nhiều công trình nghiên cứu về ca dao ra đời. Riêng Thi pháp ca dao đã có ít nhất là ba cuốn: Một của Nguyễn Xuân Kính, một của Đinh Xuân Đức, một của Vụ giáo viên viết dành cho giáo viên tiểu học. Rồi nhiều bài, công trình nghiên cứu về ca dao nh: Bình giảng ca dao của Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao của Triều Nguyên, rồi các bài đăng trên các tạp chí Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều đi vào phân tích các vấn đề nh tên gọi, phân loại ca dao, nội dung và nghệ thuật ca dao nói chung mà cha có sự quan tâm thoả đáng đến vấn đề từ láy trong ca dao, mặc dù đây là một trong những phơng tiện biểu hiện khá hiệu quả tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình và cũng chính là yếu tố tạo nên chất nhạc, nhịp điệu cho thơ ca nói chung và ca dao nói riêng. 5 Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Bình giảng ca dao khi phân tích bài ca dao: Lửng lơ vầng quế soi thềm đã có chú ý tới các từ láy: Lửng lơ vầng quế soi thềm Hơng đa bát ngát càng thêm bận lòng Dao vàng bỏ đẫy kim Nhung Biết rằng quân tử có dùng ta chăng? Đèn tà thấp thoáng bóng trăng Ai đem ngời ngọc thung thăng chốn này Có đoạn tác giả viết : Đèn tà thấp thoáng bóng trăng là thế nào? Có lẽ lúc này đêm đã quá khuya, đèn đã tà, trăng cũng xuống thấp về tây, chứ không còn lửng lơ trên bầu trời nh lúc về tối nữa và do đó cô gái thấy trăng thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện qua kẽ lá, rặng cây trong vờn ( ). Hình ảnh ng ời ngọc thung thăng mới đẹp làm sao! [12; 86]. Hay trong bài Trời ma lác đác ruộng dâu tác giả phân tích câu ca dao đầu tiên nh sau: Trời ma lác đác ruộng dâu Từ hình tợng lác đác gợi lên hình ảnh những giọt ma rào rơi tha thớt trên ruộng dâu thật sống động, chân thực [12; 102] Còn tác giả Phạm Thu Yến trong cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao trong bài viết Tính ngữ trong ca dao trữ tình dân gian có đoạn viết: Những tính ngữ chỉ mầu sắc chiếm số lợng khá lớn trong ca dao ( ). Sau các tính từ chỉ mầu sắc có thể còn có các từ láy tạo thành tính ngữ kép. Phải chăng đây là một đặc điểm của một tính ngữ chỉ mầu sắc của ca dao Việt Nam. Miêu tả gọi tên mầu sắc cha đủ, còn phải dùng từ láy để nhấn mạnh, để diễn tả đậm nét hơn: Má đỏ hồng hồng.(Cô kia má đỏ hồng. Cô cha lấy chồng còn đợi chờ ai), Yếm thắm loà loà (Hỡi cô yếm thắm loà loà, lại đây đập đất trồng với anh. Bao giờ lớn trái xanh, anh cho một quả để dành mớm con), đất rộng mênh mông, trời cao lồng lộng. 6 Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam Tính ngữ kép có tác dụng gây ấn tợng nhanh, mạnh, có thể khái quát chăng về tâm lý yêu ghét rõ ràng rạch ròi, không chấp nhân sự nửa vời của nhân dân lao động. [15; 16] Nh vậy, trong các công trình nghiên cứu về ca dao của mình, các nhà nghiên cứu đã có đề cập đến từ láy nhng mới chỉ chung chung và còn ở mức độ lẻ tẻ hoặc chỉ lớt qua; hoặc mới chỉ nghiên cứu ở mặt nào đó của từ láy trong ca dao, cha thực sự nghiên cứu trên cả hai mặt âm và nghĩa. Vì vậy, với khoá luận này, chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu một cách thấu đáo hơn về từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam. VI. Cấu trúc của khoá luận Toàn văn khoá luận gồm có 62 trang. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có ba chơng: Ch ơng I : Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 1. Về từ láy trong tiếng Việt 2. Về khái niệm ca daoca dao trữ tình Việt Nam Ch ơng II : Cấu tạo, từ loại và vai trò ngữ pháp của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam. 1. Cấu tạo của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 2. Từ loại của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 3. Vai trò ngữ pháp của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam Chơng III: Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 1. Vai trò của từ láy trong tác phẩm văn chơng 2. Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 2.1: Nghĩa của từ láy tiếng Việttừ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam 2.2: Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam. 7 Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam Chơng I Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài Để thấy đợc tầm quan trọng của từ láy trong Ca dao trữ tình Việt Nam cả về mặt cấu tạo, từ loại, ngữ pháp và ngữ nghĩa thì trớc hết cần phải có những hiểu biết sơ đẳng về từ láy tiếng Việtca dao trữ tình Việt Nam. Về từ láy tiếng Việt, ta cần phải hiểu: Hiện tợng láy là gì? Có mấy cách phân loại từ láy tiếng Việt? Đặc điểm về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa của nó? Về ca dao trữ tình Việt Nam, ta cần tìm hiểu xem nó đợc sáng tác trên những mảng đề tài chính nào ? Nội dung của mỗi đề tài và nghệ thuật biểu đạt những nội dung ấy? Để trả lời những câu hỏi trên, ở chơng I này, sơ bộ chúng ta sẽ đi tìm hiểu những nét chính về từ láy tiếng Việtca dao Việt Nam nói chung, ca dao trữ tình Việt Nam nói riêng nhằm tìm sợi dây liên hệ giữa từ láyca dao trong việc tạo nên sự hài hoà của các bài ca dao (Trên mặt văn bản và ngữ nghĩa). 1. Về từ láy trong tiếng Việt 1.1: Khái niệm Từ láy còn gọi là từ lắp láy [Nguyễn Tài Cẩn, 1975; Hồ Lê, 1976 ], từ láy âm [Đỗ Hữu Châu, 1981], từ ghép láy [Hữu Quỳnh, 1980], từ phản điệp hay từ lặp [Nguyễn Văn Tu, 1968], từ láy [Hoàng Tuệ, 1978; Hoàng Văn Hành, 1975; Nguyễn Thiện Giáp; ]. ẩn đằng sau mỗi tên gọi là một quan niệm. Vì thế sự tồn tại nhiều tên gọi cũng có nghĩa là các quan niệm của các tác giả về hiện tợng láy không hoàn toàn giống nhau. Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt xem Từ láy là những cụm từ cố định đợc hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hoặc lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi cảm . [Tr.91]. 8 Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam Tác giả Hoàng Văn Hành trong cuốn Từ láy trong tiếng Việt quan niệm: Từ láy, nói chung, là từ đợc cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, hài hoà với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trng hoá. [7; 27]. Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt lại cho rằng Từ láytừ đợc cấu tạo theo phơng thức láy, đó là phơng thức hoà với ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hoặc toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc. Tác giả Hoàng Trọng Canh khẳng định: Từ láytừ đợc tạo ra theo phơng thức láy, là những từ gồm hai hoặc hơn hai tiếng đợc tạo từ hình vị gốc (đơn vị cơ sở) trong đó tiếng láy lặp lại toàn bộ hay từng bộ phận âm thanh của đơn vị cơ sở, thanh điệu giữ nguyên hoặc biến đổi theo luật hài thanh (luật tạo nên sự hài hoà về mặt âm thanh). Các quan niệm về từ láy nói trên mặc dù còn có khác nhau đôi chút nhng cơ bản vẫn thống nhất trên cơ sở là: Từ láy đợc cấu tạo theo phơng thức láy bằng cách hoà phối ngữ âm theo quy tắc điệp và đối. Trong khoá luận này, chúng tôi đi theo định nghĩa về từ láy của giáo s Tiến sĩ Hoàng Văn Hành. 1.2: Phân loại từ láy tiếng Việt Chúng ta có thể có ba cách phân biệt từ láy tiếng Việt dựa trên ba tiêu chí: + Dựa vào số lợng âm tiết Với tiêu chí này, ta có các từ láy đôi, láy ba, láy t. Ví dụ: - Xanh xanh, ngơ ngẩn, chơ vơ - Tỉnh tình tinh, sạch sành sanh, xốp xồm xộp - Bổi hổi bồi hồi, lúc la lúc lắc, lơ lơ lửng lửng + Căn cứ vào bộ phận đợc láy Với tiêu chí này, ta có từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận. Trong đó, từ láy hoàn toàn có thể đợc chia ra là: Láy hoàn toàn chỉ đối trọng âm (xanh xanh, song song, vân vân ), láy hoàn toàn đối thanh điệu (tim tím, đo đỏ, len lén, thăm thẳm ); từ láy bộ 9 Khoá luận tốt nghiệp Từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam phận đợc chia thành hai loại: Láy phụ âm đầu (lạnh lùng, rõ ràng, vững vàng, ngập ngừng ), láy vần (chơ vơ, bơ phờ, la đà, lốp đốp ) + Căn cứ vào tính chất biểu trng hay không biểu trng của từ láy, có thể chia chúng thành: - Từ láy biểu trng hoá ngữ âm giản đơn : Chủ yếu dùng để mô phỏng âm thanh tự nhiên. Ví dụ: Thình thình, cúc cu, hu hú - Từ láy biểu trng hoá ngữ âm cách điệu: Thờng dùng để miêu tả hình dáng sự vật. Ví dụ: Gập ghềnh, nhấp nhô, thớt tha, yểu điệu - Từ láy vừa biểu trng hoá ngữ âm, vừa chuyên biệt hoá về nghĩa. Ví dụ: Lả lơi, lẳng lơ, lạnh lùng, lạnh lẽo 1.3: Đặc điểm của từ láy tiếng Việt 1.3.1: Đặc điểm về mặt cấu tạo ngữ âm của từ láy + Từ láy về cơ bản đợc xây dựng trên cơ sở điệp và đối về mặt ngữ âm. Ví dụ: - Điệp âm đầu ta có từ láy phụ âm đầu. Đối vần Thanh của các tiếng trong từ láy biến đổi theo quy luật - Điệp vần ta có: Từ láy vần Đối phụ âm đầu Thanh của các tiếng trong từ láy biến đổi theo quy luật. - Điệp cả âm đầu, vần và thậm chí cả thanh điệu ta có từ láy hoàn toàn. + Đặc điểm từng thành tố cấu thành từ láy. - Thành tố gốc: có khả năng phân tách khỏi từ láy và đợc sử dụng một cách độc lập, nghĩa là nó có thể kết hợp với các thành tố khác. Ví dụ: Ta có từ đèm đẹp nhng lại cũng có cả từ đẹp đẽ. Nh vậy, đẹp có khả năng đứng độc lập (Bông hoa này rất đẹp). 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:09

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Phân loại các kiểu từ láy bộ phận trong ca dao trữ tình Việt Nam theo số tiếng có nghĩa (chỉ xét ở từ láy đôi) - Từ láy trong ca dao trữ tình việt nam

Bảng 2.

Phân loại các kiểu từ láy bộ phận trong ca dao trữ tình Việt Nam theo số tiếng có nghĩa (chỉ xét ở từ láy đôi) Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan