Tính hiện thực trong thơ tố hữu sau cách mạng

70 791 4
Tính hiện thực trong thơ tố hữu sau cách mạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 1 trờng đại học vinh Khoa ngữ văn ---- ---- tính hiện thực trong thơ tố hữu sau cách mạng Khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn học Chuyên ngành: Văn học việt nam hiện đại Khóa học 2001 - 2006 Giáo viên hớng dẫn: Đoàn Mạnh Tiến Sinh viên thực hiện: Vũ Thanh Dũng Lớp: 42E 4 văn Vinh, 2006 -------- Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này tác giả khóa luận đã nhận đợc sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa ngữ văn - Đại Học Vinh, trong đó trực tiếp là thầy giáo Đoàn Mạnh Tiến. Nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Khóa luận này chỉ mới là bớc tập dợt ban đầu của chúng tôi do khả năng và thời gian có hạn nên chắc không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả khóa luận rất mong nhận đợc sự góp ý và lòng chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp. Vinh, tháng 05 năm 2006 Tác giả. Vũ Thanh Dũng Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 2 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng Mục lục Trang Lời nói đầu. 1 A Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 3 2. đối tợng nghiên cứu 3 3. Mục đích nghiên cứu . 4 4. Phơng pháp nghiên cứu 4 5. Lịch sử vấn đề 5 6. Cái mới của khóa luận 6 7. Cấu trúc của khóa luận 6 B Phần nội dung Chơng I: Một số vấn đề giới thuyết liên quan đến đề tài. 1.1. Tố Hữu Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 9 1.2. Vấn đề tính hiện thực trong văn học nói chung, trong thơ nói riêng 14 Chơng II: Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau cách mạng 2.1. Thơ Tố Hữu phản ánh chân thực cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân Việt Nam 16 2.1.1. Cuộc sống chiến đấu 16 2.1.2. Cuộc sống lao động 22 2.2. Thơ Tố Hữu phản ánh chân thực con ngời Việt Nam. 20 2.2.1. Con ngời trong chiến đấu. 27 2.2.1.1. Hình ảnh anh bộ đội 27 2.2.1.2. Hình ảnh ngời phụ nữ 34 2.2.13. Hình ảnh em thiếu nhi 40 2.2.1.4. Hình ảnh Bác Hồ 44 2.2.2. Con ngời trong lao động 49 2.3 Thơ Tố Hữu phản ánh chân thực tình cảm của dân tộc 53 2.3.1. Tình yêu Tổ Quốc 53 2.3.2. Lòng kính yêu Đảng 56 2.3.3. Lòng Kính yêu lãnh tụ 61 2.3.4. Tình cảm Quốc Tế vô sản 65 C Phần kết luận . 69 Danh mục tài liệu trích dẫn và tham khảo 70 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 3 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Trên thi đàn Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là một trong những ngôi sao sáng nhất. Suốt hơn sáu thập kỷ sáng tạo, thơ Tố Hữu luôn luôn gắn bó với vận mệnh của đất nớc, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh dành độc lập, tự do của dân tộc. Thơ ông là một minh chứng cho sức cảm hóa của lý tởng cộng sản và những t tởng cao đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Sức thu hút của thơ Tố Hữu với các thế hệ ngời đọc mấy chục năm qua chủ yếu là ở niềm say mê lý tởng và tính dân tộc đậm đà trong cả nội dung t tởng và hình thức nghệ thuật. Có thể nói, trong nền văn học dân tộc, Tố Hữu có vị trí hàng đầu và có ảnh hởng to lớn đối với các thế hệ. Đó là lý do đầu tiên mà chúng tôi chọn Tố Hữu làm đối tợng nghiên cứu cho khóa luận. 1.2. Mặt khác, trong chơng trình văn học ở trờng phổ thông, Tố Hữu có nhiều bài thơ đợc giảng dạy và đợc nhiều thế hệ học sinh yêu thích. Đặc biệt, ở chơng trình văn học PTTH, Tố Hữu đợc dạy riêng thành bài về tác giả (cùng với 4 tác giả khác là Nguyễn Tuân, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Xuân Diệu) và liên tiếp ở 2 lớp 11,12, Tố Hữu có nhiều bài đợc giảng dạy và đọc thêm (Tâm t trong tù, Việt bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du .v.v.) bởi vậy chúng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu thơ Tố Hữu chắc sẽ góp phần việc bổ ích (dù rất nhỏ) cho việc giảng dạy ở nhà trờng. 1.3. Cũng cần nói thêm là từ trớc đến nay, nhiều tác giả đã nghiên cứu về thơ Tố Hữu ở một số vấn đề (phong cách thơ Tố Hữu,vấn đề thế giới quan, vấn đề lý tởng cộng sản, vấn đề tính dân tộc, tính đại chúng v.v.). Tuy nhiên, vấn đề tính hiện thực trong thơ Tố Hữu từ năm 1945 đến nay rất ít đợc đề cập, vì vậy chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau cách mạng tháng Tám năm 1945 với hi vọng góp thêm một tiếng nói nhỏ về vấn đề này. 2. Đối tợng nghiên cứu. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 4 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng Đối tợng của khóa luận này là vấn đề tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau cách mạng (thể hiện qua 4 tập thơ: Việt bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa). Trong trờng hợp cần thiết, chúng tôi có thể liên hệ, so sánh các khía cạnh của vấn đề tính hiện thực trong thơ Tố Hữu với một số nhà thơ khác để tìm ra nét tơng đồng và nét khác biệt giữa Tố Hữu với họ. 3. Mục đích nghiên cứu. Khóa luận này có 2 mục đích chính: Thứ nhất là: chỉ ra những đặc điểm, những yếu tố tạo nên tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau cách mạng. Thứ hai là: khẳng định đóng góp của Tố Hữu cho văn học nớc nhà trên phơng diện tính hiện thực trong thơ. 4. Phơng pháp nghiên cứu. Để tiến hành làm khóa luận, chúng tôi sử dụng các phơng pháp sau đây: 4.1. Phơng pháp tiếp cận tác phẩm: Tác giả khóa luận tiến hành việc đọc kỹ toàn bộ thơ Tố Hữu sau cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt chú ý các câu thơ biểu hiện tính hiện thực trong thơ ông, ghi lại các câu thơ đó vào sổ t liệu của mình. 4.2. Phơng pháp phân tích Tổng hợp. Trên cơ sở những câu thơ biểu hiện tính hiện thực trong thơ Tố Hữu, chúng tôi tiến hành thao tác phân tích. Việc phân tích từng câu thơ, từng đoạn thơ, từng bài thơ cũng nh việc lý giải mối quan hệ giữa câu thơ này với câu thơ khác, giữa đoạn thơ này với đoạn thơ khác, giữa bài thơ này với bài thơ khác đợc tiến hành đồng thời với quá trình tổng hợp nhằm mục đích rút ra nhận xét, những kết luận có tính chất khái quát, tổng quát về vấn đề mà khoá luận nghiên cứu, tìm hiểu. 4.3. Phơng pháp so sánh - Đối chiếu. Trong quá trình làm khóa luận, trong những trờng hợp cụ thể, nếu thấy cần thiết chúng tôi sẽ áp dụng phơng pháp so sánh - Đối chiếu để Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 5 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng tìm ra một số nét giống nhau, nét khác nhau giữa Tố Hữu với một số tác giả khác trong vấn đề mà tác giả khóa luận đã khảo sát. Ba phơng pháp trên đây không áp dụng một cách riêng lẻ mà áp dụng một cách đồng thời, nghĩa là trong phơng pháp này đã có phơng pháp kia và ngợc lại. 5. Lịch sử vấn đề. Nh chúng tôi đã đề cập ở trên, Tố Hữu là một trong những nhà thơ đứng vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam hiện đại, do đó trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Tố Hữu và sự nghiệp sáng tác của ông. Nhìn chung, qua các bài nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi thấy có hai phơng hớng chính nh sau: 5.1. Xu hớng thứ nhất tìm hiểu thơ Tố Hữu trên những vấn đề lớn trong sự nghiệp sáng tạo của ông. Theo xu hớng này có các tác giả nh: Lê Đình Kỵ, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Hoài Thanh, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Nh Mai, Đặng Thai Mai.v.v. Các nhà nghiên cứu đã xem xét các vấn đề lớn trong thơ Tố Hữu nh vấn đề tính Đảng vô sản, tính dân tộc, vấn đề thế giới quan, vấn đề nhân sinh quan, vấn đề lẽ sống, vấn đề phong cách thơ Tố Hữu.v.v. Giáo s Nguyễn Văn Hạnh trong một chuyên luận về thơ Tố Hữu đã cho biết một trong những đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu, đó là thơ Tố Hữu là tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho thơ Tố Hữu tìm đợc sự đồng cảm của nhiều ngời đọc. Tiếng nói ấy lại đợc diễn đạt bằng một nghệ thuật giàu tính dân tộc và tính đại chúng nên càng dễ thấm sâu vào trái tim của đông đảo quần chúng nhân dân(thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí NXB Đà Nẵng 1982). ở một góc nhìn khác, trong bài giới thiệu in đầu tập thơ Tố Hữu (NXB Giáo dục Hà Nội 1979) Nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu trớc hết là sức dẫn của lý tởng cộng sản Hoài Thanh cho rằng lý tởng cộng sản cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời thơ Tố Hữu, dù ông viết về bất kỳ đề tài nào lý tởng ấy gắn liền với thế giới quan Mac - xit, với nhân sinh quan cộng sản làm cho thơ Tố Hữu trở thành ngọn cờ lý tởng luôn luôn vẫy gọi mọi ngời đi lên. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 6 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng Trong bài Thơ Tố Hữu in đầu tập Thơ Tố Hữu (1937 1962), dới góc độ một nhà thơ Chế Lan Viên, đã khẳng định một cách chắc chắn: Tố Hữu là ngời mở đầu và hiện nay vẫn là ngời dẫn đầu nền thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta, khi mỗi thi sĩ muốn tìm đờng đi cho mình thì đã có ngay một ví dụ sống là Tố Hữu Chế Lan Viên cũng cho rằng trong các tập thơ, giọng thơ Tố Hữu chủ yếu là giọng tâm tình, giọng đầy thơng mến, vì vậy ngời đọc luôn thấy Tố Hữu gần gũi, không hề cách xa Thơ Tố Hữu (1937 1962 NXB văn học Hà Nội 1962). Còn giáo s Đặng Thai Mai trong bài Mấy ý nghĩ in đầu tập thơ Từ ấy (NXB văn học Hà Nội 1959) đã nói về mối quan hệ giữa thơ Tố Hữu và cuộc sống: Thơ Tố Hữu là bó hoa lửa nồng nàn kết tinh trên cơ sở hiện thực cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam dới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Sống là hành động, thơ cũng hành động, thơ với Tố Hữu là hình thức tơi đẹp của hoạt động cách mạng, của sự sống . Giải thích nguyên nhân nào đã tạo nên sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu, giáo s Đặng Thai Mai cho rằng có bao nhiêu nguyên nhân chính: Thứ nhất: do Tố Hữu có năng khiếu thơ từ bé, năng khiếu đó đợc ông thờng xuyên tích cực trau dồi, rèn luyện, phát huy. Thứ hai: do truyền thống và gia đình của quê hơng ông. Thứ ba: do đợc rèn luyện trong cuộc đấu tranh cách mạng dới sự lãnh đạo của Đảng vô sản. Còn giáo s Lê Đình Kỵ trong chuyên luận Thơ Tố Hữu (NXB ĐH và THCN Hà Nội 1980) đã nhấn mạnh đến tính Đảng vô sản, tính dân tộc, tính đại chúng trong toàn bộ thơ Tố Hữu. Ông cho rằng tính Đảng vô sản đã tạo nên tính giai cấp sâu sắc trong thơ Tố Hữu làm cho thơ Tố Hữu mang tính chiến đấu mạnh mẽ. Còn về hình thức nghệ thuật thì thơ Tố Hữu nổi bật nhất là tính chất: dân tộc và đại chúng. Nh vậy, theo xu hớng thứ nhất, một số vấn đề cốt lõi trong thơ Tố Hữu đã đợc các tác giả đề cập đến. 5.2. Xu hớng thứ hai đi vào khảo sát, tìm hiểu một số vấn đề cụ thể, một số bài thơ cụ thể, một số câu thơ cụ thể trong thơ Tố Hữu. Theo xu hớng này có: Mã Giang Lân, Nguyễn Quốc Túy, Vũ Quần Phơng, Nguyễn Bùi Vợi, Bế Kiến Quốc, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Nguyên Trứ. Trong bài Chi tiết trong thơ Tố Hữu (Tạp chí văn học 4 1971) Bế Kiến Quốc cho rằng thơ Tố Hữu có nhiều chi tiết sống động hấp Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 7 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng dẫn làm cho ngời đọc nhớ lâu chẳng hạn chi tiết trong bài thơ Trên miền bắc mùa xuân : Ga mới hồng đôi má hoặc trong bài Lợm: Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Nh con chim chích Nhảy trên đờng vàng Tác giả Vũ Quần Phơng lại cho rằng Tố Hữu có năng lực trong việc sử dụng thơ lục bát. Thơ lục bát của ông linh hoạt phù hợp với ý thơ đang diễn tả: Khi sôi nổi, khi nhẹ nhàng, khi trầm lắng, khi khoan thai.v.v. Bài thơ Việt bắc là một ví dụ tiêu biểu (Lục bát trong thơ Tố Hữu. Tạp chí văn học tháng 7 - 1979). Tác giả Hữu Thỉnh viết về các từ Mình , ta trong thơ Tố Hữu. (Thêm một cảm nhận về thơ Tố Hữu Tạp chí văn học - 1983). Hữu Thỉnh cho rằng đại từ Mình , ta trong thơ Tố Hữu có ba đặc điểm: Một là : nó kế tục nhuần nhuyễn cách dùng Mình, ta của văn học dân gian. Hai là : nó mang đợc nội dung mới, nội dung cách mạng. Ba là :nó đợc dùng rất sáng tạo, cách tân. Trong bài Tiếng địa phơng trong thơ Tố Hữu đăng trên (Tạp chí Ngôn ngữ 1969) nhà nghiên cứu Đào Thản cho rằng tiếng địa phơng đợc Tố Hữu dùng trong thơ có ba đặc điểm. Thứ nhất: đợc dùng đúng liều lợng, vừa phải. Thứ hai có tác dụng gắn bó với tâm trạng nhân vật trữ tình ở từng vùng, miền, địa phơng cụ thể. Thứ ba đợc dùng sáng tạo, tạo đợc sự hòa hợp và nhuần nhuyễn giữa tiếng địa phơng và tiếng phổ thông (ngôn ngữ toàn dân) trong thơ Tố Hữu. Ngoài ra, một số vấn đề cụ thể khác trong thơ Tố Hữu nh vấn đề nhịp điệu, giọng thơ, hơi thơ, từ chỉ màu sắc, từ em, số từ .v.v. cũng đợc nói đến trong các bài khác. Nhìn chung lại hai xu hớng trên đây đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng và bổ ích. Tuy vậy, vấn đề tính hiện thực trong thơ Tố Hữu vấn không đợc đi sâu nghiên cứu thành một mảng riêng (mặc dù có vài bài khi nghiên cứu vấn đề khác có khi có nhắc qua đến nét hiện thực Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 8 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng trong một số câu thơ Tố Hữu). Vì vậy, chúng tôi đã chọn Tính hiện thực trong thơ làm đề tài tìm hiểu, nghiên cứu cho khóa luận của mình. 6. Cái mới của khóa luận: Khóa luận sẽ cố gắng nêu ra một số nhận xét nhỏ về tính hiện thực trong thơ Tố Hữu mà trớc đây cha đợc đề cập đến. 7. Cấu trúc của khóa luận: Khóa luận gồm có 68 trang, ngoài chơng mở đầu, chơng kết luận, ngoài danh mục các tài liệu tham khảo và trích dẫn, phần chính của khóa luận gồm hai chơng : Chơng I: Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Chơng II: Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu. Trên đây, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề chung có tính chất mở đầu. Những vấn đề cụ thể sẽ đợc trình bày trong những chơng tiếp theo./. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 9 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng Phần nội dung Chơng I. Một số vấn đề giới thuyết liên quan đến đề tài 1.1 Tố Hữu: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác : 1.1.1 Tố Hữu Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 04/10/1920. Quê ông ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.Ông thân sinh của nhà thơ là một nhà nho nghèo, mặc dù hàng ngày phải chật vật để kiếm sống bằng nhiều nghề nhng ông rất ham thơ và thích su tầm ca dao, tục ngữ. Từ thủa nhỏ Tố Hữu đã đợc cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thơng con. Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm mời hai tuổi. Năm1933, ông xa gia đình vào học ở trờng Quốc học Huế. Quê hơng góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. Huế tuy là vùng đất nghèo nhng phong cảnh thiên nhiên sông núi lại rất nên thơ. Xứ Huế còn nổi tiếng là một vùng văn hoá phong phú, độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc, bao gồm cả văn hoá cung đình và văn hoá dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò nh nam ai, nam bình, mái nhì, mái đẩy Tố Hữu bớc vào tuổi thanh niên đúng vào những năm phong trào Mặt trận dân chủ do Đảng cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nớc mà Huế là một trong những trung tâm sôi nổi nhất.Tuổi trẻ của Tố Hữu đã có sự gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lý tởng Cách mạng. Nhờ sớm giác ngộ và lao vào phong trào đấu tranh nên Tố Hữu đã trởng thành nhanh chóng và trở thành ngời lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế khi còn trẻ. Năm 1938 (18 tuổi) ông đợc kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dơng và từ đó hoàn toàn hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp Cách Mạng. Đầu 1939, thực dân Pháp trở lại đàn áp phong trào Cách Mạng ở Đông Dơng. Cuối tháng 4 năm đó, Tố Hữu bị bắt và giam tại nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lợt bị giam giữ tại các nhà tù ở tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3/1942 Tố Hữu đã vợt ngục Đắc Lay (Kom Tum), rồi vợt hàng trăm cây số đờng rừng thoát khỏi sự vây lùng Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 10 . Dũng 16 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng Chơng II : Tính hiện thực trong thơ Tố hữu sau cách mạng 2.1. Thơ Tố Hữu phản ánh chân thực cuộc. tốt nghiệp Vũ Thanh Dũng 6 Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau Cách mạng Trong bài Thơ Tố Hữu in đầu tập Thơ Tố Hữu (1937 1962), dới góc độ một nhà thơ

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan