Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo

64 989 6
Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn Trờng đại học vinh Khoa giáo dục tiểu học- ngành giáo dục mầm non ---------------------------**--------------------------- tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo khóa luận tốt nghiệp giáo viên hớng dẫn: th. s hồ thị hạnh sinh viên thực hiện: trịnh thị lan 1 Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn vinh 2005 Lời cảm ơn Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, dới sự hớng dẫn nhiệt tình củagiáo Hồ Thị Hạnh, tôi dã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình với đề tài Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa giáo dục tiểu học, cảm ơn các thầy cô trong khoa đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập tại trờng cũng nh trong giai đoạn tôi làm bài khoá luận này và tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Hồ Thị Hạnh đã nhiệt tình hớng dẫn tôi trong suốt thời gian qua để cho bài khoá luận của tôi đợc hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn. Đây là lần đầu tiên tôi làm công tác nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy qua đây tôi rất mong sẽ nhận đợc những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô cùng các quý độc giả. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2005 tác giả 2 Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn Mục lục Phần 1: phần mở đầu Trang 1. lý do chọn đề tài 4 2. mục đích nghiên cứu 5 3. đối tợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5 3.1. đối tợng nghiên cứu 3.2. khách thể nghiên cứu 3.3. phạm vi nghiên cứu 4. giả thuyết khoa học 6 5. nhiệm vụ nghiên cứu 6 6. phơng pháp nghiên cứu 6 phần 2: phần nội dung chơng : cơ sở lý luận 7 1. lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 2. cơ sở lý luận về chú ý 12 2.1. khái niệm chú ý 2.2. đặc điểm chung về chú ý 2.3. tính chất của chú ý 2.4. phân loại chú ý 2.5. Vai trò của chú ý 3 Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn 3. sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 20 4. khả năng chú ý của trẻ mẫu giáo 24 5. ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động đối với sự phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo 27 kết luận chơng 30 chơng : Thực trạng tìm hiểu về mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo 1.khách thể nghiên cứu 32 3.cách thức nghiên cứu 32 2.1.mục đích nghiên cứu 2.2. cách thức tiến hành nghiên cứu 3. thực trạng tìm hiểu về mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo 34 3.1. mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo bé 34 3.2. mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo nhỡ 42 3.3. mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo lớn 50 kết luận chơng 57 phần thứ 3: kết luận và kiến nghị 58 1. kết luận 58 2.kiến nghị 60 tài liệu tham khảo 63 4 Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn Phần một : Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài chúng ta cũng biết rằng trong môi trờng xung quanh luôn có vô vàn những sự vật tác động vào ta, sự quan tâm của mỗi ngời khá đa dạng, có thể biến đổi theo thời gian, không gian, chúng ta phải biết chọn lựa, tập trung vào một đối tợng hay một thuộc tính nào đó của sự vật, đó chính là chúng ta đã chú ý. Nh vậy chú ý sẽ giúp chúng ta định hớng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả, chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức, là nền tảng của mọi tài năng của con ngời. Rèn luyện và phát triển chú ý cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là bớc chuẩn bị quan trọng và cần thiết, nếu nh quá trình chú ý của trẻ diễn ra một cách có tổ chức, khoa học thì quá trình nhận thức của trẻ cũng sẽ đợc phát triểnđó cũng là điều kiện cơ bản để trẻ học tập có kết quả. Ngợc lại, nếu chú ý của trẻ không có sự chọn lựa, chú ý tản mạn, thiếu sự hớng dẫn, tổ chức của ngời lớn thì sẽ ảnh hởng không tốt tới việc nhận thức và phát triển trí tuệ của trẻ. A-X Macarencô- Nhà giáo dục học Xô Viết vĩ đại những năm 30-40 của thế kỉ XX đã đúng khi cho rằng những gì trẻ em không có đợc trớc 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn. Chính vì lẽ đó mà việc đầu t, phát triển nguồn lực con ngời là vấn đề đợc coi trọng hàng đầu và cần đợc tiến hành có hệ thống, khoa học, liên tục, không ngừng và phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Nhà giáo dục học Nga Usinxki đã tổng kết Đừng nói khi ngời ta cha chú ý nghe. Cần giáo dục chú ý và điều khiển đợc chú ý của ngời học. Khi 5 Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn xuất hiện trong hoạt động của trẻ chú ý không chỉ đợc nảy sinh mà còn đợc duy trì bởi hoạt động có tổ chức một cách hợp lý của trẻ, trớc hết là hoạt động trí óc tích cực. Quá trình tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mà hoạt động này lấy cơ sở là tính tích cực của t duy sẽ hình thành nét tâm lý đặc biệt của cá nhân ngời, đó chính là sức chú ý. Sức chú ý ở đây đợc bộc lộ ở khả năng tập trung lâu vào đối tợng của hoạt động và khả năng điều khiển chú ý của mỗi cá nhân. Từ trớc tới nay đã có nhiều nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về mức độ, biểu hiện, khả năng chú ý của trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, song vẫn cha có đợc những quan điểm thống nhất nhằm phát triển chú ý cho trẻ ở giai đoạn lứa tuổi này. Chú ý của trẻ phát triển cùng với sự phát triển của t duy, trí tuệ, trẻ càng lớn thì chú ý càng phát triển hơn. Tuy nhiên trên thực tế chú ý của trẻ mầm non nói chung còn thụ động (thiếu tính tích cực chủ động, cha có mục đích và còn phụ thuộc định hớng tổ chức điều khiển của ngời lớn). Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để phát huy đợc tính tích cực, chủ động trong quá trình chú ý của trẻ để trẻ tiến hành các hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Vì muốn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo, nhằm xác định mức độ phát triển chú ý của trẻ ở từng độ tuổi, tìm ra đợc những yếu tố ảnh hởng đến quá trình chú ý của trẻ. Trên cơ sở đó đa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ phát triển chú ý của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, trên cơ sở đó đa ra một số kiến nghị để tổ chức các hoạt động nhằm phát triển chú ý cho trẻ mẫu giáomức độ cao hơn. 3. Đối tợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tợng nghiên cứu 6 Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo 3.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ mẫu giáo (3 - 6 tuổi) 3.3. Phạm vi nghiên cứu 25 trẻ mẫu giáo bé 25 trẻ mẫu giáo nhỡ 25 trẻ mẫu giáo lớn Trờng mầm non bán công Bình Minh, thành phố Vinh 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay mức độ phát triển chú ý của trẻ mầm non nói chung còn thấp do trẻ cha có thói quen tập trung ý thức vào việc giải quyết các nhiệm vụ, các mục đích đợc đặt ra trong các hoạt động khác nhau. 5. nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về chú ý 5.2. Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo 5.3.Đa ra một số kiến nghị nhằm phát triển chú ý cho trẻ mẫu giáo ngày một tốt hơn 6. Phơng pháp nghiên cứu 6.1. Phơng pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến chú ý nói chung và chú ý của trẻ mẫu giáo nói riêng. - Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài 6.2. Phơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phơng pháp thực nghiệm - Phơng pháp quan sát - Phơng pháp phỏng vấn 7 Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn - Phơng pháp thống kê Phần 2 - phần nội dung Chơng :cơ sở lý luận 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu chú ý có vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng nh hoạt động lao động của con ngời. Chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức. Vấn đề chú ý đã và đang đợc rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đợc khái quát trong một số tài liệu (trong và ngoài nớc) về tâm lý học đại cơng, tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Đối với những nghiên cứu tâm lý trẻ em trớc tuổi học Liublinxkaia trong cuốn Tâm lý học trẻ em (tập 1) cũng có bàn về vấn đề chú ý: Dựa vào phản xạ định hớng(phản xạ không điều kiện) chú ý của trẻ từ năm thứ hai đã có những đặc điểm của phản xạ có điều kiện. Theo những nghiên cứu của V.Stecnơ, B.Prâye thì những biểu hiện đầu tiên của tính tập trung ở trẻ sơ sinh đã đợc ghi ở trẻ sơ sinh vào ngày thứ 10-12 trong đời sống khi các em hớng mắt vào ánh sáng của ngọn đèn đặt ở khoảng cách gần chúng. Sự chú ý của trẻ độ tuổi bú mẹ và trẻ tuổi vờn trẻ là ngắn ngủi, sức tập trung yếu nhng lên đến tuổi mẫu giáo ngôn ngữ đợc phát triển, tính độc lập cao trong hành vi của trẻ, hoạt động đa dạng, làm phát triển mạnh khối lợng chú ý của trẻ ở tuổi mẫu giáo, tính bền vững chú ýtrẻ phát triển cùng với sự phát triển của tính tích cực của trẻ em với sự vật. Kết quả nghiên cứu của V.A.Gorơbatsơva, D.B.Gôđôvikôva, D.N.Bôrisôva đã chứng tỏ rằng: Vai trò của ngôn ngữ nh là đối tợng chú ý của trẻ em đặc biệt tăng khi trẻ em tiếp xúc với những qui tắc, những yêu cầu do ng- ời lớn đa ra. Nếu ở những tuổi nhỏ hơn những vật rực rỡ, bất thờng lần đầu tiên 8 Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn thu hút trẻ mà sự xem xét các vật đó dờng nh để thoả mãn sự tò mò, ham hiểu biết ở trẻ, giúp trả lời câu hỏi đây là cái gì? thì chú ý của trẻ mẫu giáo thờng không bị những vật có bề ngoài hấp dẫn lôi cuốn. ở trẻ mẫu giáo những đặc điểm của các vật trớc hết là sự sử dụng từng vật, ý nghĩa của nó, cách sử dụng, làm cho trẻ hứng thú. Tuy nhiên khối lợng chú ý của những trẻ lên bốn, lên sáu không đầy đủ để phân biệt đợc những đối tợng phức tạp về nội dung và ít sai khác nhau. Những hình thức đầu tiên của chú ýchủ định xuất hiện ở mẫu giáo lớn là chỉ số cơ bản của sự phát triểntrẻ khả năng tập trung mặc dù chú ý của các em còn đợc duy trì bởi sự hứng thú đối với bản thân hoạt động, đối với kết quả của quá trình hoạt động. Liublinxkaia khẳng định: chú ý đợc hoàn thiện dới những hình thức hoạt động tâm lý khác nhau của trẻ em do ngời lớn tổ chức một cách hợp lýchú ý không phải là một hình thức đặc biệt nào đó của hoạt động tâm lý mà ở một mức độ nào đó chú ý đợc đa vào quá trình tâm lý bất kì. Còn những quan sát của T.V.Pêtukhôva, V.V.Notsepkina, chỉ ra rằng ở trẻ nhóm nhỡ và nhỏ tuổi sự phân tán chú ý khỏi công việc ngắn hơn thực hơn so với trẻ mẫu giáo lớn. Dựa trên những thực nghiệm của mình, V.V.Notsepkina kết luận: Tính bền vững của chú ýtrẻ điềm đạm, tự kiềm chế gấp 1.5-2 lần so với những trẻ đặc biệt dễ kích thích. Nh vậy nếu có phơng pháp rèn luyện chú ý đúng đắn thì sẽ phát triển tốt chú ý cho trẻ (giảm đợc số lỗi mắc phải trong quá trình chú ý). Bởi vì trong một lúc các em chỉ tập trung chú ý vào một nội dung nào đó trong hoạt động của mình (M.N.Vôlôkichina, Ph.N.Gôlôbôlin). Thực nghiệm của A.P.Rôđina thì chứng minh rằng trong sự tuân theo những điều kiện tổ chức đúng sự chú ý ngay cả trong những giờ học tơng đối 9 Khóa luận tốt nghiệp trịnh thị lan-k42mn khó đòi hỏi ở trẻ sự cố gắng trí tuệ nhất định chẳng những không làm mệt học sinh hơn so với giờ ở các lớp bình thờng, mà thậm chí trong một số trờng hợp còn nâng cao khả năng làm việc của chúng nữa. Theo A.V.Dapôrôzet thì trẻ chú ý lâu bền hơn với những đồ vật thích thú(kết quả thực nghiệm trên trẻ 4-5 tuổi . Trong cuốn tâm lý học do A.A.Xiecnôp chủ biên đã chỉ ra rằng: chú ý có sự biểu hiện bề ngoài của nó ở nét mặt và động tác của con ngời. Song những dấu hiệu bề ngoài của chú ý không phải bao giờ cũng phù hợp trạng thái thực của nó. Theo Xtrakhôp thì ngoài chú ý thực và không chú ý thực còn có hiện t- ợng vờ chú ý và vờ không chú ý. Chú ý chỉ đảm bảo sự phản ánh tơng đối khá rõ ràng những cái là đối tợng của nó. Cũng bàn về vấn đề chú ý V.X.Mukhina có đề cập nhiều đến chú ý của trẻ trớc tuổi học trong cuốn Tâm lý học mẫu giáo (Tập 1, 2). Trong đó tác giả đã khẳng định: trẻ mẫu giáo có phẩm chất đặc trng cho lứa tuổi là chú ý không chủ định. Chú ý của trẻ em ở đầu lứa tuổi mẫu giáo phản ánh hứng thú của các em đối với các đối tợng xung quanh và những hành động hoàn thành với các đối t- ợng đó. Trẻ em chỉ tập trung chú ý khi nào hứng thú cha tiêu tan, sự xuất hiện một đối tợng mới lập tức gây ra sự di chuyển chú ý sang đối tợng ấy, bởi vậy trẻ em ít khi có thể làm cùng một công việc trong thời gian dài. Cũng trong cuốn sách này Mukhina đa ra nhận định: trong giai đoạn lứa tuổi mẫu giáo chú ý của trẻ ngày càng tập trung và phát triển bền vững hơn và chú ýchủ định hình thành ở lứa tuổi mẫu giáo có liên quan với sự gia tăng chung vai trò của ngôn ngữ trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ. Các yếu tố trò chơi, các dạng hoạt động sáng tạo đợc áp dụng trong giờ học, việc thay đổi luôn 10 . tìm hiểu về mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo 34 3.1. mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo bé 34 3.2. mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo. cho luận văn của mình là Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo, nhằm xác định mức độ phát triển chú ý của trẻ ở từng độ tuổi, tìm ra đợc những

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:02

Hình ảnh liên quan

Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy rằng trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé mức độ phát triển chú ý cha đạt đến mức phát triển và rất phát triển - Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo

h.

ìn vào bảng thống kê chúng ta thấy rằng trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé mức độ phát triển chú ý cha đạt đến mức phát triển và rất phát triển Xem tại trang 37 của tài liệu.
Nhìn vào bảng thống kê chúng tôi nhận thấy ở trẻ mẫu giáo nhỡ mặc dù các phẩm chất chú ý tăng lên và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển  - Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo

h.

ìn vào bảng thống kê chúng tôi nhận thấy ở trẻ mẫu giáo nhỡ mặc dù các phẩm chất chú ý tăng lên và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển Xem tại trang 45 của tài liệu.
Kết quả thu đợc trên trẻ đợc chúng tôi thống kê lại theo bảng sau: - Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo

t.

quả thu đợc trên trẻ đợc chúng tôi thống kê lại theo bảng sau: Xem tại trang 52 của tài liệu.
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta nhận thấy mức độ phát triển chú ở trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn đã tăng lên đáng kể - Tìm hiểu mức độ phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo

h.

ìn vào bảng thống kê chúng ta nhận thấy mức độ phát triển chú ở trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn đã tăng lên đáng kể Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan