So sánh phần phong cách học trong sách tiếng việt hợp nhất năm 2000 và sách ngữ văn trung học phổ thông hiện nay luận văn thạc sỹ ngữ văn

116 672 1
So sánh phần phong cách học trong sách tiếng việt hợp nhất năm 2000 và sách ngữ văn trung học phổ thông hiện nay luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học vinh TRầN THị GIANG SO SáNH PHầN PHONG CáCH HọC TRONG SáCH TIếNG VIệT HợP NHấT NĂM 2000 SáCH NGữ VĂN TRUNG HọC PHổ THÔNG HIệN NAY CHUYấN NGNH: NGễN NG HC M S: 60.22.01 LUậN VĂN THạCNGữ VĂN Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Đặng Lu VINH - 2011 2 MỤC LỤC Trang M UỞĐẦ . 1. Lý do ch n t iọ đề à 2. L ch s v n ị ử ấ đề . 3. i t ng, nhi m v v m c ích nghiên c uĐố ượ ệ ụ à ụ đ ứ . 4. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ . 5. óng góp c a lu n v nĐ ủ ậ ă . 6. C u trúc lu n v nấ ậ ă Ch ng 1ươ T NG QUAN V PH N PHONG CÁCH H C TRONG SÁCHỔ Ề Ầ Ọ TI NG VI T H P NH T N M 2000 SÁCH NG V NẾ Ệ Ợ Ấ Ă Ữ Ă THPT HI N NAYỆ . 1.1. Nhìn chung v sách Ti ng Vi t h p nh t n m 2000 v sách Ng v nề ế ệ ợ ấ ă à ữ ă THPT hi n nayệ . 1.1.1. S l c v sách Ti ng Vi t h p nh t n m 2000 ơ ượ ề ế ệ ợ ấ ă . 1.1.2. S l c v b sách Ng v n THPT hi n nay ơ ượ ề ộ ữ ă ệ 1.1.3. Lí do c a vi c thay sách giáo khoa môn Ng v nủ ệ ữ ă 1.2. Quan i m biên so n, k t c u ch ng trình v ph n Phong cách h cđ ể ạ ế ấ ươ à ầ ọ trong ba b sách giáo khoa THPTộ 1.2.1. V n quan i m v cách t ch c biên so nấ đề đ ể à ổ ứ ạ . 1.2.2. K t c u c a ba b sáchế ấ ủ ộ . 1.2.3. Nhìn chung v ph n Phong cách h c ba b sáchề ầ ọ ở ộ . Ti u k t ch ng 1ể ế ươ . Ch ng 2ươ TRI TH C PHONG CÁCH H C TRONG B SÁCHỨ Ọ Ộ TI NG VI T H P NH T N M 2000 HAI B SÁCH NG V NẾ Ệ Ợ Ấ Ă Ộ Ữ Ă THPT HI N NAYỆ . 2.1. Ph n Phong cách h c trong sách Ti ng Vi t THPT h p nh t n m 2000 ầ ọ ế ệ ợ ấ ă 2.1.1. Nh ng v n lí thuy t phong cách h c ti ng Vi tữ ấ đề ế ọ ế ệ 2.1.2. Nh ng n i dung th c h nh phong cách h c ti ng Vi tữ ộ ự à ọ ế ệ 2.1.3. Nh ng v n phong cách h c trong các b i thu c h p ph n khác trongữ ấ đề ọ à ộ ợ ầ SGK Ti ng Vi t h p nh t n m 2000ế ệ ợ ấ ă . 2.2. Ph n Phong cách h c trong sách Ngầ ọ ữ v n că ơ b n THPT ả . 2.2.1. Nh ng v n lí thuy t v phong cách h c ti ng Vi tữ ấ đề ế ề ọ ế ệ . 2.2.2. Nh ng b i luy n t p v phong cách h c ti ng Vi tữ à ệ ậ ề ọ ế ệ 2.2.3. Nh ng n i dung phong cách h c các b i thu c h p ph n khác trongữ ộ ọ ở à ộ ợ ầ sách Ng v n c b n THPT ữ ă ơ ả . 2.3. Ph n Phong cách h c trong sách Ngầ ọ ữ v n nâng cao THPT ă . 2.3.1. Nh ng v n lí thuy t v phong cách h c ti ng Vi tữ ấ đề ế ề ọ ế ệ . 2.3.2. Nh ng b i luy n t p v phong cách h c ti ng Vi t ữ à ệ ậ ề ọ ế ệ . 2.3.3. Nh ng n i dung phong cách h c các b i thu c h p ph n khác trongữ ộ ọ ở à ộ ợ ầ sách Ng v n nâng cao THPT ữ ă Ti u k t ch ng 2ể ế ươ . Ch ng 3ươ SO SÁNH PH N PHONG CÁCH H CẦ Ọ BA B SÁCH GIÁO KHOA TRUNG H C THÔNGỞ Ộ Ọ 3.1. C s v m c ích c a s so sánhơ ở à ụ đ ủ ự . 3.1.1. C s c a s so sánhơ ở ủ ự . 3.1.2. M c ích c a s so sánhụ đ ủ ự 3.2. So sánh ph n Phong cách h c ba bầ ọ ở ộ sách 3.2.1. So sánh v dung l ng tri th c phong cách h c v yêu c u th c h nhề ượ ứ ọ à ầ ự à phong cách h c gi a ba b sáchọ ữ ộ . 3.2.2. So sánh v tính h th ng v tính khoa h c c a ph n Phong cách h cề ệ ố à ọ ủ ầ ọ trong ba b sáchộ . 4 3.2.3. So sánh v kh v n d ng tri th c phong cách h c gi a ba b sáchề ả ậ ụ ứ ọ ữ ộ . Ti u k t ch ng 3ể ế ươ . K T LU NẾ Ậ TÀI LI U THAM KH OỆ Ả MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Với tư cách là một môn học, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, tri thức tiếng Việt, quy tắc hoạt động những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, tiếng Việt là một công cụ giao tiếp tư duy, nên môn Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp: tiếp nhận diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường trong cuộc sống. Điều đó chứng tỏ môn Tiếng Việt là một trong những môn có tầm quan trọng đặc biệt trong các môn khoa học xã hội - nhân văn, có vai trò trọng yếu trong việc giữ gìn phát huy tiếng nói dân tộc. Để bộ môn Tiếng Việt hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, các soạn giả sách giáo khoa đã ngày càng chú trọng hơn nội dung của môn học này trong đó có phần Phong cách học. Đó là một nội dung mà trước đây chưa được quan tâm nhiều mặc dù là yếu tố quan trọng giúp học sinh tiếp nhận tạo lập văn bản một cách tốt hơn. 1.2. Phong cách học được hiểu là khoa học về quy luật nói viết có hiệu lực cao. Nhiệm vụ chính của nó là đánh giá đúng ngôn ngữ dân tộc, tiên đoán con đường phát triển, xây dựng những khuôn mẫu diễn đạt tối ưu trong việc sử dụng ngôn ngữ, góp phần phát triển tiếng Việt, làm cho nó ngày càng giàu đẹp. Vì thế, cũng như ngôn ngữ nói chung, Phong cách học có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Nó giúp cho mỗi người khi giao tiếp biết cách lựa chọn, kết hợp những yếu tố ngôn ngữ để diễn đạt hiệu quả nhất. 5 Chương trình THPT hiện nay cho thấy việc học tiếng Việt của học sinh không chỉ dừng lại ở từ câu mà cần tiến tới chỗ giúp học sinh biết cách đọc - hiểu, tổ chức văn bản. Mà văn bản thì bao giờ cũng thuộc một phong cách nhất định. Hơn nữa, phần Phong cách học ở THPT nhằm giúp cho học sinh cũng cố các tri thức về phong cách học, tu từ học ở các lớp dưới để nâng cao dần thành cơ sở lý thuyết rồi vận dụng chúng vào việc tiếp nhận văn bản; tự xây dựng văn bản của mình; phát triển năng lực nói viết đúng phong cách, có nghệ thuật. 1.3. Chương trình sách giáo khoa cũ phù hợp giai đoạn qua, nay bộc lộ một số tồn tại, không theo kịp đổi mới. Ở sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000, phần Phong cách học được trình bày một cách có hệ thống, nhưng lại nặng về tính hàn lâm, quá coi trọng lý thuyết không đáp ứng được đòi hỏi của đối tượng học sinh hiện nay cũng như yêu cầu cầu sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự giao lưu hội nhập. Việc ra đời chương trình THPT mới đã khắc phục những hạn chế trên, đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện đại. Một trong những thay đổi quan trọng nhất của chương trình sách giáo khoa THPT môn Ngữ văn lần này là việc biên soạn hai bộ sách theo hai mức độ khác nhau. Sách biên soạn theo chương trình chuẩn gọi là Ngữ văn cơ bản, sách biên soạn theo chương trình nâng cao gọi là Ngữ văn nâng cao. Do công việc biên soạn lại sách giáo khoa mới được tiến hành, có nhiều đổi mới về nội dung cách thức thể hiện, thế nhưng, thời gian áp dụng vào tực tế dạy học chưa dài chắc chắn còn nhiều vấn đề phải được thảo luận, rút kinh nghiệm. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề So sánh phần Phong cách học trong sách Tiếng Việt hợp nhất năm 2000 sách Ngữ văn THPT hiện nay để nghiên cứu, nhằm góp thêm những cứ liệu cần thiết cho việc dạy học hoàn thiện sách giáo khoa - một chủ trương đang từng bước được tiến hành. 6 2. Lịch sử vấn đề Phong cách học là bộ phận quan trọng của hệ thống ngôn ngữ, nằm trong phân môn Tiếng Việt. Vì thế nó đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều công trình khác nhau bàn về phong cách học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Việc nghiên cứu phong cách học, trên thực tế đã diễn ra trong một thời gian khá lâu dài. Theo Hữu Đạt, “Trước khi các lý thuyết ngôn ngữ học đại cương của F. dơ. Xốt - xuya ra đời, việc nghiên cứu phong cách học chưa có tính hệ thống. Nói một cách khác, ở giai đoạn này, phong cách học chưa phải là một bộ môn khoa học thực sự vì nó chưa trang bị được cho mình những phương pháp nghiên cứu cụ thể” [12, tr.5]. Cũng theo tác giả, “Phải đợi đến thế kỷ XX, sau khi F. dơ. Xốt-xuya tiến hành một cuộc cách mạng vĩ đại trong ngôn ngữ học với công trình lí thuyết về ngôn ngữ học đại cương thì phong cách mới có đủ những điều kiện để trở thành một bộ môn khoa học độc lập thực sự với đầy đủ ý nghĩa của nó” [12. tr.9]. Những manh nha đầu tiên báo hiệu cho tương lai ra đời của bộ môn khoa học mới - tức là bộ môn phong cách học sau này là những ý kiến của một số nhà triết học cổ đại Hy Lạp - La Mã như Platon, Democrit, Arixtôt từ trước CN bàn về diễn thuyết của nhà hùng biện, gọi là phép mĩ từ. Đến những năm đầu CN, ý tưởng này đã được một số nhà thơ, nhà hùng biện như Virgile, Cicèron bổ sung phát triển thêm. Tiếp sau đó, nhiều học giả phương Tây, phương Đông trong đó có cả Việt Nam đã tiếp tục bàn đến phong cách như là sự biến hóa của lời nói, các biện pháp tu từ… Bước sang thế kỷ XX, Ch. Bally (1865 - 1947) người học trò xuất sắc của F. dơ. Xốt-xuya đã đặt nền móng cho phong cách học hiện đại. Tác phẩm quan trọng nhất của ông là Khảo luận về phong cách học tiếng Pháp. Cuốn sách gồm 2 tập, ông dành riêng một tập cho lý thuyết phong cách học. Theo ông: “Phong cách học nghiên cứu các sự kiện biểu đạt của ngôn ngữ trên quan 7 điểm nội dung biểu cảm của chúng, nghĩa là sự biểu đạt các sự kiện tình cảm bằng ngôn ngữ tác động của ngôn ngữ đối với tình cảm” [Dẫn theo 21, tr.27]. Công trình nghiên cứu của Ch. Bally có tính chất nền tảng của phong cách học, đánh dấu một bước chuyển lớn lao từ tu từ học cổ điển sang phong cách học hiện đại. Công lao của Bally là đã xác lập được đối tượng, phương pháp nghiên cứu cho chuyên ngành này. Sau Bally, việc nghiên cứu phong cách học vẫn được tiếp tục ở Pháp phát triển ở nhiều nước như Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc… Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề mấu chốt của phong cách học như: xác định đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu phân loại phong cách chức năng, … Ở Việt Nam, môn Phong cách học Tiếng Việt được hình thành vào những năm 1964. Lúc đầu nó được gọi là “Tu từ học tiếng Việt” được biên soạn với tư cách là một bộ phận trong Giáo trình Việt ngữ của Đại học Sư phạm Hà Nội, trên cơ sở những thành tựu của đội ngũ cán bộ giảng dạy về phong cách tiếng Việt lúc bấy giờ. Từ năm 1968 trở đi, Phong cách học tiếng Việt đã được tách riêng ra, giảng dạy ở bậc đại học với tư cách là một môn khoa học độc lập. Có nhiều cuốn sách, tư liệu, giáo trình, bài báo, luận văn, khóa luận,… đã tập trung nghiên cứu về bộ môn này. Sau Giáo trình Việt ngữ (t.3) - Tu từ học do Đinh Trọng Lạc viết năm 1964, Phong cách học được xem như một môn khoa học mới ở Việt Nam, lần lượt các giáo trình về phong cách học ra đời. Đó là Giáo trình phong cách học tiếng Việt hiện đại của nhóm tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ; Mấy bài giảng về phong cách học của Nguyễn Thái Hòa; Tư liệu phong cách học của Đinh Xuân Hiền; Phong cách học tiếng Việt hiện đại của Hoàng Trọng Phiến; Giáo trình phong cách học của Võ Bình, Lê Anh Hiền; Phong cách học của Hoàng Văn Hành,… Các giáo trình chủ yếu tập trung đề cập đến khái niệm, phân loại đặc điểm các phong cách chức năng. 8 Năm 1982, nhóm tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Võ Bình, Nguyễn Thái Hòa biên soạn giáo trình mới Phong cách học tiếng Việt đã bổ sung những phần còn thiếu, ví như vấn đề phong cách chức năng, phân loại phong cách chức năng tiếng Việt v.v…cho đầy đủ hơn. Trong việc miêu tả các phong cách chức năng các tác giả đặc biệt chú ý những đặc trưng phong cách, nhất là mối quan hệ giữa các đặc trưng (tương đồng hoặc tương phản). Còn những phần khác, chủ yếu là dựa vào cuốn giáo trình cũ, có hiệu chỉnh, thêm bớt chút ít. Giáo trình Phong cách học đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú (1983) đã xác định đối tượng của phong cách học “là một bộ phận nghiên cứu quy tắc, quy luật lựa chọn, hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng nhất định”. Tác giả đã có sự phân biệt các lớp từ vựng được chuyên dùng trong những phong cách khác nhau, đặc biệt là sự miêu tả tỉ mỉ dựa vào các nét đối lập giữa các phong cách. Năm 1994, giáo trình Phong cách học tiếng Việt của hai tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên) Nguyễn Thái Hòa cuốn Thực hành Phong cách học cũng của hai tác giả trên đã có một số nội dung mới so với các giáo trình trước đó. Cụ thể là: - Vận dụng lí thuyết giao tiếp bổ sung vào lí thuyết Phong cách học. - Phân biệt rạch ròi “phương tiện tu từ” "biện pháp tu từ”, hai khái niệm trước đây gọi chung là phương thức tu từ. - Đưa các phương tiện tu từ biện pháp tu từ văn bản vào giáo trình. - Vài nét về phong cách thể loại. Đặc biệt cuốn Thực hành Phong cách học tiếng Việt đưa ra nhiều tình huống vận dụng kiến thức lí thuyết phong cách học rất thú vị. 9 Đinh Trọng Lạc còn cho xuất bản cuốn 99 phương tiện biện pháp tu từ tiếng Việt (1995) trình bày hệ thống phương tiện tu từ biện pháp tu từ ở các cấp độ. Nguyễn Thái Hòa trong Dẫn luận phong cách học đã đề cập đến những kiến thức chung nhất về tu từ học phong cách học, mối quan hệ giữa chúng. Tác giả đã tập hợp lí thuyết thuộc các trường phái, trào lưu trên thế giới, gạn lọc, phân tích tư liệu để biên soạn thành chuyên đề giảng cho sinh viên. Cuốn Phong cách học các phong cách chức năng tiếng Việt của Hữu Đạt là một công trình nghiên cứu công phu về phong cách học tiếng Việt. Cuốn sách cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử nghiên cứu, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu cũng như phân chia các phong cách chức năng. Tác giả đề cập đến sáu phong cách chức năng, ở mỗi phong cách nêu đặc điểm ngôn ngữ, các dạng tồn tại, cấu trúc văn bản của phong cách ngôn ngữ đó. Còn các công trình nghiên cứu phong cách học phục vụ giảng dạy ở THPT tuy không nhiều nhưng cũng có thành tựu đáng kể. Trước đây, nội dung phần Phong cách học đã được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt THTP, nhưng thực sự chưa được chú ý đúng mức. Phần này mặc dù đã được nghiên cứu song chưa toàn diện, sâu sắc mà nó còn mang tính nhỏ lẻ, sài ít được chú ý. Nghĩa là, khi nghiên cứu về tiếng Việt, hầu như các tài liệu chỉ tập trung quan tâm đến phần Từ ngữ, Ngữ pháp. Tiêu biểu có các tài liệu: Sổ tay tiếng Việt THPT của các tác giả Đinh Trọng Lạc Lê Xuân Thại; Tiếng Việt trong trường học của Lê Xuân Thại cuốn Sổ tay kiến thức tiếng Việt của Đỗ Việt Hùng. Trong những công trình này, tiếng Việt được viết một cách chung chung, không phân ra từng hợp phần cụ thể. Hiện nay, nội dung Phong cách học đã được quan tâm, chú ý. Các nhà nghiên cứu đã có cách nhìn hệ thống hơn về nó. Phong cách học dần dần khẳng định được tầm quan trọng của mình. 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan