Tài liệu Giáo trình tin học địa chất hướng dẫn sử dụng Mapinfo pptx

41 876 14
Tài liệu Giáo trình tin học địa chất hướng dẫn sử dụng Mapinfo pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam Viện Thông tinliệu địa chất Giáo trình tin học địa chất hướng dẫn sử dụng MapInfo ( Dùng cho lớp tin học địa chất ) Người Viết : Lê Tuấn Anh Lê Minh Tuân Hà nội, 1997 Mở đầu rước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của tin học, và sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ GIS (Geographic Information System) trong quản lý, sản xuất cũng như trong các nghành khác nhau đặc biệt là các nghành khoa học trái đất cho phép con người mô phỏng hình dáng bề mặt trái đất, quản lý tài nguyên thiên nhiên . cùng với các phép toán, các công cụ để phân tích, truy xuất, tìm kiếm dữ liệu một cách nhanh chóng hiệu quả, công cụ ngày càng khẳng định vị trí vững chắc của nó trong thế giới tin học. T Trong nhiều năm qua, Cục Địa chất Việt nam đã chú ý đầu tư, xây dựng và phát triển các cơ sở tin học (con người, thiết bị .) ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, trở thành công cụ hữu ích giúp cho các nhà địa chất trong công tác thu thập, phân tích, xử lý số liệu và phục vụ các cấp lãnh đạo trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản. Tại Viện Thông tinliệu Địa chất đã có những phần mềm GIS của các hãng nổi tiếng trên thế giới như MGE của InterGraph, ArcInfo của ESRI và MAPINFO của MapInfo Co . Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của tất cả các anh em làm tin học tại Viện trong công tác nghiên cứu, xây dựng các quy trình công nghệ và triển khai sản xuất đã bước đầu tạo ra được những sản phẩm có chất lượng. Ngày nay, công tác đào tạo GIS cũng như chuyển giao công nghệ trở thành một trong những mục tiêu đào tạo của Viện. Trong giáo trình này, chúng tôi cố gắng cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về MAPINFO, một phần mềm GIS hiện đang được sử dụng phổ biến rộng rãi trong các nghành đặc biệt là nghành Địa chất Việt Nam cũng như trên thế giới. Chúng tôi cũng rất mong mọi người đọc qua đó sẽ nắm bắt được một cách nhìn tổng quan về các hệ GIS cũng như những kiến thức cơ sở của MAPINFO một cách hệ thống và sử dụng sao cho hiệu quả nhất trong công việc của mình. Để cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các bạn./. Tác giả. 2 Mục lục - Chương I : Cấu trúc của phần mềm MapInfo và một số khái niệm cơ bản - Chương II : Tạo mới các Table, Làm việc với Project - Chương III : Làm việc với các đối tượng hình học trên Mapinfo. - Chương IV : Làm việc với các đối tượng thuộc tính trên Mapinfo. - Chương V : Làm việc với Layer Cosmetic. - Chương VI : Một số sử lý khác. 3 Chương I : một số khái niệm cơ bản I - Khái niệm về GIS (Geographic Infomation System) Từ những sự phát triển mạnh mẽ trong tin học và những nhu cầu trong thực tế của các nghành khoa học trái đất về công tác thành lập và quản lý các lọai bản đồ trên máy tính, ngày nay trên thế giới đã có rất nhiều hệ phần mềm GIS được áp dụng và đưa vào thực tế phục vụ con người. GIS là một hệ phần mềm máy vi tính cung cấp các công cụ phục vụ cho việc thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý và hiển thị các thông tin địa lý. Các thông tin đó mô tả về hình dạng, vị trí cũng như các tính chất của các đối tượng trên trái đất trong một hệ tọa độ nào đó. Dữ liệu của một hệ GIS bao giờ cũng gồm hai lọai đó là : - Dữ liệu không gian - Dữ liệu thuộc tính MapInfo là một hệ GIS hiện đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Canada, úc . Hơn nữa, Mapinfo còn cung cấp một ngôn ngữ MapBasic giúp cho các lập trình viên có thể can thiệp vào CSDL cũng như phát triển các công cụ phục cho mục đích của người dùng. MapInfo là một phần mềm có khả năng tương thích cao với các hệ GIS khác, cho phép ta có thể trao đổi dữ liệu giữa MapInfor với các hệ đó thông qua các dạng Format chuẩn như AutoCad DXF File (Data Exchange File). Hơn nữa, với phiên bản MapInfo Profesional 4.0 trở lên hãng đã cung cấp những khả năng mới đó là : - Cung cấp một Project mới đó là Gauss-Kruger (Pulkovo 1942) cho phép ta đưa các bản đồ vào MapInfo theo đúng hệ tọa độ Gauss (Hà nội 72) hiện đang dùng tại Việt nam. - ODBC (Open DataBase Conectivity) : Là chức năng cho phép người dùng có thể sử dụng môi trường ODBC để tạo các liên kết tới các CSDL lớn như MicroSoft Access, MicroSoft SQL Server, Oracle, Fopro for Windows . - Cung cấp một thư viện hàm OLE giúp cho việc đưa các bản đồ được tạo ra trên MapInfo vào trang tài liệu của các hệ sọan thảo văn bản như Microsoft Word phục vụ cho công tác thành lập các bản thuyết minh báo cáo ii - Cấu trúc File dữ liệu của phần mềm MapInfo Một bản đồ trên MapInfo được gọi là một Table nó bao gồm ít nhất là 4 File cơ bản : *.Tab : File chứa các thông tin cơ bản về cấu trúc CSDL của một Table trên MapInfo *.Dat : Chứa các thông tin thuộc tính của các đối tượng đồ họa trong Table *.Map : Chứa các thông tin của các đối tượng đồ họa tring Table 4 *.id : Chứa các thông tin cách sắp xếp, liên kết giữa các đối tượng đồ họa và các thông tin thuộc tính. Ngoài ra còn có thể có một số File phụ trợ khác như : *.Ind : Chứa các thông tin về thứ tự xắp xếp (Index) theo một giá trị trường được chỉ định trong CSDL *.Dbf : Chứa các thông tin của FoxPro, Dbase nếu như được mở trong MapInfo và các file này sẽ thay thế chức năng của file *.dat *.bmp: Chứa các thông tin về ảnh nếu được mở trong MapInfo 5 Chương II: Làm việc với Table & Project I - Khái niệm về PROJECT. Cũng như tất cả các hệ GIS, trong MapInfo cũng có khái niệm về hệ tọa độ được gọi là Project cho phép ta thành lập, hiển thị các bản đồ trong hệ tọa độ thực của trái đất. Các thông tin về Project của bao gồm : Bán kính trục của Ellips, các thông số về sai số trong phép chiếu từ mặt cầu xuống mặtt phẳng, giá trị giới hạn của một múi tọa độ . tất cả các thông số đó được Mapinfo lưu trong File “C:\MAPIN FO\MAPINFO.PRJ”. Tuỳ thuộc vào tính chất bản đồ mà ta chọn các hệ tọa độ khác nhau như Gauss, UTM, Longitude - Latitude, Non-Erath v v II - Làm việc với table 1. Tạo một bản vẽ (Table) mới. Có 4 cách tạo được một bản vẽ mới trên Mapinfo : 1 - Tạo 1 bản vẽ mới bằng NEW TABLE 2 - IMPORT từ các file khác vào Mapinfo. 3 - Ghi 1 số đối tượng lựa chọn từ 1 Table, Query, Selection ra 1 bản vẽ mới bằng lệnh SAVE COPY AS. a - Tạo bản vẽ mới bằng lệnh NEW TABLE Các bước thực hiện : Bước 1 : Vào menu [ FILE ] ----> NEW TABLE ---> Xuất hiện Hình 1 Chức năng này cho phép tạo mới ban vẽ mới trên Mapinfo với cấu trúc do ta tự xây dựng (Xem hình 2). Hình 1 - Chọn Open New Browser : Nếu muốn mở màn hình Brow để xem và nhập dữ liệu thuộc tính. 6 - Chọn Open New Mapper : Nếu muốn mở một cửa sổ mới để vẽ - Chọn Add to Current Mapper : Nếu muốn hiển thị bản vẽ vào trong cửa sổ hiện thời trên màn hình. Để chọn các thuộc tính trên có thể dùng chuột hoặc bằng bàn phím Sau đó chọn : Create . nếu muốn tạo bản vẽ mới (chuyển sang bước 2) hoặc Cancel nếu muốn thóat khỏi lệnh này Bước 2 : Khai báo cấu trúc CSDL và chọn Project cho bản vẽ (Xem Hình 2) Hình 2 Tạo cấu trúc cho CSDL : + FIELD NAME : Khai báo tên trường trong CSDL. + FIELD TYPE : Cho phép đặt kiểu trường gồm các kiểu - CHARACTER : Trường có kiểu ký tự - INTEGER : Trường có kiểu số nguyên - FLOAD : Trường có kiểu số thực - LOGICAL : Trường có kiểu Logic, v .v + LENGTH : Đặt độ dài lớn nhất cho các giá trị của trường. + DECIMAL : Đặt độ dài lớn nhất cho các giá trị thập phân của trường 7 và tuỳ chọn này chỉ áp dụng cho trường số. - Khi muốn thêm một trường sử dụng : ADD FIELD - Khi muốn xoá một trường sử dụng : REMOVE FIELD Khai báo Project cho bản vẽ : Hình 3 Project ngầm định của MapInfo là kinh vĩ độ (Long/Lat) ta phải chọn Project thích hợp cho bản vẽ như : - Bản vẽ sử dụng hệ tọa độ GAUSS (cho BĐ thuộc lãnh thổ Việt nam) chọn: -> Category : Gauss-Kruger (Pulkovo 1942) -> Category member : GK Zone 17 (96 o --> 102 o ) GK Zone 18 (102 o --> 108 o ) GK Zone 19 (108 o --> 114 o ) - Bản vẽ sử dụng hệ tọa độ UTM (cho BĐ thuộc lãnh thổ Việt nam) chọn: -> Category : Universal Transverse Mercato (WGS 84) -> Category member : GK Zone 47 (96 o --> 102 o ) Northern GK Zone 48 (102 o --> 108 o ) Northern GK Zone 49 (108 o --> 114 o ) Northern - Bản vẽ sử dụng hệ tọa độ vuông góc chọn: -> Category : Non-Earth -> Category member : tùy chọn đơn vị khoảng cách (mét,km,fit .) 8 -> Đối với bản vẽ trong hệ tọa độ Non-Earth ta phải khai báo giới hạn của bản vẽ Hình 4 Sau khi khai báo cấu trúc CSDL cũng như Project chọn Create. để tạo bản vẽ mới - Chú ý : Một Table trên MapInfo sẽ phải có ít nhất 1 trường trong CSDL b - Tạo một Table bằng lệnh IMPORT Sử dụng lệnh IMPORT để biến đổi các dưới dạng các format chuẩn như : *.DXF, *.MIF, *.MMI, *.MBI,*.IMG thành một Table của Mapinfo (Hình 5) Hình 5 Trong đó, các file *.DXF (Data Exchange File) là một trong những chuẩn mực của hãng AutoDesk mà các hệ CAD và GIS dùng để trao đổi dữ liệu với nhau. 9 Các bước thực hiện : Bước 1 : Vào menu [TAB] --> Import Bước 2 : Chọn kiểu của File (VD : AutoCad DXF) Bước 3 : Chọn File cần Import (*.Dxf) --> Chọn nút Import Bước 4 : Khai báo Project (xem trên) --> Chọn nút Projection . Hình 6 Bước 5 : Khai báo thông tin chuyển đổi tọa độ từ File DXF vào Mapinfo Chọn nút: Set Transfomation . Hình 7 10 [...]... dữ liệu) của 1 trường bằng cách di vệt sáng về trường đó > đặt lại tên, chọn lại kiểu dữ liệu trong bảng chọn Sau khi thao tác xong ấn < OK > table sẽ nhận cấu trúc mới đã thay đổi II Sửa đổi dữ liệu của 1 Table ( Update Column) Có 3 cách sửa đổi dữ liệu từ 1 Table : - Sửa từ cửa sổ Brows - Sửa từ bảng cửa sổ Info Tool - Sửa bằng chức năng Update Column 1- Sửa từ cửa sổ Brows Muốn sửa chữa dữ liệu. .. ra của người dùng Ví dụ như trên Mapinfo, đối với các bản đồ địa chất ta có thể phân chia thành các lớp đối tượng khác nhau như: - Lớp các bản đồ : Sông, suối - Lớp các bản đồ : Giao thông (đương bộ, đường sắt,đường mòn ) - Lớp các bản đồ : Địa giới, Địa danh - Lớp các bản đồ : Đường đồng mức - Lớp các bản đồ : Ranh giới địa chất - Lớp các bản đồ : Tuổi, kí hiệu địa chất Với việc phân chia thành các... tự Vì vậy cách tốt nhất trước khi sử dụng Append là thay đổi cấu trúc các trường cho phù hợp với nhau bằng tuỳ chọn Modify Structure 5 Sử dụng câu hỏi truy vấn CSDL ( Select SQL) Khi ta cần lựa chọn 1 mhóm các đối tượng dựa vào thuộc tính của nó ta sử dụng lệnh : Vào Menu bar [Query] > SQL Select Câu lệnh này sẽ lựa chọn các đối tượng thoả mãn điều kiện truy vấn tin theo yêu cầu của người dùng (Hình... Chú ý : Trong trường hợp Import một file *.mif là một dạng dữ liệu chuẩn của Mapinfo để chuyển đổi dữ liệu từ Mapifo for DOS sang Mapinfo for Window thì ta không cần phải thực hiện các bước 4,5,6 vì trực tiếp trong file *.mif đã chứa các thông tin về Project nên bạn chỉ cần đánh vào tên File muốn tạo và ấn sẽ tạo được một bản vẽ mới trên Mapinfo c - Tạo 1 bản vẽ mới bằng lệnh SAVE COPY AS Vào Menu... khỏi Mapinfo thì các Query và Selection sẽ tự động được xoá Chú ý : Trên Mapinfo không những cho phép ta thay đổi thuộc tính của 1 đối tượng mà còn cho phép ta thay đổi thuộc tính của cả một nhóm đối tượng được chọn III- sửa chữa các đối tượng Đồ họa Ngoài việc thay đổi các thuộc tính hình học của các đối tượng, trong Mapinfo còn cho phép một số phép xử lý phức hợp khác với đối tượng hình học Cụ... thuận tiện trong việc sửa chữa và cập nhật về sau 16 Trên Mapinfo, mỗi Table được mở sẽ được gọi là một Lớp (Layer) trong một cửa sổ (Window) Layer trong Mapinfo có tên trùng với tên file *.tab mà bạn mở Trường hợp đặc biệt khi bạn mở cùng một file nhiều lần thì sau mỗi lần mở Mapinfo sẽ tự động thêm các số hiệu lần mở vào sau tên Layer của bạn Ngoài các Layer do người dùng mở trong Mapinfo còn có một... nhật, hoặc hình vuông - TEXT : Là các đối tượng Text hiển thị trên bản vẽ 2- Khái niệm về thuộc tính hình học Trong mỗi một đối tượng hình học có chứa các thuộc tính hình học Thuộc tính hình học của đối tượng bao gồm mầu đường bao, mầu nền, loại đường bao, kiểu chữ v v Mỗi loại đối tượng hình học khác nhau sẽ có một số thuộc tính khác nhau - LINE và PLINE : Có thuộc tính • Mầu đường ( Line color )... cơ bản khi sử lý với các đối tượng hình học của 1 bản vẽ Sau đây ta sẽ thao tác với các đối tượng thuộc tính của chúng 28 Chương IV: Làm việc với các đối tượng thuộc tính (Attribute) trên Mapinfo Trong Mapinfo thuộc tính của bản vẽ được lưu trữ bằng dạng bảng (Table) trong đó có các trường (Field) và các bản ghi (Record) Mỗi bản ghi sẽ lưu trữ các giá trị thuộc tính của 1 đối tượng hình học Làm việc... ghi sẽ lưu trữ các giá trị thuộc tính của 1 đối tượng hình học Làm việc với thuộc tính (Attribute) trên Mapinfo có những thao tác sau: - Thay đổi cấu trúc của 1 Table (Modify Structure) - Sửa đổi dữ liệu của 1 Table (Update Column) - Chèn thêm dữ liệu vào 1 Table ( Append Rows To Table) - Lựa chọn dữ liệu của 1 Table ( Select SQL) I Thay đổi cấu trúc 1 Table ( Modify Structure) Muốn thay đổi cấu trúc... GIS khác, trên Mapinfo ta có thể mở được nhiều file bản đồ cùng một lúc (*.tab) nhằm phục vụ mục đích chồng ghép các lớp bản đồ khác nhau để có được một bản đồ chuyên đề theo theo yêu cầu của người dùng tin Đối với GIS việc phân loại và tách các đối tượng trong một hệ cơ sở dữ liệu thành các lớp hay, nói riêng trong Mapinfo là các table (*.tab) là rất cần thiết Việc phân loại thông tin theo từng lớp . Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam Viện Thông tin Tư liệu địa chất Giáo trình tin học địa chất hướng dẫn sử dụng MapInfo ( Dùng cho lớp tin học địa chất. thập, phân tích, xử lý số liệu và phục vụ các cấp lãnh đạo trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản. Tại Viện Thông tin Tư liệu Địa chất đã có những phần mềm

Ngày đăng: 21/12/2013, 21:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan